Đối với bên nhượng quyền

Một phần của tài liệu Nhượng quyền TM khi VN gia nhập WTO, pháp luật và thực tiễn áp dụng (Trang 41 - 46)

II. Giải pháp về pháp luật

3.1Đối với bên nhượng quyền

3. Về phía doanh nghiệp

3.1Đối với bên nhượng quyền

Thiết lập hợp đồng nhượng quyền thương mại chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi, tránh tranh chấp phát sinh. Đây là cách duy nhất có thể tránh đựơc những khiếu nại, tranh chấp sau này. Và nhất thiết phải đăng ký hợp đồng tại các cơ quan nhà nước để đảm bảo giá trị.

Để phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại được hiệu quả, có kiểm soát chặt chẽ từ đầu, chủ thương hiệu phải xây dựng được đội ngũ nhân viên quản lý chủ chốt có năng lực, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực nhượng quyền, quyền sở hữu trí tuệ, về pháp luật trong kinh doanh… đủ sức đảm nhiệm hệ thống sau này. Nhưng cần phải mời các chuyên gia trong lĩnh vực nhượng quyền để tập huấn cho nhân viên công ty, tốt nhất là nên mời chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Đăng kí bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước cũng là điều đầu tiên mà bất cứ chủ thương hiệu nào cũng phải làm trước khi nhượng quyền thương mại. Tại Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội. Tốt nhất nên thuê các công ty tư vấn luật để được hướng dẫn.

Cuối cùng tích cực chủ động trong việc tìm kiếm đối tác, nguồn hang, địa bàn kinh doanh…Một cách hiệu quả giải quyến vấn đề này là tham gia các hội nghị, triển lãm, hội chợ về nhượng quyền thương mại. Đây vừa là một cách học hỏi, vừa tìm hiểu thăm dò thị trường đồng thời tìm kiếm cơ hội mua bán nhượng quyền thương mại Đây là cơ hội tốt để chủ thương hiệu tiếp xúc với các đối tác mua và bán nhượng quyền thương mại tiềm năng.

3.2 Đối với bên nhận quyền

Bên nhận quyền trước khi tham gia vào hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, cần tìm hiểu kỹ xem đây có phải là hình thức kinh doanh mang lạ thành công cho mình không, chỉ vì phương thức kinh doanh của bên

nhượng quyền đã thành công trong một vài cơ sở chưa chắc sẽ thành công trong điều kiện trường khả năng của bên nnhượng quyền thương mại. Bởi vì thông thường, số vốn đầu tư vào một cơ sở kinh doanh nhượng quyền thương mại là khá lớn so với việc tự lập cơ sở kinh doanh riêng. Vì nếu tự lập cơ sở kinh doanh riêng thì có thể “liệu cơm gắp mắm” nhưng khi đã vào một hệ thống nhượng quyền thì phải tuân thủ những ý tưởng đã được định sẵn.

Nhiều hợp đồng nhượng quyền thương mại yêu cầu bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền cố định, kể cả khi hoạt động kinh doanh không có lãi. Điều này bên nhận quyền phải cân nhắc kỹ liệu khả năng tài chính của mình có đủ để đáp ứng nghĩa vụ này không.

Nhiều hợp đồng nhận quyền trao quyền rất lớn cho bên nhượng quyền trong việc chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng. Bên nhận quyền nên nghiên cứu, đàm phán kĩ những điều khoản này bởi vì bên nhượng quyền có thể lợi dụng điều này để chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng cho bên nhận quyền gây thiệt thòi, bất lợi cho bên nnhượng quyền thương mại.

Bên nhận quyền nên kiểm tra kỹ lưỡng động cơ của bên nhượng quyền, tránh trường hợp bên nhượng quyền chỉ muốn khoản tiền phí trước mắt của bên nhận quyền mà không quan tâm đến lợi ích lâu dài của bên nhận quyền và hệ thống kinh doanh nói chung

Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh đem lại nhiều lợi ích nhất là đối với Việt Nam, là một nước đang phát triển, nguồn vốn còn rất hạn hẹp và để có thể kinh doanh được thì nhượng quyền thương mại là sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp. Họ có thể kinh doanh một thương hiệu nổi tiếng một thời gian, sau đó có vốn thì họ có thể chuyển sang kinh doanh loại hình khác. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có thể thực hiện có hiệu quả. Đây là một yêu cầu đối với pháp luật Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động nhượng quyền thương mại, ta thấy đây là một loại hình kinh doanh có hiệu quả và cần phải nhân rộng mô hình kinh doanh này thông qua nhượng quyền thương mại trong nước cũng như trên thị trường quốc tế nhằm đẩy mạnh sự phát triển chiều sâu và bề rộng của nền kinh tế đất nước. Và muốn làm được điều đó, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước, họ cần phải xây dựng được thương hiệu riêng cho mình một cách vững chắc, đào tạo nguồn nhân lực về nhượng quyền, nhất là tìm được đối tác nhượng quyền phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có được vị thế và ngày càng mở rộng hơn nữa mô hình này trong cả nước và còn ra cả nước ngoài điển hình như cà phê Trung Nguyên và Phở 24 đã làm được. Bên cạnh đó là chúng ta cần xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại hoàn chỉnh có khả năng hỗ trợ tích cực cho hoạt động này và là một hành lang pháp lí tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Nếu như chúng ta làm được như vậy thì phương thức nhượng quyền thương mại sẽ là một mũi nhọn trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2005

2. Luật Thương mại 2005

3. Các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về Thương mại dịchvụ

4. Luật chuyển giao công nghệ 2006

5. Luật sở hữu trí tuệ 2005

6. Nghị quyết của Quốc hội số 71/2006/QH ngày 29 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước CHXHCN Việt Nam.

7. Nghị định số 36/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005 về nhượng quyền thương mại.

8. Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25-5-2006 hướng dẫn đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại.

9. Tạp chí Luật học số tháng 3/2005

10. Tạp chí Thương mại số tháng 6/2005

11. Sách Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền thương mại của TS. Lê Quí Trung.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI2 I. Khái niệm...2

1. Khái niệm nhượng quyền thương mại ở một số nước...2

2. Khái niệm về nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam...3

II. Những đặc trưng cơ bản của nhượng quyền thương mại...3

1. Về mặt chủ thể...4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Về mặt hình thức biểu hiện...4

4. Phân loại nhượng quyền thương mại...7

4.1. Phân loại theo tiêu chí lãnh thổ...7

4.2. Phân loại theo ngành nghề...7

III. Ý nghĩa của việc hoạt động nhượng quyền thương mại...8

1. Đối với bên nhận quyền...8

2. Ý nghĩa đối với bên nhượng quyền thương mại...9

3. Ý nghĩa đối với nền kinh tế - xã hội...11

IV. Lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại...11

1. Lịch sử nhượng quyền thương mại trên thế giới...11

2. Lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại Việt Nam...12

PHẦN II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI KHI GIA NHẬP WTO...13

I. Quá trình hình thành và phát triển, nguồn luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại và các khái niệm cơ bản...13

1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại...13

2. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ...14

3. Các khái niệm cơ bản về hoạt động nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam...15

II. Chế độ pháp lí về hoạt động nhượng quyền thương mại...16

1 .Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại...16

1.1. Điều kiện đối với bên nhượng quyền...17

1.2 Điều kiện đối với bên nhận quyền...17

1.3. Điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại...17

2. Trách nhiệm cung cấp thông tin...17

2.1. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền...17

2.2. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên dự kiến nnhượng quyền thương mại...18

3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại...18

3.1. Chủ thể của hoạt động nhượng quyền thương mại...18

3.3. Hình thức của Hợp đồng nhượng quyền thương mại...20

3.4. Ngôn ngữ của Hợp đồng...21

3.5. Thời hạn và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng...21

3.6. Chuyển giao quyền thương mại...21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.7. Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại...23

4. Đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại...23

4.1. Cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại...23

4.2. Hồ sơ đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại ...25

4.3. Thủ tục đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại ...27

5. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về hoạt động nhượng quyền thương mại ...28

5.1. Cam kết về dịch vụ nhượng quyền thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO...28

5.2. Đánh giá...28

III. Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại ...29

IV. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ...30

1. Thành tựu hoạt động nhượng quyền thương mại Việt Nam ...31

1.1. Mô hình chuỗi cà phê Trung Nguyên...31

1.2. Chuỗi nhà hàng phở 24...32

1.3. Các mô hình khác...33

2. Hạn chế nhượng quyền thương mại Việt Nam ...33

2.1. Hiếm hoi nhượng quyền toàn diện...33

2.2. Nhượng quyền thương mại Việt Nam còn một khoảng cách...34

PHẦN III ...36

KHUYẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ...36

I. Một số khuyến nghị về mặt kinh tế ...36

II. Giải pháp về pháp luật...38

2. Về phía cơ quan nhà nước ...39

3. Về phía doanh nghiệp...40

3.1 Đối với bên nhượng quyền...41

3.2 Đối với bên nhận quyền...41

KẾT LUẬN...43

Một phần của tài liệu Nhượng quyền TM khi VN gia nhập WTO, pháp luật và thực tiễn áp dụng (Trang 41 - 46)