Để nhìn nhận một cách cụ thể hơn về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore trong thời gian qua, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn, rút kinh nghiệm từ qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
VŨ NGỌC TÚ
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
SINGAPORE VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
VŨ NGỌC TÚ
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
SINGAPORE VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy từ thực tế nghiên cứu
Người cam đoan
Vũ Ngọc Tú
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh
tế đã dạy dỗ, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học tập để tôi
có thể hoàn thành luận văn này
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Xuân Thiên, người
đã hết sức tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và định hướng cho tôi chọn đề tài nghiên cứu, cơ sở lý luận cũng như khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện viết luận văn tốt nghiệp
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn
Chân thành cảm ơn !
Học viên
Vũ Ngọc Tú
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
Phần mở đầu 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG FDI 5
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1.1.Các nghiên cứu liên quan đến môi trường đầu tư 5
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến môi trường thu hút FDI 6
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến môi trường FDI của Singapore 8
1.1.4.Những khoảng trống rút ra từ tổng quan 10
1.2 Những vấn đề lý luận về môi trường FDI 11
1.2.1 Một số khái niệm 11
1.2.2 Các nhân tố cấu tạo môi trường FDI 18
1.2.3.Tác động của môi trường đầu tư đến thu hút FDI 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận 32
2.1.1 Phương pháp luận 32
2.1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 32
2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 32
2.2.1 Phương pháp thống kê 32
2.2.2 Phương pháp so sánh 33
2.2.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp 35
2.2.4 Phương pháp kế thừa 37
2.3 Nguồn số liệu 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE 38
Trang 63.1 Phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore 38
3.1.1 Khái quát đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore 38
3.1.2 Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore 40
3.1.3 Các yếu tố nổi bật môi trường FDI của Singapore 58
3.2 Tác động của môi trường đầu tư đến việc thu hút FDI của Singapore 67
3.2.1 Quy mô thu hút FDI của Singapore 67
3.2.2 Cơ cấu các ngành đầu tư 69
3.2.3 Cơ cấu các nhà đầu tư 72
3.3 Đánh giá chung về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore 75
3.3.1 Thành công 75
3.3.2 Hạn chế 78
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT FDI TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE 82
4.1 Khái quát môi trường đầu tư của Việt Nam và thực trạng thu hút FDI của Việt Nam 82
4.1.1 Khái quát môi trường đầu tư của Việt Nam 82
4.1.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam 85
4.2 Các gợi ý đối với Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư hiệu quả, phát triển bền vững từ kinh nghiệm của Singapore 87
4.2.1 Thu hút FDI phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế 87
4.2.2 Khung pháp lý thông thoáng, hệ thống điều chỉnh minh bạch 88
4.2.3 Coi trọng công tác nguồn nhân lực trong thu hút vốn FDI 88
4.2.4 Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư 89
4.2.5 Tăng cường hiệu quả của công tác vận động xúc tiến đầu tư 90
4.2.6 Hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho nhà đầu tư 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên bản
1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2 UNCTAD Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
3 TRIP Quyền sở hữu trí tuệ
4 IMF Theo Quỹ tiền tệ quốc tế
5 M&A Mua lại và sáp nhập
6 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
7 R&D Nghiên cứu và triển khai
8 DN Doanh nghiệp
9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
10 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
11 APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
12 WTO Tổ chức thương mại thế giới
13 DTA Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
14 INTECH Chương trình áp dụng công nghệ mới
15 TNCs Tập đoàn xuyên quốc gia
Trang 816 SGD Đồng đô la Singapore
17 USD Đồng đô la Mỹ
18 EDB Hội đồng Phát triển Kinh tế
19 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
20 BERI Chuyên trang thông tin về nghiên cứu rủi ro môi trường kinh
doanh quốc tế
21 PAP Đảng Hành Động Nhân Dân của Singapore
22 EU Liên minh Châu Âu
24 TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
25 BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
26 BTO Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành
27 BT Xây dựng-Chuyển giao
28 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
1 3.1 15 đất nước có vốn FDI vào Singapore lớn nhất 2015 39
3 3.3 Chấm điểm sự hiê ̣u quả của khung pháp lí FDI của
4 3.4 Năng suất lao đô ̣ng của các nước trên thế giới 55
5 3.5 Chấm điểm về mức độ sẵn sàng của môi trường mạng 56
Chấm điểm về sự hấp dẫn trong ưu đãi liên quan tới
8 3.8 Dòng vốn FDI vào các nước ASEAN 2010-2015 68
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
1 3.1 Vốn FDI vào Singapore trong giai đoạn 2011-2015 38
2 4.1 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Trang 11Phần mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn được coi là nguồn lực, là nhân tố quan trọng nhằm bù đắp những thiếu hụt về vốn để xây dựng và phát triển đất nước đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Trên thực tế, hiệu quả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn thấp, bởi vậy, việc xem xét cách thức mà các quốc gia trong khu vực thu hút nguồn vốn này sẽ giúp Việt Nam có những tham khảo tích trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt
Singapore là một điển hình của những quốc gia gặt hái được nhiều thành công trong hội nhập kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng mà Việt Nam có thể học tập Trong khi nhiều nước trong khu vực giàu có về mặt tài nguyên và con người… nhưng vài thập kỷ nay vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore xây dựng nền kinh tế từ xuất phát điểm thấp với nguồn tài nguyên gần như ở con số 0, nhưng hiện giờ GDP đầu người của nước này đứng hàng đầu thế giới Có được điều này là nhờ nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo dù kinh tế thế giới có những năm xảy ra khủng hoảng
Cụ thể, Singapore đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về thu hút FDI Theo báo cáo mới nhất được công bố tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Singapore đã thu hút lượng vốn FDI là 50 tỷ USD trong năm
2016 và quốc đảo nhỏ bé này đã lọt vào top "5 quốc gia và vùng lãnh thổ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu trên thế giới năm 2016", sau Mỹ, Anh, Trung Quốc và đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc Đây là một thành tựu rất lớn mà đảo quốc Sư tử có được nhờ những nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư không ngừng, mang tính định hướng và xuyên suốt được Singapore kiên định thực hiện kể từ khi lập nước đến nay Lý do là Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, nhiều ưu đãi thuế, hệ
Trang 12thống luật hỗ trợ doanh nghiệp và sự ổn định tài chính của quốc đảo này Ngoài ra, chính sách nhập cư cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân nước ngoài đến đầu tư và làm việc Việc đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đưa Singapore trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn Báo cáo của UNCTAD năm
2016 chỉ ra rằng, dự kiến FDI toàn cầu năm 2017 sẽ tăng trưởng khoảng 10%, trong
đó những nền kinh tế khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore sẽ tiếp tục là những điểm đến hấp dẫn
Trong thời gian gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Singapore tại Việt Nam đang tăng mạnh 4 tháng đầu năm 2016, các nhà đầu tư từ đảo quốc sư tử đầu tư 730 triệu USD vào Việt Nam Vốn FDI đến từ Singapore trải đều khắp 46/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Để nhìn nhận một cách cụ thể hơn về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore trong thời gian qua, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn, rút kinh nghiệm từ quốc gia này để nâng cao hiệu quả thu hút FDI của Việt Nam trước bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, tôi đã quyết định lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore
và gợi ý đối với Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đi sâu nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore
và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao Singapore thu hút được lượng lớn FDI đổ vào nền kinh tế ?
- Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore thời gian qua diễn ra như thế nào? Có những thành công và hạn chế gì ?
- Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm gì từ nghiên cứu môi trường FDI của Singapore để hoàn thiện môi trường FDI của Việt Nam ?
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 13Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore, chỉ ra được những thành công và hạn chế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực nước ngoài vào Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore, chỉ ra những thành công và hạn chế
- Đưa ra những quan điểm, mục tiêu, định hướng và chính sách nhằm hoàn thiện môi trường FDI ở Việt Nam từ kinh nghiệm của Singapore
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những nhân tố tạo thành môi trường FDI của Singapore
5 Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận về môi trường FDI
- Làm rõ thực trạng về môi trường FDI của Singapore, những điểm mạnh, điểm yếu, thành công và chưa thành công trong quá trình thu hút FDI của Singapore Phân tích những lợi thế và nhược điểm về các nhân tốtrong môi trường FDI của Singapore
- Luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm về xây dựng môi trường FDI của Singapore vào điều kiện nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra một sốgợi ý chính sách để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng những kinh nghiệm này
Trang 14- Luận văn phân tích môi trường FDI của Singapore, từ đó rút ra kinh nghiệm
để cải thiện môi trường FDI của Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu này hỗ trợ các nhà lãnh đạo Việt nam có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng môi trường FDI của nước mình từ đó phát huy các mặt mạnh và cải thiện những mặt còn hạn chế góp phần gia tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của quốc gia
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về môi trường FDI Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore Chương 4: Một số bài học kinh nghiệm nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI cho Việt Nam từ kinh nghiệm Singapore
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG FDI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến môi trường đầu tư
Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư và thu hút FDI Các công trình chú trọng vào tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại một quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồn vốn FDI, vài trò của nguồn vốn FDI đến nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, ảnh hưởng của một số khía cạnh của môi trường đầu tư đến thu hút FDI và xúc tiến đầu tư nước ngoài
Đến nay, có nhiều nghiên cứu liên quan đến môi trường đầu tư của các tác giả trong và ngoài nước Về khuyến khích các nhà đầu tư thông qua việc can thiệp bằng các chính sách của chính phủ Khalid Sekkat và Marie Ange Veganzones-Varoudakis (2007) [27] bàn về cải cách thể chế và các biện pháp để cải thiện môi trường cho các doanh nghiệp trong các ngành của nền kinh tế, bước đầu khôi phục niềm tin vào nền kinh tế của các nước đang phát triển Các nước đang phát triển tập trung vào đầu tư sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và năng suất quốc tế của mình, đồng thời cũng giải quyết nhu cầu kinh tế và xã hội cấp bách ngắn hạn Các nhà đầu
tư được chào đón đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong những lĩnh vực có thể góp phần để xuất khẩu
Susan Rose Ackerman, Jennifer Tobin (2005) [29], bàn về FDI và môi trường kinh doanh ở các nước đang phát triển, Susan Rose - Ackerman và Jennifer Tobin tập trung vào các tác động của hiệp định đầu tư song phương Các tác giả nhận định, những tác động của hiệp định đầu tư song phương đối với FDI và môi trường kinh doanh trong nước vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mặc dù các điều ước trong các hiệp định liên tục gia tăng trong nhiều năm qua Hiệp định đầu tư song phương có tác dụng tích cực đối với FDI ở các nước có môi trường kinh doanh
ổn định, kích thích dòng chảy FDI vào các nước
Về môi trường đầu tư, Nguyễn Thị Ái Liên (2005) [7] đã làm rõ các vấn đề
về môi trường đầu tư của Việt Nam và các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc
Trang 16Việt Nam, những ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường đến thu hút FDI Các tác giả vận dụng phương pháp Pareto để phân tích những trở ngại trong môi trường đầu
tư ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI có hiệu quả vào Việt Nam nói chung, các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng Bàn về các nhân tố tác động đến FDI, Đỗ Thị Thuỷ (2001) [23] đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam, nhất là giai đoạn 1997-2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực làm giảm sút FDI vào Việt Nam giai đoạn này Trên cơ sở đánh giá và phân tích các nguyên nhân,tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm thu hút FDI vào Việt Nam đến năm 2005 phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bàn về vai trò bổ sung vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nguyễn Phi Lân (2006) [28], đã khẳng định: FDI có tác động quan trọng trong việc bổ sung vốn cho nhu cầu của nền kinh tế và vì thế tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng năng suất Ở chiều ngược lại, tăng trưởng kinh tế cũng có ảnh hưởng đến xu hướng tăng trưởng của dòng vốn FDI
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến môi trường thu hút FDI
Bên cạnh các nghiên cứu liên quan đến môi trường đầu tư, đã có nhiều nghiên cứu liên quan môi trường thu hút FDI của các tác giả trong và ngoài nước
Làm thế nào để thu hút FDI và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để khu vực FDI phát huy vai trò thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng? Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trên thế giới Salvador Barrios và các cộng sự (2004) [31], đã phân tích các tác động của FDI đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước Các tác giả tập trung phân tích hai tác động của FDI: hiệu ứng cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thị trường nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp địa phương Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích, đánh giá những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng như những tác động tiêu cực có thể có đối với sự phát triển của doanh nghiệp nội địa Về khuyến khích các nhà đầu tư thông qua việc can thiệp bằng các chính sách của chính phủ,
Trang 17Ramkishen Rajan (2015) [32] cho rằng, ở một mức độ chung, để một đất nước có được môi trường thu hút hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, cần tạo ra một môi trường đầu tư bằng các chính sách của chính phủ Nghiên cứu liên quan đến 32 nền kinh tế đang phát triển về mối quan hệ giữa chi phí hành chính và FDI với GDP sau khi kiểm soát các yếu tố khác Môi trường chính sách trong nước có ảnh hưởng đến thu hút FDI nhằm mang lại vốn, bí quyết kỹ thuật, tổ chức, quản lý, tiếp thị thực hành
và mạng lưới sản xuất toàn cầu, tạo điều kiện cho quá trình kinh tế tăng trưởng và phát triển ở các nước thu hút FDI FDI có thể góp phần phát triển kinh tế của một quốc gia bằng cách: tăng nguồn lực tài chính cho phát triển; tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu; bảo vệ môi trường và xã hội; tăng cường tiến bộ khoa học công nghệ (chuyển nhượng, khuếch tán và thế hệ của công nghệ)
Về thu hút, sử dụng FDI và các giải pháp cơ bản trong việc cải thiện môi trường thu hút FDI ở Việt Nam Bàn về thực trạng thu hút và sử dụng FDI, Trần Đình Thiên (2008) [20] đã có những đánh giá tổng quan, cũng như đi sâu phân tích từng nội dung cụ thể về thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam: quá trình hình thành, hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài và sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn FDI vào các tỉnh/thành.Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế trong thu hút và sử dụng FDI Từ góc độ môi trường kinh doanh, hạn chế ở cơ sở hạ tầng, năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ, ở trình độ phát triển của công nghiệp phụ trợ Bên cạnh đó, những bất cập trong cấu trúc vốn FDI và phân cấp đầu
tư, tình hình trì hoãn thực hiện dự án và rút vốn đầu tư gia tăng cũng khiến hiệu quả
sử dụng FDI chưa đạt được mong đợi
Vương Đức Tuấn (2007)[25] đã có nghiên cứu đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp cho nền kinh tế của Việt Nam trong bài nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung Hoàng Văn Cương, Phạm Phú Minh (2015) [5], đã có nghiên cứu về giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam Việc Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cho thấy những nỗ lực phát triển kinh
Trang 18tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, thể hiện ở sự tiến bộ về môi trường đầu tư kinh doanh; công nghệ kỹ thuật; chất lượng nguồn lao động; và các lĩnh vực xã hội khác Qua đó, các tiêu chí để thu hút và lựa chọn những dự án FDI cũng được thay đổi theo hướng tích cực hơn, chặt chẽ hơn, tiến bộ hơn Chính
vì vậy, trong thời gian tới, việc tiếp nhận nguồn vốn FDI nói chung và FDI nội khối ASEAN nói riêng cần được chọn lọc có mục đích, chứ không thể thu hút và tiếp nhận bằng “mọi giá”, mà phải đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu tăng cường chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ “sạch” bảo vệ môi trường
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến môi trường FDI của Singapore
Công trình nghiên cứu “Singapore - tổng quan khung pháp lý trong đầu tư trực tiếp nước ngoài” của tác giả Arumugam Rajenthran [30] trên Tạp chí Kinh tế
và tài chính số 5/2002 do Viện nghiên cứu Đông Nam Á – Singapore xuất bản tháng 10/2002 Công trình đã nghiên cứu và phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến FDI ở Singapore về luật pháp, đất đai, lao động, môi trường; một số chính sách khuyến khích về thuế và phi tài chính… Công trình nghiên cứu này, tác giả chủ yếu phân tích trên góc độvĩ mô, gắn với bối cảnh cụ thể để phân tích sự xuất phát của các chủtrương, chính sách cũng như mục tiêu của những quy định trong chính sách thu hút FDI của Singapore Đồng thời công trình nghiên cứu cũng nêu lên một số thách thức của Singapore trong vấn đề xử lý các mối quan hệ với các nước láng giềng ASEAN, liên quan đến bản thỏa thuận về thương mại liên quan đến các khía cạnh đầu tư, về bản thỏa về các vấn đề thương mại trong quyền sở hữu trí tuệ (TRIP) Tuy nhiên công trình chưa nghiêncứu đầy đủ nội dung của môi trường thu hút FDI của Singapore
Công trình nghiên cứu về “Thu hút FDI ở Singapore và bối cảnh chính sách” [31] của Rajah Rasiah and Chandran Govindaraju – trường Đại học Columbia – 25/4 năm 2011 Công trình đã nghiên cứu chung về bối cảnh thu hút FDI của Singapore trong tình hình chung của thế giới, các cơ chếchính sách về FDI so với một số quốc gia trong khu vực, nhận định về sựsụt giảm FDI của Singapore, các phản ứng của Chính phủ Singapore Công trình nghiên cứu tập trung chính vào các
Trang 19số liệu vĩ mô, một số đánh giá vềtriển vọng và hiệu quả chính sách thu hút FDI, chưa có cái nhìn tổng quan về tất cả các yếu tố của môi trường thu hút FDI của Singapore
Công trình nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Singapore - kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Nguyễn Minh Phương [19], được Nhà xuất bản thế giới phát hành năm 2000 tại Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về FDI ở Singapore Tác giảnghiên cứu khá sâu về thực trạng kết quả cũng như đánh giá tác động của FDI đối với công nghiệp hóa của Singapore, đồng thời cũng đề cập một sốchính sách, biện pháp thu hút FDI của Singapore Công trình đã đưa ra được các kinh nghiệm thực tiễn trong việc thu hút FDI của Singapore trong việc phát triển kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hóa Bên cạnh đó, đề tài mới dừng ở việc phân tích vai trò của FDI đối với quá trình công nghiệp hóa của Singapore, vấn đề về môi trường thu hút FDI và chính sách thu hút FDIcủa Singapore chưa được nghiên cứu và đánh giá thật đầy đủ và về thời gian nghiên cứu cũng mới cập nhật đến giữa năm 1990
Luận án tiến sỹ kinh tế về vấn đề “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam” của tác giảNguyễn Quang Cơi [4] năm 2005, đã đề cập tương đối toàn diện các chính sách thu hút FDI của Singapore thông tin về chính sách và số liệu được cập nhật đến năm 2005 Công trình đã có những nghiên cứu, so sánh về những điểm tương đồng và khác biệt của Singapore
và Việt Nam trong việc thu hút FDI, đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách thu hút FDI của Singapore từ đó áp dụng đối với chính sách thu hút FDIcủaViệt Nam Tuy nhiên cách nhìn nhận của tác giả mới đơn thuần dừng lại ởphần chính sách chưa đặt chính sách là một phần của môi trường đầu tư Các yếu tố của môi trường FDI tại Singapore chưa được xem xét cụ thể
Ngoài ra, có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập liênquan đế chính sách, môi trường, kết quả thu hút FDI vào Singapore ở những thời điểm nhất định
Trang 20Nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổng thể môitrường thu hút FDI của Singapore giai đoạn 2000- 2015 Vì vậy, luận văn sẽtập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về việc cải thiện môi trường FDI của Singapore
để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách phù hợp với Việt Nam
1.1.4 Những khoảng trống rút ra từ tổng quan
Có thể thấy, các nghiên cứu về môi trường đầu tư và môi trường thu hút FDI trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã được thực hiện từ nhiều phương diện và góc độ khác nhau và đã có những giá trị thực tiễn nhất định Các nghiên cứu
ở nước ngoài tập trung vào các vấn đề thu hút FDI và những ảnh hưởng của FDI đến tang trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời đi sâu phân tích vấn
đề tạo môi trường thu hút FDI để phát triển kinh tế cho các quốc gia Đặc biệt, có một số nghiên cứu cụ thể về chính sách của chính phủ nhằm khuyến khích các nhà đầu tư và tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút FDI Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng tập trung vào vấn đề thu hút FDI và những ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và một số tác động khác, từ đó đề xuất các giải pháp về tạo môi trường nhằm thu hút FDI vào Việt Nam và một số địa phương Những nghiên cứu trên đây là cơ sở cho tôi khi nghiên cứu vấn đề tạo môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI vào Việt Nam theo hướng phát triển bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng đến các chính sách của Chính phủ Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Có khá nhiều nghiên cứu về môi trường đầu tư, môi trường thu hút FDI, tuy nhiên, chỉ có một số ít các nhà nghiên cứu đề cập đến việc phân tích cụ thể môi trường đầu tư của các nước phát triển để đưa ra những kinh nghiệm cho việc phát triển môi trường đầu tư và thu hút FDI vào Việt Nam.Trong khuôn khổ bài luận văn này, tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư , phân tích đánh giá những điểm mạnh
và điểm chưa hoàn thiện trong môi trường đầu tư FDI của Singapore nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Kết quả bài nghiên cứu có thể giúp các nhà quản lý, các doanh nghiệp rút ra bài học đắt giá từ môi trường FDI của một nước
Trang 21phát triển như Singapore, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam và xây dựng cơ chế, giải pháp để hiện thực hóa những lợi ích kỳ vọng trong việc đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm trong hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới của Việt Nam
1.2 Những vấn đề lý luận về môi trường FDI
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1977): "Đầu tư trực tiếp ám chỉ số đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một hãng hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý hãng đó"
- Theo luật Đầu tư nước ngoài của Liên Bang Nga (04/07/1991): "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị tài sản và những giá trị tinh thần mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng sản xuất kinh doanh
và các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi nhuận"
- Theo Hiệp hội Luật quốc tế Henxitiky (1996): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay dịch vụ”
- Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, ban hành 12/11/1996, tại Điều 2 Chương 1: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về FDI, song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:
Trang 22Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập
cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư Trong đó nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại
1.2.1.2 Phân loại FDI
Theo phương thức đầu tư:
- Đầu tư mới:Là việc nhà đầu tư nước ngoài dùng vốn để đầu tư từ đầu về cơ
sở vật chất, nhà xưởng máy móc… nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận
- Mua lại và sáp nhập: Sáp nhập là hoạt động trong đó tài sản và hoạt động của
hai công ty được kết hợp lại để thành lập nên một thực thể mới
- Mua lại:Là giao dịch trong đó quyền sở hữu, kiểm soát tài sản và hoạt động của công ty được chuyển từ công ty bị mua sang công ty đi mua và công ty
bị mua trở thành chi nhánh của công ty đi mua
Nhìn chung, hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng các hoạt động của mình ra thị trường nước ngoài
Thông qua con đường M&A, các công ty có thể giảm chi phí trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phân phối và lưu thông M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp
ở các quốc gia, do đó hình thức này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở các quốc gia
Theo hình thức đầu tư:
Các hình thức thu hút FDI của một quốc gia do luật pháp từng nước quy định, cụ thể theo Luật thương mại Việt Nam có 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài sau:
- Hình thức doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là liên doanh) là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên
Trang 23hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài
Xét trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh có những đặc trưng chủ yếu là các bên liên doanh cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro
Về mặt pháp lý, doanh nghiệp liên doanh là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo pháp luật của nước sở tại Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân Mỗi bên tham gia liên doanh vừa có tư cách pháp lý riêng - chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và tư cách pháp lý chung - chịu trách nhiệm với toàn thể liên doanh
- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
1.2.1.3 Môi trường đầu tư
Môi trường được hiểu là một không gian hữu hạn bao quanh những sự vật hiện tượng, yếu tố hay một quá trình hoạt động nào đó như môi trường nước, môi trường văn hoá, môi trường sống, môi trường kinh doanh… Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới Cho đến hiện nay, khái niệm môi trường đầu
tư được nhiều tác giả đề cập đến nhưng vẫn còn chưa thống nhất Khái niệm môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Khái niệm 1: “Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởngđến các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu” [14]
Khái niệm này đề cập đến các yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế ảnh hưởng đến dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong đó, môi trường đầu tư quốc
tế bao gồm các yếu tố của nước nhận đầu tư (như tình hình chính trị, chính pháp luật, vị trí địa lý-điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, các đặc điểm văn hoá xã hội), các yếu tố ở nước đầu tư (như thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô,
Trang 24sách-các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ) và các yếu tố thuộc môi trường quốc tế (như xu hướng đối thoại chính trị khu vực và thế giới, liên kết khu vực, tăng trưởng của TNCs và tốc độ toàn cầu hoá) Vậy, môi trường đầu tư quốc tế gồm 3 môi trường bộ phận, đó là: môi trường đầu tư ở nước nhận đầu tư (còn gọi là môi trường ĐTNN), môi trường đầu
tư ở nước đi đầu tư và môi trường quốc tế
- Khái niệm 2: “Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài” [26]
Khái niệm 2 cũng quan tâm tới ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới hoạt động FDI nhưng chỉ chú ý tới các yếu tố của môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư Khái niệm này không đề cập tới các yếu tố của môi trường bên ngoài (môi trường quốc tế, môi trường nước đi đầu tư) có ảnh hưởng đến hoạt động FDI Với phạm vi nghiên cứu của luận án, tôi xin đưa ra khái niệm môi trường đầu tư như sau:
Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố của nước nhận đầu tư có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phát triển kinh tế
Khái niệm môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh có những điểm tương đồng, đều bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh Như tác giả đã đề cập, khái niệm môi trường đầu tư gồm các yếu
tố có tác động tới cả chu kỳ dự án đầu tư, bắt đầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư (hay tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh)
và chấm dứt dự án Trong khi đó, theo nghĩa hẹp thì môi trường kinh doanh là các yếu tố bên ngoài DN có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN, hay chỉ là giai đoạn thứ ba của chu kỳ dự án đầu tư
1.2.1.4 Môi trường FDI
Theo quan điểm của UNCTAD:
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài, định
Trang 25hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp FDI đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất
Môi trường đầu tư nước ngoài có thể thay đổi và chịu sự chi phối cảu Chính Phủ nước tiếp nhận đầu tư; thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư kí kết hoặc gia nhập Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương Ngày nay, có thể hiểu môi trường đầu tư nước ngoài tốt phải bao gồm các yếu tố:
vii Hiệu quả
Một môi trường đầu tư tốt có hiệu quả thu hút đầu tư cao Môi trường đầu tư tốt thể là tiền đề cho năng lực cạnh tranh cao về thu hút FDI
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành trên cơ sở của việc hình thành môi trường đầu tư quốc tế, môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia không thể tách rời khỏi môi trường đầu tư quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay
Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng tới các hoạt
động kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu Nó bao gồm các nhóm yếu
tố về tình hình chính trị, chính sách-pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình
độ phát triển kinh tế, các đặc điểm văn hóa - xã hội ở nước nhận đầu tư; các yếu tố
về thay đổi chính sách vĩ mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ và tiềm lực kinh tế- khoa học công nghệ ở nước đầu tư và các yếu tố thuộc về môi trường quốc tế như xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước, liên kết khu vực, tăng trưởng của các nhà đầu tư và tốc độ của toàn cầu hóa
Môi trường kinh doanh ở nước đầu tư bao gồm tất cả các yếu tố về chính trị,
chính sách - pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế và
Trang 26các đặc điểm văn hóa xã hội Mức độ hấp dẫn của từng yếu tố sẽ tạo ra những cơ hội hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư, qua đó tác động mạnh đến quyết định của họ trong việc so sánh nên đầu tư trong nước hay chuyển đầu tư ra nước ngoài Tuy nhiên ngoài các yếu tố tạo lên sự thuận lợi của môi trường đầu tư trong nước quyết định đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ những thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ và tiềm lực kinh tế-khoa học công nghệ của nước họ
Những chính sách kinh tế vĩ mô có tác động mạnh đến thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài là các chính sách về tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu, chính sách thuế
và quản lý ngoại hối Các chính sách này có liên quan tới các mặt: hiệu quả sử dụng vốn của các nhà đầu tư (hiệu quả trong nước càng cao thì họ càng ít đầu tư ra nước ngoài) khả năng xuất khẩu (trong nước càng khó xuất khẩu thì các nhà đầu tư càng muốn đầu tư ra nước ngoài) và khả năng nhập khẩu (càng dễ nhập các sản phẩm từ nước ngoài thì các nhà đầu tư càng muốn chuyển sản xuất ra nước ngoài sau đó nhập khẩu sản phẩm đó về nước)
Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của nước đầu tư chủ yếu bao gồm: các hiệp định đầu tư song phương và đa biên, hiệp định tránh đánh thuế hai lần; trợ giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư; bảo hiểm đầu tư, cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài và chính sách đối ngoại của nước đầu tư Các hoạt động này tạo ra các cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài Đây là các yếu tố quan trọng có tính quyết định đến thúc đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài
Tiềm lực kinh tế và khoa học - công nghệ của nước đầu tư có tác động mạnh đến lực đẩy đầu tư ra nước ngoài sự tác động này được thể hiện chủ yếu trong các khía cạnh về khả năng tích lũy của nền kinh tế, trợ cấp phóc lợi xã hội, trình độ nghiên cứu và triển khai(R&D) và khả năng cung cấp công nghệ
Phân loại môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Môi trường đầu tư nước ngoài chủ yếu được tiếp cận theo các cách sau đây:
Trang 27- Thứ nhất, dựa vào các nhân tố chính tác động đến hoạt động đầu tư Theo
cách này, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:
+ Khung chính sách đối với hoạt động FDI
+ Nhóm nhân tố kinh tế
+ Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh
- Thứ hai, dựa vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư ( bao gồm các
quá trình:thành lập, hoạt động, giải thể hoặc phá sản của doanh nghiệp FDI) Theo cách tiếp cận này, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:
“Tổng thể các yếu tố, chính sách của nước tiếp nhận vốn đầu tư có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình thành lập, hoạt động, giải thể hay phá sản của doanh nghiệp nước đi đầu tư”
Các yếu tố này bao gồm:chính sách của một quốc gia đối với FDI, cơ sở vật chất, trình độ lao động và tình hình an ninh chính trị… của nước tiếp nhận đầu tư
Đặc điểm cơ bản của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm dễ nhận thấy sau:
- Là môi trường có liên kết mạnh mẽ của các thành phần Không thể tách rời bất kỳ môi trường thành phần nào của môi trường FDI ra khỏi nhau
- Môi trường FDI là môi trường gắn bó hữu cơ với môi trường kinh tế- xã hội
- Môi trường FDI là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế của các nước đang phát triển
- Tập trung vào đối tượng là các nhà đàu tư nước ngoài, nên môi trường này đòi hỏi tính hướng ngoại, sự tập trung cao các hàm lượng khoa học kỹ thuật, đòi hỏi tính tổ chức cao
- Sự đồng bộ và hợp lý trong từng bộ phận cấu thành của môi trường đầu tư FDI
- Có vai trò quyết định đến khả năng thu hút FDI của một quốc gia Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhìn nhận dưới sự tổng hòa các môi trường sau: môi trường chính trị - xã hội; môi trường kinh tế; nhân tố pháp lý; môi trường lao động - tài nguyên
Trang 281.2.2 Các nhân tố cấu tạo môi trường FDI
Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có tác động đến hoạt động đầu tư của DN, tới các chủ thể khác và cả nền kinh tế như là một tổng thể Các yếu tố được xếp vào các nhóm khác nhau theo các tiêu chí khác nhau như theo chủ thể tác động, phương thức tác động đến hoạt động đầu tư, theo trình tự tác động đến chu kỳ dự án đầu tư…
1.2.2.1 Theo chức năng quản lý Nhà nước
Các yếu tố của môi trường đầu tư được chia thành 2 nhóm sau:
- Nhóm chính phủ có ảnh hưởng mạnh, như: sự ổn định chính trị và kinh tế; chính sách kinh tế xã hội và chính sách FDI; luật và văn bản dưới luật liên quan đến đầu tư như luật đầu tư, luật thuế, luật doanh nghiệp, luật đấu thầu, luật xâydựng…bộ máy hành chính; cơ sở hạ tầng; hiệu lực thực thi hợp đồng
- Nhóm chính phủ ít có ảnh hưởng: giá nguồn lực đầu vào do thị trường quyếtđịnh, đặc điểm tự nhiên của quốc gia, khoảng cách tới các thị trường đầu ra vàđầu vào, các công nghệ cụ thể, thiên tai, uy tín của nhà cung cấp, quy mô thịtrường
Trong các yếu tố của môi trường đầu tư, các yếu tố thuộc về điều kiện tựnhiện như tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý là các yếu tố mà chính phủ có ít ảnh hưởng Điều kiện tự nhiên lại có ảnh hưởng lớn tới hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hay khai thác tài nguyên, đến việc tiếp cận thị trường Tuy nhiên, một số hạn chế do nhóm yếu tố chính phủ ít có ảnh hưởng có thể được khắc phục hoặc xóa bỏ bằng những thay đổi lớn đối với các yếu tố mà chính phủ có tác động mạnh Chẳng hạn, khoảng cách về địa lý có thể khắc phục khi phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Từng yếu tố của môi trường đầu tư và tính tổng hợp của môi trường đầu tư
sẽ có ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư (đầu tư bao nhiêu, vào lĩnh vào nào,
ở đâu, và bao giờ) Theo cách phân loại này chính phủ có thể chủ động cải thiện môi trường đầu tư thông qua những tác động nhóm yếu tố mà chính phủ có ảnh
Trang 29hưởng mạnh, khắc phục điểm yếu của các yếu tố mà chính phủ ít ảnh hưởng để tạo
ra một môi trường đầu tư tốt hơn Sự thay đổi của những yếu tố chính phủ có tính quyết định theo chiều hướng tích cực đối với thu hút FDI cũng như tác động của FDI đến nền kinhtế sẽ đánh giá hiệu lực quản lý của chính phủ
1.2.2.2 Theo kênh tác động của các nhân tố đến hoạt động đầu tư
Các nhân tố của môi trường FDI được chia thành 3 nhóm nhân tố:
- Các nhân tố tác động tới chi phí: những nhân tố này làm chi phí thực hiện đầu tư và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có thể tăng lên hoặc giảm đi, như: thuế, tình trạng tham nhũng, quan liêu, chi phí tài chính, chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, chi phí đầu vào, khoản cách tới các thị trường đầu ra, đầu vào, tính hiệu quả nhờ quy mô
- Các nhân tố tác động tới rủi ro: sự tiên liệu chính sách, sự ổn định kinh tế, quyền sở hữu, sung công, hiệu lực thưc thi hợp đồng, uy tín của nhà cung cấp
- Các nhân tố tác động tới cạnh tranh: như rào cản đối với sự gia nhập và rút khỏi thị trường, chính sách và luật cạnh tranh, thị trường tài chính, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường
Có nhiều yếu tố quyết định đến chi phí, độ rủi ro và rào cản cạnh tranh tại một địa điểm nhất định Nhà đầu tư đánh giá môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến chi phí, độ rủi ro và rào cản cạnh tranh gắn liền với những cơ hội đầu tư cụ thể Nhà đầu tư chỉ thực hiện khi đồng vốn bỏ ra có thể mang lại hiệu quả mong muốn Hiệu quả đầu tư sẽ thấp nếu các chi phí cao hơn mức cần thiết do có nhiều khoản chi phíkhông chính thức và bất hợp lý phát sinh như tham nhũng, quan liêu… Tuy nhiên,có những khoản chi phí chỉ phụ thuộc vào nhà đầu tư như tính hiệu quả kinh
tế nhờquy mô Hiệu quả mong muốn của nhà đầu tư sẽ cao hơn nếu rủi ro đầu tư là cao Nhà đầu tư chỉ mong muốn lựa chọn địa điểm, nơi có môi trường đầu tư an toàn cho sự vận động và sinh lời của vốn Nếu rào cản cạnh tranh cao sẽ ảnh hưởng tới việc bỏ vốn của nhà đầu tư mới, do đó có ảnh hưởng tới lượng vốn đầu tư Nhờ cách phân loại này, chính phủ có thể tác động đến các yếu tố định hình cho việc tạo
Trang 30cơ hội cho việc đầu tư hiệu quả thông qua việc tác động tới yếu tố có ảnh hưởng tới chi phí, rủi ro đầu tư, rào cản cạnh tranh Hiệu quả đầu tư ở đây gồm hiệu quả của nhà đầu tư và toàn bộ nền kinh tế
1.2.2.3 Căn cứ vào yếu tố cấu thành
Môi trường đầu tư tổng thể gồm các môi trường đầu tư bộ phận sau:
- Môi trường tự nhiên
- Môi trường chính trị
- Môi trường pháp luật
- Môi trường kinh tế
- Môi trường văn hoá, xã hội
1.2.2.4 Căn cứ theo phạm vi
- Môi trường đầu tư cấp quốc gia
- Môi trường đầu tư cấp vùng
- Môi trường đầu tư cấp tỉnh
Khi xu hướng phân cấp đầu tư diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia, thì vai tròcủa chính quyền cấp tỉnh đối với cải thiện môi trường đầu tư ngày càng quan trọng Những tỉnh, vùng có môi trường đầu tư tốt hơn, có lợi thế hơn sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn
1.2.2.5 Căn cứ vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư (UNCTAD, 1998)
Môi trường đầu tư nước ngoài gồm các yếu tố của giai đoạn thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp vốn đầu tư nứơc ngoài Môi trường FDI bao gồm các nhóm yếu tố sau:
- Nhóm yếu tố tiếp cận thị trường đầu tư: thủ tục thành lập và cấp giấy phépđầu tư, xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, lĩnh vực đầu tư được phép hoạt động,nguồn nhân lực
- Nhóm yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động: thuế, xuất nhập khẩu, đấtđai, lao động, ngoại hối, chuyển tiền
- Nhóm yếu tố liên quan đến quá trình kết thúc hoạt động đầu tư: các yếu tốphá sản hoặc giải thể
Trang 31Theo giai đoạn hình thành, thực hiện của hoạt động đầu tư, môi trường FDI bao gồm các nhân tố của giai đoạn: thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản DN FDI Môi trường FDI theo cách tiếp cận này được quan niệm là: “Tổng thể các yếu
tố, chính sách của nước tiếp nhận đầu tư có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản của DN nước đi đầu tư” Các yếu
tố này bao gồm chính sách của một quốc gia đối với FDI, cơ sở vật chất, trình độ lao động và tình hình an ninh chính trị… ở nước tiếp nhận đầu tư
1.2.2.6 Căn cứ theo nguyên nhân tạo ra dòng chảy vốn đầu tư
- Yếu tố đẩy: Các yếu tố thuộc môi trường đầu tư của nước đi đầu tư
- Yếu tố kéo: Các yếu tố thuộc môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư
Nguyên nhân tạo ra dòng chảy vốn đầu tư giữa các quốc gia là do các yếu tốđẩy và yếu tố kéo Yếu tố đẩy là các yếu tố của nước đi đầu tư như thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ, quy mô thị trường, … Yếu tố kéo là yếu tố thuộc
về nước nhận đầu tư như tình hình chính trị, chính sách, pháp luật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, các đặc điểm văn hoá xã hội Sự khác biệtvề yếu tố kéo giữa các quốc gia, làm cho lượng vốn thu hút giữa các quốc gia sẽkhác nhau
1.2.3 Tác động của môi trường đầu tư đến thu hút FDI
1.2.3.1 Các yếu tố của môi trường FDI
FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế như thế nào phụ thuộc phần lớn vào loại và lượng FDI Những yếu tố thuộc môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút FDI Vai trò của các yếu tố này đối với việc thu hút FDI cũng thay đổi theo thời gian Các yếu tố của môi trường đầu tư như quy mô thị trường, tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, chất lượng lao động, chi phí lao động, chất lượng
cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và thuế quan, độ mở của chính sách chính phủ, hiệu quả của bộ máy hành chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, từ đó
có tác động tới ý định và hành vi của nhà ĐTNN và tác động tới dòng chảy vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố tự
Trang 32nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,…của một vùng nhất định Các yếu tố của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư
Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,… của một vùng nhất định Các yếu tố của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực để đầu tư và khả năng sinh lời của dự án Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư theo ngành tại một vùng nhất định Nếu quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể thu hút vốn đầu tư phát triển ngành khai thác khoáng sản Quốc gia có nguồn nguyên vật liệu đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành sản phẩm
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốc gia, một vùng lãnh thổ Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó
có nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động không, có các tuyến giao thong quốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không Quốc gia có vị trí như vậy được hưởng lợi từ các dòng thông tin, các trào lưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyển vốn, vận chuyển hàng hoá Với nhà đầu tư, các ưu đãi tự nhiên
là những nơi có cơ hội làm ăn nhiều hơn, mức sinh lời cao hơn
Chính tài nguyên thiên nhiên là lợi thế sẵn có so với vùng khác, quốc gia Nhiều nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên, cũng có những nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản nhưng lại có sức mạnh kinh tế Do đó, tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn để phát triển kinh tế
Môi trường chính trị
Sự ổn định của môi trường đầu tư là điều kiện cần cho quyết định bỏ vốn của hoạt động đầu tư Nhà ĐTNN chỉ bỏ vốn khi quốc gia có môi trường đầu tư ổn định, an toàn cho sự vận động của số vốn mà họ bỏ ra Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút ĐTNN bởi nó đảm bảo việc thực hiện các
Trang 33cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra
sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nhất là các nhà ĐTNN Đó là việc ban hành các luật lệ, chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động ĐTNN, tạo ra sự phát triển ổn định của nền kinh tế, ổn định xã hội
Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới đường lối phát triển không nhất quán và chính sách bất ổn định Chính phủ đương thời cam kết không quốc hữu hoá tài sản, vốn của người nước ngoài nhưng chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến quyền sở hữu vốn của nhà đầu
tư nước ngoài bị đe doạ Hoặc ở một số nước, khi chính phủ mới lên lãnh đạo sẽ thay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà (thay đổi lĩnh vực khuyến khích, chiến lược xuất nhập khẩu…) khiến các nhà đầu tư ở trong tình trạng rút lui không được mà tiến hành tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ
Môi trường pháp luật
Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều có một hệ thống luật quy định về hoạt động đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư Môi trường pháp lý đối với hoạt động ĐTNN bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, từ hiến pháp cơ bản đến các đạo luật cụ thể Nhà nước giữ một vai trò quan trọng xây dựng
hệ thống pháp luật và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi Hệ thống các chính sách và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh gồm chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của nhà nước thông qua các chủ trương và hành động cụ thể Nhà nước điều hành và quản lý kinh tế, giám sát hoạt động của các DN và nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực nào đó, đồng thời các chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó
Trang 34Quá trình đầu tư bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, sử dụng nguồn lực lớn, thời gian tiến hành các hoạt động dài nên môi trường pháp luật ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả Những điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong nội dung của hệ thống luật là:
Thứnhất, có sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh; Hai là, qui chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn
nướcngoài tại nước sở tại; Ba là, các qui định về thu thuế, mức thuế các loại, giá và thờihạn thuê đất; Bốn là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư Nếu như các
qui định về mặt pháp lý đảm bảo an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa khi hoạt động đầu tư đó không phương hại đến an ninh quốc gia, và việc di chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng thì khả năng hấp dẫn và thu hút vốn ĐTNN càng cao
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đó, và có ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI của nhà đầu tư Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua các nội dung như tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP/ đầu người, hệ thống tài chính
Tăng trưởng kinh tế
Năng lực tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả (cả trong nước và nước ngoài) Tăng trưởng kinh tế cao, và bền vững chứng tỏ các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, từ
đó tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế nên quy mô vốn đầu tư trong nước tăng lên Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng cao là tín hiệu để thu hút vốn ĐTNN, tốc độ tăng trưởng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó là cao làm cho dòng vốn ĐTNN sẽ chảy từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao Năng lực tang trưởng kinh tế cao cũng cho thấy quốc gia đó đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi
Trang 35Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa sức mua tăng lên do đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá và thu hút nhà đầu tư
Quy mô thị trường
Một quốc gia có dân số đông, thị trường rộng lớn có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với nhà ĐTNN Quy mô thị trường càng lớn thì càng hấp dẫn nhà ĐTNN, đặc biệt là nhà đầu tư có chính sách tìm kiếm thị trường Chẳng hạn, Trung quốc là một trong những quốc gia thu hút được lượng vốn FDI lớn nhất trên thế giới bởi một lợi thế mà các quốc gia khác khó có được là với quy mô dân số lớn, hơn 1
Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống năng lượng, cấp thoát nước, mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc Trình độ của các nhân tố này cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, tạo ra môi trường cho hoạt động đầu tư Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến tốc độ chu chuyển đồng vốn Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu
tư trước khi ra quyết định đầu tư Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư Khi cơ sở hạ tầng
Trang 36thiếu thốn, lạc hậu sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và tạo ra rào cản cho hoạt động đầu tư Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà ĐTNN, khiếntăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao Nhà đầu tư chỉ đầu tư ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư Đặc biệt, cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quyết định đối với chi phí và lợi nhuận
- Hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy
mô lớn và liên tục Các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư
- Mạng lưới giao thông góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế Nó phục
vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm Quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không Các tuyến đường giao thông trọng yếu là cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao phí chuyên chở không cần thiết, giảm chi phí vận chuyển
- Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới Thông tin liên lạc chậm trễ sẽ đánh mất cơ hội làm ăn Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc tốt và cước phí rẻ
Môi trường văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa, xã hội gồm các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục, … tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, tới các hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 371.2.3.2 Tác động của môi trường FDI đến thu hút FDI
Để đưa ra quyết định đầu tư, nhà ĐTNN đầu tư sẽ tìm hiểu về môi trường đầu tư của nước sở tại theo các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư Nhà ĐTNN sẽxem xét tất cả các yếu tố của môi trường đầu tư như chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hoá, xã hội chứ không chỉ chú trọng đến yếu tố kinh tế của môi trường đầu tư Chỉkhi môi trường đầu tư đảm bảo khả năng sinh lợi và an toàn thì nhà đầu tư nước ngoài mới lập dự án và triển khai dự án đầu tư, ngược lại họ sẽ từ bỏ ý định đầu tư Theo quy trình đầu tư trực tiếp nước ngoài, đánh giá môi trường đầu tư là bước đầu tiên trong quy trình đầu tư, tạo tiền đề và có tính chất quyết định cho các giai đoạn sau Rõ ràng, bên cạnh các yếu tố như xu hướng vận động của vốn FDI, sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới, chiến lược đầu tư phát triển của các công
ty đa quốc gia thì môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI Nhà ĐTNN chỉ bỏ vốn nếu môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng sinh lời của đồng vốn Khả năng sinh lời của vốn lại chịu ảnh hưởng của chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh gắn với từng cơ hội đầu tư Môi trường đầu
tư có ảnh hưởng đến dòng chảy FDI thông qua tác động của môi trường đầu tư đến chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của cơ hội đầu tư Chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh phi lý bị giảm trừ sẽ tạo cơ hội và động lực cho DN đầu tư
Chi phí đầu tƣ
Chí phí là một vế của công thức xác định hiệu quả đầu tư Nếu chi phí đầu tưcao, hiệu quả đầu tư sẽ giảm Nhà đầu tư không bỏ vốn vào những cơ hội đầu tư không mang lại hiệu quả và chỉ muốn bỏ vốn vào các cơ hội đầu tư có hiệu quả cao Vậy, nếu chi phí đầu tư càng cao thì lượng vốn nhà đầu tư bỏ ra sẽ ngày càng giảm Môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, và tới lượng vốn và cơ cấu vốn đầu tư Chi phí đầu tư bao gồm chi phí chính thức, chi phí không chính thức và thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính Một quốc gia muốn thu hút vốn đầu tư thì phải giảm chi phí đầu tư, nhất là chi phí bất hợp lý và thời gian không cần thiết Nếu muốn thu hút vốn đầu tư vào một ngành hay một vùng thì quốc gia đó cần phải giảmchi phí đầu tư vào ngành đó,
Trang 38vùng đó Ví dụ, thuế là một khoản chi phí của DN, giảm thuế sẽ làm giảm chi phí của DN sẽ khuyến khích DN đầu tư Chính sách ưu đãi thuế được nhiều chính phủ
áp dụng để thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư vào một số ngành, vùng cần khuyến khích đầu tư Hay để giảm chi phí vận chuyển, chính phủ sử dụng ngân sách
để đầu tư tạo mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng
Ngoài chi phí chính thức, nhà đầu tư còn chú ý tới thời gian để thực hiện các quy định, thực hiện các thủ tục hành chính và chi phí không chính thức Thời gian càng kéo dài thì nhà đầu tư càng phải chịu nhiều chi phí, biến cơ hội đầu tư trởthành không hiệu quả hoặc mất cơ hội kinh doanh do sự chậm trễ Chính sự không chuyên nghiệp của công chức giải quyết thủ tục hành chính, sự không tận tâm, quan liêu, cửa quyền gắn với tình trạng tham nhũng, và thiếu vắng công nghệ hiện đại để giải quyết thủ tục hành chính làm tăng thời gian, gây ra sự trì trệ trong giải quyết thủtục hành chính Theo Báo cáo Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, chi phí trong việc đảm bảo hiệu lực hợp đồng, cơ sở hạ tầng không thỏa đáng, tội phạm, tham nhũng, và việc điều tiết có thể lên đến hơn 25% doanh số hoặc hơn ba lần so với mức mà DN thực sử phải trả dưới dạng thuế Do chi phí phi chính thức còn tồn tại phổ biến ở các quốc gia, thậm chí cao hơn nhiều so với chi phí chính thức ở một số quốc gia nên nhà đầu tư sẽ xem xét đầy đủ các khoản chi phí đầu tư của môi trường đầu tư khi quyết định đầu tư vào một quốc gia
Để xem xét chi phí cũng như thời gian của môi trường đầu tư, nhà đầu tư cũng có thể tham khảo một số chỉ số mà tổ chức quốc tế đánh giá như Xếp hạng kinh doanh của Ngân hàng thế giới, Chỉ số nhận thức tham nhũng của tổ chức Minh bạch quốc tế Chẳng hạn, thời gian và chi phí để bắt đầu kinh doanh, chấm dứt kinhdoanh và nhiều chỉ số khác có sự khác biệt lớn giữa các nước Sự khác biệt về chỉ sốnày giữa các nước một mặt phản ánh sự khác biệt về môi trường đầu tư giữa các nước đồng thời cho thấy chính phủ các nước vẫn còn có thể tiếp tục cải thiện được môi trường đầu tư cho tốt hơn Vậy, năng lực quản lý của chính phủ có ảnh hưởng mạnh tới chi phí đầu tư, có thể làm tăng cơ hội đầu tư hoặc biến nhiều cơ hội đầu tưthành không hiệu quả
Trang 39Rủi ro đầu tƣ
Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ngày hôm nay để tiến hành các hoạt động nhằm thu được kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai Một đặc điểm của hoạt động đầu tư là có tính rủi ro, nhà đầu tư bỏ vốn ra hôm nay có thểkhông thu được kết quả như mong muốn trong tương lai Khi quyết định đầu tư, thì nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro Nhà đầu tư phải dự tính các loại rủi ro có thể xảy ra, xác suất xảy ra rủi ro, mức độ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra từ đó tính toán hiệu quảcủa hoạt động đầu tư trong trường hợp có rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng chống
và giảm rủi ro Khi tính đến rủi ro, nhà đầu tư xem xét rủi ro xảy ra có thể làm giảm doanh thu hoặc tăng chi phí hoặc cả hai Hoặc nhà đầu tư sẽ đòi hỏi tỷsuất lợi nhuận vốn đầu tư cao hơn nếu rủi ro cao Dù trường hợp nào thì khi nhà đầu tư đánh giá là
có rủi ro cao thì hiệu quả đầu tư dự tính sẽ giảm đi và do đó lượng vốn đầu tư sẽ giảm
Theo tính chất của biến cố xảy ra, rủi ro gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệthống Trong 2 loại rủi ro thì rủi ro hệ thống liên quan đến sự vận động của toàn
bộ thị trường do đó còn gọi là rủi ro không thể phân tán Nguyên nhân gây ro rủi ro
hệ thống là do sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô làm ảnh hưởng đến toàn bộ thịtrường Rủi ro hệ thống gồm có rủi ro gây ra của môi trường tự nhiên (hạn hán, bão lụt), rủi ro chính trị (biến động chính trị), rủi ro pháp luật (sự thay đổi quy định pháp luật), rủi ro kinh tế (rủi ro lãi suất, rủi ro lạm pháp, rủi ro tỷ giá hối đoái) Trong các loại rủi ro hệ thống trên thì rủi ro về môi trường tự nhiên là khó dự đoán nhất, còn sự thay đổi các yếu tố vĩ mô khác chịu sự tác động của chính phủ Môi trường đầu tư không đứng yên mà luôn vận động, các yếu tố của môi trường đầu tư luôn thay đổi Nếu nhà đầu tư tin rằng những thay đổi của các yếu tố mà chính phủ
có ảnh hưởng không gây bất lợi cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ mạnh dạn bỏ vốn ngay ngày hôm nay chứ không chờ đến tương lai, ngược lại không đầu tư hoặc chuyển khoản đầu tư sang quốc gia khác
Trang 40Theo Báo cáo Môi trường Đầu tư tốt hơn cho mọi người, sự bất định củachính sách, sự không ổn định kinh tế vĩ mô, và những quy định tùy tiện có thể làm giảm động lực đầu tư DN tại quốc gia đang phát triển cho rằng rủi ro liên quan đến đến chính sách là mối quan ngại chính Việc tăng cường khả năng tiên liệu của chính sách có thể làm tăng suất sinh lời của các khoản đầu tư mới lên hơn 30% Có thể thấy, rủi ro do môi trường đầu tư gây ra có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu
tư Do đó, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn ở các nước có rủi ro cao, việc sàng lọc cơ hội đầu tư sẽ cẩn trọng hơn làm vốn đầu tư ở những nước rủi ro cao giảm đi
Trong các loại rủi ro hệ thống, chính phủ có ảnh hưởng mạnh tới rủi ro chính trị, pháp luật và kinh tế và có ít ảnh hưởng hơn tới rủi ro tự nhiên Tuy vậy, chính phủ có thể dự báo thời tiết, khí hậu để đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời hoặc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hạn chế rủi ro do môi trường tự nhiên gây ra Ngay bản thân DN có thể dựa vào thông tin dự báo để chuẩn bị phương án đề phòng rủi ro tự nhiên Do đó, chính phủ có vai trò quan trọng trong việc giảm rủi ro đầu tư
để môi trường đầu tư vận động ổn định
Rào cản cạnh tranh
Môi trường đầu tư còn tạo ra các rào cản cạnh tranh cho các nhà đầu tư
Thứnhất, rào cản cạnh tranh tạo ra do nhà đầu tư bị hạn chế tham gia vào thị trường Thứ hai, nhà đầu tư gặp khó khăn khi rút lui khỏi thị trường Cuối cùng, nhà
đầu tư không hiểu biết đầy đủ và kịp thời các thông tin thị trường Việc nhà đầu tư
bị hạn chế tham gia thị trường sẽ làm giảm vốn đầu tư Chi phí đầu tư và rủi ro đầu
tư cao cũng ảnh hưởng tới việc tham gia thị trường của nhà đầu tư hay chi phí đầu
tư và rủi ro đầu tư cao là rào cản của việc gia nhập thị trường Việc tốn nhiều thời gian và chi phí để rút lui khỏi thị trường thì sẽ không khuyến khích được họ đầu tư
vì đồng vốn không được lưu chuyển dễ dàng Thông tin thị trường không rõ ràng, đầy đủ khiếnnhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội đầu tư, không dự đoán được các chi phí và lợi ích của hoạt động đầu tư, làm tăng rủi ro đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới việc ra quyết