CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT FDI TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE
4.2. Các gợi ý đối với Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư hiệu quả, phát triển bền vững từ kinh nghiệm của Singapore
4.2.1. Thu hút FDI phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế
Để có được một Singapore phát triển thịnh vượng như ngày hôm nay, Singapore cũng đã trải qua những gia đoạn đầu khó khăn nhất nhưng họ đã có những chính sách tốt để vượt qua và phát triển. Đó là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam ta học tâp. Việt Nam hiện đang là một nước đang phát triển nên cần rất nhiều vốn để phát triển và nguồn vốn chủ yếu phải phụ thuộc vào nước ngoài.
Mặt khác Việt Nam lại có nguồn lao động dồi dào, đầy năng lượng. Chúng ta cũng đã học theo chiến lược của Singapore là thu hút đầu tư vào các ngành hướng xuất khẩu, các ngành sung nhiều lao động và đạt được những thành quả nhất định.
Song song với hướng thu hút đó, Singapore cũng chú trọng tới thu hút đầu tư vào các ngành mà Chính phủ coi là những ngành nằm trong chiến lược phát triển lâu dài, đó là những ngành có hàm lượng công nghệ cao. Việt Nam chúng ta cũng đã xây dựng và công bố danh sách các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đầu tư nước ngoài, song chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc tìm ra những mặt hàng, ngành hàng có tiềm năng phát triển trong tương lai và phù hợp với điều kiện kinh tế và tiềm lực của mình để thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” hiệu quả, ví dụ như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,v.v.
88
Việt Nam cũng đang trên đà phát triển, chúng ta cũng đã có những thành công nhất định trong việc thu hút vốn FDI, nguồn nhân lực chất lượng cũng được nâng cao hơn. Chúng ta có thể học hỏi nhiều hơn ở Singapore về cách thức kết hợp giữa thu hút FDI với chính sách công nghệ để có thể đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể sử dụng một số biện pháp và chính sách khuyến khích chuyển giao phát triển công nghệ như tăng thêm thời hạn miễn thuế hoặc giảm mức thuế đối với các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ mới để thu hút công nghệ mới, hiện đại.
4.2.2. Khung pháp lý thông thoáng, hệ thống điều chỉnh minh bạch
Ở nước ta với sự ra đời của Luật Đầu tư 2014 đã mở ra 1 khung pháp lý thông thoáng hơn cho doanh nghiệp nước ngoài. Tạo ra sự bình đẳng hoá giữa doanh nghiệp nước ngoài với trong nước. Nhưng vẵn còn nhiều hạn chế cần học ở Singapore như:
Cần công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư.Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng của những quy hoạch khi phê duyệt
4.2.3. Coi trọng công tác nguồn nhân lực trong thu hút vốn FDI
Để thu hút đc vốn đầu tư nước ngoài có công nghệ cao thì chất lượng nguồn lao động rất quan trọng. Việt Nam vốn rất dồi dào về lực lượng lao động, song trình độ lao động chưa cao, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của Singapore trong việc đào tạo và tái đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng lao động.
Chúng ta cần tăng cường giáo dục toàn diện để nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài về giá cả chất lượng và kỷ luật lao động. Chính phủ cũng đã thành lập các tổ chức để hỗ trợ cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ người lao động, nghiên cứu các chương trình kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong việc đào tạo, tái đào tạo lao động nhưng còn ít và chất lượng chưa cao.
89
Còn việc thu hút nhân tài từ nước ngoài góp phần đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp tại Singapore cũng là một kinh nghiệm giải quyết vấn đề nguồn nhân lực để thu hút FDI. Với một đất nước nhỏ bé, dân số ít, điều này là hoàn toàn hợp lý. Song với điều kiện khác nhau, nước ta không nên áp dụng máy móc kinh nghiệm này của Singapore. Việt Nam vốn rất dồi dào về lực lượng lao động, song trình độ lao động chưa cao, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của nước bạn trong việc đào tạo và tái đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng lao động. Một mặt cũng có thể thuê những lao động nước ngoài có trình độ nhưng chỉ trong những lĩnh vực thực sự cần thiết để có thể học hỏi được kinh nghiệm làm việc của họ. Mặt khác cần mạnh dạn gửi cán bộ ra nước ngoài đào tạo cũng như thuê các chuyên gia hàng đầu của nước ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chưa đảm đương được hoặc còn yếu.
Singapore đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục cụ thể bằng việc hằng năm, Chính phủ đã trích 20% tổn ngân sách quốc gia để đầu tư vào giáo dục - chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành.
Về lâu dài, để đảm bảo chất lượng lao động thì Chính phủ nên có các chính sách đón đầu về giáo dục và tăng khoản ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó tăng cường hợp tác với các tổ chức đào tạo quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo trong nước.
4.2.4. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ
Singapore đã rất thành công trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và tận dụng vị trí địa lý để thu hút đầu tư như có hệ thống cảng biển, sân bay, vận tải đường bộ và có nhiều kho hàng. Việt Nam chúng ta hiện nay cũng đã có nhiều lỗ lực tròn việc cải thiện cơ sở tầng như có các khu công nghiệp hiện đại, có 3 cảng nước sâu lớn,…Nhưng nhìn chung thì cơ sở hạ tầng vẵn còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy để tăng cường thu hút được nhiều vốn đầu tư thì trong thời gian tới chúng ta cần:
- Khai thác triệt để lợi thế về vị trí địa lý, đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cảng nước sâu, hệ thống kho bãi bến cảng, phát triển mạnh hệ thống giao thông
90
đường biển, tạo thuận lợi cho giao lưu buôn bán và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư, xây dựng, hiện đại hóa hơn nữa cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời đầu tư vào hệ thống giao thông, điện nước đến những vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện bước đầu để nhà đầu tư nước ngoài biết và đến được với những vùng này.
- Để thu hút đầu tư của tư nhân vào cơ sở hạ tầng, Nhà nước nên giảm hoặc miễn thuế đất trong một thời gian (tùy thuộc vào qui mô dự án) để hấp dẫn đầu tư.
- Nhà nước cần có sự hỗ trợ, tư vấn về lâu dài của các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong việc phát triển các dự án BOT, BTO, BT để thúc đầy đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hơn nữa.
4.2.5. Tăng cường hiệu quả của công tác vận động xúc tiến đầu tư
Cục xúc tiến thương mại Singapore đã rất thành công khi đưa được hình ảnh quốc gia ra nước ngoài. Việt Nam cần đưa ra các chương trình xúc tiến đầu tư có hiệu quả, tổ chức các chương trình truyền thông mang thông điệp về môi trường đầu tư tới các nhà đầu tư mục tiêu.
Hiện nay tại Việt Nam, cũng đã có Cục xúc tiến thương mại thuộc bộ công thương là cơ quan đảm nhận thực thi chương trình xúc tiến đầu tư cấp quốc gia, chúng ta cũng có trung tâm xúc tiến đầu tư ba miền Bắc- Trung - Nam với chức năng thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của Việt Nam. Mặc dù các cơ quan này đã nỗ lực rất nhiều để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, nhưng hiện nay cho thấy vẫn nhiều bất ổn định trong những chính sách và dịch vụ cung cấp cho cả nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng. Dựa vào sự thành công của Singapore ta có thể học hỏi một số kinh nghiệm như:
- Tăng nguồn tài chính dành cho hoạt động xúc tiến FDI. Cụ thể là tăng ngân sách chi cho hoạt động quảng cáo trong nước và nước ngoài, tham quan các công ty, đón tiếp các đoàn tham gia của các nhà đầu tư, tham dự hội trợ triển lãm ở nước ngoài, tổ chức hội thảo hội nghị…
91
- Công tác xúc tiến đầu tư cần hướng vào các thị trường trọng điểm, các đối tác có tiềm lực về công nghệ tài chính như Nhật Bản, Mỹ, EU…
- Tiến tới thành lập nhiều hơn các trung tâm xúc tiến đầu tư ở các nước và khu vực trọng điểm nằm trong chiến lược thu hút FDI.
- Cải thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư, ví như một chiến dịch tạo dựng hình ảnh cũng sẽ rất cần thiết để gạt bỏ những ấn tượng tiêu cực, làm các nhà đầu tư hiểu rõ hơn môi trường đầu tư tại Việt Nam, đa dạng hóa các tài liệu giới thiệu cho các nhà đầu tư hơn.
- Nâng cấp trang thông tin website về Đầu tư nước ngoài. Biên soạn lại các tài liệu giới thiệu về Đầu tư nước ngoài (guidebook, in tờ gấp giới thiệu về cơ quan quản lý đầu tư, cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài).
4.2.6. Hỗ trợ, ƣu đãi tài chính cho nhà đầu tƣ
Bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Cụ thể là:
- Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như: giá điện, nước, vận tải, bưu điện…
- Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản.
Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để thuận lợi cho người nộp thuế.
- Thường xuyên thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, bảo đảm cán bộ thuế có trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt. Kiện toàn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát, giảm thiểu và từng bước đi đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp.