Cơ cấu các ngành đầu tư

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của singapore và gợi ý đối với việt nam (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE

3.2. Tác động của môi trường đầu tư đến việc thu hút FDI của Singapore

3.2.2. Cơ cấu các ngành đầu tư

Thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế của nước này. Trong giai đoạn từ 1965 đến những năm 1970, Singapore thực hiện chiến lược công nghiệp hóa ưu tiên xuất khẩu, và đặc biệt khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhưngành công nghiệp chế biến thực phẩm, may mặc… chính vì thế mà Singapore chú trọng tới thu hút FDI vào các ngành công nghiệp sản xuất.

Bảng 3.9: FDI vào Singapore theo ngành sản xuất và dịch vụ (Đơn vị: %)

Năm Sản xuất Dịch vụ, Tài chính Khác

1970 50,0 19,1 30,9

1975 50,3 21,7 28,0

1980 56,6 16,5 25,9

1990 41,4 33,9 24,7

1995 38,2 37,3 24,5

2000 35,8 36,3 27,9

2005 33,3 38,3 28,4

(Nguồn: Yearbook of statistics Singapore 2007) Từ những năm 1970 ngành sản xuất chiếm tới 50% tổng vốn FDI vào Singapore, đến đầu những năm 80 vốn FDI vào những ngành này vẫn không ngừng tăng và chiếm trên 50% tổng vốn FDI của Singapore, các ngành dịch vụ và tài chính giai đoạn này chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong thu hút FDI , năm 1970 là 19,1% và 1975 là 21,7% tổng FDI của nước này. Sang những năm cuối thập niên 80, sau khủng hoảng 1986, với sựchuyển hướng ưu tiên đa dạng hóa hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ, tài chính từng bước tăng lên trong tổng vốn FDI. Năm 1990 đã chiếm 33,9%, năm 1995 là 37,3% tổng vốn FDI. Hiện nay, FDI vào ngành dịch vụtài chính đã tăng lên nhanh chóng và có xu

70

hướng vượt ngành sản xuất. Quan sát bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy một cái nhìn cụ thể hơn về sự biến đổi của dòng vốn FDI vào hai ngành chính của nền kinh tếSingapore là sản xuất và dịch vụ.

Bảng 3.10: FDI theo ngành vào Singapore (Đơn vị: triệu SGD)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Ngành sản xuất 81,870 85,949 91,717 96,923 103,600

Xây dựng 1,719 1,949 1,409 1,129 1,049

Thương nghiệp, khách sạn,

nhà hàng 34,107 38,065 40,091 45,995 48,808

Vận tải 8,182 8,730 10,233 13,118 16,914

Viễn thông 2,047 3,132 3,121 3,456 3,469

Tài chính dịch vụ 80,964 82,543 89,626 108,637 119,141 Bất động sản và cho thuê

bất động sản 7,110 7,983 7,517 8,239 8,149

Dịch vụ công nghệ, kỹ

thuật, quản trị và hỗ trợ 5,983 6,595 7,783 8,225 9,792

Ngành khác 331 155 7,783 151 158

Tổng 222,313 235,101 259,280 285,873 311,080 (Nguồn: Yearbook of statistics Singapore 2007) Nhìn vào bảng số liệu ta có thế thấy rằng, trong hai ngành sản xuất và dịch vụ, thu hút FDI vào ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt trong ngành dịch vụ thì dịch vụ tài chính và ngân hàng là một thế mạnh của Singapore. Năm 2005 nó đã chiếm tới hơn một phần ba tổng số vốn FDI vào các ngành kinh tế của Singapore. Điều này cũng dễ hiểu bới chủ trường của Chính phủ Singapore là biến đất nước này trở thành một trung tâm thương mại, tài chính của khu vực và thực trạng thu hút này là một dấu hiệu vô cùng khả quan, là thành công của Singapore trong thực hiện chiến lược thu hút FDI nhằm mục đích phát triển kinh tế theo định hướng của nước này.

71

Bên cạnh dịch vụ tài chính, ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch và ngành vận tải cũng thu hút được sự quan tâm của không ít các nhà đầu tư nước ngoài, biểu hiện là dòng vốn FDI vào các ngành này cũng đứng thứ hai và thứ ba so với dòng FDI vào ngành dịch vụ tài chính.

Trong ngành sản xuất, thì sản xuất linh kiện điện tử là thế mạnh của Singapore, đây là một trong số các quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng này.

Năm 2003, cùng với sự phục hồi về công nghệ thông tin toàn cầu, các công ty đa quốc gia đã công bố hàng loạt dự án đầu tư mới vào lĩnh vực điện tử của Singapore. Điển hình là:

- Hãng Hewlett Packars tháng 1 năm 2004, tuyên bố có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Singapore trong vòng 5 năm tới, bao gồm cả việc nhượng lại các máy chủ “superdome” từ Mỹ sang Singapore. HP là công ty có 6000 nhân viên ở Singapore công bố các giá trị sản xuất sản phẩm xuất xưởng ở Singapore tăng đều 30% mỗi năm kể từ năm 1998.

- Cùng với HP, Seagate cũng đầu tư 300 triệu USD vào Singapore trong 5 năm tới. Công ty này cũng đã thiết lập một trụ sở điểu hành ở Singapore trong tháng 11/2003.

- UMC- hãng sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan đã tăng số vốn góp vào UMC Singapore từ 75% lên 85% nhờ việc giành lấy cổ phần từ EDBi.

- Nhà sản xuất chất bán dẫn Infineon AG công bố kế hoạch chi 88 triệu USD để mở rộng 25% các chương trình thử nghiệm IC ở Singapore.

- Hãng điện tử Matsushita-Nhật Bản đã đầu tư một khoản bổ sung để sản xuất bộ vi xử lý cap cấp cho các thiết bị như camera số, đầu đọc DVD…

Ngoài ra, các lĩnh vực sản xuất khác cũng có sự gia tăng nhanh chóng về vốn đầu từ vào Singapore. Siemens chi 29 triệu USD để sản xuất thiết bị Siplace của họ ở Singapore. Khoản đầu tư bổ sung này sẽ làm tăng tổng số vốn đầu tư của Siemens vào Singapore lên tới hơn 412 triệu USD.

72

Trong lĩnh vực dịch vụ, công ty Nasdaq-Mercury Interative có kế hoạch đầu tư 35,3 triệu USD trong giai đoạn 5-6 năm, để mở rộng các cơ quan của họ ở Singapore thành trung tâm hoạt động ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng ở Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của singapore và gợi ý đối với việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)