CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE
3.1. Phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore
3.1.2. Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore được cấu thành từ nhiều yếu tố mà theo UNCTAD, có thể tổng hợp thành 3 nhóm yếu tố chính sau:
- Khung chính sách (Các quy định pháp luật về FDI).
- Các yếu tố kinh tế.
- Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh.
41 3.1.2.1.Khung chính sách
3.1.2.1.1. Khuôn khổ pháp lý về FDI và các chính sách hỗ trợ thu hút FDI Khuôn khổ pháp lý về FDI
Có thể nói lí do lớn nhất khiến Singapore trở thành mô ̣t trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới chính là viê ̣c chính phủ Singapore đã xây dựng đươ ̣c mô ̣t hê ̣ thống pháp luâ ̣t vô cùng ma ̣nh mẽ và hiê ̣u quả . Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Điều đó được thể hiê ̣n rõ trong số điểm Singapore đa ̣t được khi các nhà nghiên cứu chấm điểm cho sự hiê ̣u quả của khung pháp lí FDI của các nước Châu Á Thái Bình Dương.
Bảng 3.3: Chấm điểm sự hiê ̣u quả của khung pháp lí FDI của các nước Châu Á Thái Bình Dương
STT Quốc gia Điểm ( Tối đa 100 điểm)
1 Niu Di-Lân 92.1
2 Xing-ga-po 88.8
3 Úc 88.9
4 Hồng Kông 86.7
5 Nhật 82.5
6 Đài Loan 72.1
7 Ma-lay-xi-a 70.6
8 Bru-nây 67.1
9 Hàn Quốc 66.9
10 Thái Lan 58.0
11 Trung Quốc 56.8
12 Ấn Độ 56.8
13 Phi-líp-pin 47.6
14 Sri lanka 47.1
15 Việt Nam 45.3
16 In-đô-nê-xia 41.7
17 Campuchia 39.7
18 Lào 35.1
19 My-an-ma 33.0
20 Băng-la-đét 29.6
(Nguồn: Asia Pacific Investment Climate Index 2014)
42
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, điểm hiê ̣u quả của khung pháp lí
FDI Singapore xếp thứ 2 với 88.8/100 điểm, chỉ đứng sau quốc gia Niu-di-lân.Việc xây dựng một hệ thống pháp luật vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp Singapore trở thành nước có môi trường đầu tư.Sự thành công trong khung pháp lí FDI của Singapore được thể hiện qua các mặt: tính hiệu quả của hệ thống pháp lí, bảo vệ được quyền, tài sản của nhà đầu tư. Tại đây, các vấn đề hành chính liên quan đến đầu tư, thành lập công ty được tổ chức thành hệ thống tiêu chuẩn hóa và ngày càng tối giản. Thời gian xin giấy phép được giảm xuống mức tối đa. Thủ tục mở công ty và đăng ký mã số thuế được gộp làm một và được tổ chức đăng ký hoàn toàn bằng máy tính-đăng ký trực tuyến. Các giấy phép phụ: giấy phép xây dựng, giấy phép an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe… cũng được làm trực tuyến.
Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thủ tục hành chính cũng như giảm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc thực hiện các thủ tục.
Sự hiệu quả của khung pháp lí FDI của quốc gia này còn được thể hiện qua các con số đáng ngưỡng mộ như: thời gian xin giấy phép đầu tư ở Singapore là 26 ngày, thời gian để đăng ký kinh doanh cho một công ty đi vào hoạt động là 3 ngày, thời gian để giải quyết các công việc lien quan đến phá sản công ty là khoảng 9 tháng (Theo World Bank, 2013).
Ngoải ra, khung pháp chế FDI của Singapore được đánh giá cao còn bởi nó thực sự bảo vệ nhà đầu tư. Tại đây, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi hỏi tham gia các hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát cho chính quyền địa phương. Chính quyền Singapore không hạn chế các nhà đầu tư vì bảo hộ nền sản xuất trong nước hay bất kỳ một lí do nào khác, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ trong lĩnh vực sản xuất vũ khí, công nghiệp truyền thanh và thong tin nội địa.
Những hạn chế về quyền sở hữu của người nước ngoài cũng được gỡ bỏ với các ngành ngân hàng, bảo hiểm và công ty điện lực. Từ những năm 1978, Singapore đã giỡ bỏ mọi hạn chế về giao dịch chứng khoán nước ngoài và chuyển dịch vốn,
43
không giới hạn tái đầu tư cũng như chuyển vốn và lãi về nước. Bên cạnh đó, về mặt hợp tác quốc tế, Singapore đã kí các hiệp ước, thỏa thuận khuyến khích đầu tư với các nước ASEAN và 19 nước khác trong đó có Mỹ. Những thỏa thuận này có nhiệm vụ bảo vệ công dân hay công ty của mỗi quốc gia trong giai đoạn đặc biệt ( thường là 15 năm) trong trường hợp chiến tranh, xung công hay quốc hữu hóa. Nếu xung công hay quốc hữu hóa, chính phủ nước nhà sẽ bồi thường thỏa đáng cho nhà đầu tư căn cứ vào giá trị tài sản trên thị trường tự do.
Chính quyền ổn định và giàu năng lực cũng là nhân t ố góp phần giúp Singapore phát triển nhanh chóng. Singapore là một nước Cộng hòa có hệ thống chính trị tập trung vào chế độ dân chủ. Singapore theo chế độ đa đảng. Đảng Hành Động Nhân Dân (PAP) là đảng cầm quyền hiện tại trong Chính phủ, nắm quyền kiểm soát đường lối chính tr ị từ khi nhà nước tự chủ được thành lập vào năm 1959.
Một khuyến khích quan trọng là Pháp lệnh về các Ngành công nghiệp ưu tiên năm 1959. Theo Pháp lệnh này, các Công ty được miễn (hoặc được giảm đáng kể) thuế Công ty (40%) trong một thời kỳ cố định nếu phát triển các sản phẩm mới. Nhờ đó, tỷ trọng sản phẩm của các Công ty được hưởng ưu tiên đã tăng từ 7% năm 1961 lên 69% năm 1996.
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức khuyến khích thuế khác, trong số đó có:
khuyến khích mở rộng kinh tế, cắt giảm thuế công ty cho những công ty được chấp thuận xuống còn 4%. Mức vốn tối thiểu hoặc mức doanh thu tối thiểu để được chấp thuận đã được tăng lên nhanh chóng vào năm 1970, khi Singapore xác định là cần khuyến khích nhiều hơn các công ty có hàm lượng sử dụng vốn cao so với những công ty có hàm lượng sử dụng lao động cao.
Singapore có một nền chính trị bình ổn cao, điều đó đã tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh của các doanh nhân trong nước cũng như việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ nước này đưa ra các chính sách thuế rất ưu đãi: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập....
Ngoài ra việc ban hành các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá phù hợp đã tạo tiền
44
đề thuận lợi cho các nhà kinh doanh vận hành nó trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tƣ - Ƣu đãi về thuế:
Hệ thống thuế của Singapore được xem là "đơn giản và thân thiện với nhà đầu tư". Mức thuế doanh nghiệp cao nhất chỉ là 17%. Đây là mức thuế doanh nghiệp thấp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Singapore đã kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) với hơn 70 quốc gia trên thế giới, qua đó góp phần quan trọng giảm gánh thuế cho doanh nghiệp nước ngoài. Mạng lưới DTA mở rộng, cùng với thuế tăng vốn và thu nhập cổ tức bằng không, đã biến Singapore thành nơi hấp dẫn cho đầu tư kinh doanh thông qua hình thức liên doanh.
Singapore đã xác đi ̣nh rõ viê ̣c thu hút nguồn vốn FDI cần tâ ̣p trung vào các ngành mũi nhọn cần ưu tiên và đặt ra nhiều ưu đãi
• Đối với các xí nghiệp mũi nhọn có mức đầu tư nước ngoài từ 1 triê ̣u đô Singapore sẽ được miễn thế trong 5 năm, lãi cổ phần và thua nhập cũng được miễn thuế.
• Đối với các xí nghiêp hướng ra xuất khẩu có giá trị xuất khẩu trên 100.000 đô la Singapore sẽ được miễn thuế 90% thế số lơ ̣i nhuâ ̣n tăng thêm , lợi nhuâ ̣n xuất khẩu cũng chỉ chi ̣u thế 4%.
• Các ngành vừa mũi nhọn vừa hướng ra xuất khẩu được miễn thuế 8 năm.
• Các ngành vừa mũi nhọn vừa hướng ra xuất khẩu có vốn đầu tư trên 15 triê ̣u đô la Sing về tài sản cố đi ̣nh được miễn thuế 15 năm.
• Đối với các xí nghiệp mở rộng có đầu tư trên 10 triê ̣u đô la Sing cũng được miễn phí thuế mô ̣t phần.
• Ngoài ra còn ưu đãi cho các xí nghiệp công nghiệp chế biến nghuyên vật liệu cơ khí, xí nghiệp vận tải biển ,nhâ ̣p kỹ thuâ ̣t mới giúp cho sản xuất xuất khẩu
• Không đóng thuế nhâ ̣p khẩu đối với các đầu sản xuất.
• Những xí nghiê ̣p đầu tư nước ngoài được nhâ ̣p thiết bi ̣ và nguyên liê ̣u không phải chịu thuế hải quan , đươ ̣c tự do chuyển lợi nhuâ ̣n về nước , trong quá
45
trình kinh doanh nếu bị thua lỗ có thể được bù đắp bằng cách kèo dài thời gian miễn thuế…
- Ƣu đãi về quyền cƣ trú:
Chính phủ Singapore còn tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng về thị thực nhập cảnh và cư trú cho người nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Singapore. Với sự hỗ trợ tối đa từ chính phủ thông qua các chương trình và khuyến khích, Singapore được nhìn nhận là nơi dễ dàng nhất thế giới để mở hoạt động kinh doanh cũng như là nền kinh tế cạnh tranh nhất trong khu vực. Nhà đầu tư nào có vốn ký thác tại Singapore từ 2,5 triệu đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư được Chính phủ Singapore chấp nhận, sau 5 năm hoạt động, nhà đầu tư và gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore. Cụ thể, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế biến sẽ được ngay quyền cư trú tạm thời và sau 5 năm nếu mức đầu tư nhiều hơn sẽ được hưởng quyền cư trú vĩnh viễn. Điều đó có tác dụng không chỉ thu hút đầu tư vốn nước ngoài mà còn thu hút chất xám vào Singapore.
- Một số biện pháp khác:
• Hỗ trợ áp dụng công ghệ mới
Chương trình áp dụng công nghệ mới (INTECH) khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển nguồn lực trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ nghiên cứu và phát triển, bí quyết kỹ thuật có tính chuyên nghiệp, thiết kế, phát triển sản phẩm mới, chế biến dịch vụ cũng như hình thành năng lực trong một công ty hoặc trong một nền công nghiệp. INTECH hỗ trợ thông qua việc trợ cấp tài chính chiếm 30 - 50% chi phí để đảm nhiệm các dự án khả thi. Cả nguồn lực và chi phí hạ tầng cơ sở (bao gồm cả thiết bị và nhà xưởng) đều nằm trong chương trình này.
Đối với những dự án quan trọng mà ảnh hưởng tới nền kinh tế thì mức chi phí khuyến khích còn cao hơn, cụ thể 90% cho chi phí nhân lực và 100% chi phí cho thiết bị nhà xưởng. Mức độ hoạt động và việc sử dụng công nghệ sẽ được kiểm tra một cách nghiêm túc để đánh giá việc đóng góp hiệu suất của công nghệ mới, việc mở rộng và hỗ trợ phải gắn liền với những đóng góp của công nghệ mới
46
• Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D)
Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển được tiến hành bởi Hội đồng khoa học Singapore, quy định về trợ cấp tài chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư để tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ quan trọng. Mỗi chương trình trợ cấp tài chính đó chiếm khoảng 30% - 70% chi phí trực tiếp của dự án, trong đó bao gồm cả chi phí về nhân công, thiết bị, nguyên liệu, và chi phí sử dụng.
Nếu dự án này mang lại những lợi ích kinh tế quan trọng thì một phần chi phí của dự án sẽ được chia cho các cổ đông của công ty. Điều này có tác động kích thích, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển, vì nếu dự án đó không mang lại kết quả như mong muốn thì họ cũng được Chính phủ hỗ trợ tới 30%- 70% chi phí.
Đa dạng hoá hình thức và đối tác đầu tƣ - Hình thức đầu tƣ
Singapore đã cho phép các nhà ĐTNN đầu tư thông qua nhiều hình thức khác nhau như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, khu chế xuất, hợp tác kinh doanh… Mọi hoạt động thương mại tại Singapore phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký các công ty và doanh nghiệp. Các nhà ĐTNN có thể điều hành doanh nghiệp của họ dưới một trong những hình thức như: quyền sở hữu duy nhất, hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần, công ty nước ngoài, văn phòng đại diện. Ngoài các hình thức FDI trên thì các phương thức đầu tư mới và hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) ở Singapore cũng không có bất kỳ sự hạn chế nào.
- Đối tác đầu tƣ
Singapore chủ trương “không phân biệt” để tận dụng khả năng vốn của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, các đối tác được Singapore quan tâm nhiều hơn là các công ty Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu với uy tín lâu đời, kinh nghiệm quản lý, đầu tư hiện đại, nguồn vốn dồi dào, công nghệ cao để phát triển đất nước. Xác định thu hút đầu tư từ những nước công nghệ cao đó, Singapore đặc biệt chú ý tới việc thu hút đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), hy vọng họ xây dựng nhà máy tại Singapore để không chỉ tạo ra việc làm mà còn dần đưa công nghệ cao vào trong
47
nước, giúp các công ty trong nước có thể theo kịp sự phát triển của công nghệ trên thế giới từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
Củng cố cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ
Với quan điểm Nhà nước nắm giữ chức năng chủ yếu trong xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút FDI, ngay từ những năm 60, Singapore đã chủ trương xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho sự ra đời các khu công nghiệp tập trung như: xây dựng các khu đất công nghiệp, kho bãi nhà xưởng, đường xá bến cảng. Đến nay Singapore có 12 khu công nghiệp lớn và nhiều các khu chế xuất.
Bên cạnh đó, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận tiện bao gồm các cảng biển, hệ thống đường giao thông trên cạn và dưới nước để cạnh tranh với các nước láng giềng trong các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu.
Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới.
Chính sách tiền lương và nguồn nhân lực
Trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư Singapore đã áp dụng chính sách tiền lương thấp nhằm tăng cường thu hút FDI và giải quyết vấn nạn thất nghiệp. Tuy nhiên chính sách này chỉ có ý nghĩa khi áp dụng trong thời gian đầu. Để phát triển lâu dài, Singapore đã chuyển sang giải pháp cân bằng chính sách tiền lương trên cơ sở đầu tư chiều sâu cho công nhân và nâng cao trình độ tay nghề.
Chính phủ Singapore đã dành một khoản đầu tư rất lớn để phát triển giáo dục. Mức chi cho giáo dục tài khóa 2007 – 2008 là 6,796 tỷ đô la Singapore (SGD), 2008 – 2009 là 8,22 tỷ SGD và 2009 – 2010 là 8,7 tỷ SGD. Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế, Singapore đã xây dựng một hệ thống trường cao đẳng nghề, trường đại học quy mô lớn và khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Ngoài ra Singapore còn có những chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực tài năng được đánh giá là bài bản nhất trên thế giới.
48
Với chính sách tiền lương biến đổi phù hợp và linh động cũng như chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài đã là một ưu điểm nổi bật làm nên một môi trường đầu tư Singapore vô cùng hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Chú trọng đến công tác xúc tiến đầu tƣ
Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường quảng bá và luôn giành sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất cho các dự án đầu tư nước ngoài. Ban quản lý kinh tế và ban phát triển thương mại của Singapore có những văn phòng rộng khắp trên toàn cầu nhằm cung cấp thông tin và trợ giúp cho những đối tác nước ngoài muốn làm ăn kinh doanh, hay đầu tư và Singapore
Các thông báo cụ thể và trợ giúp về việc thành lập doanh nghiệp, thuế, thị trường và những hoạt động khác có thể có được từ Ủy ban vật giá Singapore (Price Waterhouse). Ngoài các thông tin về nền kinh tế, các ngành và cơ chế quản lý nói chung, còn có các ấn phẩm, các trang web cung cấp sự hỗ trợ về thủ tục cấp phép cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn trang web Đăng ký thành lập công ty (the Registry of Companies) cung cấp đầy đủ thông tin và các mẫu đơn cần thiết có thể tải xuống một cách dễ dàng từ Internet.
3.1.2.1.2. Đánh giá chung về khung chính sách trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore
Ƣu điểm
Những chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore đã giúp cho Singapore phát triển một cách vượt bậc so với các nước trong khu vực.
Các chính sách hướng đến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư FDI. Chính sách thu hút của Singapore được nhiều các quốc gia học tập để thu hút vốn FDI của nước mình.
Thứ nhất: Khung pháp lý rõ ràng, hệ thống điều chỉnh minh bạch.
Chính phủ Singapore áp dụng các luật như nhau đối với các nhà đầu tư địa phương và nước ngoài, ngoài các yêu cầu điều chỉnh trong một số ngành (dịch vụ tài chính và viễn thông) còn các lĩnh vực khác các nhà đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư, và kinh doanh thu lợi. Bên cạnh đó là việc thúc đẩy một môi trường điều