CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE
3.2. Tác động của môi trường đầu tư đến việc thu hút FDI của Singapore
3.2.3. Cơ cấu các nhà đầu tư
Bảng 3.11: Các nước đầu tư FDI nhiều nhất vào Singapore năm 2015 (Đơn vị: Tỷ USD)
Tiêu chí Quốc gia đầu tƣ nhiều nhất vào Singapore năm 2015
Mỹ Anh Trung Quốc Hồng kông
Lượng vốn FDI 385 179 139 92
(Nguồn: World Investment Report 2016) Nhìn chung, đối tác chính của Singapore là các nhà đầu tư từ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hồng Kông. Đây cũng chính là các nhà đầu tư chiến lược mà Singapore luôn hướng tới trong thu hút FDI, Singapore muốn không chỉ tranh thủ nguồn vốn đầu tư mà còn tranh thủ cả công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý cao của họ.
Các nước rót vốn đầu tư nhiều nhất vào Singapore lần lượt là Mỹ (385 tỷ USD), Anh (179 tỷ USD), Trung Quốc (139 tỷ USD) và Hongkong (92 tỷ USD) (theo Viện thống kê Singapore, 2015). Trong những năm gần đây, đầu tư từ Nhật Bản có xu hướng giảm dần trong tổng vốn đầu tư so với các nhà đầu tư khác, nguyên nhân một phần là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số nước trong khu vực nhằm thu hút vốn FDI từ Nhật Bản (như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…), còn đầu tư của Anh vào Singapore lại có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, Singapore vẫn đứng đầu các quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về thu hút đầu tư từ bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản (theo Thời báo Kinh tế Singapore 2016).
Báo cáo mới nhất do Viện Kế toán Vương quốc Anh và xứ Wales công bố cho thấy, hơn 50% các khoản đầu tư nước ngoài xuất phát từ bốn nền kinh tế kể trên có
73
điểm đến là Singapore; trong đó Ấn Độ chiếm tỷ lệ cao nhất với 97% các khoản đầu tư của nước này vào ASEAN là ở Đảo quốc Sư tử.
Đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Doanh nghiệp - đối tác của ICAEW - về các nền kinh tế Đông Nam Á theo quý, với trọng tâm là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cho thấy phương thức đầu tư của Trung Quốc dường như khác với ba cường quốc còn lại.
Theo đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phân bổ một lượng vốn đầu tư đáng kể vào Myanmar, Lào và Campuchia với tỷ lệ tương ứng là 11%, 7% và 8%. Trong khi đó, mỗi quốc gia trong ba "gã khổng lồ" còn lại có chưa đến 0,1% các khoản đầu tư tại các thị trường mới nổi. Điều này giúp Trung Quốc thu hút nguồn tài nguyên và tiếp cận được các tiềm năng về thương mại và vận chuyển hàng hải phía Tây, thay vì lệ thuộc hoàn toàn vào đường biển phía Đông.
Báo cáo cũng lưu ý rằng việc cạnh tranh nhằm tạo ảnh hưởng trong khu vực giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn sẽ có lợi cho ASEAN trong việc khơi thông nguồn vốn Trung Quốc dưới hình thức Quỹ Hợp tác Đầu tư Trung Quốc-ASEAN và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á. Trong khi đó, Nhật Bản cũng đã cam kết cùng với Ngân hàng Phát triển châu Á đầu tư 110 tỷ USD vào các dự án hạ tầng châu Á...ASEAN đang chứng minh rằng thay vì cạnh tranh lẫn nhau, các nền kinh tế có cơ cấu tương đồng có thể bù đắp lẫn nhau, hình thành nên các mạng lưới xuyên quốc gia.Mỗi nước có thể tập trung chuyên môn hóa đến mức tối đa, xây dựng các chuỗi cung ứng có phạm vi rộng khắp toàn khu vực Đông Á - và như vậy, các hoạt động khai thác, chế biến nguyên vật liệu, sản xuất phụ tùng, lắp ráp đều sẽ diễn ra ở những địa điểm khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc các lợi ích tối đa từ thương mại sẽ được hiện thực hóa.
Bên cạnh những thành tựu Singapore đạt được trong những năm 2015-2017, để có sự so sánh dưới đây là một số thành tựu Singapore đã đạt được trong giai đoạn 2000-2005.
74
Bảng 3.12: Các nhà đầu tƣ chính vào Singapore từ khu vực Châu Âu (Đơn vị: triệu SGD)
Nước 2004 2005 % tăng giảm
Châu Âu 113,140 124,582
Anh 45,195 50,134 10,9
Hà Lan 32,263 31,726 -1,7
Thụy Sỹ 16,547 21,651 30,8
Na-uy 6,238 7,852 25,9
Đức 7,322 7,569 3,4
Pháp 5,575 5,650 1,3
(Nguồn: World Investment Report 2016) Châu Âu là khu vực đầu tư nhiều nhất vào Singapore (luôn chiếm gần 50%
tổng vốn FDI vào nước này). Khi nói đến các nhà đầu tư từ Châu Âu không thểkhông nhắc tới Anh - nhà đầu tư truyền thống của Singapore. Năm1970 dòng vốn từ Anh đã chiếm tới 30% tổng vốn FDI vào Singapore, Anh cũng luôn được Singapore coi là đối tác đầu tư lớn và mang tầm chiến lược. Có thể thấy FDI từ Anh năm 2005 là 50,134 triệu USD tăng so với năm2004 (45,195 triệu USD) - vẫn giữvị trí nhà đầu tư số một từ Châu Âu. Đứng thứ hai là Hà Lan với số vốn đầu tư là 32,263 triệu USD năm 2004 và 31,726triệu USD năm 2005. Vị trí tiếp theo thuộcvề Thụy Sỹ, Nao-uay, Đức và cuối cùng là Pháp.
Bảng 3.13: Các nhà đầu tƣ chính vào Singapore từ khu vực Châu Á giai đoạn 2004-2005
(Đơn vị: %))
2004 2005 % tăng giảm
Châu Á 64,215 73,975
Nhật Bản 37,514 41,123 9,6
Malaixia 5,146 7,156 39,1
Đài Loan 5,732 7,140 24,6
Hồng Kông 4,585 4,890 6,7
Indonesia 1,097 1,259 14,8
(Nguồn: World Investment Report 2016)
75
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực Châu Á đầu tư vào Singapore. Ngay từ những năm 1970, Nhật đã là đối tác chiến lược của Singapore trong thu hút FDI.
Năm 1970, Nhật Bản chiếm 8,2% tổng FDI vào Singapore, đến năm 1990, con số này là 20,6%, năm 2000 còn có 15,5% và các năm sau tuy lượng vốn đầu tư vào có giảm xét trên tổng FDI, song Nhật Bản vẫn là một nhà đầu tư lớn của Singapore.
Dựa vào số liệu trên có thể thấy Nhật Bản chiếm tới trên 50% FDI của khu vực Châu Á tại Singapore với sốvốn là 37,514 triệu USD (2004) và 41,123 triệu USD (năm 2005). Đứng thứhai là Malayxia, song số vốn đầu tư khiêm tốn hơn nhiều so với Nhật Bản, con số này chỉ là 5,146 triệu USD (2004) và 7,156 triệu USD (2005).
Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ hơn dòng vốn FDI (năm 2005) vào Singapore từ các khu vực trên thế giới. Đến hết năm 2005, 2/5 nguồn vốn FDI vào Singapore là từ các nước thuộc Liên minh Châu Âu (134 tỷ UDS), sau đó là Anh (50 tỷ USD), Hà Lan (32 tỷ USD) đây cũng là những nhà đầu tư chính từ Châu Âu. Các nhà đầu tư Châu Á chiếm gần 24% tổng FDI vào Singapore, trong đó Nhật Bản giữ vị trí nhà đầu tư số 1 ở khu vực này với tổng số vốn là 74 tỷ USD. Đầu tư từ khu vực Bắc Mỹ chiếm 15% tổng FDI ở Singaprore (45 tỷ USD), trong đó Mỹdẫn đầu với tổng vốn đầu tư là 43 tỷ USD.