Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của singapore và gợi ý đối với việt nam (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê

33

mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu, biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu và thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các công cụ: Số tương đối, số tuyệt đối… nhằm mô tả thực trạng môi trường đầu tư FDI của Singapore.

Luận văn sử dụng phương pháp này để:

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu là môi trường FDI của Singapore trong thời gian qua nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định về mặt chính sách để phát triển môi trường FDI Việt Nam theo hướng bền vững.

- Chỉ ra các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập được.

- Xem xét các mặt, các ưu điểm và nhược điểm trong môi trường FDI của Singapore trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với môi trường FDI tại Việt Nam.

Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về môi trường FDI của Singapore.

Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong nghiên cứu đã được nêu trong chương 1 về thực trạng môi trường FDI của Singapore và từ đó liên hệ với thực trạng môi trường FDI tại Việt Nam.

Bước 3: Đưa ra kết luận nhằm phát triển môi trường FDI của Việt Nam theo hướng hiệu quả và bền vững.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Đây là những số liệu xác thực giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những gợi ý đối với việc đẩy mạnh phát triển bền vững môi

34

trường FDI của Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Singapore qua các năm, so sánh số liệu kinh tế của Việt Nam qua các năm. Tìm hiểu sự tương đồng trong mỗi môi trường đầu tư, và chỉ ra sự khác biệt. So sánh điểm mạnh, điểm yếu của mội quốc gia. Từ đó, rút ra những kết luận trong bài nghiên cứu. Phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp.

Luận văn sử dụng phương pháp này để:

- Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề thực trạng môi trường FDI của Singapore và các nước trong khu vực để thấy được tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận đánh giá về môi trường FDIcủa Singapore đa chiều hơn, từ đó giúp đưa ra các gợi ý giúp Việt Nam trong việc thu hút FDI vào quốc gia.

Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh

Nội dung được so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề phân tích.

Bước 2: Xác định nội dung so sánh - Phạm vi được so sánh

- Số liệu so sánh được xác định tùy theo nội dung so sánh.

Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu:

+ Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.

+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.

+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.

Bước 4: Xác định mục đích so sánh

35

Mỗi số liệu được thu thập về thực trạng môi trường FDI của Singapore có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh sẽ giúp Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ những điểm mạnh và điểm hạn chế từ môi trường FDI của Singapore.

Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Đây là những số liệu xác thực giúp Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những gợi ý đối với việc đẩy mạnh phát triển bền vững môi trường FDI của Việt Nam trong thời gian tới. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của Singapore qua các năm, so sánh số liệu kinh tế của Việt Nam qua các năm. Tìm hiểu sự tương đồng trong mỗi môi trường đầu tư, và chỉ ra sự khác biệt. So sánh điểm mạnh, điểm yếu của mội quốc gia. Từ đó, rút ra những kết luận trong bài nghiên cứu. Phương pháp này nhằm tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp.

2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích lý thuyết: Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng) liên quan đến thực trạng môi trường FDI của Singapore và Việt Nam; Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố) và Phân tích nội dung.

Phương pháp tổng hợp lý thuyết: liên kết những yếu tố của môi trường đầu tư, tổng hợp những mối quan hệ, đưa ra kết luận để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ. Bao gồm: lựa chọn tài liệu, sắp xếp tài liệu, tổng hợp đưa ra kết quả.

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo các tiếp cận hệ thống.

Luận văn sử dụng phương pháp này để:

- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về môi trường đầu tư và môi trường FDI tại Singapore.

36

- Phân tích hiện trạng phát triển, đánh giá quá trình phát triển và tiềm năng phát triển của môi trường FDI của Singapore trong thời gian qua.

- Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến những số liệu thể hiện thành tựu trong việc thu hút FDI tại Singapore khi so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1. Xác định vấn đề phân tích.

Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm lý thuyết về thực trạng môi trường FDI của Singapore trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích, giải thích vì sao cần chú trọng thu hút FDI ? Đánh giá những thành công cũng như những tồn tại trong quá trình phát triển FDI tại Singapore ?

Vấn đề tiếp theo cần được phân tích là hiện trạng phát triển của môi trường FDI tại Singapore, luận văn phân tích khái quát môi trường FDI tại Việt Nam, sau đó đưa ra những gợi ý Việt Nam có thể học tập từ Singapore.

Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích ở bước 1, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan.

Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về môi trường đầu tư như các sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về nghiên cứu môi trường đầu tư, các bài báo khoa học, các bài viết, các trang web về môi trường đầu tư, các báo cáo nghiên cứu…Những tài liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập được về môi trường đầu tư và môi trường FDI, luận văn đã nghiên cứu các số liệu, dữ liệu về thực trạng môi trường

37

FDI của Singapore. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính.

Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về thực trạng môi trường FDI của Singapore trong thời gian qua. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của Luận văn đối với việc phát triển môi trường đầu tư FDI của Việt Nam trong thời gian tới.

2.2.4. Phương pháp kế thừa

Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học. Hầu hết các phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kếthừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo của các nhà nghiên cứu đi trước.

Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu như đã nêu ở phần tổng quan vấn đề nghiên cứu và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của singapore và gợi ý đối với việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)