Các yếu tố nổi bật môi trường FDI của Singapore

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của singapore và gợi ý đối với việt nam (Trang 68 - 77)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE

3.1. Phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore

3.1.3 Các yếu tố nổi bật môi trường FDI của Singapore

Các yếu tố của môi trường đầu tư như quy mô thị trường, tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, chất lượng lao động, chi phí lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và thuế quan, độ mở của chính sách chính phủ, hiệu quả của bộmáy hành chính... ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, từ đó có tác động tới ý định và hành vi của nhà ĐTNN và tác động tới dòng chảy vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển. Môi trường tác động đến FDI theo hai chiều hướng:

thứ nhất , môi trường thuận lợi,hấp dẫn sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài; thứ haim môi trường khống thuận lợi thì sẽ cản trở các nhà đầu tư hiện tại tăng vốn để đầu tư cũng như thu hút thêm nhà đầu tư mới. Singapore có

59

một môi trường FDI đặc thù và tạo ra sức hấp dẫn đối với việcthu hút FDI và phát triển bền vững trên trường quốc tế.

Tăng trưởng kinh tế

Năng lực tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả (cả trong nước và nước ngoài). Tăng trưởng kinh tế cao, và bền vững chứng tỏ các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, từ đó tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế nên quy mô vốn đầu tư trong nước tăng lên. Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng cao là tín hiệu để thu hút vốn ĐTNN, tốc độ tăng trưởng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó là cao làm cho dòng vốn ĐTNN sẽ chảy từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao. Năng lực tăng trưởng kinh tế cao cũng cho thấy quốc gia đó đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi.

Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa sức mua tăng lên do đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá và thu hút nhà đầu tư.

Singapore là mô ̣t quốc đảo với diê ̣n tích gần 700 km2 và dân số khoảng 5,18 triê ̣u người. Tuy nhiên Singapore la ̣i có được mức tăng trưởng GDP đáng kinh nga ̣c 5% (năm 2011) (theo World bank, “world development indicators 2011”) [44] và mức GDP bình quân đầu người vào khoảng 46,241 USD (theo UNCTAD 2013) [38] vì vậy Singapore vẫn được đánh giá là một trong nhũng nước có thị trường tiềm năng nhất thế giới . Điều này đã ta ̣o được rất nhiều thuâ ̣n lợi cho Singapore trong viê ̣c thu hút đầu tư nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.

Singapore không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên và một giới kinh doanh giàu kinh nghiệm và có đủ khả năng (dòng các nhà kinh doanh di cư từ Trung Quốc chủ yếu đã sang Hồng Kông). Thêm nữa, việc các lực lượng quân sự

60

Anh rút đi đã làm mất khoảng 20% đóng góp cho nền kinh tế của Singapore.

Singapore đã không có sự lựa chọn chính sách nào ngoài chính sách công nghiệp hoá và do thiếu hụt các năng lực bản địa nên Singapore đã phải dựa vào các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) để có được vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Chiến lược công nghiệp của Singapore đã được xây dựng dưới sự lãnh đạo đầy năng lực và quyền lực của Thủ tướng Lý Quang Diệu (từ 1959 đến 1990) cũng như Bộ trưởng Kinh tế Goh Keng Swee và một phần dựa vào công trình nghiên cứu của UNDP năm 1960 về tương lai của Singapore, do Albert Winsemius (cố vấn kinh tế cho đến năm 1984) xây dựng. Winsemius đã khuyến nghị thành lập Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB) chịu trách nhiệm về quá trình công nghiệp hoá của Singapore với hình thức là cơ quan một cửa, lựa chọn tất cả các yêu cầu của nhà đầu tư và định hướng vào sửa chữa tàu biển, gia công kim loại, hoá chất, thiết bị và linh kiện.

Chính phủ Singapore đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu phát triển, xây dựng những nguồn năng lực chủ đạo như các trung tâm kỹ thuật các viện nghiên cứu, các cơ sở thiết kế và các trung tâm nhân lực chuyên môn.

Nền kinh tế Singapore phụ thuộc sâu sắc vào nước ngoài trên nhiều phương diện, đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và kỹ thuật cùng với thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu.Singapore đang tích cực thúc đẩy và phát triển của công nghệ sinh học công nghiệp. Hàng trăm triệu đô la đã được đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ nghiên cứu và phát triển và tuyển dụng các nhà khoa học hàng đầu quốc tế đến Singapore. Các nhà sản xuất ma túy hàng đầu như GlaxoSmithKline, Pfizer và Merck & Co, đã thành lập các nhà máy tại Singapore..

Dược phẩm chiếm hơn 16% sản lượng sản xuất của đất nước

Nhìn chung, kinh tế Singapore phát triển ổn định và có một cơ sở hạ tầng phát triển, năm 2003, Singapore được “Political and Economic Risk Consultancy”

đánh giá là đất nuớc có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật có chất lượng tốt nhất.

Singapore nối kết với tất cả các nơi trên thế giới một cách dễ dàng qua đường biển, đường hàng không và các phương tiện viễn thông. Sân bay Quốc tế Changi phục vụ

61

hơn 60 hãng hàng không, có đường bay đến hơn 145 thành phố trên thế giới và trong nhiều năm được bình bầu là sân bay hiện đại nhất trên thế giới. Việc đi lại đến tất cả mọi nơi trong quốc gia này rất dễ dàng vì có hệ thống giao thông mặt đất rất hiệu quả và chất lượng dịch vụ cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống năng lượng, cấp thoát nước, mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc. Trình độ của các nhân tố này cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, tạo ra môi trường cho hoạt động đầu tư. Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến tốc độ chu chuyển đồng vốn. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư. Cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Khi cơ sở hạ tầng thiếu thốn, lạc hậu sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và tạo ra rào cản cho hoạt động đầu tư. Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà ĐTNN, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao. Nhà đầu tư chỉ đầu tư ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.

- Hệ thống cung cấp năng lượng và nước sạch đảm bảo cho việc sản xuất quy mô lớn và liên tục. Các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu sản xuất liên tục sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.

- Mạng lưới giao thông góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Nó phục vụ cho việc cung ứng vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không. Các tuyến đường giao thông trọng yếu là cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được hao phí chuyên chở không cần thiết, giảm chi phí vận chuyển.

- Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động

62

trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Thông tin liên lạc chậm trễ sẽ đánh mất cơ hội làm ăn. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư là môi trường có hệ thống thông tin liên lạc tốt và cước phí rẻ.

Môi trường pháp luật

Singapore luôn dành ưu tiên cho việc tạo dựng môi trường hòa bình ổn định tại Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương, duy trì hệ thống thương mại đa phương, tự do và mở, sẵn sàng hợp tác với bất kỳ quốc gia nào vì lợi ích chung và duy trì một nền kinh tế mở.Tính đến nay, Singapore đã ký thỏa hiệp về bảo hộ đầu tư với các thành viên khác của tổ chức ASEM, Liên minh kinh tế Bỉ - Luxembourg và 19 đối tác kinh tế sau: Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Ai cập, Pháp, Đức, Hungary, Latvia, Mông cổ, Hà Lan, Pakistan, Ba lan, Quần đảo Riau, Slovania, Srillanka, Thụy sỹ, Đài loan, Anh và Mỹ. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là những thỏa thuận về đầu tư quốc tế, cộng với hoạt động ngoại thương phát triển nhanh đã góp phần đẩy mạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng ở Singapore.

Chính sách đầu tư nước ngoài của Singapore nhìn chung tự do và thông thoáng. Những quan tâm đến chính sách của Chính phủ là: không có chính sách quốc gia hóa, môi trường kinh doanh ổn định làm động lực tăng cường đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tưvà tài chính rộng rãi, không hạn chế quyền sở hữu của nước ngoài đối với các công ty Singapore, không đòi hỏi liên doanh với đối tác trong nuớc…

Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều có một hệ thống luật quy định về hoạt động đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư;

bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư;

quản lý nhà nước về đầu tư. Môi trường pháp lý đối với hoạt động ĐTNN bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, từ hiến pháp cơ bản đến các đạo luật cụ thể. Nhà nước giữ một vai trò quan trọng xây dựng hệ thống pháp luật và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Hệ thống các

63

chính sách và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh gồm chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần... Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của nhà nước thông qua các chủ trương và hành động cụ thể. Nhà nước điều hành và quản lý kinh tế, giám sát hoạtđộng của các DN và nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế.

Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực nào đó, đồng thời các chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó.

Quá trình đầu tư bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, sử dụng nguồn lực lớn, thời gian tiến hành các hoạt động dài nên môi trường pháp luật ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả. Những điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong nội dung của hệ thống luật là:

Thứ nhất, có sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh; Hai là, qui chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại nước sở tại; Ba là, các qui định về thu thuế, mức thuế các loại, giá và thời hạn thuê đất; Bốn là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Nếu như các qui định về mặt pháp lý đảm bảo an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa khi hoạt động đầu tư đó không phương hại đến an ninh quốc gia, và việc di chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng thì khả năng hấp dẫn và thu hút vốn ĐTNN càng cao.

Ổn định chính trị và xã hội

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thương mại vững vàng và môi trường kinh tế thuận lợi, Singapore còn có một nền chính trị - pháp luật ổn định. Chính quyền ổn định và giàu năng lực cũng là nhân t ố góp phần giúp Singapore phát triển nhanh chóng.

Singapore là một nước Cộng hòa có hệ thống chính trị tập trung vào chế độ dân chủ. Singapore theo chế độ đa đảng. Đảng Hành Động Nhân Dân (PAP) là đảng cầm quyền hiện tại trong Chính phủ, nắm quyền kiểm soát đường lối chính trị từ khi nhà nước tự chủ được thành lập vào năm 1959.

64

Một khuyến khích quan trọng là Pháp lệnh về các Ngành công nghiệp ưu tiên năm 1959. Theo Pháp lệnh này, các Công ty được miễn (hoặc được giảm đáng kể) thuế Công ty (40%) trong một thời kỳ cố định nếu phát triển các sản phẩm mới.

Ngoài ra, còn có nhiều hình thức khuyến khích thuế khác, trong số đó có:

khuyến khích mở rộng kinh tế, cắt giảm thuế công ty cho những công ty được chấp thuận xuống còn 4% khi Singapore xác định là cần khuyến khích nhiều hơn các công ty có hàm lượng sử dụng vốn cao so với những công ty có hàm lượng sử dụng lao động cao. Singapore có một nền chính trị bình ổn cao, điều đó đã tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh của các doanh nhân trong nước cũng như việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ nước này đưa ra các chính sách thuế rất ưu đãi: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập....

Ngoài ra việc ban hành các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá phù hợp đã tạo tiền đề thuận lợi cho các nhà kinh doanh vận hành nó trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Sự ổn định của môi trường đầu tư là điều kiện cần cho quyết định bỏ vốn của hoạt động đầu tư. Nhà ĐTNN chỉ bỏ vốn khi quốc gia có môi trường đầu tư ổn định, an toàn cho sự vận động của số vốn mà họ bỏ ra. Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút ĐTNN bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư nhất là các nhà ĐTNN. Đó là việc ban hành các luật lệ, chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động ĐTNN, tạo ra sự phát triển ổn định của nền kinh tế, ổn định xã hội.

Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới đường lối phát triển không nhấtquán và chính sách bất ổn định. Chính phủ đương thời cam kết không quốc hữu hoá tài sản, vốn của người nước ngoài nhưng chính phủ mới chưa chắc đã thống nhất với quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến quyền sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài bị đe doạ. Hoặc ở một số nước, khi chính phủ mới lên lãnh

65

đạo sẽthay đổi định hướng đầu tư của nước chủ nhà (thay đổi lĩnh vực khuyến khích, chiến lược xuất nhập khẩu…) khiến các nhà đầu tư ở trong tình trạng rút lui không được mà tiến hành tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ.

Ôn định và quản lý tỷ giá hối đoái

Singapore đã xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế vững chắc. Điều đó đã hỗ trợ cho Singapore vượt qua những thử thách về kinh tế mỗi khi phải đương đầu.

Với tỉ lệ tiết kiệm cao, nguồn vốn dự trữ lớn, lưu lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao, tỉ lệ nợ gần như không tồn tại, Singapore đã có khả năng "chịu đòn" cũng như đề ra các biện pháp kịp thời và quyết đoán để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực đến từ đợt khủng hoảng.

Không những vậy, khả năng linh hoạt trong việc điều khiển tỉ lệ hối đoái và tiền lương đã giúp Singapore hồi phục tốt hơn phần lớn các nước trong khu vực. Nỗ lực sự dụng nhiều chiến lược cùng một lúc (kết hợp với chính sách tài chính và tiền tệ, Singapore không những tránh được tình huống xấu nhất của khủng hoảng, mà còn "rải" gánh nặng cải biến lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Chất lƣợng nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của môi trường đầu tư là nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng và giá cả sức lao động. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù, tính kỷ luật, ý thức trong lao động… Chất lượng lao động có ảnh hưởng tới thu hút vốn ĐTNN, tới cơ cấu ĐTNN, tới đầu tư vào lĩnh vực cụ thể. Nếu chất lượng lao động cao và chi phí lao động thấp thì môi trường đầu tư càng hấp dẫn, làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề…

Là một quốc đảo không có nhiều tài nguyên , đây là mô ̣t bất lợi cho Singapore trong viê ̣c thu hút vốn FDI . Tuy nhiên , để khắc phục vấn đề này

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của singapore và gợi ý đối với việt nam (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)