Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia và gợi ý chính sách cho việt nam

23 797 5
Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia và gợi ý chính sách cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho Việt Nam Tô Hoàng Anh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế TG và Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Phân tích và làm rõ những nhân tố cấu thành môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng. Nghiên cứu môi trường FDI ở Malaysia và tác động của nó đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhìn nhận rõ vai trò của FDI trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích điểm mạnh điểm yếu trong môi trường FDI của Malaysia để từ đó có những gợi ý chính sách phù hợp với môi trường thu hút FDI của Việt Nam. Keywords: Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nguồn vốn; Quan hệ quốc tế; FDI; Malaixia Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI có ý nghĩa quan trọng, cần thiết đối với các nước đang phát triển. Nó chẳng những bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, mà còn tiếp nhận được công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường… Vấn đề thu hút FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường thu hút FDI tại mỗi quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc cạnh tranh thu hút FDI. Với những điểm khá tương đồng về kinh tế, tiềm năng phát triển, Malaysia đã và đang trở thành một mô hình đáng để chúng ta nghiên cứu và xem xét. Quy mô thu hút FDI của hai quốc gia Việt Nam và Malaysia là khá giống nhau. Malaysia là trong những quốc gia đầu tư mạnh vào Việt Nam (đứng thứ 15 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam). Nên việc nghiên cứu về môi trường thu hút FDI của Malaysia để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là cần thiết. Xuất phát từ những ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn nội dung “Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho Việt Nam”làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Về vấn đề nghiên cứu môi trường thu hút FDI của Malaysia cũng đã có một số công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, như sau: 2.1. Công trình nghiên cứu của các học giả quốc tế Công trình nghiên cứu “Malaysia - tổng quan khung pháp lý trong đầu tư trực tiếp nước ngoài “ của tác giả Arumugam Rajenthran trên Tạp chí Kinh tế và tài chính số 5/2002 do Viện nghiên cứu Đông Nam Á – Singapore xuất bản tháng 10/2002. Công trình nghiên cứu về “Thu hút FDI ở Malaysia và bối cảnh chính sách” của Rajah Rasiah and Chandran Govindaraju – trường Đại học Columbia – 25/4 năm 2011. Công trình đã nghiên cứu chung về bối cảnh thu hút FDI của Malaysia trong tình hình chung của thế giới, các cơ chế chính sách về FDI so với một số quốc gia trong khu vực, nhận định về sự sụt giảm FDI của Malaysia, các phản ứng của Chính phủ Malaysia. Công trình nghiên cứu tập trung chính vào các số liệu vĩ mô, một số đánh giá về triển vọng và hiệu quả chính sách thu hút FDI, chưa có cái nhìn tổng quan về tất cả các yếu tố của môi trường thu hút FDI của Malaysia. Tác giả Yumiko Okamoto (1994) đã có bài nghiên cứu “Tác động của chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư đến chính sách kinh tế của Malaysia”, bài viết đã đề cập đến một số chính sách về chuyển giao công nghệ, liên kết các ngành kinh tế được phản ánh đến năm 1995. 2.2 Công trình nghiên cứu của các học giả trong nước Công trình nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaysia – kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Phùng Xuân Nhạ, được Nhà xuất bản thế giới phát hành năm 2000 tại Hà Nội. Công trình nghiên cứu của Đào Lê Minh và Trần Lan Hương trong “Kinh tế Malaysia” được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2001 tại Hà Nội. Luận án tiến sỹ kinh tế về vấn đề “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Cơi năm 2005, đã đề cập tương đối toàn diện các chính sách thu hút FDI của Malaysia, thông tin về chính sách và số liệu được cập nhật đến năm 2005. Một số nghiên cứu khác có liên quan đến chính sách thu hút FDI của Malaysia như: Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003) trong “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan”; Phạm Xuân Dũng (2004) trong “Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”; Nguyễn Bích Đạt (2006) trong “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổng thể môi trường thu hút FDI của Malaysia giai đoạn 1998- 2011. Vì vậy, luận văn sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về việc cải thiện môi trường FDI của Malaysia để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách phù hợp với Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu của đề tài Thông qua nghiên cứu và phân tích, đề tài đem tới cách nhìn khái quát và khách quan về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Malaysia. Từ những khía cạnh khác nhau của các yếu tố trong môi trường FDI tại Malaysia, chúng ta đúc rút từ đó những điều thành công, chưa thành công của Malaysia từ đó có những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường FDI của mình. 3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu - Phân tích và làm rõ những nhân tố cấu thành môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. - Nghiên cứu môi trường FDI ở Malaysia và tác động của nó đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhìn nhận rõ vai trò của FDI trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phân tích điểm mạnh điểm yếu trong môi trường FDI của Malaysia để từ đó có những gợi ý chính sách phù hợp với môi trường thu hút FDI của Việt Nam. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu môi trường FDI của Malaysia giai đoạn 1998-2011, từ đó đưa ra các gợi ý về cơ chế chính sách đối với Việt Nam trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là phép biện chứng duy vật. Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để rút ra kết luận và đưa ra các gợi ý về việc xây dựng cơ chế chính sách thu hút FDI tại Việt nam trong giai đoạn mới, phương pháp xin ý kiến chuyên gia. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận về môi trường FDI. - Làm rõ thực trạng về môi trường FDI của Malaysia, những điểm mạnh, điểm yếu, thành công và chưa thành công trong quá trình thu hút FDI của Malaysia. - Luận giải khả năng vận dụng kinh nghiệm về xây dựng môi trường FDI của Malaysia vào điều kiện nước ta hiện nay, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng những kinh nghiệm này. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Môi trƣờng đầu tƣ 1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư Trong phạm vi một quốc gia, đầu tư bao gồm hai loại: Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài là một cách hiểu của đầu tư quốc tế . Phân loại theo dòng chảy của vốn đầu tư quốc tế, một quốc gia có thể là nước đầu tư hoặc là nước nhận đầu tư. Đầu tư quốc tế là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động kinh tế quốc tế và ngày càng chiếm tử trọng cao trong tổng đầu tư do xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Xét về phương thức quản lý vốn đầu tư, đầu tư quốc tế bao gồm các hình thức sau đây: Đầu tư gián tiếp nước ngoài: tín dụng thương mại quốc tế; đầu tư trực tiếp nước ngoài… 1.1.1.2. Môi trường đầu tư Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố về pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một quốc gia có liên quan. Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước. (i) Môi trường đầu tư trong nước: đây là môi trường tổng hợp các yếu tố nhằm thúc đẩy dòng vốn trong nước của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động tại nước sở tại. (ii) Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài: là tổng thể các yếu tố về pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một quốc gia có liên quan. Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư ngoài nước. (iii) Kết cấu của môi trường đầu tư: Môi trường chính trị - xã hội.;Môi trường kinh tế và tài nguyên. Môi trường cơ sở hạ tầng; Môi trường pháp lý;Môi trường lao động. 1.1.2. Môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) Trước khi tìm hiểu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chúng ta cần phải hiểu yếu tố cốt lõi của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu như thế nào. 1.1.2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI): Là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vốn đủ lơn và kỹ thuật vào nước nhận đầu tư, trực tiếp tham gia vào việc quản lý, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh. Hình thức này khác với đầu tư gián tiếp, trong đầu tư trực tiệp chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. 1.1.2.2. Các hình thức FDI - Phân theo hình thức đầu tư * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: - Phân theo bản chất đầu tư Đầu tư phương tiện hoạt động Mua lại và sáp nhập - Phân theo tính chất dòng vốn Vốn chứng khoán Vốn tái đầu tư Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ - Phân theo động cơ của nhà đầu tư Vốn tìm kiếm tài nguyên Vốn tìm kiếm hiệu quả Vốn tìm kiếm thị trường Bên cạnh các hình thức trên còn có một số hình thức FDI đặc biệt sau: (i) Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building operate transfer - BOT). (ii) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Building transfer operate – BTO). (iii) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building Transfer - BT). Các hình thức đầu tư ngày càng trở nên đa dạng về hình thức, về vốn chủ sở hữu, về dòng tiền do đó việc thu hút FDI cũng như việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này đòi hỏi các nước nhận đầu tư có những điều chỉnh hợp lý về môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư vừa là nơi thu hút, nơi sử dụng và là nơi diễn ra các hoạt động FDI. 1.1.2.3. Vai trò của FDI Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Nguồn thu ngân sách lớn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi nhuận cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất. Sử dụng yếu tố nuớc ngoài trong sản xuất. Sử dụng nguyên liệu nước ngoài. Sử dụng công nghệ nước ngoài. Khai thác các thuận lợi về độc quyền. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính trị. 1.1.2.4. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hòa các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội có liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư và bảo đảm khả năng sinh lợi của vốn đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành trên cơ sở của việc hình thành môi trường đầu tư quốc tế, môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư. Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Môi trường kinh doanh ở nước đầu tư: bao gồm tất cả các yếu tố về chính trị, chính sách - pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế và các đặc điểm văn hóa xã hội. Mức độ hấp dẫn của từng yếu tố sẽ tạo ra những cơ hội hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư, qua đó tác động mạnh đến quyết định của họ trong việc so sánh nên đầu tư trong nước hay chuyển đầu tư ra nước ngoài. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhìn nhận dưới sự tổng hòa các môi trường sau: môi trường chính trị - xã hội; môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; môi trường lao động - tài nguyên. 1.2. Những môi trƣờng, nhân tố của môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.2.1. Môi trƣờng chính trị - xã hội 1.2.1.1 Khái niệm Môi trường chính trị - xã hội là sự tổng hợp của hai yếu tố: chính trị và xã hội. Hai yếu tố này luôn song hành cùng nhau để hình thành nên bộ mặt hay hình thái của một quốc gia. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường chính trị là môi trường trong đó thể hiện hình thức chính trị của một quốc gia (quân chủ, tư bản hay chủ nghĩa xã hội), thể chế chính trị, mức độ ổn định chính trị, là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. 1.2.1.2. Vai trò của môi trường chính trị - xã hội Có thể nói ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến tính rủi ro của các hoạt động đầu tư . Tình hình chính trị có liên quan chặt chẽ với sự ổn định của kinh tế – xã hội. Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc giảm khả năng rủi ro trong đầu tư. Đặc điểm văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư nước ngoài.Các yếu tố này có thể là những cản trở, kìm hãm hoặc khuyến khích các hoạt động đầu tư nước ngoài. 1.2.2. Môi trƣờng kinh tế 1.2.2.1. Khái niệm Môi trường kinh tế là toàn bộ các yếu tố kinh tế, chẳng hạn như: việc làm, thu nhập, lạm phát, lãi suất, năng suất, sự giàu có, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và các tổ chức kinh tế… Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó. Các yếu tố trong môi trường kinh tế: Tổng thu nhập quốc dân: GDP Thu nhập cá nhân, phân phối thu nhập. Tình hình đầu tư. Thất nghiệp. Chỉ số giá, lạm phát. Cơ cấu nền kinh tế 1.2.2.2. Vai trò của môi trường kinh tế Có thể nói đây là các yếu tố có tác động mạnh hơn các chính sách ưu đãi về tài chính của nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trưởng kinh tế đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Môi trường kinh tế quyết định khả năng thu hút vốn cũng như khả năng sử dụng vốn đầu tư của một quốc gia. Môi trường kinh tế ảnh hưởng tới dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến một quốc gia bất kỳ hay cả thế giới. 1.2.3. Môi trƣờng cơ sở hạ tầng 1.2.3.1. Khái niệm Theo quan điểm triết học, cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.Nó phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ xã hội của quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. Các yếu tố của môi trường cơ sở hạ tầng với tư cách là một bộ phận của môi trường đầu tư FDI, bao gồm: Cơ sở hạ tầng giao thông. Cơ sở hạ tầng kinh tế: hệ thống tài chính, ngân hàng, cơ sở hậu cần kinh doanh (kho tàng, bến bãi, vận chuyển); khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt. Cơ sở hạ tầng xã hội: cơ sở y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, vui chơi giải trí. 1.2.3.2. Vai trò của môi trường cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn quốc gia đầu tư, lĩnh vực đầu tư, thời gian đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế. 1.2.4. Nhân tố pháp lý (môi trƣờng chính sách, pháp luật) 1.2.4.1. Khái niệm Môi trường pháp lý là hệ thống pháp luật được quy định bởi Chính phủ của một quốc gia, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay môi trường pháp lý của một quốc gia còn chịu ảnh hưởng của các quy định quốc tế do các tổ chức, định chế kinh tế đưa ra (WTO, IMF, WB…), hoặc các hiệp định song phương và đa phương như FTA, TTP… 1.2.4.2. Vai trò của môi trường pháp lý Các hoạt động đầu tư nước ngoài chị tác động bởi nhiều chính sách của nước chủ nhà, trong đó có các chính sách tác động trực tiếp như quy định về lĩnh vực được đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư , quy định các tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như các chính sách về tài chính tiền tệ, thương mại, văn hóa – xã hội, an ninh, đối ngoại. 1.2.5. Nhân tốlao động, tài nguyên 1.2.5.1. Khái niệm Môi trường lao động, tài nguyên là sự kết hợp giữa hai môi trường lao động và tài nguyên. Hai môi trường này có sự gắn bó hữu cơ do mối tương tác giữa nguyên liệu đầu vào là tài nguyên và lực lượng sử dụng tài nguyên là lao động. Môi trường lao động là tổng hợp các yếu tố liên quan đến lao động như: lực lượng lao động, độ tuổi lao động, trình độ lao động Môi trường tài nguyên bao gồm điều kiện tự nhiên của một quốc gia, trữ lượng và chủng loại tài nguyên, nguồn nguyên liệu sẵn có, khả năng vận dụng và khai thác nguồn tài nguyên đó. 1.2.5.2. Vai trò của môi trường lao động và tài nguyên Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nhuyên thiên nhiên, dân số Đây là những yếu tố tác động quan trọng đến tính sinh lãi hoặc rủi ro của các hoạt động đầu tư. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cung cấp được các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ cho các hoạt động đầu tư. 1.3. Vai trò của môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.3.1. Tăng cƣờng thu hút FDI 1.3.1.1. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI Một quốc gia nắm bắt được dòng chảy FDI thì khả năng thu hút được FDI là rất cao, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào môi trường đầu tư của nước đó có đủ hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.Theo Ba ́ o ca ́ o đầu tư 2011 của UNCTAD, dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) toàn cầu năm 2011 tăng 5% so vơ ́ i năm 2010 và đạt mức 1,24 tỷ USD Đơn vị nghìn tỷ USD Hình 1.1.Dng vốn FDI toàn cầu (Global FDI Inflow) giai đoa ̣ n 2005 – 2010 (Nguồn:Báo cáo đầu tư quốc tế năm 2011 của UNCTAD) Như vậy xu hướng dòng chảy FDI tiếp tục tăng trong những năm tới, quá trình cạnh tranh của các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI diễn ra ngày càng khốc liệt, vai trò của môi trường đầu tư ngày càng trở nên quan trọng. Về điểm đến của dòng FDI hiện nay, các nước phát triển vừa là nơi cung cấp nguồn FDI chủ yếu nhưng đồng thời cũng là nơi hấp thụ FDI nhiều nhất thế giới. 1.3.1.2. Vai trò thu hút vốn của môi trường đầu tư Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều sự lựa chọn về địa điểm đầu tư, làm cho các nước phải tìm cách tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. 1.3.2 Chọn lọc nguồn FDI 1.3.2.1. Những tác động tiêu cực của FDI - Sự gia tăng hoạt động doanh nghiệp FDI kéo theo sự thay đổi về kế hoạch và quy hoạch phát triển chung của nền kinh tế, làm phát sinh nhanh nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, gây trầm trọng thêm một số vấn đề bức xúc xã hội (mất cân bằng về giới, bất bình đẳng về thu nhập…) - Vì mục tiêu lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài chọn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa bàn có nhiều lợi thế so sánh, đem lại hiệu quả đầu tư cao hơn. - Gian lận thuế, khai tăng chi phí, biến nước nhận đầu tư thành bãi rác công nghiệp, nơi tiêu thụ những công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, gây ra hiện tượng đình công mất ổn định trật tự xã hội. - Doanh nghiệp FDI có thể tận dụng các ưu thế về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý để chèn ép doanh nghiệp nội địa, cạnh tranh bất bình đẳng, tạo ra độc quyền trong nền kinh tế, chảy máu chất xám, tác động một phần tới văn hóa, lối sống truyền thống của người dân, kích thích tâm lý sùng bái hàng ngoại… - Doanh nghiệp FDI lợi dụng việc cần vốn của các nước để gây sức ép thay đổi chính sách có lợi cho nhà đầu tư, lãng phí đất đai, tiếp tay cho tệ nạn tham nhũng… 1.3.2.2. Chọn lọc nguồn FDI Chủ động lựa chọn nguồn vốn FDI cho phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia. Khả năng chọn lọc và hấp thụ FDI của một quốc gia rất quan trọng trong việc đảm bảo chiến lược phát triển của quốc gia đó. Chọn lọc nguồn FDI là điều kiện quan trọng để một quốc gia đảm bảo sự phát triển bền vững quốc gia. Sự phán xét của lịch sử, của nền kinh tế là thước đo chính xác nhất về thành công hay thất bại của một quốc gia về FDI. CHƢƠNG 2. MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA VÀ TÁC ĐỘNG THU HÚT FDI 2.1. Phân tích những yếu tố cấu thành môi trƣờng FDI 2.1.1. Môi trƣờng chính trị - xã hội 2.1.1.1 Toàn cảnh chính trị - xã hội Malaysia là một Liên bang Quân chủ theo bầu cử lập hiến . Nguyên thủ quốc gia Liên bang Malaysia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi là Vua Malaysia. Quyền hành pháp thuộc nội các do thủ tướng lãnh đạo; hiến pháp Malaysia quy định thủ tướng phải là một thành viên của hạ viện, 2.1.1.2. Giai đoạn 1998-2000 - Tình hình kinh tế giảm sút dẫn đến những bất ổn xã hội như tình hình thất nghiệp gia tăng, sản xuất đình đốn, sự sụt giảm về FDI… - Sự điều hành thống nhất và quyết liệt của Chính phủ Malaysia đã đưa quốc gia này dần vào ổn định, năm 1999 tăng trưởng GDP đạt 5,8%. Chính trị - xã hội đã dần ổn định. - Đây cũng là giai đoạn đem lại định hình chiến lược phát triển của Malaysia rõ ràng hơn, củng cố những nguyên tắc kinh tế cơ bản. Malaysia được đánh giá là nước có những chính sách vượt qua khủng hoảng khả quan nhất. 2.1.1.3. Giai đoạn 2001-2005 - Mọi nguồn lực tập trung vào việc khắc phục và phục hồi sau khủng hoảng kinh tế. - Chính trị có những thay đổi lớn về nhân sự (hàng loạt Bộ trưởng đã ra đi), Chính phủ Malaysia đã xác định rõ rệt hơn mục tiêu tăng trưởng, mục đích và cách thức tiếp cận FDI. [...]... tiến đầu tư KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài” Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho Việt Nam , luận văn đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu và có những đóng góp sau: Thứ nhất, đã làm rõ vấn đề lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết về FDI của các nhà kinh tế học, xem xét các thành phần của môi trường. .. trường đầu tư Thứ hai, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia trong giai đoạn 1998-2010 Thứ ba, để có thể vận dụng các kinh nghiệm của Malaysia vào Việt Nam, luận văn đã làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu và thách thức của môi trường đàu tư trực tiếp nước ngoài Malaysia từ đó rút ra những kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam. Từ nghiên cứu và. .. tiễn tại Việt Nam, luận văn đã đề xuất 8 chính sách để cải thiện tốt hơn nữa môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam References Tiếng Việt 01 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2010, Nxb.Thế giới 02 Nguyễn Quang Cơi (2005), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế-thực trạng, kinh nghiệm và khả... chính còn quan liêu CHƢƠNG 3 GỢI Ý CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TỪ NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG FDI CỦA MALAYSIA 3.1 Những kinh nghiệm rút ra từ hoàn thiện môi trƣờng FDI của Malaysia 3.1.1 Xây dựng cơ chế chính sách Tạo thuận lợi cho đầu tư bằng những chính sách ưu đãi về thuế Tăng cường mối quan hệ hợp tác Tự do hoá đầu tư thông qua giảm và huỷ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, thúc đẩy dòng vốn chảy vào... kinh nghiệm về chính sách xây dựng môi trƣờng FDI của Malaysia và Việt Nam 3.2.2.1.Trong lĩnh vực đầu tư - Vấn đề giáo dục lại càng được đặt lên cao và cần có các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực mới này cho Việt Nam 3.2.2.2.Hình thức đầu tư - Từ kinh nghiệm của Malaysia cho thấy, hiệu quả của các hình thức đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tham gia của các nhà đầu tư trong nước - Cần mạnh... đãi (v) Trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Malaysia có điểm đáng chú ý là việc sử dựng tư bản nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển tư bản trong nước (vii) Tạo thuận lợi cho đầu tư bằng những chính sách ưu đãi về thuế (viii) Tăng cường mối quan hệ hợp tác (ix) Thúc đẩy đầu tư bằng cách thành lập các chương trình đào tạo lao động kỹ năng, đào tạo chuyên gia, công nghệ và các hoạt động... nước và nhà đầu tư nước ngoài 3.2 Những gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện mội trƣờng FDI tại Việt Nam 3.2.1 Một số điểm tƣơng đồng và khác biệt của Việt Nam và Malaysia có ảnh hƣởng đến môi trƣờng FDI * Điểm tư ng đồng - Điều kiện địa lý, diểm xuất phát của nền kinh tế - Có chiến lược phát triển kinh tế hướng tới xuất khẩu * Điểm khác biệt - Thể chế chính trị khác nhau: Xã hội chủ nghĩa và Quân chủ... thuận lợi cho việc đi lại ,trao đổi giữa doanh nhân các nước Tăng cường các cơ hội đầu tư nước ngoài trong những ngành ưu tiên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hội nhập Chính phủ cho phép người nước ngoài được mua tài sản chiến lược của quốc gia và được quản lý một số sân bay của đất nước 3.1.2 Các hoạt động hỗ trợ khác * Các gói dịch vụ pháp lý, tư vấn cho các nhà đầu tư * Nâng cao... chính sách trong thu hút FDI phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước gắn với xu thế hội nhập KTQT * Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI * Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho thu hút FDI * Chính sách thu hút FDI cần kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài; cần hướng đến sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và. .. Đào Lê Minh và Trần Lan Hương (2001), Kinh tế Malaysia, Nxb.Khoa học xã hội 08 Phạm Nghiêm (2011), Đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2010: bối cảnh và những triển vọng, Nxb Thế giới, Hà Nội 09 Nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế Việt Nam (2010): FDI có nhiều điểm mới Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế 10 Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaysia - . tố cốt lõi của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu như thế nào. 1.1.2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign. tiến đầu tư KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài” Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho Việt Nam , luận văn đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra trong nghiên. nước ngoài. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành trên cơ sở của việc hình thành môi trường đầu tư quốc tế, môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư. Môi trường đầu tư quốc

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan