1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)

100 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)

Trang 1

-o0o -

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh Tế Quốc Tế

NGUYỄN ÁNH PHƯỚC

Hà Nội, năm 2017

Trang 2

-o0o -

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh Tế Học Chuyên ngành: Kinh Tế Quốc Tế

Mã số: 1506040033

Họ và tên học viên: Nguyễn Ánh Phước Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh

Hà Nội, năm 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo khoa Kinh tế quốc tế, các thầy cô giáo khoa Sau đại học và toàn thể các thầy cô giáo Đại học Ngoại Thương, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm học tập, nghiên cứu cũng như kỹ năng sống trong thời gian vừa qua

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, người đã tận tình định hướng, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn này

Cuối cùng, tác giả xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn

bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên môn còn hạn chế, trong quá trình viết Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng các bạn

Tác giả xin kính chúc các thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Ánh Phước

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH BẢNG v

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ix

LỜI MỞ ĐẦU x

CHƯƠNG 1: H I QU T CHUNG VỀ M I TRƯỜNG I 1

1.1 Một số khái niệm 1

1.1.1 Khái niệm đầu tư 1

1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1

1.1.3 Khái niệm môi trường đầu tư 2

1.1.4 Khái niệm môi trường FDI 4

1.2 Đặc điểm của môi trường FDI 4

1.2.1 Đặc điểm của môi trường đầu tư 4

1.2.2 Đặc điểm của môi trường FDI 6

1.3 C c ếu tố của môi trường FDI 6

1.3.1 Môi trường tự nhiên 6

1.3.2 Môi trường chính trị - pháp luật 8

1.3.3 Môi trường kinh tế 11

1.3.4 Môi trường văn hoá 15

1.4 Vai trò của môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI 19

1.4.1 Lợi thế sở hữu (Ownership) 20

1.4.2 Lợi thế địa điểm (Location) 20

1.4.3 Lợi thế về nội hóa (internalization) 21

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU M I TRƯỜNG I CỦA MA A SIA TỪ NĂM 2012 - 2015 22

2.1 Giới thiệu sơ lược về đất nước Malaysia 22

2.1.1 Các thông tin cơ bản 22

2.1.2 Điều kiện tự nhiên, con người 22

2.1.3 Lịch sử 24

2.1.4 Tổng quan kinh tế 24

2.2 Tổng quan Môi trường I của Mala sia giai đo n 2012 – 2015 25

2.2.1 Môi trường tự nhiên của Malaysia 25

2.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật của Malaysia 26

2.2.3 Môi trường kinh tế của Malaysia 33

2.2.4 Môi trường văn hóa của Malaysia 39

Trang 6

2.3 Vai trò của MTĐT của Malaysia trong việc thu hút FDI 44

2.3.1 Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế O 44

2.3.2 Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế L 50

2.3.3 Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế I 53

CHƯƠNG 3: I H C INH NGHIỆM CỦA MA A SIA CHO VIỆT NAM 55

3.1 Đ nh gi môi trường FDI của Malaysia 55

3.1.1 Phân tích điểm mạnh 55

3.1.2 Phân tích điểm yếu 60

3.2 Vai trò của MTĐT Việt Nam trong thu hút I giai đo n 2012 đến 2015 – so sánh với Malaysia 61

3.2.1 Đối với lợi thế O 61

3.2.2 Đối với lợi thế L 64

3.2.3 Đối với lợi thế I 66

3.3 i học rút ra cho Việt Nam từ inh nghiệm của Mala sia 70

3.3.1 Ổn định chính trị và an ninh kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu 70

3.3.2 Xây dựng chính sách FDI ổn định và nhất quán, pháp luật công khai minh bạch, tôn trọng các cam kết quốc tế 70

3.3.3 Đưa ra chiến lược phát triển kinh tế với mục tiêu cụ thể thông qua các chương trình hành động toàn diện, có sức ảnh hưởng lan tỏa 71

3.3.4 Cải cách thủ tục hành chính 71

3.3.5 Tăng cường phòng chống và giảm tham nhũng tại Việt Nam 71

3.3.6 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý tranh chấp kịp thời 72

3.3.7 Tăng cường tự do hóa tài chính 74

3.3.8 Tăng chất lượng thị trường lao động Việt Nam 76

T I IỆU THAM HẢO 79

Tài liệu tham khảo tiếng Anh 79

Tài liệu tham khảo tiếng Trung Quốc 82

Tài liệu tham khảo tiếng Việt 83

Trang 7

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Xếp hạng thể chế của Malaysia và một số nước trong khu vực 27

Bảng 2.2 Bảng xếp hạng mức độ rủi ro chính trị của các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 28

Bảng 2.3 Dữ liệu kinh tế Malaysia từ năm 2012 - 2015 37

Bảng 2.4 Xếp hạng ổn định kinh tế vĩ mô của một số nước Đông Nam Á 38

Bảng 2.5 Tỉ lệ tăng trưởng GDP của một số nước Đông Nam Á từ 2012 – 2015 38

Bảng 2.6 Xếp hạng chỉ số giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế của một số nước Đông Nam Á từ 2012 - 2015 43

Bảng 2.7 Xếp hạng chỉ số giáo dục bậc cao và đào tạo của một số nước Đông Nam Á từ 2012 - 2015 43

Bảng 2.8 Bảng so sánh Chỉ số thông thạo Anh ngữ năm 2015 một số nước Đông Nam Á 43 Bảng 2.9 So sánh xếp hạng môi trường chính trị pháp luật của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á năm 2016 (đơn vị: điểm) 45

Bảng 2.10 Xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia năm 2016 (đơn vị: điểm) 47

Bảng 2.11 So sánh xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á năm 2016 (đơn vị: điểm) 47

Bảng 2.12 So sánh quyền sở hữu vật chất của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á (đơn vị: điểm) 48

Bảng 2.13 Thu hút FDI của Malaysia theo đối tác từ năm 2012 – 2015 49

Bảng 2.14 Xếp hạng chỉ số tính hiệu quả của thị trường lao động của Malaysia và một số nước khu vực Đông Nam Á từ 2012 – 2015 51

Bảng 2.15 Xếp hạng môi trường cơ sở hạ tầng của Malaysia và một số nước khu vực Đông Nam Á từ 2012 – 2015 52

Bảng 2.16 Thu hút FDI của Malaysia theo lĩnh vực từ năm 2012 - 2015 52

Bảng 3.1 Xếp hạng quy mô thị trường của Malaysia và một số nước giai đoạn 2012 - 2015 60

Bảng 3.2 Xếp hạng quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2016 62

Bảng 3.3 Xếp hạng quyền sở hữu vật chất của Việt Nam năm 2016 62

Bảng 3.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo đối tác 64

Bảng 3.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành 66

Trang 8

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tóm lược xếp hạng rủi ro chính trị của Malaysia năm 2016 29

Biểu đồ 2.2 Hệ thống luật pháp của Malaysia 30

Biểu đồ 2.3 Xếp hạng chỉ số tự do kinh tế một số nước Đông Nam Á 34

Biểu đồ 2.4 GNI của Malaysia từ 2010-2015 (đơn vị USD) 36

Biểu đồ 2.5 So sánh sự ổn định của môi trường chính trị pháp luật của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 (Đơn vị: điểm) 45

Biểu đồ 2.6 So sánh quyền sở hữu trí tuệ của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 (Đơn vị: điểm) 46

Biểu đồ 2.7 So sánh quyền sở hữu vật chất của Malaysia với một số nước khu vực Đông Nam Á từ 2012 – 2015 (đơn vị: điểm) 48

Biểu đồ 2.8 So sánh luồng FDI ròng giữa Malaysia và một số nước khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 (đơn vị: Tỷ USD) 49

Biểu đồ 3.1 So sánh luồng FDI ròng giữa Việt Nam, Malaysia và một số nước khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 – 2015 63

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

BLS Bureau of Labor Statistics Ủy ban thống kê lao động Mỹ

EPU

Economic Planning Unit,

Prime Minister's Department of

Malaysia

Phòng Kế hoạch kinh tế, Văn phòng Chính phủ Malaysia

ETP Economic Transformation

FIA-MPI

Foreign Investment Agency -

Ministry of Planning and

Investment

Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kết hoạch và Đầu tư

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

IPRI The International Property Right

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa

GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc gia

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia

Trang 10

MIDA Malaysian Investment

Development Authority

Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia

MNCs Multinational Corporation Các công ty đa quốc gia

NEM New Economic Model Mô hình kinh tế mới

NTP Malaysia National Transformation

OECD The Organization for Economic

Co-operation and Develop

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PRA Property Rights Alliance Liên đoàn quyền sở hữu Hoa Kỳ

R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển

RM Ringgit Malaysia Đồng ringgit của Malaysia hay

đồng Đôla Malaysia

US PRA Property Rights Alliance Liên đoàn quyền sở hữu

WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 11

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn nghiên cứu đề tài “Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” Trước tiên

bài viết đã làm rõ được cơ sở lý luận về môi trường đầu tư FDI qua phương pháp đi

từ xa tới gần, tức là trước tiên tìm hiểu từ khái quát chung về môi trường đầu tư nói chung, từ đó rút ra những khái niệm, đặc điểm và yếu tố cấu thành của môi trường FDI Bài viết cũng tiến hành nghiên cứu về vai trò của môi trường đầu tư đối với thu hút FDI qua mô hình OLI của Dunning

Từ khung lý thuyết xây dựng được, bài viết tiến hành nghiên cứu các yếu tố cấu thành của một môi trường vụ thể đó là Malaysia, tìm hiểu vai trò của MTĐT của Malaysia trong việc thu hút FDI qua đó đánh giá những điểm mạnh đã đạt được

và những điểm yếu cần khắc phục Thông qua việc so sánh với môi trường đầu tư của Việt Nam trong việc thu hút FDI tác giả đã rút ra được một số bài học Việt Nam

có thể áp dụng để cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút FDI

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu hay trong phạm vi khu vực, cuộc cạnh tranh thu hút FDI đang diễn ra gay gắt do ngày càng nhiều quốc gia chuyển hướng theo kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, mở cửa để buôn bán và đầu tư với thế giới Đối với các nước đang phát triển, FDI có vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn cho nền kinh tế, cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển, giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, để một nước thu hút FDI trong bối cảnh như vậy cần rất nhiều yếu tố, trong đó môi trường đầu tư của mỗi quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát huy lợi thế lợi thế cạnh tranh để thu hút FDI

Trong thời gian qua, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng đã đạt được rất nhiều thành tích, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế Những hạn chế này có nguyên nhân thuộc về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vì vậy việc cải thiện môi trường nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là vấn đề được nhiều cấp ngành quan tâm

Malaysia là một nước công nghiệp mới ở châu Á cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines và luôn đứng ở vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về phát triển kinh tế sau Singapore và Brunei trong những năm gần đây Bên cạnh đó, Malaysia đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa thường xuyên có những xung đột xảy ra tuy nhiên Malaysia vẫn có nhiều thành tựu đáng nể trong thu hút FDI, đáng là một quốc gia để Việt Nam học tập kinh nghiệm trong cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI

Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả chọn nội dung “Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Và tác giả cũng tin rằng, quá trình nghiên cứ về môi trường FDI của Malaysia và những kết quả đạt được sẽ giúp ích cho công việc của mình trong việc hỗ trợ xúc tiến thương mại đầu tư giữa các

Trang 13

doanh nghiệp Việt Nam và Malaysia

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu của các học giả quốc tế

Liên quan đến những vấn đề lý luận chung về môi trường đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI đã có một số công trình như:

- Báo cáo của World Bank “A Better Investment Climate for Everyone” được công bố năm 2005 đã đưa ra định nghĩa về môi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của một nước Tuy nhiên, báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của MTĐT đến sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia chứ không nghiên cứu sâu đến những ảnh hưởng của MTĐT đến thu hút FDI

- Nghiên cứu của R.Vernon và Louis T.Well trong cuốn “Economic Environment of International Business” năm 1990 và Czinkota, Ronkainen, Mofett trong cuốn “International Business” năm 2011 phân tích một số yếu tố của môi trường đầu tư như môi trường văn hóa, môi trường luật pháp chính trị, tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích lý thuyết chung về các yếu

tố của môi trường đầu tư chứ không phân tích sâu, cụ thể về môi trường đầu tư của một quốc gia nào

- Các tác giả Li Erhua trong cuốn “Quản lý và kinh doanh công ty đa quốc gia” xuất bản năm 2005, Qi Jianhong trong cuốn “Giáo trình đầu tư quốc tế” xuất bản năm 2005, Han Furong trong cuốn “Quản lý doanh nghiệp quốc tế” xuất bản năm 2006 đã nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của môi trường đầu tư tuy nhiên những công trình này lại tập trung nghiên cứu chuyên sâu tới đối tượng là các doanh nghiệp chứ không mở ra đối tượng là một quốc gia

- Nghiên cứu vai trò của MTĐT trong việc thu hút FDI không thể không kể đến một tác giả rất nổi tiếng là Dunning Trong bài nghiên cứu của mình đăng trên tạp trí kinh doanh quốc tế có tự đề “Location and the Multination Enterprise: A neglected factor?” năm 1998, Dunning đã khẳng định rằng môi trường đầu tư có các

cơ sở kinh tế và thể chế tốt hơn có xu hướng được ưa chuộng so với các môi trường truyền thống như tiếp cận với nguyên vật liệu và chi phí lao động, tuy nhiên nghiên

Trang 14

cứu này cũng chưa đề cập đến một quốc gia cụ thể nào cả

Liên quan đến các yếu tố thu hút FDI của Malaysia tác giả đã tham khảo một

số công trình như:

- Nghiên cứu của Bala Ramasamy công bố năm 1998 có tựa đề “Foreign Direct Investment Under Uncertainty: Lesson for Malaysia” Bài viết phân tích tại sao Malaysia lại thu hút đầu tư theo mô hình OLI của Dunning và những kịch khác bản có thể xảy ra mà mô hình OLI chưa nhắc tới trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng ít có lòng tin vào thị trường Bài viết chỉ tập trung giải thích cách mô hình OLI vận hành như thế nào qua ví dụ về Malaysia chứ chưa mở rộng nghiên cứu về môi trường FDI của Malaysia một cách toàn diện

- Trong nghiên cứu của mình có tựa đề “Attracting Foreign Direct Investment: the case of Malaysia” được đăng trên Tạp chí Kinh doanh Quốc tế của các tác giả Charis Solomon, Md Aminul Islam và Rosni Bakar đã phân tích mối quan hệ của một số yếu tố kinh tế với luồng vào FDI của Malaysia từ đó rút ra sự cần thiết của các yếu tố đó Tuy nhiên cách tiếp cận vấn đề của bài nghiên cứu này không giống như hướng tiếp cận của luận văn này

2.2 Tình hình nghiên cứu của các học giả trong nước

Có một số bài nghiên cứu của các học giả trong nước về môi trường đầu tư và môi trường đầu tư FDI như:

- Đề tài nghiên cứu luận văn tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ái Liên năm

2014 với tựa đề “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” Đề tài này chủ yếu nghiên cứu lý luận chung về môi trường đầu tư và phân tích tác động của môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI vào Việt Nam chứ không liên hệ so sánh để rút ra bài học kinh nghiệm từ Malaysia

- Đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế đối ngoại của tác giả Tô Hoàng Anh năm 2012 với tựa đề “Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho Việt Nam” Trong luận văn này tác giả đã đưa ra các yếu tố cấu thành cũng như vai trò của MTĐT Malaysia đến việc thu hút đầu tư tuy nhiên quá trình phân tích không dựa vào mô hình lý thuyết cụ thể và bài viết phân tích môi trường FDI của Malaysia trong giai đoạn 1998 – 2011

Trang 15

3 Mục đích v nhiệm vụ nghiên cứu của đề t i

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thông qua việc nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia để rút ra những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học tập trong việc cải thiện môi trường đầu tư FDI của mình

3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

- Phân tích và làm rõ đặc điểm và những nhân tố cấu thành môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu FDI nói riêng

- Nghiên cứu vai trò của môi trường FDI của Malaysia và Việt Nam, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt, đánh giá những ưu nhược điểm trong việc thu hút FDI của Malaysia từ đó rút ra bài học cho Việt Nam

4 Đối tượng v ph m vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Malaysia và Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu môi trường FDI của

Malaysia và Việt Nam trong những năm gần đây, cụ thể là giai đoạn 2012 – 2015 nhằm tiếp nối và cập nhật cho những công trình đã được nghiên cứu trước đó Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành mở rộng nghiên cứu so sánh môi trường FDI của Malaysia với Việt Nam từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Malaysia; Luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu môi trường đầu

tư của Malaysia và Việt Nam chứ không giải quyết vấn đề thực trạng của đầu tư

5 Phương ph p nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu là phương pháp tổng hợp từ nguồn dữ liệu thứ cấp, phân tích định tính, tổng hợp đánh giá các số liệu để rút ra kết luận

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa được những nội dung lý luận cơ bản về môi trường đầu tư trực

Trang 16

tiếp nước ngoài (FDI), đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu chương 2 như: Khái niệm, đặc điểm môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài, các yếu

tố cấu thành môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của môi trường đầu

tư trực tiếp nước ngoài trong thu hút FDI

- Tìm hiểu chuyên sâu về những yếu tố của môi trường đầu tư FDI của Malaysia từ đó nghiên cứu vai trò của môi trường của Malaysia và Việt Nam trong việc thu hút FDI thông qua việc vận dụng Lý thuyết Chiết trung (hay mô hình OLI) của Dunning Phân tích đánh giá những ưu thế và nhược điểm của môi trường đầu

tư của Malaysia, so sánh với Việt Nam

- Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia giai đoạn 2012 – 2015, luận văn đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt nam có khả năng áp dụng để cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

7 Kết cấu của luận văn:

Kết cấu của luận văn gồm ba phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận về môi trường FDI

Chương 2: Nghiên cứu môi trường FDI của Malaysia giai đoạn năm 2012 - 2015 Chương 3: Bài học kinh nghiệm của Malaysia cho Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG FDI

1.1 Một số h i niệm

1.1.1 Khái niệm đầu tư

Theo Luật Đầu tư của Việt Nam năm 2005 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư b vốn

b ng các loại tài sản hữu hình ho c vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Trong phạm vi một quốc gia, đầu tư có thể chia ra: Đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước Phân loại theo dòng chảy của vốn đầu tư, một quốc gia có thể là nước nhận đầu tư hoặc là nước đầu tư Xét về phương thức quản lý vốn đầu tư, đầu tư quốc tế bao gồm các hình thức như: Đầu tư gián tiếp nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tín dụng thương mại quốc tế…Ngày nay, Đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức

cơ bản của hoạt động kinh tế quốc tế và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng đầu tư

do xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ

1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp phản ánh

mục tiêu đạt được một lợi ích lâu dài của một thực thể thường trú của một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) trong một doanh nghiệp lưu trú trong một nền kinh tế khác (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) "Lợi ích lâu dài" ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và sự ảnh hưởng đánh kể đến

việc quản lý sau này (OEDC 2008, tr 48-49)

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi

một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi

là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

Trang 18

Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF): Đầu tư trực tiếp là một loại hình đầu tư xuyên

biên giới gắn với một đối tượng cư trú trong một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc

có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý của một doanh nghiệp đang cư trú tại một nền

kinh tế khác (IMF 2010, tr 100)

Còn ở Việt Nam, Luật Đầu tư 2005 có những định nghĩa như sau:

Điều 3.2: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Điều 3.6: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại

Điều 3.12: Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư

Luật đầu tư 2014 của Việt Nam lại không có định nghĩa “đầu tư trực tiếp” hay

“đầu tư nước ngoài” mà chỉ có khái niệm Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Như vậy, FDI xét theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam là hoạt động bỏ vốn đầu

tư của nhà đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với điều kiện họ phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó

Chúng ta có thể thấy mỗi định nghĩa có thể có các cách diễn đạt khác nhau tuy nhiên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của FDI bao gồm: (1) FDI chủ yếu là đầu tư

tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận; (2) Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một t lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư; (3) Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc lỗ lãi; (4) FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua máy móc thiết bị, phát minh, sáng chế…

1.1.3 Khái niệm môi trường đầu tư

Khi đứng trước một quyết định đầu tư nhằm thu lại lợi nhuận từ đồng vốn mình bỏ

Trang 19

ra, bất cứ nhà đầu tư nào cũng sẽ đứng trước câu hỏi đầu tiên đó là “đầu tư ở đâu?” cho

dù đó là vốn ODA, FDI hay là các nguồn vốn nước ngoài mang tính thương mại khác Kinh nghiệm thu hút các nguồn tài chính nước ngoài lẫn trong nước chỉ ra rằng việc quyết định điểm đến của các nhà đầu tư lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đầu tư Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới

mở cửa hội nhập với thế giới thì vấn đề hoàn thiện môi trường đầu tư là việc làm tất yếu

để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nó đã thực sự đem lại hiệu quả Môi trường đầu tư

là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu Sau đây là một số khái niệm về môi trường đầu tư:

- Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đ c thù địa phương hình thành nên

các cơ hội và động cơ để doanh nghiệp có thể đầu tư một cách có hiệu quả, tạo việc làm

và mở rộng sản xuất (World bank 2005, trang 1)

- Môi trường đầu tư là một danh mục chính sách, quy định và các yếu tố thể chế

cung cấp những biện pháp khuyến khích đầy đủ và đủ mạnh để thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án xã hội mong muốn (Weingast, 1992, tr1)

- Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài (Nguyễn Văn Tuấn 2005)

- Môi trường đầu tư là một tổng thể, gồm các yếu tố vật chất, luật pháp, kinh tế

và chính trị giúp một quốc gia trở thành điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và là địa điểm mà các doanh nghiệp trong nước dù có quy mô khác nhau, hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, đều mong muốn được đầu tư (NCIF, 2006, tr1)

Trong các khái niệm trên có khái niệm chỉ giới hạn tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, có khái niệm lại đề cập tới hoạt động đầu tư trong phạm vi một quốc gia, cả trong nước và nước ngoài Trong khuôn khổ luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư và ảnh hưởng của nó tới thu hút vốn FDI vì vậy tác giả xin đưa ra khái niệm môi trường đầu tư như sau:

Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố của nước nhận đầu tư có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư tại quốc gia đó

Trang 20

1.1.4 Khái niệm môi trường FDI

Từ khái niệm môi trường đầu tư ở phần trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm môi trường FDI như sau:

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hòa các yếu tố của nước nhận đầu

tư có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và bảo đảm khả năng sinh lợi của vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài ở đây được hiểu là tiền và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài đưa vào nước nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành trên cơ sở của việc hình thành môi trường đầu tư quốc tế, môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia không thể tách rời khỏi môi trường

đầu tư quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay Môi trường đầu

tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu (Phùng Xuân Nhạ, 2001) Nó bao gồm các nhóm yếu tố về

tình hình chính trị, chính sách-pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, các đặc điểm văn hóa - xã hội ở nước nhận đầu tư; các yếu tố về thay đổi chính sách vĩ mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ và tiềm lực kinh tế - khoa học công nghệ ở nước đầu tư và các yếu tố thuộc về môi trường quốc

tế như xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước, liên kết khu vực, tăng trưởng của các nhà đầu tư và tốc độ của toàn cầu hóa

1.2 Đặc điểm của môi trường I

1.2.1 Đặc điểm của môi trường đầu tư

1.2.1.1 MTĐT có tính tổng hợp

MTĐT là một tổng thể do nhiều yếu tố như tự nhiên, chính trị pháp luật; kinh tế; văn hóa cùng ảnh hưởng đan xen đến lưu lượng cũng như xu hướng đầu tư Trong rất nhiều yếu tố này, mặc dù tác động của mỗi yếu tố đến lưu lượng, xu hướng và lợi nhuận đầu tư là khác nhau nhưng chúng đều là những yếu tố bắt buộc để tạo nên một môi trường đầu tư tốt và hoàn chỉnh

Vì vậy, các nhà đầu tư khi đưa ra quyết sách đầu tư cần xem xét các yếu tố một

Trang 21

cách toàn diện chứ không chỉ xem xét độc lập từng yếu tố Đối với nước chủ nhà, khi cải thiện MTĐT cũng cần xem xét ảnh hưởng của quá trình cải thiện này tới các đối tượng khác nhau và trong tổng thể của nền kinh tế (李尔华-Lý Nhĩ Hoa 2005, tr.87)

1.2.1.2 MTĐT có tính tương hỗ

Môi trường đầu tư là một tổng thể hữu cơ, hầu hết các bộ phận đều hỗ trợ và ảnh hưởng lẫn nhau, là điều kiện của nhau để tạo thành một hệ thống môi trường đầu tư hoàn chỉnh, trong đó nếu bất kì một yếu tố nào biến đổi đều có thể khiến các yếu tố còn lại của môi trường đầu tư phát sinh những phản ứng liên hoàn, dẫn tới sự thay đổi trong toàn bộ môi trường đầu tư Một khi môi trường đầu tư thay đổi tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nhận định của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến quy mô và xu hướng đầu tư (李尔华-Lý Nhĩ Hoa 2005,tr.87)

1.2.1.4 MTĐT có tính động

Do các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư có tính động, vì vậy môi trường đầu tư cũng biến đổi không ngừng Sự biến động của các yếu tố hoăc cải thiện môi trường đầu tư hoặc sẽ làm môi trường đầu tư xấu đi Do đó, khi tiến hành đầu tư các nhà đầu tư cần tìm kiếm và phát hiện ra tính quy luật cũng như xu hướng vận động của các yếu tố từ đó lựa chọn phương thức, xu hướng và quy mô đầu tư cho phù hợp.(李尔华-

Li Erhua 2005, tr.87)

1.2.1.5 MTĐT có tính đương đối

Đối với cùng một môi trường đầu tư nhưng với những hoạt động đầu tư khác nhau

sẽ cho ra những tác dụng khác nhau, có thể với dự án nào đó là môi trường đầu tư tốt nhưng với những dự án khác lại không phải Đây chính là tính tương đối của môi trường

Trang 22

đầu tư Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm này là do hoạt động đầu tư vốn dĩ đã là một hoạt động mang tính tương đối, mỗi hoạt động đầu tư khác nhau thì yêu cầu môi trường đầu

tư khác nhau và chịu mức độ tác động của cùng một yếu tố môi trường cũng khác nhau

Ví dụ, nếu đầu tư dự án thâm dụng lao động thì nhạy cảm với yếu tố chi phí lao động; đầu tư dự án thâm dụng kỹ thuật thì nhạy cảm với yếu tố kỹ thuật; còn nếu đầu tư dự án thâm dụng tài nguyên thì nhạy cảm đối với điều kiện tài nguyên Tính tương đối của môi trường đầu tư gợi ý cho mọi người khi đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư, không chỉ có thể xuất phát từ sự cộng sinh đánh giá và cải thiện tổng thể mà còn nên đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư xuất phát từ tính đặc thù của từng hoạt động đầu

tư cụ thể (綦建红- Qi Jianhong 2005, tr 91)

1.2.2 Đặc điểm của môi trường FDI

Môi trường FDI ngoài việc có đầy đủ các đặc điểm của môi trường đầu tư như ở phần trên, do có yếu tố “đầu tư nước ngoài” nên sẽ có thêm một số đặc điểm như:

- Môi trường FDI có phạm vi liên quan rộng và phức tạp hơn MTĐT Khi hoạt động FDI diễn ra, tại nước đầu tư sẽ xuất hiện thêm một loạt những vấn đề mới như: thu nhập từ thuế của doanh nghiệp FDI, quản lý ngoại hối, thu chi quốc tế, thanh toán quốc

tế, thương mại xuất nhập khẩu…

- Môi trường FDI có tính ổn định kém, rủi ro cao Do hoạt động FDI liên quan đến nhiều nước nên sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường luật pháp chính trị của nhiều nước khác nhau vì vậy rất khó kiểm soát, không ổn định và luôn tiềm tàng rủi ro

1.3 C c ếu tố của môi trường I

Những yếu tố thuộc môi trường đầu tư có ảnh hưởng quyết định đến thu hút FDI

mà FDI lại ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Vai trò của các yếu

tố của môi trường đầu tư đối với việc thu hút FDI cũng thay đổi theo thời gian Các yếu

tố của môi trường FDI như môi trường tự nhiên, chính trị - pháp luật, môi trường kinh

tế, môi trường văn hóa ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường FDI, từ đó có tác động tới quyết định và hành vi đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

1.3.1 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên thường đề cập đến các điều kiện môi trường được hình thành không phải do yếu tố con người, chủ yếu bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,

Trang 23

địa hình, khí hậu Môi trường địa lý tự nhiên của mỗi nước cũng như việc sử dụng và mức độ hiệu quả của môi trường địa lý tự nhiên ở mỗi quốc gia có sự khác biệt rất lớn,

và nó có những ảnh hưởng khác nhau đến việc sản xuất, kinh doanh của các công ty đa quốc gia Ví dụ như chi phí khai thác, mức độ khai thác dễ hay khó, trữ lượng, chủng loại của các mỏ tài nguyên nhiên; khoảng cách giữa địa điểm khai thác và thị trường tiêu thụ trong tương lai, điều kiện giao thông cũng như khí hậu ảnh hưởng tới các dự án đầu tư Ngày nay, mục tiêu theo đuổi của các công ty đa quốc gia khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chính là chiến lược toàn cầu, trong đó mặt quan trọng là đạt được tối ưu hóa trong việc bố trí sản xuất và tận dụng tài nguyên trong phạm vi toàn cầu

1.3.1.1 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên

Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu chỉ sự phân bố, chất lượng và khả năng

sử dụng của tài nguyên, ví dụ như dầu, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên đất và tài nguyên thủy điện Tài nguyên thiên nhiên là các loại của cải khác nhau do thế giới tự nhiên mang lại cho một quốc gia nào đó Đối với những nước có thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên hoặc có nguy cơ thiết hụt tài nguyên doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu sang những nước đó; đối với những nước tài nguyên phong phú, doanh nghiệp lại

có thể lợi dụng nguồn tài nguyên này đầu tư xây dựng nhà xưởng và tiêu thụ các sản phẩm do mình sản xuất ra

Sự biến đổi và phát triển của môi trường tự nhiên cũng có thể gây ra một số mối

đe dọa hoặc cơ hội thị trường cho doanh nghiệp, vì vậy bộ phận quản lý của doanh nghiệp cần phải nghiên cứu phân tích xu hướng vận động của môi trường tự nhiên Xu hướng vận động chính trong lĩnh vực này hiện là: một số tài nguyên thiên nhiên thiết hụt hoặc sắp thiếu hụt; giá dầu trên thị trường quốc tế biến động lớn; mức độ ô nhiễm môi trường EI ngày càng tăng; tại rất nhiều quốc gia Chính phủ dần gia tăng quản lý đối với tài nguyên thiên nhiên vì vậy các dự án đầu tư trong lĩnh vực này cũng được quy định rất chặt chẽ

Trang 24

của khí hậu, điều kiện địa lý rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của sản phẩm và hiệu quả của đầu tư trực tiếp quốc tế

1.3.2 Môi trường chính trị - pháp luật

Theo nghiên cứu của Czinkota, Ronkainen, Moffett (2011), môi trường chính trị

và pháp luật của nước sở tại ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài theo nhiều cách khác nhau Một nhà đầu tư giỏi sẽ biết quy mô của các quốc gia mà công ty định tiến hành hoạt động đầu tư để họ có thể làm việc trong các thông số hiện có và từ đó lên

kế hoạch lường trước những thay đổi có thể xảy ra Các công ty đa quốc gia thường thích đầu tư vào một đất nước có Chính phủ ổn định và thân thiện, nhưng những quốc gia như vậy không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được Các nhà đầu tư phải liên tục theo dõi chính sách và sự ổn định của Chính phủ để xác định khả năng thay đổi chính trị

có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động đầu tư của mình

1.3.2.1 Môi trường chính trị

- Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới nhưng phạm vi rủi ro lại rất khác nhau giữa các quốc gia, rủi ro chính trị thấp nhất ở các nước có lịch sử ổn định, nhất quán và ngược lại rủi ro chính trị có xu hướng cao ở các quốc gia không có lịch sử như vậy Thông thường, các nhà đầu tư có thể gặp phải 3 loại rủi ro chính đó là: rủi ro

về quyền sở hữu (owner risk); rủi ro trong hoạt động (operate risk) và rủi ro di chuyển (transfer risk)

+ Rủi ro về quyền sở hữu: xảy ra khi các hoạt động bị đe dọa bởi sự tiếp quản hoặc tước đoạt của Chính phủ, chủ sở hữu có thể mất đi tài sản ở nước ngoài của mình Đây được gọi là chủ nghĩa bảo hộ hay quốc hữu hóa kinh doanh

+ Rủi ro trong hoạt động: xảy ra khi các chính sách của Chính phủ nước nhận đầu

tư có thể cản trở công việc kinh doanh như tài chính, tiếp thị hoặc quyền sở hữu

+ Rủi ro di chuyển: sự nguy hiểm trong việc chuyển lợi nhuận ra và vào một quốc gia bị ngăn cản bởi các quy tắc và quy định của Chính phủ

Hiện nay, mối nguy cơ lớn ở nhiều quốc gia đang gặp phải đó là xung đột và bạo lực Rõ ràng nhà đầu tư sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi tiến hành đầu tư ở một quốc gia có

Trang 25

những rủi ro cao như vậy

Bị chiếm hữu tài sản cũng là một rủi ro thường gặp khi một quốc gia có Chính phủ mới hoặc xuất hiện một lập trường mới là chủ nghĩa dân tộc và phản đối đầu tư nước ngoài Khi chiếm hữu tài sản, Chính phủ có bồi thường cho chủ sở hữu nhưng thường thấp hơn giá trị đầu tư

Rủi ro bị tịch thu tài sản tương tự như việc chiếm đoạt vì nó dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu từ công ty sang nước tiếp nhận nhưng khác ở chỗ nó không liên quan đến việc bồi thường cho công ty Một số ngành công nghiệp dễ bị tổn thương hơn so với các doanh nghiệp khác trong việc tịch thu và tước đoạt vì tầm quan trọng đối với nền kinh tế nước chủ nhà như các lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, tiện ích công cộng và ngân hàng

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đã chuyển từ tịch thu và tước quyền sở hữu sang các hình thức kiểm soát tinh vi hơn, chẳng hạn như sự nhập tịch Mục tiêu của nhập tịch cũng vẫn là để giành quyền kiểm soát đối với đầu tư nước ngoài tuy nhiên phương pháp này có khác biệt một chút Thông qua việc nhập tịch, Chính phủ yêu cầu giao quyền sở hữu và trách nhiệm quản lý Chính phủ cũng có thể áp đặt các quy định để đảm bảo rằng một phần lớn sản phẩm được sản xuất tại địa phương hoặc phần lớn lợi nhuận được giữ lại trong nước Những thay đổi trong luật lao động, bảo vệ bằng sáng chế và các quy định về thuế cũng được sử dụng cho mục đích nhập tịch

- Rủi ro kinh tế

Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài đều phải đối mặt với một số rủi

ro khác ít nguy hiểm hơn rủi ro chính trị nhưng có lẽ lại phổ biến hơn Chính những tham vọng của Chính phủ cũng như tình hình chính trị của nước nhận đầu tư dẫn tới việc Chính phủ áp đặt các quy định kinh tế hoặc luật để hạn chế hoặc kiểm soát các hoạt động quốc tế của doanh nghiệp như:

+ Thu phí kiểm soát ngoại hối;

+ Áp dụng chính sách thuế để kiểm soát các tập đoàn và vốn của họ;

+ Quy định giá cả hàng hóa và dịch vụ kiểm soát giá cả của các sản phẩm hoặc dịch vụ nhập khẩu

- Quản lí rủi ro

Trang 26

Để đối mặt với các rủi ro trên, rõ ràng các nhà đầu tư cần tìm hiểu rất rõ môi trường chính trị của nước nhận đầu tư để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế sự can thiệp của Chính phủ tới hoạt động đầu tư của mình như:

+ Thể hiện mối quan tâm đến xã hội của nước nhận đầu tư Có thể tuyển dụng và đào tạo lao động chuyên sâu, trả lương cao hơn, lập quỹ từ thiện, tham gia các dự án đầu tư công ích hay liên doanh với các đơn vị địa phương thể hiện nguyện vọng sẵn sàng chia sẻ lợi ích với nước nhận đầu tư;

+ Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng có thể mua bảo hiểm để trang trải các tổn thất do rủi ro về chính trị và kinh tế gây ra

1.3.2.2 Môi trường pháp luật

Mỗi quốc gia đều có hệ thống luật pháp khác nhau cũng như việc sử dụng luật cũng không giống nhau Trên thế giới hiện nay hiện có hai hệ thống pháp luật lớn đó là: Luật phổ thông (Common law) và Luật dân sự (Code law)

- Luật phổ thông hay hệ thống pháp luật Anh - Mỹ: là bộ luật dựa trên truyền

thống và phụ thuộc vào tiền lệ, phong tục tập quán, ít phụ thuộc vào các đạo luật và các quy tắc bằng văn bản hơn so với tiền lệ và tùy chỉnh Luật có nguồn gốc ở Anh và là hệ thống luật pháp ở Hoa Kỳ

- Luật dân sự hay hệ thống pháp luật Pháp – Đức: dựa trên luật La mã và được

áp dụng ở phần lớn các quốc gia trên thế giới với những đặc điểm như: (1) nhấn mạnh vào các điều luật chứ không dựa vào thông lệ; (2) Việc thi hành luật pháp mặc dù căn

cứ vào các điều luật tuy nhiên do quan tòa tiến hành giải thích và dẫn chứng (quan tòa

có quyền hạn rất lớn đối với việc giải thích các điều luật) (Czinkota, Ronkainen,

Qua phân tích ở trên chúng ta thấy việc hiểu về môi trường chính trị - pháp luật của nước nhận đầu tư là bước cực kỳ quan trọng trước khi ra quyết định đầt tư Tuy

Trang 27

nhiên, để tiến hành một dự án đầu tư thành công nhà đầu tư cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố hơn như: quan điểm của nước đầu tư (home country); mối quan hệ giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư cũng như mối quan hệ của hai nước này với các nước/tổ chức khác trong khu vực và trên toàn thế giới; những hiệp định song phương và

đa phương mà hai nước đã ký kết cũng như tuân thủ quy tắc và luật pháp quốc tế để tận dụng những lợi ích chúng mang lại cũng như tránh những rủi ro không đáng có khi thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế

1.3.3 Môi trường kinh tế

Hai tác giả R.Vernon và Louis T Wells trong cuốn “Môi trường kinh tế trong kinh doanh quốc tế - Economic Environment of International Business” xuất bản lần đầu năm 1990 đã đánh giá môi trường kinh tế của một quốc gia qua bốn phương diện đó là:

hệ thống kinh tế, chỉ số tự do kinh tế, sự chuyển dịch kinh tế và các chỉ số kinh tế

1.3.3.1 Hệ thống kinh tế (economic system)

- Định nghĩa: Hệ thống kinh tế là tập hợp các cấu trúc và quy trình hướng dẫn phân

bổ các nguồn lực khan hiếm cũng như định hướng các hoạt động kinh doanh ở một quốc gia

- Phân loại: hệ thống kinh tế: Hệ thống kinh tế thường được chia làm 3 loại đó là hệ

thống kinh tế thị trường, hệ thống kinh tế chỉ huy và hệ thống kinh tế hỗn hợp Trong khi nền kinh tế thị trường có thị trường tự do (tư bản) và được xây dựng dựa trên quyền sở hữu tư nhân và kiểm soát các yếu tố sản xuất thì ngược lại hệ thống kinh tế chỉ huy là một nền kinh tế tập trung được xây dựng dựa trên quyền sở hữu của Chính phủ và kiểm soát các yếu tố sản xuất Hệ thống kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế trong đó các quyết định kinh tế chủ yếu dựa vào thị trường và sở hữu phần lớn là tư nhân, tuy nhiên sự can thiệp của Chính phủ có ý nghĩa vẫn còn rõ ràng

1.3.3.2 Chỉ số tự do kinh tế (Economic freedom Index)

- Định nghĩa: Một bảng xếp hạng các nước hoặc các quốc gia dựa trên số lượng

và cường độ của các quy định của Chính phủ về hoạt động tạo ra của cải

- Các yếu tố xác định chỉ số tự do kinh tế bao gồm: Chính sách thương mại;

Gánh nặng tài chính của Chính phủ; Mức độ và bản chất của sự can thiệp của Chính phủ; Chính sách tiền tệ; Luồng vốn và đầu tư; Hoạt động ngân hàng và tài chinh; Mức

Trang 28

lương và giá cả; Quyền sở hữu; Các quy định khác của Chính phủ; Hoạt động thị trường không chính thức (INVESTOPEDIA 2017)

1.3.3.3 Sự chuyển dịch kinh tế (Economic Transition)

- Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế hỗn hợp sang một nền kinh tế thị trường tự do phần lớn phụ thuộc vào khả năng của Chính phủ trong việc từ bỏ các loại hình kế hoạch hóa tập trung thay vào đó tăng thêm quyền hạn cho người tiêu dùng Sự thành công của quá trình chuyển đổi phụ thuộc vào khả năng tự do hoá các hoạt động kinh tế của Chính phủ, các hoạt động cải cách kinh doanh và thiết lập khung thể chế, pháp lý

- Các chính sách định hình quá trình chuyển đổi kinh tế:

+ Tư nhân hóa: việc bán và/hoặc chuyển giao pháp lý các nguồn lực của Chính phủ cho các cá nhân và/hoặc các thực thể tư nhân;

+ Bãi bỏ quy định: nới lỏng hoặc loại bỏ các hạn chế đối với hoạt động tự do kinh

doanh trên thị trường;

+ Quyền sở hữu: bảo vệ tài sản thực (hữu hình) và tài sản trí tuệ (vô hình)

+ Cải cách tài chính và tiền tệ: dựa vào các công cụ định hướng thị trường để đạt

được sự ổn định kinh tế vĩ mô, thiết lập giới hạn ngân sách nghiêm ngặt và sử dụng các chính sách dựa trên nền tảng thị trường để quản lý cung tiền

+ Luật chống độc quyền: các luật được thiết kế để duy trì và thúc đẩy cạnh tranh

thị trường, nghĩa là để cấm hành vi chống cạnh tranh của độc quyền

1.3.3.4 Các chỉ số kinh tế

- Tổng thu nhập quốc gia (GNI): là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và

dịch vụ cuối cùng được tạo bởi các công ty trong nước thuộc sở hữu của một quốc gia trong một thời gian nhất định thường là năm nhất định (R.Vernon, Louis T Wells 1990)

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa

và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm (Mankiv 2009, tr 203)

- GDP bình quân đầu người: là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản

ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế

Trang 29

theo thời gian và so sánh quốc tế Nó cũng thường được xem là một chỉ số về mức sống của một quốc giá (Tổng cục thống kê)

- Sức mua tương đương (PPP): Số đơn vị tiền tệ một quốc gia phải trả để mua

cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ trong thị trường nội địa mà một đơn vị thu nhập sẽ bán tại một nước khác Sức mua tương đương được ước tính bằng cách tính toán giá trị của một giỏ hàng hóa duy nhất có thể mua bằng một đơn vị tiền tệ của 1 nước Tính GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trong so sánh quốc tế, đồng thời là một căn cứ quan trọng phục vụ cho việc tính chỉ số phát triển con người (HDI) Chỉ số này ở mỗi quốc gia được cơ quan thống kê Liên Hợp Quốc (Comtrade) thường tính toán và công bố hằng năm Chênh lệch giữa GDP bình quân đầu người tính theo t giá hối đoái và sức mua tương đương có thể là rất lớn (Investopedia 2017)

- Chỉ số phát triển con người (HDI): là chỉ số tổng hợp (bình quân giản đơn) của

ba chỉ số thành phần: chỉ số Tuổi thọ, chỉ số Giáo dục và chỉ số GDP bình quân đầu người Chỉ số này được sử dụng như là một thước đo để đánh giá trình độ phát triển kinh tế và xã hội một quốc gia (Investopedia 2017)

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): là thước đo sự thay đổi trung bình theo thời gian

trong mức giá mà người tiêu dùng thành thị chi trả cho một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (BLS 2017)

- Lạm phát (Inflation): Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung

của nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là việc phải dùng số lượng nội tệ nhiều hơn để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ (SAGA 2017)

- Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment): T lệ thất nghiệp là phần của lực lượng lao

động không có việc làm nhưng có sẵn và tìm kiếm việc làm (World Bank 2017)

- Nợ nước ngoài: Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài

của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam (Quốc hội Việt Nam 2009)

Trang 30

- Cán cân thanh toán (Balance of Payment): Việc hạch toán các giao dịch kinh tế

của một quốc gia với các quốc gia khác trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm Cán cân thanh toán của bất kỳ quốc gia nào cũng được chia thành hai loại tài chính: tài khoản vãng lai (current account), tượng trưng cho thương mại xuất nhập khẩu, cộng với thu nhập từ du lịch, lợi nhuận thu từ hải ngoại, thanh toán tiền lãi, và tài khoản vốn (capital account), tượng trưng cho tổng số tiền gửi ngân hàng, đầu tư bởi các nhà đầu tư

tư nhân, và các chứng khoán nợ được bán bởi ngân hàng trung ương hay các cơ quan Chính phủ

Trong thuật ngữ kinh tế, thặng dư cán cân thanh toán nghĩa là một quốc gia thu tiền từ thương mại và đầu tư, nhiều hơn số tiền nó trả cho các quốc gia khác, dẫn đến sự tăng giá trị đồng tiền quốc gia đối với tiền tệ của các quốc gia khác Thâm hụt ngân sách trong cán cân thanh toán có tác động ngược lại: nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, sự phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài và nội tệ bị định giá quá cao Các quốc gia trải qua việc thâm hụt cán cân thanh toán phải bù khoản chênh lệch bằng cách xuất khẩu vàng hay dự trữ ngoại tệ mạnh, như đồng dollar Mỹ, là đơn vị tiền tệ được chấp nhận thanh toán nợ quốc tế (Saga 2017) Các xu hướng trong dữ liệu về cán cân thanh toán có thể cho thấy ý nghĩa chiến lược quan trọng liên quan đến môi trường kinh tế của một quốc gia và các chính sách kinh tế tiềm năng (Saga 2017)

Như vậy, qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy lợi ích khi việc kinh doanh tại một quốc gia nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quy mô thị trường, sự giàu

có của người tiêu dùng, sự cởi mở, ổn định và tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Việc phân tích kinh tế có sức mạnh trong việc xác định các chỉ số tốt nhất có thể và sau

đó hiểu rõ cách thức nó hoạt động khi đứng riêng lẻ hay khi có sự tương tác với các yếu

tố khác Cuối cùng, loại hệ thống kinh tế là nhân tố giúp nhà đầu tư tiên đoán về hiệu quả kinh tế hiện tại của một quốc gia và triển trọng tương lai của nó

Tất cả quốc gia trên thế giới đều khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, hiệu suất kinh tế và tiềm năng kinh tế do vậy các nhà đầu tư cần phải hiểu được môi trường kinh tế của quốc gia mình định đầu tư cũng như môi trường kinh tế của các quốc gia khác để dự đoán xu hướng và những biến động trên thế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động đầu tư của công ty mình

Trang 31

1.3.4 Môi trường văn hoá

Theo định nghĩa của Oded Shenkar, Yadong Luo và Tailan Chi (2015) thì văn hóa

là “kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, quy tắc, đạo đức, phong tục tập quán và những khả năng của một nhóm mà khác biệt so với một nhóm khác” Văn hoá có một số đặc điểm chính như tính chia sẻ, tính vô hình và được công nhận bởi những người khác Chính vì vậy các yếu tố của môi trường văn hóa thường không có tính bắt buộc như các yếu tố của môi trường chính trị pháp luật mà mang tính thói quen Các yếu tố này sẽ dần dần hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của xã hội, mặc dù không được quy định thành văn bản rõ ràng nhưng lại vô hình khống chế thói quen của mỗi người Những yếu tố này có thể có ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lựa chọn nước đầu tư, dự án đầu tư hay mức độ khó dễ khi thực hiện đầu tư, vì vậy môi trường văn hóa trở thành một nội dung không thể thiếu trong việc đánh giá môi trường đầu tư Các yếu tố chính của văn hóa bao gồm: ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, hành

vi và tập quán, thẩm mỹ, giáo dục

1.3.4.1 Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ b ng lời: Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 7000 ngôn ngữ, trong

đó 2/3 số ngôn ngữ là từ Châu Phi và Châu Á, tuy nhiên có tới 86% số người sử dụng ngôn ngữ Châu Á và Châu Âu (Ethnologue 2017) Ngoài hơn 7000 loại ngôn ngữ được thể hiện qua lời nói (verbal language), ngôn ngữ không lời (nonverbal language) cũng là một yếu tố các nhà đầu tư cần quan tâm khi quyết định đầu tư tại một thị trường mới và

có nhiều sự khác biệt về văn hóa

Có khả năng về ngôn ngữ của nước đầu tư sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thu thập và đánh giá thông tin chính xác hơn, tạo sự kết nối với xã hội địa phương (mặc dù có những trường hợp vẫn có thể dung tiếng Anh), tạo thuận lợi trong giao tiếp giữa nội bộ công ty hay các thành viên trong hệ thống Ngày nay, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ kinh doanh phổ biến nhất trên toàn thế giới và trở thành môn ngoại ngữ được giảng dạy ở rất nhiều quốc gia

- Ngôn ngữ cử chỉ: Sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ

tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ Giống như ngôn ngữ thông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm cả

Trang 32

thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác

Phần lớn ngôn ngữ cử chỉ là rất tinh tế và thường phải mất thời gian để hiểu ý nghĩa của nó Những điệu bộ cơ thể thường truyền tải nhiều nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau Ví dụ, ám hiệu ngón cái là thô bỉ ở Italia và Hy Lạp nhưng có nghĩa “mọi thứ được đấy” hoặc thậm chí là “tuyệt vời” ở Mỹ

1.3.4.2 Tôn giáo

Tôn giáo có những giá trị và tiêu chuẩn quan trọng được phản ánh trong hành vi, lối sống của các thành viên trong một nền văn hóa và là thách thức cho các nhà đầu tư trong việc thích nghi với thị trường Những giá trị nhân phẩm và những điều cấm kỵ thường xuất phát từ tín ngưỡng tôn giáo Các tôn giáo khác nhau có quan điểm khác nhau về việc làm, tiết kiệm và hàng hóa Thường thì các nhà đầu tư sẽ cố gắng chấp nhận thực tiễn kinh doanh làm hài lòng các giáo lý tôn giáo mà không phải hy sinh những thực tiễn hiện đại trong kinh doanh

Hiện trên thế giới có 5 tôn giáo chính là: Kitô giáo, Hindu giá, Hồi giáo, Phật giáo

và Khổng giáo

1.3.4.3 Giá trị và thái độ

- Giá trị: Là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm

của con người Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm

Các giá trị là quan trọng đối với đầu tư kinh doanh vì nó ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con người Chẳng hạn như ở Singapore giá trị là làm việc tích cực và thành đạt về vật chất, ở Hy Lạp giá trị là nghỉ ngơi và lối sống văn minh Ở Mỹ giá trị là tự do cá nhân, người Mỹ có thể làm theo sở thích hoặc thay đổi lối sống của mình cho dù có phải từ bỏ mọi cam kết với gia đình, với cộng đồng Ở Nhật Bản, giá trị là sự đồng lòng trong nhóm, mọi người đều tin cậy lẫn nhau Ở nhiều nền văn hóa trên thế giới hầu như các giao dịch kinh doanh giữa các cá nhân đều phải được thanh toán bằng tiền mặt, họ không nhận séc hoặc giấy bảo đảm vì những thứ đó họ không tin tưởng rằng có thể kiểm soát được

- Thái độ: Là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực

của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó

Trang 33

Ví dụ, một người Mỹ nói:“Tác giả không thích làm việc cho công ty Nhật vì tại đó tác giả không được ra quyết định một cách độc lập” Thái độ phản ánh các giá trị tiềm

ẩn Trong trường hợp này, thái độ của người Mỹ xuất phát từ sự coi trọng tự do cá nhân Trong các khía cạnh quan trọng của cuộc sống có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, con người thường có những thái độ khác nhau đối với các vấn đề như thời gian, công việc, sự thành công và sự thay đổi văn hóa

+ Thái độ đối với thời gian

Người dân ở nhiều nước Mỹ-Latinh và khu vực Địa Trung Hải thường không coi

trọng vấn đề thời gian Các kế hoạch của họ đều khá linh hoạt, họ thích hưởng thụ thời gian hơn là tiêu tốn nó cho những kế hoạch cứng nhắc

Ngược lại, đối với người Mỹ, thời gian chính là nguồn của cải quý giá “Thời gian

là tiền bạc”, Chính vì thế người Mỹ luôn luôn coi trọng sự đúng giờ và biết quý trọng thời gian của người khác Tương tự như vậy, người Nhật Bản cũng rất quý trọng thời gian, họ luôn theo sát các kế hoạch đã đề ra và làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài

Tuy nhiên, người Nhật và người Mỹ cũng có sự khác nhau trong cách sử dụng thời gian cho công việc Ví dụ, người Mỹ gắng sức làm việc theo hướng lấy hiệu quả công việc là tiêu chí hàng đầu, thỉnh thoảng họ có thể ra về sớm nếu ngày hôm đó đã hoàn thành nhiệm vụ Thái độ này chịu ảnh hưởng bởi giá trị của người Mỹ, họ coi trọng năng suất và thành quả cá nhân

Ở Nhật, điều quan trọng là luôn bận rộn trong con mắt của người khác ngay cả khi công việc đó chẳng có gì đáng phải bận rộn cả Người Nhật có thái độ như vậy là do họ muốn biểu lộ sự cống hiến của mình trước cấp trên và các đồng nghiệp Trong trường hợp này, thái độ truyền thụ những giá trị như sự nhất quán, lòng trung thực, sự hòa thuận trong nhóm

+ Thái độ đối với công việc và sự thành công

Người dân ở phía Nam nước Pháp hay nói: “chúng ta làm việc để sống”, trong khi

người Mỹ lại nói:“sống để làm việc” Họ cho rằng công việc là phương tiện để đạt được mục đích Trong khi đó, người Mỹ lại nói rằng công việc, bản thân nó đã là mục đích rồi Không gì ngạc nhiên khi lối sống của dân miền Nam nước Pháp có nhịp độ chậm Mục đích của họ là kiếm tiền để hưởng thụ Trong thực tế các doanh nghiệp ở đây đã

Trang 34

phải đóng cửa trong suốt tháng 8 khi công nhân của họ đi nghỉ dài ngày trong khoảng thời gian này (thường đi ra nước ngoài)

Một số người không mong ước tới sự thành công trong công việc mà chỉ mong muốn có một công việc nào đó để làm để tránh nhàm chán Ngược lại, có những người mong muốn, hăm hở làm việc là để nhằm đạt được một sự thành công nào đó Những người này thường ít nổ lực nếu như họ biết rằng khả năng thất bại là chắc chắn

Cuối cùng, thái độ đối với công việc cũng chịu sự tác động của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự do VD: Công nhân không còn thỏa mãn với cách sản xuất sản phẩm theo cơ chế cũ và muốn hoàn thiện bằng công việc của chính họ Họ muốn các nhà quản lý phải có kỹ năng trong công việc của họ, có kinh nghiệm đáng tin cậy và có quyết định hợp lý

1.3.4.4 Tập quán và Phong tục

- Tập quán: Các cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong một nền văn hóa

được gọi là tập quán Trong nền văn hóa Arập từ Trung Đông đến Tây Bắc Phi, bạn không được chìa tay ra khi chào mời một người nhiều tuổi hơn ngoại trừ người này đưa tay ra trước Nếu người trẻ hơn đưa tay ra trước, đó là một cách cư xử không thích hợp Thêm vào đó, vì văn hóa Arập xem tay trái là “bàn tay không trong sạch” nên nếu dùng bàn tay này để rót trà và phục vụ cơm nước thì bị coi là cách cư xử không lịch sự

Kết hợp bàn bạc công việc kinh doanh trong bữa ăn là thông lệ bình thường ở

Mỹ Tuy nhiên, ở Mexico thì đó lại là điều không tốt ngoại trừ người sở tại nêu vấn đề trước, và cuộc thương thảo kinh doanh sẽ bắt đầu lại khi uống cà phê hoặc rượu

- Phong tục: Khi thói quen hoặc cách cư xử trong những trường hợp cụ thể được

truyền bá qua nhiều thế hệ, nó trở thành phong tục Phong tục khác tập quán ở chỗ nó xác định những thói quen và hành vi hợp lý trong những trường hợp cụ thể Có hai loại phong tục khác nhau đó là phong tục phổ thông và phong tục dân gian

Phong tục dân gian thường là cách cư xử bắt đầu từ nhiều thế hệ trước, đã tạo thành thông lệ trong một nhóm người đồng nhất Việc đội khăn xếp ở người đạo Hồi ở Nam Á và nghệ thuật múa bụng ở Thổ Nhĩ Kỳ là phong tục dân gian, lễ ăn hỏi cô dâu Việt Nam mặc áo dài đỏ

Phong tục phổ thông là cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều nhóm Phong tục phổ thông có thể tồn tại trong một nền văn hóa hoặc hai hay nhiều nền

Trang 35

văn hóa cùng một lúc Tặng hoa trong ngày sinh nhật, mặc quần Jean blue hay chơi Gôn

là phong tục phổ thông Nhiều phong tục dân gian được mở rộng do sự truyền bá văn hóa từ vùng này đến các vùng khác đã phát triển thành những phong tục phổ thông, VD: ngày Valetine tặng hoa và quà

1.3.4.6 Giáo dục

Giáo dục, dù chính thức hay không chính thức đều đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá và chia sẻ văn hoá Trình độ giáo dục của một nền văn hóa có thể được đánh giá qua t lệ biết chữ, t lệ học trung học hay trình độ giáo dục cao hơn nữa

từ các nguồn dữ liệu thứ cấp Các nhà đầu tư quốc tế cũng cần phải biết về khía cạnh định tính của giáo dục như sự tập trung giáo giục các kỹ năng đặc biệt hay mức độ toàn diện mà giáo dục cung cấp Trình độ giáo dục cao hay thấp phản ánh nhận thức văn hóa của người dân, ảnh hưởng đến mức độ, cơ cấu cũng như các dự án mà nhà đầu tư lựa chọn Tại những nước có trình độ giáo dục cao, tố chất của người dân cũng sẽ cao, có lợi cho việc thu hút các hoạt động đầu tư trình độ cao Nếu trình độ giáo dục và tố chất của nhân sự thấp sẽ dẫn đến kỹ thuật và sản xuất lạc hậu, thiếu hụt nhân công chất lượng, năng suất lao động kém, ảnh hưởng tới lợi ích đầu tư và ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng, hành vi mua sắm và quan niệm thẩm mỹ của nước sở tại từ đó ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.4 Vai trò của môi trường đầu tư trong việc thu hút I

Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều lý thuyết đánh giá về vai trò của môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI trong đó lý thuyết chiết trung của John Dunning là một trong những lý thuyết được nhiều người biết đến nhất Lý thuyết này được Dunning phát triển dựa trên lý thuyết nội bộ hóa (internalization) trước đó và lần đầu tiên đưa ra

Trang 36

năm 1979, sau đó tiếp tục phát triển lý thuyết này vào năm 1988 và năm 1993 (Miguel, António, José 2007, tr 3) Trong lý thuyết của mình, Dunning đã đưa ra mô hình OLI và phát hiện ra rằng môi trường đầu tư ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư qua ba yếu tố đó là: yếu tố về lợi thế O (ownership), yếu tố về lợi thế địa điểm - lợi thế L (location) và yếu tố về lợi thế nội hóa - lợi thế I (internalization) Vì vậy, để thu hút FDI môi trường đầu tư cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy ba lợi thế trên và tiến tới

ra quyết định sử dụng hình thức FDI thay vì lựa chọn xuất khẩu (export) hay sử dụng

hình thức cấp giấy phép (licensing)

1.4.1 Lợi thế sở hữu (Ownership)

Đối với một công ty để thực hiện các hoạt động xuyên biên giới, nó phải sở hữu một số lợi thế so với các công ty khác như thương hiệu, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh Những lợi thế sở hữu này sẽ là tiền đề cho hoạt động FDI

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn môi trường đầu

tư dựa trên lợi thế thực tế của công ty, ví dụ một công ty có lợi thế về thương hiệu sẽ có

xu hướng lựa chọn những thị trường có luật bảo vệ sở hữu trí tuệ phát huy tác dụng tốt

để giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư kinh doanh; một công ty

có lợi thế về kỹ thuật sản xuất sẽ lựa chọn một nước có nền ngành công nghệ chưa phát triển bằng và đang cần sử dụng lợi thế kỹ thuật sản xuất của mình; những công ty có lợi thế về kỹ năng kinh doanh sẽ quan tâm tới những nước hay khu vực có môi trường kinh doanh minh bạch, thủ tục hành chính nhanh chóng, dễ dàng, quyền lợi của nhà kinh doanh đầu tư được đảm bảo

1.4.2 Lợi thế địa điểm (Location)

Mức độ hoạt động của các công ty nước ngoài ở nước sở tại cũng phụ thuộc vào lợi thế địa điểm mà nước chủ nhà cung cấp (lợi thế L) Lợi thế L có thể dưới hình thức nguồn lực tài nguyên, thị trường cũng như chi phí sản xuất thấp hơn Trong số các nước đang phát triển, thuế nhập khẩu cao và hàng rào phi quan thuế quan cũng có thể được xem là những lý do quan trọng cho hoạt động FDI

Các nghiên cứu cho thấy các môi trường đầu tư có các cơ sở kinh tế và thể chế tốt hơn có xu hướng được ưa chuộng, so với các môi trường truyền thống như tiếp cận với nguyên vật liệu và chi phí lao động (Dunning 1998, tr 45-66) Những yếu tố này là yếu

tố bên ngoài của các doanh nghiệp nhưng là yếu tố bên trong đối với Chính phủ của

Trang 37

nước tiếp nhận đầu tư Nói cách khác, Chính phủ có thể làm cho lãnh thổ của mình hấp dẫn đối với nhà đầu tư bằng cách xây dựng các chính sách thuận lợi cho nhà đầu tư Hơn nữa, khi xây dựng được một môi trường đầu tư tốt, các nước còn có cơ hội chủ động lựa chọn nguồn vốn FDI phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia mình Khả năng chọn lọc và hấp thụ FDI của môi trường đầu tư của một quốc gia rất quan trọng vì

nó góp phần đảm bảo chiến lược phát triển của quốc gia đó Chúng ta có thể nhận thấy

sự chủ động trong việc tiếp nhận nguồn vốn FDI của các nước phát triển, họ có môi trường đầu tư có lợi thế địa điểm cao vì thế có thể chủ động điều chỉnh dòng vốn FDI để

có khả năng hấp thu tốt nhất và do vậy họ cũng chiếm tới 55% FDI toàn cầu (UNCTAD 2016, tr 4)

Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng giải thích tại sao một số quốc gia lại hấp dẫn hơn các nước khác hay công ty chọn địa điểm này thay vì địa điểm khác

1.4.3 Lợi thế về nội hóa (internalization)

Lợi thế về nội hóa ảnh hưởng đến cách hoạt động của FDI Trong thuật ngữ kinh

tế vi mô, FDI làm giảm chi phí giao dịch của các công ty đa quốc gia do sự không hoàn hảo của thị trường Thông qua việc nội hóa, các công ty đa quốc gia (MNC) có thể tăng lợi tức đầu tư bằng cách thực hiện các giao dịch, bao gồm các tài sản độc quyền của

nó, thông qua hoạt động nội bộ (Bala 1998, tr 2) Nhờ đó giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế

Tuy nhiên trên thực tế lợi thế này có phát huy tác dụng hay không, tùy thuộc rất nhiều vào rất nhiều yếu tố của môi trường đầu tư ví dụ như thủ tục xuất nhập khẩu, chính sách quản lý ngoại hối, những điều chỉnh trong luật đầu tư, luật doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư

Trang 38

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG I CỦA MA AYSIA TỪ NĂM

2012 - 2015 2.1 Giới thiệu sơ lược về đất nước Mala sia

Từ dữ liệu có trong The World factbook 2016 của Cơ quan tình báo Trung uơng Hoa Kỳ (CIA) về đất nước Malaysia và Hồ sơ thị trường Malaysia của Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương, chúng ta có thông tin cơ bản về đất nước Malaysia

2.1.1 Các thông tin cơ bản

2.1.2 Điều kiện tự nhiên, con người

Tên đầy đủ: Ma-lai-xi-a (Malaysia)

Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến

Ngày quốc khánh : 31 tháng 8 năm 1957

Đứng đầu nhà nước: Quốc vương – MUHAMMAD V (từ

13/12/2016)

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Mohamed NAJIB bin Abdul Razak

(3/4/2009) Các đảng phái chính trị: Đa đảng

Thành viên của các tổ chức

Ngôn ngữ : Bahasa Malay, Tiếng Anh, Tiếng Trung v…v

Trang 39

Hải đảo Malaysia (Đông Malaysia) gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía Bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia

Thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur, được thành lập vào năm 1857 tại nơi hợp lưu của hai dòng sông Klang và Gombak, Kuala Lumpur là một trong những thành phố năng động nhất Châu Á

2.1.2.2 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, ở miền Tây có lượng mưa tới 2.500mm Lượng mưa thay đổi theo mùa hơn là thay đổi theo nhiệt độ Gió mùa Đông Bắc từ tháng mười đến tháng hai và gió mùa Tây Nam từ tháng năm đến tháng chín đem theo nhiều mưa đến Malaysia

2.1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên

Malaysia rất giàu tài nguyên khoán sản Các loại quặng kim loại chính là thiếc, nhôm, đồng và sắt Rất nhiều các kim loại thứ yếu khác được tìm thấy như mangan, antimon, thủy ngân, bôxit và vàng Việc sản xuất thiếc tạo nên một trong những trụ cột cho kinh tế phát triển Thiếc thường được tìm thấy ở những bãi bồi phù sa dọc triền dốc phía tây của nhánh chính vùng Tây Malaysia và những bãi bồi nhỏ hơn ở bãi biển phía tây của bán đảo Tuy nhiên, khoáng sản giá trị nhất của Malaysia là dầu khí và khí ga tự nhiên Các dàn khoan đều được đặt ngoài khơi, cách xa các bãi biển của vùng bán đảo

và Sarawak Ngoài ra, Malaysia có trữ lượng lớn than, than bùn, gỗ, đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát, đá granite, đá mable và tiềm năng thủy điện rất lớn

2.1.2.4 Dân số

Theo số liệu của CIA, tính tới tháng 7/2016 tổng dân số của Malaysia là gần 31

triệu người, đứng thứ 42 trên thế giới Tốc độ tăng dân số năm 2016 là 1,4% Dân số trong độ tuổi từ 25-54 chiếm tỉ lệ cao nhất là 41,06%, độ tuổi 15-24 chiếm 16,86%, độ tuổi 0 – 14 chiếm 28,16%, độ tuổi 55-64 chiếm 8,06%, độ tuổi trên 65 chiếm 5,86% Ngôn ngữ chính thức của Malaysia là tiếng Bahasa Malay, bên cạnh đó người dân còn

sử dụng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tamil, tiếng Telugu, Malayalam, Panjabi, Thái Lan…

Trang 40

2.1.2.5 Tôn giáo

Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Malaysia, chiếm 61,3%; tiếp theo đó là Phật giáo chiếm 18,9%, Thiên chúa giáo 9,2%; Hinđu 6,3%; Khổng giáo, Đạo giáo và các tôn giáo truyền thống khác của Trung Quốc 1,3% (CIA Factbook 2017)

2.1.3 Lịch sử

Từ thế k 16 trở về trước các tiểu vương quốc trên bán đảo Malaysia thường bị các vương quốc ở Nam Thái Lan và Indonesia đô hộ Sau này các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh đã tới vùng này chiếm Malaca, Sabah, Singapore Năm 1896, Anh lập Liên hiệp các quốc gia Mã lai gồm các tiểu bang Perak, Selagor, Negri Sembilan và Pahang Một số tiểu bang khác (Johor, Keda, Perlis, Kelantan) cũng nhận sự bảo hộ của Anh mặc dù không tham gia Liên hiệp

Năm 1941, Nhật chiếm bán đảo Malaysia, năm 1946, Nhật đầu hàng Anh định lập lại chế độ thuộc địa nhưng gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân Malaysia Năm 1948, Anh buộc phải ký với các tiểu vương hiệp ước thành lập Liên bang Malaysia, công nhận chủ quyền của các tiểu vương, trừ Penang và Malaca trước là lãnh thổ của Anh, các bang này có thống đốc bang Hội nghị Luân đôn (London) 1956 quyết định trao trả độc lập cho Malaysia Ngày 31/8/1957 Liên bang Malaysia trở thành quốc gia độc lập, theo chế độ quân chủ lập hiến Ngày 16/9/1963, bang tự trị Singapore gia nhập Liên bang Mã lai Đến năm 1965, quan hệ giữa Chính phủ Liên bang với Bang tự trị Singapore trở nên căng thẳng và ngày 9/8/1965, bang tự trị Singapore tách khỏi liên bang Mã Lai trở thành nước Cộng hòa Singapore (Cục xúc tiến thương mại 2013, tr 7)

2.1.4 Tổng quan kinh tế

Theo số liệu của World Bank năm 2016, Malaysia là nước có thu nhập trung bình cao với GNI đầu người năm 2015 đạt 10570 USD, GDP (2015) là 298 t USD, tăng trưởng kinh tế năm 2015 là 5% Nền kinh tế Malaysia đã được chuyển đổi từ những năm 70 từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nền kinh tế đa ngành nghề Sau khi nhậm chức, cựu Thủ tướng ABDULLAH cố gắng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế bằng cách hướng nguồn đầu tư vào khu vực công nghệ cao, công nghệ y tế Những nỗ lực này của ông đã được Tân thủ tướng Najip tiếp tục thực hiện Thủ tướng Najib cũng tiếp tục đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ nội địa và giảm bớt việc nền kinh tế phải dựa quá nhiều vào xuất khẩu Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, dầu khí,

Ngày đăng: 29/12/2017, 19:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w