Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (LV thạc sĩ)Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (LV thạc sĩ)Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (LV thạc sĩ)Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (LV thạc sĩ)Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (LV thạc sĩ)Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (LV thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
LUẬN VĂN THẠC SỸ
ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ENTERPRISE RESOURCE PLANNING) CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TẠI HOA KỲ: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
LÊ VIẾT BẮC
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Mã số: 60340102
LÊ VIẾT BẮC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN VĂN THOAN
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2017
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT v
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 2
2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 6
3 Mục tiêu nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Bố cục của luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG 9
1.1 Cơ sở lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp 9
1.1.1 Khái niệm quản trị nguồn lực doanh nghiệp 9
1.1.2 Đặc điểm của quản trị nguồn lực doanh nghiệp 10
1.1.3 Lợi ích và hạn chế của hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp 12
1.1.3.1 Lợi ích của hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp 12
1.1.3.2 Hạn chế của hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp 14
1.2 Bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 15
1.2.1 Khái niệm bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 15
1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 16
1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 17
1.3 Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 18
1.3.1 Đặc điểm của hệ thống quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 18
1.3.2 Vai trò của ứng dụng ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 20
Trang 41.3.3 Ứng dụng ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 21
1.3.3.1 Các hình thức ứng dụng ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 21
1.3.3.2 Kiến trúc hệ thống ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 23
1.3.3.3 Triển khai dự án ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TẠI HOA KỲ VÀ TẠI VIỆT NAM 31
2.1 Thực trạng thị trường và tình hình hình ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ 31
2.1.1 Thực trạng thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ 31
2.1.2 Đặc điểm của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ 32
2.1.3 Phân tích ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ 35
2.1.3.1 Ứng dụng ERP tại chuỗi siêu thị điện máy Best Buy 36
2.1.3.2 Ứng dụng ERP tại chuỗi cửa hàng bách hóa Kohl’s 42
2.1.3.3 Ứng dụng ERP tại chuỗi cửa hàng tạp hóa trực tuyến Freshdirect 48
2.1.4 Đánh giá việc ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ 51
2.2 Một số bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ 53
2.2.1 Xác định rõ mục tiêu xây dựng hệ thống ERP 53
2.2.2 Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để xây dựng hệ thống ERP 54
2.2.3 Thay đổi và cập nhật hệ thống ERP theo xu hướng công nghệ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng 57
2.3 Thực trạng ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam 58
2.3.1 Thực trạng thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam 59
2.3.2 Tình hình ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam 61
2.3.2.1 Ứng dụng ERP tại Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh 64
2.3.2.2 Ứng dụng ERP tại Công ty cổ phần quốc tế LCC 65
Trang 52.3.3 Đánh giá việc ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam 66
2.3.3.1 Thuận lợi trong việc ứng dụng ERP 66
2.3.3.2 Khó khăn trong việc ứng dụng ERP 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM 72
3.1 Xu hướng ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trên thế giới và tại Việt Nam 72
3.1.1 Xu hướng thương mại điện tử di động 72
3.1.2 Xu hướng điện toán đám mây trong ERP 74
3.1.3 Xu hướng bán hàng đa kênh trong bán lẻ hàng tiêu dùng 77
3.2 Một số giải pháp cụ thể 79
3.2.1 Giải pháp nguồn nhân lực cho hệ thống ERP 79
3.2.2 Giải pháp về công nghệ cho hệ thống ERP 81
3.2.3 Giải pháp về cải tiến quy trình kinh doanh phù hợp ERP 86
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 93
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỦA CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN 94
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các chức năng của hệ thống ERP 10
Hình 1.2 Kiến trúc với nhiều hệ thống kèm theo dải tích hợp thông tin 23
Hình 1.3 Kiến trúc ERP trung tâm 24
Hình 2.1 Top 4 doanh nghiệp bán lẻ đồ điện tử lớn nhất Hoa Kỳ theo doanh thu (đơn vị tính: tỷ đô la) 37
Hình 2.2 Giao diện trang Best Buy Outlet 39
Hình 2.3 Trang web bán hàng trực tuyến của Freshdirect 50
Hình 2.4 Tình hình sử du ̣ng các phần mềm quản lý qua các năm 62
Hình 2.5 Trang web bán hàng của Trần Anh 64
Trang 7DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
CNTT Công nghệ thông tin
BI Business Inteligent – Tri thức doanh nghiệp
CRM Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách
hàng ECM Enterprise Content Management – Quản trị nội dung
DMS Document Management System – Hệ thống quản trị văn bản
EDI Electronic Document Interchange – Trao đổi dữ liệu điện tử ERP Enterprise resource planning – Quản trị nguồn lực doanh nghiệp HRM Human Resoure Management – Quản trị nguồn nhân lực
IT Information system – Công nghệ thông tin
Portal Cổng thông tin điện tử
POS Point of Sale – Hệ thống thu ngân
ROA Return on total assets – Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản
ROI Return on investment – Tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư
ROS Return on sale – Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
WMS Warehouse Management System – Quản lý kho hàng
Trang 8TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong kỷ nguyên số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện
tử là xu thế tất yếu Việc nhận thức đúng các xu thế thời đại và kịp thời thay đổi cho phù hợp với các xu thế đó là phần quan trọng nhất trong việc hoạch định chiến lược của mỗi doanh nghiệp Chính vì vậy tác giả lựa chọn chủ đề quản trị nguồn lực doanh nghiệp để phân tích những xu hướng quản trị và công nghệ mới, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh Tác giả lựa chọn ngành bán lẻ hàng tiêu dùng – một ngành hàng có tính cạnh tranh cao do có sự tham gia của nhiều nhà bán
lẻ nước ngoài, ngày càng gây áp lực lên các nhà bán lẻ nội địa Đồng thời, tác giả phân tích các kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm
và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn được thực hiện bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tình huống và phỏng vấn chuyên gia Các số liệu thứ cấp từ các nguồn sách báo, tạp chí chuyên ngành, cùng các số liệu
sơ cấp từ phỏng vấn các chuyên gia về thương mại điện tử và công nghệ thông tin giúp tác giả làm rõ các vấn đề nghiên cứu Kết quả nghiên cứu quan trọng nhất của luận văn là 3 bài học kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại 3 doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Hoa Kỳ Tác giả cũng đề xuất 3 giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam tăng cường ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp Tuy nhiên, luận văn mới dừng lại ở việc phân tích một số bài học thành công, mà chưa đề cập đến những bài học thất bại trong triển khai quản trị nguồn lực doanh nghiệp Đồng thời, với thời gian và sức lực hạn chế, tác giả chưa tiến hành điều tra sâu và rộng về tình hình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Đây là hạn chế lớn nhất và cũng là một hướng cho các nhà nghiên cứu trong tương lai
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên khắp thế giới, tạo ra những cơ hội to lớn nhưng cũng đầy thách thức đối với các doanh nghiệp trong tất
cả các lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ, đến bán lẻ Những đột phá về công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ Đặc biệt, các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đang chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ phía đối thủ và áp lực về nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng phải quan tâm chú trọng hơn đến việc cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ Chính vì vậy, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào việc quản lý nguồn lực doanh nghiệp là việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
Trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đã trở nên phổ biến Các chuỗi bán lẻ hàng đầu thế giới như Walmart, Best Buy, Tesco PLC, hay cả những công ty bán lẻ trực tuyến hàng đầu như Amazon (Hoa Kỳ), Rakuten (Nhật Bản) cũng đã triển khai ứng dụng ERP từ rất lâu và đã thu được những thành tựu đáng kể Việc triển khai ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã trở nên phổ biến, các giải pháp ERP cho doanh nghiệp bán lẻ giờ đây được cung cấp bởi các nhà cung cấp hàng đầu như SAP, Oracle, Microsoft đều được xây dựng dựa trên chuẩn quy trình kinh doanh của các hãng bán lẻ hàng đầu thế giới kể trên
Tại Việt Nam, quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đã được nhắc đến từ những năm 2000, tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng còn rất hạn chế Chỉ những công ty có quy mô lớn, vốn lớn, số lượng hàng bán nhiều thì mới triển khai
áp dụng hệ thống ERP Hơn nữa, những doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế triển khai ứng dụng ERP từ hỗ trợ của công ty mẹ ở
Trang 10nước ngoài, điều này cũng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bán lẻ nội địa, các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam cần có những bước chuyển mình nhanh chóng để theo kịp xu thế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm có thể tồn tại được trên chính thị trường trong nước
Chính vì những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình Việc nghiên cứu kinh nghiệm triển khai thành công ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đã có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành phân tích về vai trò, ảnh hưởng, và tác động của quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng, trong
đó điển hình là các nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu về đặc điểm, vai trò, và tác động của quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) lên kết quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu của Philippe Mangin
và các công sự (2015) đã đưa ra quan điểm hiện tại của các nhà nghiên cứu về sự đóng góp của ERP đối với hiệu quả kinh doanh ở cấp độ công ty Mangin và các cộng sự đã nghiên cứu tài liệu bao gồm giai đoạn 1999 đến 2014, đưa ra phân tích
có hệ thống về 54 kết quả nghiên cứu Nhận định chính của nghiên cứu này là việc triển khai ERP trên các công ty lớn có tác động tích cực trên toàn cầu, đặc biệt là trong một khoảng thời gian dài Mặt khác, do thực tế hệ thống thông tin doanh nghiệp đang được các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang triển khai gần đây, cho nên sự đóng góp vẫn cần được chứng minh cho các tổ chức nhỏ hơn Hai hướng nghiên cứu chính đã được nhấn mạnh trong bài tổng quan này đó là (1) Sự phát triển của các giải pháp thực hiện toàn diện và thực tiễn cho các hệ thống ERP; (2) Các nghiên
Trang 11cứu đánh giá hiệu suất hoàn thành, với mô hình phức tạp, sử dụng các biện pháp đa chiều, đưa ra những quan điểm mới về đóng góp của hệ thống ERP cho hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một nghiên cứu của Hunton và các cộng sự về so sánh hiệu quả hoạt động của các công ty ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và các doanh nghiệp không ứng dụng hệ thống này Nghiên cứu chỉ ra quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) thể hiện một chiến lược kinh doanh sáng tạo, vì việc ứng dụng ERP liên quan đến cải tiến quy trình kinh doanh, liên kết nội bộ doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp Lợi ích của một hệ thống ERP bao gồm cải tiến chất lượng trong các lĩnh vực chính, như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và quản lý tri thức Kết quả là, các hệ thống ERP dự kiến sẽ tăng cường giá trị thị trường và hiệu suất công ty (J.E Hunton et al., 2003) Trong bài nghiên cứu này, Hunton và các tác giả đã chỉ ra sự tương tác đáng kể giữa quy mô công ty và tình hình tài chính đối với những công ty ứng dụng hệ thống ERP qua các chỉ số ROA, ROI và lợi tức trên doanh thu (ROS) Cụ thể, Hunton và các tác giả tìm thấy một mối quan hệ tích cực (tiêu cực) giữa tình hình tài chính và hiệu suất cho các doanh nghiệp nhỏ (lớn) Nghiên cứu phát hiện ra phát hiện mới về nghịch lý năng suất kết hợp với các hệ thống ERP và cho thấy việc ứng dụng ERP giúp các công ty đạt được lợi thế cạnh tranh so với các công ty không ứng dụng các hệ thống này
- Nghiên cứu về quy trình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP): điển hình trong các nghiên cứu về quy trình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP phải kể đến cuốn sách ERP – Making it happen của Thomas F Wallace
và cộng sự (2001) Cuốn sách đã đưa ra các bước thiết kế, xây dựng, và triển khai
hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP một cách chi tiết và dễ theo dõi Cuốn sách cũng nêu rõ “đây không phải là cuốn sách về phần mềm ERP, mà là cuốn sách hướng dẫn làm sao có thể lựa chọn và triển khai hệ thống ERP trong doanh nghiệp” (Wallace et al., 2001)
- Nghiên cứu về ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong doanh nghiệp bán lẻ: trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo nghiên cứu của Yan Zhu và các cộng sự (2009) về thành công sau triển khai ứng dụng ERP của
Trang 12các doanh nghiệp bán lẻ tại Trung Quốc Nghiên cứu đã chỉ ra các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) đã được thực hiện trên toàn cầu và việc thực hiện về vấn đề này đã được nghiên cứu rộng rãi trong thập kỷ qua Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tối ưu hóa lợi ích từ việc triển khai hệ thống ERP Do đó, đảm bảo thành công sau khi thực hiện đã trở thành trọng tâm của nghiên cứu ERP hiện nay Nghiên cứu của Zhu và các cộng sự đã phát triển một
mô hình tích hợp để giải thích thành công sau khi thực hiện ERP, dựa trên lý thuyết Công nghệ -Tổ chức - Môi trường (Technology–Organization–Environment - TOE) Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ ra rằng chất lượng thực hiện ERP (khía cạnh công nghệ) bao gồm quản lý dự án và cấu hình hệ thống, sự sẵn sàng về tổ chức (khía cạnh tổ chức) bao gồm sự tham gia của lãnh đạo và phù hợp với tổ chức,
và hỗ trợ bên ngoài (khía cạnh môi trường) sẽ ảnh hưởng tích cực đến thành công của dự án ERP Zhu và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trong ngành bán lẻ của Trung Quốc Kết quả cho thấy cả chất lượng các hoạt động và sự sẵn sàng của tổ chức ERP đều có ảnh hưởng đáng kể đến thành công sau khi thực hiện, trong khi sự hỗ trợ từ bên ngoài lại không
- Các nghiên cứu phân tích tình huống ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp: chưa có nghiên cứu tổng hợp nào về các tình huống ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ Trong quá trình làm luận văn, tác giả có tham khảo các bài tình huống (case study) ngắn được trình bày trong các cuốn sách về thương mại điện tử, ứng dụng ERP trong doanh nghiệp, trong đó bao gồm:
1 Laudon & Laudon, 2016, Management Information System – 14th Edition, Pearson Education limited (p380-409)
2 Laudon & Traver, 2015, E-Commerce 2015 – Business, Technology, society, 11/E, Pearson Education limited, (Chapter 12: B2B E-commerce, p784-842)
- Nghiên cứu về các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng và xu hướng bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: đã có nhiều nghiên cứu về các doanh nghiệp
bán lẻ tại Hoa Kỳ, trong đó có thể kể đến case study nghiên cứu tổng quan về ngành bán lẻ ở Hoa Kỳ và đặc biệt phân tích sâu về chiến lược của chuỗi cửa hàng Kohl’s
Trang 13Theo đó, ngành bán lẻ của Hoa Kỳ có thể chia làm 3 loại: nhà bán lẻ giá thấp (Walmart, Target), nhà bán lẻ giá trung (JC Penney, Kohl’s, Sears), và nhà bán lẻ cao cấp (Nordstrom, Saks Fifth Avenue) (Zachman và cộng sự, 2009) Case study này phân tích đặc điểm, thị phần, và mức độ cạnh tranh của các nhà bán lẻ tại Hoa
Kỳ trên cả kênh bán hàng online và offline, đồng thời chỉ ra xu hướng của những
mô hình kinh doanh và liên kết mới của ngành bán lẻ Hoa Kỳ
Một nghiên cứu của Wayne R Kubick (2009), cũng phân tích về xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chuỗi cung ứng trong ngành bán lẻ Khái niệm tự động hóa chuỗi cung ứng đã cách mạng hóa quá trình sản xuất và phân phối trong suốt hai thập kỷ qua và đã mở ra các cơ hội kinh doanh cho các công ty phần mềm và tư vấn lớn như SAP và Oracle Tối ưu hoá hoạt động của chuỗi cung ứng được thực hiện thông qua các hệ thống như quản lý nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource management), quản lý quan hệ khách hàng, tự động hóa chuỗi cung ứng đảm bảo rằng tất cả nguyên vật liệu và linh kiện đến đúng lúc từ các nhà cung cấp để chế biến trong sản xuất nhà máy, các sản phẩm hoàn chỉnh được vận chuyển đúng thời hạn cho khách hàng để bán, và các mặt hàng đã bán nhanh chóng được thay thế mà không cần duy trì lượng hàng tồn kho lớn tại bất kỳ điểm nào trong chuỗi (Kubick, 2009) Tự động hoá chuỗi cung ứng bao gồm việc sử dụng phần mềm lập kế hoạch, mô phỏng và quản lý nâng cao và đã thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ mới để theo dõi, chẳng hạn như theo dõi mã vạch và nhận dạng tần
số radio (RFID)
Nghiên cứu về các xu hướng trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng điển hình phải kể đến phân tích của Saghiria và các cộng sự đăng trên tạp chí Journal of Business Research Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng sự phát triển của khái niệm bán lẻ đa kênh này vẫn còn non trẻ Bài báo nghiên cứu của các tác giả phát triển khuôn khổ khái niệm cho các hệ thống kênh đa kênh, được cấu hình bởi ba chiều của giai đoạn kênh, loại kênh và đại lý kênh Tích hợp và khả năng hiển thị cũng được khám phá và thảo luận là những nhân tố hỗ trợ chính, hỗ trợ thực hiện khuôn khổ kênh đa kênh (Saghiria và các cộng sự, 2017)
Trang 14Như vậy, trên thế giới nói chung, và tại Hoa Kỳ nói riêng, đã có nhiều nghiên cứu về ngành bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ, thực trạng và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin nói chung, và quản trị nguồn lực doanh nghiệp nói riêng tại các doanh nghiệp bán lẻ Đây là những nguồn tài liệu quý báu cho tác giả trong việc phân tích cơ sở lý luận và thực trạng ngành bán lẻ của Hoa Kỳ, cũng như tình hình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp bán
lẻ của nước này
2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn như phân tích hoạt động của ngành bán lẻ và thị trường bán lẻ Việt Nam, phân tích vai trò và tác động của quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đến hoạt động của doanh nghiệp Trong đó, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại năm 2013 có chỉ ra vai trò của hệ thống ERP đó là
“việc tích hợp các module quản lý trên một hệ thống phần mềm thống nhất, có
chung một cơ sở hạ tầng giúp quản lý tập trung tổng thể các nguồn lực của doanh nghiệp, thống nhất trong việc ra các quyết định và tạo điều kiện chia sẻ, phối hợp giữa các bộ phận, các đơn vị trong toàn doanh nghiệp” (Nguyễn Văn Thoan,
Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013)
Tuy nhiên, ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP không phải lúc nào cũng thành công và phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp Luận án tiến sĩ
của Nguyễn Bích Liên đã chỉ ra “chi phí cho ERP quá lớn, thời gian thực hiện dự
án lâu dài (từ 2-5 năm) và đòi hỏi doanh nghiệp chuẩn bi ̣ đủ các điều kiện về công nghệ, vê ̀ huấn luyện khả năng quản lý và thay đổi văn hóa doanh nghiệp nên nhiều khi ư ́ ng dụng ERP làm xáo trộn và thậm chí gây lỗ, thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp” (Nguyễn Bích Liên, 2012)
Tóm lại, nghiên cứu ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu chuyên sâu về ứng dụng ERP tại doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam, chính vì vậy, đây là một nghiên cứu mới và có giá trị về mặt lý thuyết và thực tiễn.
Trang 153 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn giải quyết những vấn đề nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu những lý luận chung về quản trị nguồn lực doanh nghiệp và doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
- Kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
- Bài học và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc ứng dụng quản trị nguồn lực
doanh nghiệp ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ, và các bài học kinh nghiệm và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
tại Hoa Kỳ và tại Việt Nam Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 tới năm 2017, tầm nhìn đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, các phương pháp kỹ thuật như thống kê, mô tả, so sánh, đánh giá, phỏng vấn chuyên gia Trong đó, tác giả sử dụng các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể bao gồm:
Nghiên cứu số liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn chuyên gia
- Đối tượng phỏng vấn: các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử và công nghệ thông tin, và trường đại
Trang 16học Ngoại thương Tổng số chuyên gia tham gia phỏng vấn là 12 người, đến từ 8 đơn vị
- Thời gian thực hiện phỏng vấn: tháng 3 & 4 năm 2017
- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại
- Bảng câu hỏi phỏng vấn: Phụ lục 1
- Danh mục đơn vị của các chuyên gia tham gia phỏng vấn: Phụ lục 2
Nghiên cứu số liệu thứ cấp: tác giả có sử dụng các số liệu từ các sách giáo
trình, sách chuyên khảo, báo cáo chuyên ngành, bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước, các báo cáo của các hãng nghiên cứu thị trường, cung cấp giải pháp về ERP
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, và các phụ lục, luận văn gồm những chương chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
Chương 2: Thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ và tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam
Vì thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy
cô và bạn bè để hoàn thiện và có những hướng nghiên cứu mới Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trường Đại học Ngoại thương, thầy giáo hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Văn Thoan đã nhiệt tình hướng dẫn tác giả trong quá trình làm luận văn Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước đã nhiệt tình tham gia vào quá trình phỏng vấn chuyên gia
và cung cấp các tài liệu tham khảo
Học viên cao học: Lê Viết Bắc
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG
1.1 Cơ sở lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm quản trị nguồn lực doanh nghiệp
ERP là viết tắt của “Enterprise Resource Planning” - “Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp”, hay “quản trị nguồn lực doanh nghiệp” Thuật ngữ quản trị nguồn lực doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi hơn, với nghĩa rộng hơn, do vậy, trong luận văn này tác giả sử dụng thống nhất thuật ngữ “quản trị nguồn lực doanh nghiệp”
Theo O’Leary, Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là các gói phần mềm mạnh mẽ cho phép các doanh nghiệp tích hợp nhiều chức năng khác nhau Đặc biệt, hệ thống ERP có thể cung cấp nền tảng cho một loạt các ứng dụng thương mại điện tử dựa trên các quy trình kinh doanh, bao gồm từ đặt hàng dựa trên web và theo dõi đơn đặt hàng, kiểm kê quản lý kho và hàng hoá (O’Leary, 2000)
Mục đích của hệ thống ERP là tích hợp các chức năng xử lý nghiệp vụ của tất cả các bộ phận trong một phần mềm máy tính duy nhất mà có thể đáp ứng tất cả nhu cầu đặc thù của các bộ phận khác nhau Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hoặc hệ thống ERP là một thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt hoạt động của công ty, do phần mềm máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty quản
lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản
lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, v.v Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch Một phần mềm ERP là một phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên (Nguyễn Văn Hồng
và các tác giả, 2012)
Vậy, trong luận văn này, tác giả sử dụng thuật ngữ “quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP” cho hệ thống phần mềm ERP trong doanh nghiệp
Trang 181.1.2 Đặc điểm của quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ (module) Phần mềm
có cấu trúc phân hệ là một tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có một chức năng riêng Từng phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản chất của
hệ thống ERP, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn Các phân hệ cơ bản của một phần mềm ERP điển hình có thể như sau: Tài chính kế toán, Quản lý kho bãi, Hậu cần, vận chuyển, Bán hàng, Quản lý nhân sự
Hình 1.1 Các chức năng của hệ thống ERP
Trang 19thường ERP là phần mềm mô phỏng và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp theo quy trình
Cách tổ chức nhân sự theo phòng ban của tất cả các doanh nghiệp hiện nay là cách tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà doanh nghiệp cho là tốt nhất để có thể dễ dàng tác nghiệp và quản lý phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cách tổ chức theo phòng ban này cũng rất khác nhau từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác kể cả với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề Có một khái niệm khác trong hoạt động của doanh nghiệp
là khái niệm quy trình Nếu như cơ cấu tổ chức theo phòng ban của doanh nghiệp được thể hiện theo chiều dọc thì các bước của quy trình lại được tổ chức theo chiều ngang Một quy trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin (hoặc dữ liệu) đầu vào và có kết quả là hệ thống thông tin (hoặc dữ liệu) đầu ra, thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước và thông tin đầu ra của bước này cũng
là thông tin đầu vào của bước kế tiếp Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các quy trình chính có thể liên quan đến nhiều phòng ban của doanh nghiệp, tức là để cho quy trình hoạt động đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về nhân sự từ nhiều phòng ban Các phần mềm quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt động của một phòng ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự ) và như một "ốc đảo" đối với các phần mềm của phòng ban khác Các công việc chuyển thông tin từ phòng ban này sang phòng ban khác được thực hiện một cách thủ công (như theo hình thức chuyển văn bản, copy file ) với năng xuất thấp và không có tính kiểm soát Các modules của ERP cũng phục vụ cho các phòng ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối quan hệ giữa các phòng ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quy trình Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ Các báo cáo trên phần mềm ERP có thể lấy thông tin từ nhiều bước trong quy trình
và thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau Cách làm này tạo ra năng xuất lao động
và hiệu quả quản lý thông tin rất cao cho doanh nghiệp
Như vậy, ngoài cách nhìn nhận doanh nghiệp theo cơ cấu tổ chức phòng ban, cách thứ hai để phân tích hoạt động của doanh nghiệp là tìm hiểu về các quy trình
Trang 20hoạt động của doanh nghiệp Khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, bạn sẽ thấy rõ nét nhất về các quy trình Với mỗi doanh nghiệp, các quy trình được phân ra thành các quy trình sản xuất kinh doanh chính và các quy trình phụ trợ Các quy trình sản xuất kinh doanh chính là đối tượng đầu tiên được mô phỏng trên hệ thống ERP
Tóm lại, ERP được định nghĩa tổng quát là giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp Về hình thức, một giải pháp ERP là tập hợp các phân hệ quản lý toàn bộ công đoạn trong quy trình sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp gồm: hoạch định, dự báo, kiểm soát quá trình, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra, phân phối, kế toán, nhân sự Đây là dạng sản phẩm đặc biệt kết hợp công nghệ thông tin hiện đại, tân tiến với kinh nghiệm quản lý Vì thế, việc đầu tư cho một giải pháp ERP không đơn thuần chỉ là mua một phần mềm mà còn là chuẩn hóa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin
1.1.3 Lợi ích và hạn chế của hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp
1.1.3.1 Lợi ích của hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy: ERP giúp các nhà quản lý dễ
dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin Nếu không có hệ thống ERP, một cán bộ quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều nguồn để có được thông tin cần thiết dùng cho việc phân tích tình hình tài chính và hoạt động của công ty Với hệ thống ERP, điều này có thể được thực hiện một cách dễ dàng bằng cách sử dụng một phần mềm ứng dụng và trong thời gian thực Ngoài ra, hệ thống ERP tập trung các dữ liệu từ mỗi phân hệ vào một cơ sở quản lý dữ liệu chung giúp cho các phân hệ riêng biệt có thể chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng Hơn nữa, hệ thống ERP không chỉ thu thập và
xử lý khối lượng lớn các giao dịch hàng ngày, mà còn nhanh chóng lập ra các phân tích phức tạp và các báo cáo đa dạng
Công tác kế toán chính xác hơn: Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán
của phần mềm ERP giúp các công ty giảm bớt những sai sót mà nhân viên thường mắc phải trong cách hạch toán thủ công Phần mềm kế toán cũng giúp các nhân viên kiểm toán nội bộ và các cán bộ quản lý cao cấp kiểm tra tính chính xác của các tài
Trang 21khoản Hơn nữa, một phần mềm kế toán được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ cho việc ứng dụng các quy trình kế toán và các biện pháp kiểm soát nội bộ chất lượng (Nguyễn Bích Liên)
Cải tiến quản lý hàng tồn kho: Phân hệ quản lý hàng tồn kho trong phần
mềm ERP cho phép các công ty theo dõi hàng tồn kho chính xác và xác định được mức hàng tồn kho tối ưu, nhờ đó mà giảm nhu cầu vốn lưu động và đồng thời giúp tăng hiệu quả sản xuất
Quản lý nhân sự hiệu quả hơn: Phân hệ quản lý nhân sự và tính lương giúp
sắp xếp hợp lý các quy trình quản lý nhân sự và tính lương, do đó làm giảm chi phí quản lý đồng thời giảm thiểu các sai sót và gian lận trong hệ thống tính lương
Các quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn: Các phân hệ ERP
thường yêu cầu công ty xác định rõ ràng các quy trình kinh doanh để giúp phân công công việc được rõ ràng và giảm bớt những rối rắm và các vấn đề liên quan đến các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của công ty
Kiểm soát thông tin khách hàng tốt hơn: vì dữ liệu nằm chung ở một nơi
nay mọi nhân viên trong công ty đều có thể truy cập và xem thông tin khách hàng, một số người có quyền thì có thể đổi cả thông tin mà không lo sợ hồ sơ khách hàng không được cập nhật xuyên suốt các bộ phận khác nhau Ngay cả một ông CEO cũng có thể dễ dàng xem ai mua cái gì ở đâu và bao nhiêu tiền - Việc sử dụng nhiều phần mềm quản lý công việc riêng lẻ tuy đơn giản nhưng sẽ không mang lại hiệu quả cao Phần mềm của phòng nhân sự thì có chức năng về nhân sự, phần mềm tài chính thì chỉ có chức năng tài chính, những sai sót xảy ra ngoài phần mềm của các phòng ban này thì không phải là vấn đề của họ, đó được tự cho là lỗi của bộ phận khác Nhưng với chức năng của phần mềm ERP, những việc như thế này sẽ hoàn toàn chấm dứt Một nhân viên nhập liệu trong phòng khách hàng sẽ không chỉ đơn giản gõ thông tin vào máy tính nữa Nhân viên này có được thông tin của khách hàng sẽ phải cập nhật ngay những thông tin này lên hệ thống, ví dụ như khách hàng
đó đã mua những gì sản phẩm gì, khách hàng đã thanh toán chưa Bộ phận quản lý kho cũng phải liên tục cập nhật thông tin lên hệ thống chứ không chỉ làm việc trên giấy tờ như trước Nếu thông tin không được cập nhật liên tục, màn hình của nhân
Trang 22viên khách hàng sẽ hiển thị là trong kho đang không có sản phẩm khách hàng cần, như vậy sẽ mất cơ hội kinh doanh
1.1.3.2 Hạn chế của hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp
ERP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng đi cùng với đó vẫn còn rất nhiều hạn chế so với việc sử dụng các phần mềm quản lý công việc
- Dễ gặp sự phản kháng và bất hợp tác của người dùng: Mọi người
thường không thích thay đổi những gì họ hay làm thường ngày, nhưng hệ thống ERP lại bắt họ phải thay đổi cách làm việc sao cho phù hợp với hệ thống Đây là một trong những lý do khiến nhiều dự án ERP thất bại trong việc triển khai tại các doanh nghiệp chứ hoàn toàn không phải do các vấn đề khác Hệ thống ERP giúp các công ty giảm được nhiều chi phí so với cách làm việc thủ công, nhưng nếu chỉ cài phần mềm mà không thay đổi cách thức hoạt động thì việc này sẽ bị phản tác dụng Ngoài ra, tiến độ công việc cũng có thể bị chậm lại, vì phần mềm mới khó sử dụng hơn so với các phần mềm mà nhân viên quen sử dụng (Nguyễn Văn Thoan và cộng
sự, 2013)
Phần mềm quản lý ERP công khai mọi thông tin trên hệ thống nên tham nhũng là chuyện rất khó xảy ra, đây là nguyên nhân khiến một số cá nhân trong công ty không muốn sử dụng phần mềm ERP Triển khai hệ thống ERP có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả khách hàng và doanh nghiệp, nhưng lại làm các nhân viên này mất đi một khoản thu nhập Đây là điều khiến các doanh nghiệp rất lo lắng bởi nó dẫn đến sự thất bại trong việc triển khai ERP
- Không có ERP nào cũng phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp: hệ thống
ERP cũng có nhiều hạn chế ngay cả với các module chức năng của chính nó Một số doanh nghiệp sử dụng nhưng phần mềm ERP không đáp ứng hết nhu cầu của họ, nên các công ty này phải dùng thêm phần mềm khác để giữ tiến độ của doanh nghiệp Khi đó, việc ERP tích hợp với các giải pháp bên ngoài, từ luân chuyển dữ liệu cho đến quy trình làm việc Phải giải quyết cho được những khó khăn này thì ERP mới thật sự mang lại lợi ích như mục đích ban đầu của nó (Nguyễn Văn Thoan
và cộng sự, 2013)
Trang 23- Không phải doanh nghiệp nào triển khai ERP cũng thành công: Thực
chất thì việc đổi phần mềm cũng không quan trọng bằng việc các nhân viên trong công ty tự thay đổi mình để tận dụng phần mềm ERP giúp các công ty tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn so với việc thực hiện công việc thủ công, nhưng nếu doanh nghiệp chỉ đơn giản cài phần mềm rồi để đó và không chịu thay đổi cách thức vận hành thì doanh nghiệp chỉ tốn tiền mà không đạt được hiệu quả như mong muốn (Nguyễn Bích Liên, 2012)
1.2 Bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
1.2.1 Khái niệm bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
- Trên góc độ kinh tế: Bán lẻ là bán hàng hoá dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng làm thay đổi giá trị hàng hoá từ hàng sang tiền nhằm mục đích thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và thực hiện hiệu quả trong quá trình bán hàng (Melvin Morgenstein, 1987)
- Trên ở góc độ Marketing: Hành vi bán lẻ là bộ phận kết thúc về cơ bản của quá trình Marketing, trong đó các chức năng của người bán thường là một cửa hàng, một cơ sở dịch vụ và người mua, người tiêu dùng chủ yếu được trao đổi hàng hoá
và dịch vụ kinh tế nhằm mục đích cho người tiêu dùng trực tiếp của cá nhân, gia đình hoặc nhóm tổ chức xã hội Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương mại (Philip Kotler, 1984)
Theo các định nghĩa trên, bất kỳ một doanh nghiệp nào làm công việc này cũng là một doanh nghiệp bán lẻ, bất kể hàng hoá hay dịch vụ đó được bán như thế nào (bán trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay qua máy bán hàng tự động) và
ở đâu (trong cửa hàng, trong chợ, trên đường phố hay tại nhà người tiêu dùng)
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ được diễn ra bằng các hoạt động mua hàng hoá với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua nhà bán buôn, và sau đó bán hàng hóa đó tới người tiêu dùng cuối cùng Nhà bán lẻ nằm ở mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người tiêu dùng Các nhà sản xuất coi bán lẻ là một khâu quan trọng trong kênh phân phối Các cửa
Trang 24hàng bán lẻ có thể nằm trong các khu dân cư, các khu phố dành riêng cho mua sắm hay tại các trung tâm thương mại hiện đại Ngày nay, sự ra đời của Internet làm xuất hiện thêm một dạng bán lẻ mới, không cần cửa hàng đó là bán hàng qua Internet hay còn gọi là bán lẻ trực tuyến Các hình thức bán hàng không cần cửa hàng, cửa hiệu như bán lẻ qua điện thoại, qua catalog, qua mạng xã hội, qua các ứng dụng di động… Khách hàng đến với các cửa hàng bán lẻ có thể để mua sắm các sản phẩm cần thiết hàng ngày như quần áo, dầu gội đầu…
Khái niệm hàng tiêu dùng: là sản phẩm được mua cho mục đích tiêu thụ bởi người tiêu dùng thông thường Cũng còn được gọi là hàng hóa cuối cùng, hàng tiêu dùng là kết quả từ quá trình sản xuất và được bày trên kệ hàng Ví dụ về hàng tiêu dùng: áo quần, thực phẩm, xe máy và hàng nữ trang là những ví dụ cụ thể về hàng tiêu dùng Về góc độ kinh tế, đo lường doanh thu hàng tiêu dùng là một yếu tố quan trọng để đánh giá GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và nhằm để quyết định sức khỏe của nền kinh tế Nhu cầu đối với hàng tiêu dùng cho biết người tiêu dùng có sẵn lòng chi tiêu tiền mặt (Vaughan, 2015) Theo đó, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng là các doanh nghiệp tiến hành phân phối các mặt hàng tiêu dùng đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Một khái niệm nữa cần làm rõ đó là bán lẻ đa kênh hay Omni channel Bán
lẻ đa kênh Omni Channel là gì Omni-Channel Retailing (OCR) là mô hình marketing tất cả trong một (All-in-One) của ngành bán lẻ – khách hàng của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn khác nhau, và họ sử dụng các thiết bị khác nhau để có được thông tin Bán lẻ đa kênh là một xu hướng đang nổi lên trong ngành bán lẻ nhằm phối hợp các quy trình và công nghệ giữa các kênh cung cấp và bán hàng (Saghiria và các cộng sự, 2017)
1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
Phân loại hàng tiêu dùng: có nhiều cách để phân loại nhóm hàng trong ngành hàng tiêu dùng, trong đó, phân loại theo chủng loại sản phẩm thì có 3 nhóm hàng hóa chính trong ngành hàng tiêu dùng đó là (1) Thực phẩm và đồ uống, (2) Đồ gia dụng, (3) Hàng cá nhân Theo mức độ bền của sản phẩm: (1) hàng tiêu dùng lâu bền, ví dụ máy giặt, điện thoại thông minh; (2) hàng tiêu dùng nhanh, ví dụ thực
Trang 25phẩm, đồ uống Còn có khái niệm về hàng tiêu dùng dịch vụ như cắt tóc, giặt là, tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến hàng tiêu dùng là hàng hóa, không phải dịch vụ
Một cách để phân loại hàng tiêu dùng rõ ràng nhất là theo chuẩn phân ngành quốc tế GICS® Theo đó, GICS® (Global Industry Classification Standards – Chuẩn phân ngành toàn cầu) là chuẩn phân ngành được phát triển bởi tổ chức MSCI
và S&P Dow Jones Indexes – nhằm cung cấp một công cu ̣ đầu tư hiệu quả, chi tiết
và linh hoa ̣t để nhà đầu tư có thể nắm bắt được những thực tế và thay đổi nhanh chóng của các ngành, lĩnh vực Chuẩn phân ngành GICS® được sử du ̣ng để xác
đi ̣nh hoa ̣t động kinh doanh chính của mỗi công ty Và theo chuẩn phân ngành quốc
tế GICS® thì các loại hình doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng bao gồm:
- Nhà phân phối (distributors)
- Bán lẻ qua Internet và catalog (Internet and catalog retail)
- Bán lẻ đa tuyến (Multiline retail): cửa hàng bách hóa, cửa hàng bán hàng tổng hợp
- Bán lẻ chuyên biệt (Specialty retail): bán lẻ hàng may mặc, bán lẻ máy tính
và đồ điện tử, bán lẻ đồ chăm sóc nhà cửa, cửa hàng chuyên biệt về ô tô, bán lẻ đồ nội thất (Standard & Poor’s, 2006)
Tóm lại, luận văn này sử dụng cách phân loại của MSCI và S&P Dow Jones Indexes về chuẩn phân loại ngành để phân loại doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Theo cách phân loại này, các nhóm doanh nghiệp bán lẻ của Hoa Kỳ và Việt Nam được phân loại theo hàng hóa và cả phương thức bán hàng theo 4 nhóm như trên
1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
Doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng thường có vai trò quan trọng trong việc giúp các sản phẩm tiêu dùng được lưu thông trên thị trường, là điểm trung chuyển giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng Doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng giúp doanh nghiệp sản xuất đưa sản phẩm ra thị trường một cách thuận tiện hơn, giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm có chất lượng hơn Các doanh nghiệp bán
lẻ có một vị trí quan trọng trong kênh phân phối Khi doanh nghiệp bán hàng cho
Trang 26người tiêu dùng cuối cùng, nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng cũng như vai trò quan trọng trong kênh phân phối như liên kết cuối cùng Trong trường hợp không có cửa hàng bán lẻ, người tiêu dùng không thể tìm thấy hàng hoá cần thiết tại một nơi hoặc tại một cửa hàng, thay vào đó người tiêu dùng phải đến nhiều nơi để mua những hàng hóa khác nhau mà họ cần Các nhà sản xuất và bán sỉ cũng cần phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu thiếu kênh bán lẻ Do vậy, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ cho cả nhà sản xuất, người bán sỉ, và người tiêu dùng
1.3 Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp trong doanh nghiệp bán
so với các doanh nghiệp sản xuất, cũng như khác biệt so với việc sử dụng các phần mềm đơn lẻ như sau:
Chức năng quản lý tổng thể và tự động hóa toàn bộ các nghiệp vụ cốt lõi của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng với mô hình Trụ sở chính, các chi nhánh, và chuỗi các siêu thị, cửa hàng, showroom trực thuộc Trụ sở chính hoặc các chi nhánh Các module của hệ thống gồm: Quản lý mua hàng & cung ứng, Quản
lý bán hàng phân phối, dự án, Quản lý chuỗi bán lẻ, Quản lý kho, Quản lý tài chính
kế toán, Quản lý quan hệ khách hàng, Quản lý chăm sóc khách hàng, Quản lý bảo hành, Quản lý nhân sự tính lương, Trung tâm cảnh báo nhắc việc và Hệ thống Các chức năng này được tích hợp với nhau theo những quy trình chặt chẽ đảm bảo thông tin liền mạch giữa các bộ phận
Quản lý theo luồng công việc: Công việc được thực hiện theo các quy trình nghiệp vụ chuẩn, thông suốt trong toàn doanh nghiệp, có các bước kiểm tra, phê
Trang 27duyệt chặt chẽ Ngoài ra, với sự hỗ trợ của chức năng Trung tâm cảnh báo các sự kiện quan trọng, Nhà quản lý có thể theo dõi một cách hiệu quả sự tiến triển và tình trạng của các luồng công việc quan trọng
Hệ thống hoàn toàn tích hợp, chia sẻ thông tin chung: các Module được tích hợp rất chặt chẽ, giúp quản lý một cách hiệu quả toàn bộ công việc nghiệp vụ của doanh nghiệp và chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng trực thuộc Hệ thống ERP cho doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ ở cả 2 mảng Front office và Back office trên cùng một hệ thống và một cơ sở dữ liệu duy nhất Các bộ phận phòng ban, các chi nhánh, các siêu thị, các điểm bán hàng làm việc dựa trên một cơ sở dữ liệu duy nhất, giúp cho việc chia sẻ thông tin được thực hiện
dễ dàng, đồng thời có thể áp đặt chính sách bán hàng, đặt hàng chung cho toàn hệ thống siêu thị, điểm bán hàng
Giải pháp ERP cho doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng không đơn thuần là 1 sản phẩm phần mềm mà là 1 bộ giải pháp bao gồm các tri thức và kinh nghiệm quản
lý trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản
lý cũng như các giải pháp hữu hiệu khác trong việc thiết lập và phát triển hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng cho khách hàng
Điểm khác biệt lớn nhất của ERP cho ngành bán lẻ là sự kết hợp giữa Front Office (F.O – xử lý các nghiệp vụ tại các điểm bán lẻ) và Back Office (B.O – hỗ trợ hoạt động trung tâm như mua sắm tập trung, bán buôn, lập kế hoạch hàng tồn kho, phân phối hàng hóa cho các điểm bán lẻ…) Vì vậy, ngoài hệ thống B.O hoạt động giống như một giải pháp ERP thông thường thì còn đặt ra yêu cầu kết nối với F.O
Sự kết nối này giúp F.O có thể tự động đặt yêu cầu bổ sung hàng hóa, bán sỉ và B.O
có thể quản lý mã hàng, chính sách giá, khuyến mãi, lập kế hoạch bổ sung hàng cho từng địa điểm bán lẻ Chẳng hạn, khi ở các điểm bán lẻ có yêu cầu bổ sung hàng, nhân viên chỉ cần nhập dữ liệu vào F.O, hệ thống sẽ tự động chuyển yêu cầu này đến B.O Nhân viên phụ trách ở phần B.O sẽ thực hiện kế hoạch giao hàng theo đúng yêu cầu
Ngoài ra, đặc thù kinh doanh của ngành phân phối, bán lẻ là không ngừng
mở rộng: thêm cửa hàng, thêm sản phẩm Do đó, ERP cho ngành này cũng phải có
Trang 28tính linh hoạt, có khả năng mở rộng, để đáp ứng các hoạt động đa dạng Chẳng hạn, một doanh nghiệp (DN) đang bán đồ gia dụng, nay muốn mở rộng sang lĩnh vực viễn thông hay may mặc thì giải pháp ERP phải có thêm các mô-đun để quản lý những loại hàng hóa, dịch vụ mới với những đặc điểm riêng Hay một DN có chuỗi siêu thị muốn mở thêm hoạt động chế biến và phân phối thực phẩm, giải pháp ERP phải tích hợp được thêm môđun sản xuất…
Một điểm tưởng như không liên quan nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ với ngành bán lẻ, là việc quản lý bất động sản Các DN trong ngành này thường phải quản lý rất nhiều cửa hàng, siêu thị, có cửa hàng do họ sở hữu, có cửa hàng thuê với diện tích vừa đủ, lại có cửa hàng chỉ sử dụng một phần rồi cho thuê lại Những vấn
đề này rất cần một môđun quản lý riêng
Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ cần ứng dụng ERP để nâng cao phương thứ c quản tri ̣, sự ổn định của nguồn hàng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời
cắt giảm lãng phí do hê ̣ thống quản tri ̣ rời ra ̣c và thông tin thiếu ki ̣p thời… Sức ép
này cũng là di ̣p để các doanh nghiê ̣p xem la ̣i mô hình kinh doanh của mình, chủ
đô ̣ng phát triển theo hướng chuyên nghiê ̣p và nâng cao năng lực ca ̣nh tranh Ứng dụng hệ thống ERP trong công tác quản tri ̣ giờ đây đã trở thành mô ̣t xu thế tất yếu Tham gia một thi ̣ trường ngày càng khốc liê ̣t, doanh nghiê ̣p càng cần phải trang bi ̣ những phương thức quản tri ̣ tiên tiến, công cu ̣ hiện đại để giúp loại bỏ lãng phí và thừ a hưởng những kinh nghiệm thực tiễn thành công (best-practice) trong ngành nhằm hướ ng tới sự phát triển bền vững
1.3.2 Vai trò của ứng dụng ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
Hệ thống ERP đã được triển khai nhanh chóng trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng Khi nhiều sản phẩm tăng lên và quy mô của nhà bán lẻ hàng tiêu dùng mở rộng, nó sẽ trở thành một thách thức cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng để bán đúng sản phẩm cho đúng khách hàng vào đúng thời điểm với đúng giá cả Các hệ thống front-end và back-end cũng như các phòng ban chức năng khác nhau của các nhà bán lẻ phải được kết nối chặt chẽ để xử lý tình huống khó khăn này (Yan Zhu, 2010) Tuy nhiên, hệ thống thông tin dựa trên công việc cá nhân đã lỗi thời và
Trang 29không thể hỗ trợ các yêu cầu của nhà bán lẻ Do đó, nhiều nhà bán lẻ hàng tiêu dùng
đã chuyển sang các hệ thống ERP mạnh hơn Một cuộc điều tra mô tả về thông tin hóa trong ngành bán lẻ Trung Quốc cho thấy hơn một nửa số nhà bán lẻ được khảo sát, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng các hoạt động chuỗi đã thông qua hoặc dự định áp dụng hệ thống ERP (Yan Zhu và các cộng sự, 2008) Các mô đun ERP được thực hiện bởi mỗi nhà bán lẻ là khác nhau, nhưng mô hình quy trình yêu cầu phân phối (DRP) chủ yếu được các nhà bán lẻ chấp thuận, vì họ nhấn mạnh đến phân loại và phân phối sản phẩm Mô-đun này giúp các nhà bán lẻ quản lý tốt hơn các dịch vụ hậu cần ngoài lãnh thổ và hậu cần cũng như hàng tồn kho Mặc dù ERP phát triển trong ngành bán lẻ nhưng nghiên cứu về ERP trong bối cảnh mới này vẫn còn hạn chế Do đó, các nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể bắt kịp với sự phát triển thực tế của ERP và do đó cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về việc triển khai thành công các hệ thống ERP Phần mềm ERP thường dành cho những chuỗi bán lẻ lớn, hệ thống phần mềm này được thiết kế để hỗ trợ quản lý và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp Có thể khẳng định rằng, phần mềm ERP trở thành công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của đa số các doanh nghiệp bán lẻ lớn trên thị trường hiện nay (Yan Zhu, 2010)
1.3.3 Ứng dụng ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
1.3.3.1 Các hình thức ứng dụng ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
Trong việc ứng dụng ERP tại doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng, điểm mấu chốt là cần phải lựa chọn đúng kiến trúc hệ thống Phần này sẽ tập trung vào các khía cạnh trong việc lựa chọn này, và đồng thời có các câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp Những người quản lý sẽ có thể tiết kiệm được công sức, thời gian, khi đắn đo lựa chọn một trong các hình thức triển khai sau:
Hình thức "Tất cả trong một", Chiến lược "chia để trị"
Phương án này đắt đỏ (mất nhiều chi phí để mua lại và bảo trì phần mềm), nhưng đáng tin cậy hơn nhiều khi khai thác sử dụng Thông thường, hệ thống được chia tách ra thành các cơ sở thông tin được gọi là "Back-office" (một phần của hệ thống, mà chỉ có nhân viên làm việc) và "Front-office" (một phần của hệ thống mà
Trang 30khách hàng có thể nhìn thấy, nói đơn giản là POS) Giữa 2 phần hệ thống này có sự trao đổi dữ liệu định kỳ trong một khoảng thời gian thỏa đáng nào đó (xét về tính kịp thời) đối với kết quả nhận được
Bằng cách này, trong trường hợp công việc tại văn phòng bị dừng lại do một
sự cố hệ thống thì việc bán hàng vẫn được tiếp tục (các máy tính tiền POS hoàn toàn độc lập với cơ sở dữ liệu trung tâm), còn trong trường hợp phát sinh vấn đề ở một máy tính tiền thì các POS khác vẫn tiếp tục làm việc (tại mỗi POS có một cơ sở
dữ liệu riêng) Như vậy, vì lý do an toàn, cần bố trí ít nhất là 2 máy POS cho những điểm bán hàng với lượng khách mà chỉ cần phục vụ bởi 1 máy
Hình thức "Front-office + Back-office"
Việc phân chia hệ thống ra thành "Front-office" và "Back-office" rất thích hợp cho các cửa hàng vừa và nhỏ (số lượng máy POS từ 10-20) Khi có số lượng lớn các POS, việc trao đổi dữ liệu và bảo dưỡng tất cả các cơ sở thông tin sẽ trở nên khó khăn và bắt đầu tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp Trong trường hợp như vậy, có thể áp dụng phương án hợp nhất các POS vào hệ thống thông tin riêng cho từng cửa hàng – mô hình máy chủ dành cho POS
Hình thức sử dụng máy chủ POS
Máy chủ POS là hệ thống chuyên dụng, chịu trách nhiệm trao đổi dữ liệu giữa Fron-office và Back-office, đồng thời lưu giữ tất cả các thông tin hợp nhất của tất cả các cơ sở thông tin POS
Trong các cửa hàng lớn và hoạt động trong nhiều năm, đôi khi cần phải chia
cơ sở thông tin của Back-office ra thành dữ liệu hiện thời và dữ liệu phân tích (đầy đủ)
Hình thức "Dữ liệu hiện thời + toàn bộ"
Phần dữ liệu hiện thời, như tên gọi đã cho thấy, được dùng để tiến hành các công việc hiện thời như kế toán hàng hóa, hạch toán công nợ với các nhà cung cấp, lập đơn hàng trong thời gian trước mắt
Phần dữ liệu phân tích được dùng để tạo ra các báo cáo phân tích các công việc của cửa hàng trong toàn bộ thời gian hoạt động từ trước đến nay: biến động
Trang 31bán hàng và số dư, tìm kiếm các xu hướng biến động theo mùa vụ, xây dựng các mô hình dự báo trên cơ sở dữ liệu hiện có… nhằm mục đích xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược cho cửa hàng
Việc phân chia cơ sở dữ liệu theo năm và cơ sở dữ liệu cho toàn bộ thời gian của cửa hàng khi có lịch sử giao dịch lớn là để nhằm mục đích tiết kiệm tài nguyên phần cứng của hệ thống
Trong hệ thống chuỗi bán lẻ lớn đều có văn phòng trung tâm Đây là một hệ thống dùng để lưu và phân tích khối lượng thông tin lớn (hàng triệu và hàng tỷ giao dịch) Chi phí sở hữu tổng thể của hệ thống này là rất cao, và do đó không thích hợp
để áp dụng cho phần lớn các cửa hàng trong chuỗi
1.3.3.2 Kiến trúc hệ thống ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
Việc phân tích các hệ thống thường được sử dụng trong bán lẻ cho phép làm
rõ danh sách các hệ thống thông tin tiêu biểu cho các chuỗi bán lẻ hiện đại Có thể đưa ra 2 loại hình kiến trúc của chuỗi bán lẻ (1VS, 2017):
(1) kiến trúc với nhiều hệ thống kèm theo dải tích hợp thông tin (bus)
Hình 1.2 Kiến trúc với nhiều hệ thống kèm theo dải tích hợp thông tin
Nguồn: 1VS, 2017
(2) kiến trúc ERP trung tâm, dải tích hợp thông tin và bộ các giải pháp khác:
Trang 32Hình 1.3 Kiến trúc ERP trung tâm
Nguồn: 1VS, 2017
Trong đó:
• Hệ thống thu ngân POS (Point of Sale) – Hệ thống cho phép tích hợp
vào môi trường thông tin chung của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các hoạt động giao dịch thường ngày của cửa hàng như: đóng nhãn hàng hóa, hạch toán với khách hàng, thực thi các chính sách khuyến mại, lập các báo cáo cần thiết… Tất cả các thiết bị (POS, thiết bị mã vạch, quầy thông tin, cân điện tử…) đều được tùy chỉnh
và kiểm soát một cách tập trung
• Hệ thống BI (Business Inteligent) – Hệ thống cho phép tiến hành phân
tích kinh doanh bằng cách lập ra các báo cáo cần thiết với tốc độ nhanh cho dù với khối lượng dữ liệu lớn tới đâu Ngoài ra, một phần của hệ thống có thể là công nghệ Data Mining
• CRM (Customer Relationship Management) – Hệ thống làm việc với
thông tin mà cho phép tự động hóa, tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả của các quy trình nghiệp vụ hướng tới việc giao tiếp với khách hàng (bán hàng, Marketing, chăm sóc khách hàng) bằng cách tính tới những sở thích riêng của từng khách hàng
• WMS (Warehouse Management System) – Hệ thống quản lý để đảm
bảo việc tự động hóa các hoạt động của kho bãi Hệ thống quản lý công việc của các thiết bị và nhân sự kho hàng, kiểm soát việc điều chuyển hàng hóa và các thiết bị bốc dỡ trong địa phận kho bãi, kịp thời lập kế hoạch cho nhân viên kho và có tính đến những tình huống cụ thể
Trang 33• HRM (Human Resoure Management) – Hệ thống phần mềm quản lý
nhân sự, tính lương, làm việc với các cơ quan bảo hiểm, tuyển dụng, đào tạo và rất nhiều tính năng khác
• Cổng thông tin điện tử (Portal) – Tích hợp với ứng dụng Web thuộc lớp
B2E (Business to Employee) để đảm bảo cho người sử dụng (nhân viên, khách hàng, đối tác) điểm truy cập duy nhất đến các tài nguyên thông tin trong doanh nghiệp dành cho họ (nhân viên, chứng từ, ứng dụng) mà cần để đưa ra và thực hiện các quyết định quản lý một cách hiệu quả
• Hệ thống EDI (Electronic Document Interchange) – Hệ thống dùng để
chuyển dữ liệu vào thành dạng cấu trúc bằng cách sử dụng việc truyền thông điệp (message) theo các tiêu chuẩn đã được thừa nhận rộng rãi Nói cách khác, đây là luân chuyển chứng từ điện tử (trong bán lẻ thường được dùng để trao đổi giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp)
• Price Optimization – Các hệ thống dùng để tối ưu hóa quy trình quản lý
1.3.3.3 Triển khai dự án ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
Hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hay hệ thống thông tin quản trị về cơ bản sẽ thay đổi toàn bộ hệ thống thông tin trong doanh nghiệp và tác động đến hai khối nguồn lực của doanh nghiệp: công nghệ và con người Rất khó lượng hóa được tỷ lệ giữa con người và công nghệ trong triển khai ERP vì trong dự
án loại này có sự kết hợp vừa phức tạp vừa tinh tế giữa phần cứng, phần mềm, người quản lý và người sử dụng Trung bình một dự án ERP liên quan đến hàng nghìn đầu việc, dù triển khai một module hay nhiều module, sự thống nhất giữa các module đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và thống nhất để đảm bảo sự thành công của dự
Trang 34án, do vậy, quy trình triển khai dự án ERP có thể bao gồm những bước sau (Nguyễn Văn Hồng và các tác giả, 2012):
Bước 1 Lên kế hoạch triển khai dự án ERP
* Xác định các điều kiện tiên quyết
- Yếu tố tiên quyết đối với thành công của dự án ERP là sự thống nhất và ưu tiên cho ERP trong toàn bộ tổ chức
- Nên ưu tiên cho một số hạng mục chính và thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ của dự án ở các cấp quản lý khác nhau
- ERP chỉ có thể thành công nếu được sự chấp thuận của tất cả các bộ phận trong tổ chức, nếu không khả năng thất bại sẽ rất khó tránh khỏi
* Lựa chọn người quản lý dự án
- Chuyên trách tổ chức thực hiện ERP
- Các thành viên đến từ các bộ phận chức năng khác nhau trong công ty
- Sự phân chia công việc hợp lý giữa các thành viên sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của dự án
* Nguồn vốn
- Ban quản lý cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng hạng mục của dự án trước khi tiến hành dự án
- Đặc biệt, cần dành một khoản ngân sách cho nhóm quản lý dự án để phục
vụ việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án
Trang 35- Rất nhiều công ty không thể hình dung ra chi phí cho ERP lấy từ đâu và tại sao phải đầu tư vào ERP
- Trước khi yêu cầu báo giá (Request for Proposal), công ty nên ước tính chi phí tổ chức thực hiện ERP
- Tìm nguồn thu để có ngân sách tổ chức thực hiện ERP
Ví dụ: Căn cứ vào doanh số bán hàng của công ty Kinh nghiệm triển khai ERP của các chuyên gia cho thấy các công ty thường dành trung bình khoảng 1% đến 3% doanh số bán để đầu tư vào hệ thống ERP Ngân sách này dành cho cả phần mềm, phần cứng, chi phí triển khai và bảo dưỡng, phí bản quyền, chi phí cá biệt hóa
và những chi phí khác Nếu công ty hoạt động phụ thuộc nhiều vào công nghệ (ví
dụ như bán hàng trên mạng) tỷ lệ đầu tư cho ERP trên doanh số có thể từ 3% đến 5% hoặc cao hơn Việc ước tính chính xác chi phí và ngân sách dành cho ERP có vai trò quan trọng trong việc tránh thiếu hụt ngân sách trong quá trình triển khai
* Lập kế hoạch triển khai dự án
- Cần có đầy đủ chi tiết về tất cả các hoạt động liên quan trong công ty, đây
Bước 2 Phân tích và lập báo cáo về các yêu cầu chức năng
Các yêu cầu chức năng
- Một điều kiện tiên quyết khi lựa chọn giải pháp ERP là lập báo cáo chi tiết
về các yêu cầu chức năng của hệ thống và tác dụng của những chức năng này đối với tổ chức
- Báo cáo cũng cần xác định rõ những hoạt động chức năng hệ thống sẽ cải tiến hoặc đổi mới để đạt được các mục tiêu của tổ chức sau khi hoàn thành
Trang 36- Những yêu cầu chức năng này sẽ là bộ phận lập thành hệ thống tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm ERP phù hợp nhất
- Đối với những tổ chức chưa có kinh nghiệm lập báo cáo về yêu cầu chức năng, công việc này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu, nghiên cứu Phần sau đây sẽ giúp việc lập báo cáo yêu cầu chức năng thuận tiện hơn
* Tập hợp các yêu cầu chức năng
- Nhóm quản lý dự án tự nghiên cứu và phân tích để xây dựng những yêu cầu chức năng ban đầu
- Tổ chức các buổi phỏng vấn sâu các chuyên gia trong công ty từ nhiều phòng ban bộ phận khác nhau để tìm hiểu những yêu cầu chức năng do các bộ phận
đề xuất
- Nhóm quản lý dự án có thể mô tả vắn tắt dự án và yêu cầu các phòng ban
bộ phận đề xuất các yêu cầu chức năng bằng văn bản
- Cho dù tổ chức một hoặc cả hai hình thức trên, những người được hỏi ý kiến đều cần có kiến thức về chuyên môn và ERP để đưa ra các yêu cầu chức năng hợp lý nhất
- Nếu trong công ty không thể đưa ra các yêu cầu chức năng phù hợp, cần tổ chức thuê tư vấn hoặc hỗ trợ từ các công ty bên ngoài
* Hai loại yêu cầu chức năng chính
+ Những yêu cầu chức năng chung (hay yêu cầu chức năng chuẩn): Nhận đơn hàng; Phân phối; Marketing/Bán hàng; Dự báo nhu cầu; Quản trị nguồn nhân lực; Kế toán doanh nghiệp; Lịch trình đơn hàng; Kế hoạch và lịch trình thu mua hàng hóa; Kế hoạch và kiểm soát mua sắm; Quản lý lưu kho Ví dụ:
- Kế toán: là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ERP, tuy nhiên không cần liệt kê tất cả các chức năng hoạt động của kế toán trong yêu cầu hệ thống, chỉ cần liệt kê những chức năng cơ bản của hệ thống phần mềm kế toán
- Mua sắm: phải đáp ứng các chức năng cơ bản như hợp đồng mua sắm, đặt hàng, xác nhận, quản lý các đơn hàng…
Trang 37+ Những yêu cầu đặc thù
Liệt kê chi tiết những yêu cầu đặc thù của các đơn vị trong tổ chức
Ví dụ: Hệ thống phải có khả năng quản lý các sản phẩm theo mã, theo đơn hàng hay hệ thống phải có khả năng quản lý nhân sự, đánh giá chất lượng lao động
Bước 3 Nghiên cứu các hệ thống ERP phù hợp
* Lập danh sách các nhà cung cấp ERP
Có rất nhiều hệ thống trên thị trường, tuy nhiên số lượng hệ thống nên xem xét thường từ ba đến chín để đảm bảo khả năng nghiên cứu chi tiết Nên sử dụng các nguồn sau để tìm các nhà cung cấp
* Yêu cầu thông tin từ nhà cung cấp - Request for Information (RFI): Chính thức yêu cầu các nhà cung cấp ứng dụng cung cấp thông tin về sản phẩm của họ
* Lựa chọn các nhà cung cấp: Thu hẹp phạm vi lựa chọn xuống ba nhà cung
+ Tham quan: Yêu cầu nhà cung cấp hoặc tự tìm các doanh nghiệp đang sử dụng giải pháp của họ để tổ chức các chuyến tham quan thực tế sử dụng các giải pháp ERP
+ Tham khảo ý kiến khách hàng: Yêu cầu nhà cung cấp đưa ra danh sách các khách hàng đã sử dụng giải pháp của họ và thông tin liên hệ để tìm hiểu hiệu quả và thực trạng sử dụng giải pháp của họ
+ Dùng thử: Yêu cầu nhà cung cấp cài đặt bản demo để chạy thử trong thời gian nhất định nhằm tìm hiểu các tính năng của hệ thống
Trang 38+ Các tiêu chí lựa chọn: Một trong các nhiệm vụ quan trọng của nhóm quản
lý dự án là xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá và trọng số các tiêu chí căn
cứ vào mục đích của công ty khi triển khai hệ thống Một số tiêu chí như khả năng đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng: bao nhiêu phần trăm; khả năng của nhà cung cấp khi triển khai và dịch vụ sau bán hàng; khả năng của nhà cung cấp về đào tạo; khả năng tài chính của nhà cung cấp
Bước 5 Tổ chức mua sắm hệ thống
Thương lượng bao gồm yêu cầu báo giá từ các nhà cung cấp đã được đánh giá, lựa chọn, đấu thầu hoặc mua sắm trực tiếp tùy từng trường hợp Thông thường, giá mua thấp hơn giá chào trung bình 10%, tuy nhiên trong quá trình đàm phán có thể yêu cầu nhà cung cấp giảm 20-40% giá chào Do đặc thù hệ thống phải triển khai trong thời gian dài, do đó hai bên cần thương lượng để đạt được một thỏa thuận công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho cả hai
Tóm lại, một trong những công việc quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp là xây dựng hệ thống các quy trình hoạt động tối
ưu và phù hợp với doanh nghiệp Còn nhiệm vụ của phần mềm ERP là mô phỏng các quy trình này trên phần mềm sao cho khi sử dụng phần mềm vào tác nghiệp hàng ngày, đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp có được năng suất và hiệu quả cao nhất Việc đánh giá toàn doanh nghiệp sau khi triển khai ứng dụng ERP là cần thiết
và cần thực hiện liên tục để có thể cải tiến và nâng cao hiệu quả của dự án ERP nói riêng, và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TẠI HOA KỲ VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thị trường và tình hình hình ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
2.1.1 Thực trạng thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mô lớn nhất thế giới, đây là một nền kinh
tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn và các công ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ Kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì được năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 59.407 USD, mặc dù chưa phải cao nhất trên thế giới Ngành bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ là một ngành kinh tế bao gồm các cá nhân và công
ty tham gia vào việc bán thành phẩm cho người tiêu dùng cuối Các chuỗi bán lẻ ở Hoa Kỳ đều giao dịch công khai trên sàn chứng khoán và tư nhân Khoảng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ (GDP) xuất phát từ tiêu dùng bán lẻ Theo Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ hàng năm của Hoa Kỳ đã tăng bình quân 4,5% trong khoảng từ năm 1993 đến năm 2015 Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ tại Hoa Kỳ năm 2016 ước đạt hơn 5.484 tỷ đô la (Plunkett Research, 2017)
Trong quá trình toàn cầu hóa, chuỗi bán lẻ lớn của Mỹ tiếp tục mở rộng phạm vi toàn cầu của họ bằng cách mở các cửa hàng ở các quốc gia trên khắp thế giới Tính đến tháng 5 năm 2015, 15.7 triệu người đã được làm việc trong ngành Bán lẻ Mỹ theo Cơ quan thống kê Cục Lao động Hoa Kỳ Mặc dù số lượng cửa hàng đóng cửa đáng kể và sự phá sản của công ty bán lẻ vào năm 2015, việc làm bán lẻ được mở rộng mỗi tháng vào năm 2015, ngoại trừ tháng 1 Điều này cho thấy
sự tăng trưởng của ngành công nghiệp bán lẻ Hoa Kỳ nói chung đang vượt trội hơn
so với tổng thể của sự giảm sút và phá sản chuỗi bán lẻ cá nhân
Bất kỳ doanh nghiệp nào bán hàng thành phẩm cho người dùng cuối được coi là một phần của ngành bán lẻ Số liệu bán hàng và dữ liệu kinh tế đôi khi được báo cáo riêng cho các nhà hàng và các doanh nghiệp liên quan đến ô tô, nhưng theo định nghĩa thì chúng cũng được coi là thành viên của ngành bán lẻ
Trang 402.1.2 Đặc điểm của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ chịu sự chi phối của hệ thống phân phối nước này Để hiểu rõ hơn về thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ, tác giả phân tích đặc điểm của kênh phân phối tại Hoa Kỳ và mối liên hệ cũng như các hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại thị trường này Cụ thể, như trước đây, ở Hoa Kỳ chủ yếu tồn tại loại kênh phân phối truyền thống (conventional distribution channel) bao gồm một hoặc nhiều nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ độc lập với nhau và mỗi chủ thể trong kênh phân phối đó tìm cách tối
đa hóa lợi nhuận của mình ngay cả khi phải hy sinh lợi nhuận của cả hệ thống Trong hệ thống phân phối này, không một thành viên nào có nhiều ràng buộc hay kiểm soát đối với các thành viên khác, không có quy định rõ ràng chức năng của từng thành viên trong hệ thống cũng như cách thức để giải quyết xung đột giữa các thành viên trong hệ thống nếu có Kênh phân phối theo kiểu này ngày nay còn rất ít
mà được thay thế bởi hình thức kênh phân phối theo chiều dọc (vertical distribution channel) Kênh phân phối theo chiều dọc là kênh phân phối trong đó, nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất Mỗi thành viên trong hệ thống có thể có sở hữu hay thỏa thuận với các thành viên khác hoặc có sức mạnh to lớn khiến cho các thành viên khác phải hợp tác Hệ thống phân phối này có thể bị chi phối bởi nhà sản xuất, người bán buôn hay người bán lẻ Có 3 lọai kênh phân phối theo chiều dọc chính như sau:
- Kênh phân phối chiều dọc theo hình thức công ty (Corporate VMS): là một kênh phân phối theo chiều dọc bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau của hoạt động sản xuất và phân phối dưới cùng một sở hữu đơn nhất Việc phối hợp và giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong hệ thống có được là do các thành viên đó có chung sở hữu Ví dụ, hơn 50% hàng hóa bán trong các cửa hàng của tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng Sears được cung cấp bởi các công ty mà Sears sở hữu một phần hoặc toàn phần Các cửa hàng của Harry & David Holdings, Inc cũng bán đồ uống, kem, bánh ngọt do chính các cơ sở sản xuất của Harry & David cung cấp
- Kênh phân phối chiều dọc theo thỏa thuận (Contractual VMS): là kiểu phân phối theo chiều dọc trong đó các thành viên độc lập ở những giai đoạn sản xuất và