TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPChuyên ngành: Thương mại quốc tếBẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAMHọ và tên sinh viên: Phùng Hoài ThuMã sinh viên: 0851020202Lớp: Anh 15 – Khối 7 KTKhóa: 47Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thu HàHà Nội, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤCDANH MỤC VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG BIỂULỜI NÓI ĐẦU1CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ41.1Lịch sử của bảo hộ sáng chế41.2Sáng chế và bảo hộ sáng chế71.2.1. Khái niệm sáng chế71.2.2. Bảo hộ sáng chế111.3.Nội dung bảo hộ sáng chế171.3.1. Quyền của chủ sở hữu bằng sáng chế171.3.2. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế181.4.Thực thi bảo hộ sáng chế191.4.1. Các chủ thể tham gia191.4.2. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế211.5.Lợi ích của bảo hộ sáng chế221.5.1. Lợi ích đối với xã hội221.5.2. Lợi ích đối với doanh nghiệp24CHƯƠNG 2: BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ272.1. Cơ sở pháp lý của bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ.272.1.1. Các điều ước quốc tế về bảo hộ sáng chế272.1.2. Luật quốc gia302.2. Hoạt động bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ312.2.1. Thủ tục đăng ký và cấp bằng sáng chế312.2.2. Các quy định về xử lý tranh chấp khiếu nại452.2.3. Thực thi bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ482.3. Đánh giá hoạt động bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ522.3.1. Ưu điểm522.3.2. Nhược điểm53CHƯƠNG 3: BẢO HỘ SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM – BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM HOA KỲ563.1. Bảo hộ sáng chế tại Việt Nam563.1.1. Pháp luật về bảo hộ sáng chế tại Việt Nam563.1.2. Bảo hộ sáng chế tại Việt Nam.....……………………………………………563.2. Bài học đối với Việt Nam từ nghiên cứu kinh nghiệm Hoa Kỳ623.2.1. Giải pháp ở cấp độ vĩ mô643.2.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp.73KẾT LUẬN78DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO80 DANH MỤC VIẾT TẮTChữ viết tắtTên tiếng ViệtTên tiếng nước ngoàiSHTTSở hữu trí tuệBPAICơ quan khiếu nại về bằng sáng chế và can thiệpBoard of patent Appeal and InterferencePCTHiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chếPatent Cooperation TreatyPHOSITANgười có kĩ năng thông thường trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứngPerson have ordinary skills in the artUSPTOVăn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa KỳUnited States Patent and Trademark OfficeTRIPsHiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ1Agreement on TradeRelated Aspects of Intellectual Property RightsWIPOTổ chức Sở hữu trí tuệ thế giớiWorld Intellectual Property OrganizationDANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2.1. Số lượng đơn đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ 20072011………………52Bảng 3.1.Số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế từ 2000 đến 2010……………………61Bảng 3.2. Số bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam từ 1995 đên 2010…………..62Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thẩm định nội dung sáng chế tại Hoa Kỳ……………..40 LỜI NÓI ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài Trí tuệ là tài sản vô giá mà tạo hóa đã ban cho con người. Từ xưa đến nay, con người luôn biết vận dụng nguồn tài nguyên vô tận này để tạo ra những công cụ vật dụng mới để phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong thời buổi hiện nay, khi mà nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển chú trọng việc phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức (thông tin và công nghệ) thì vai trò của trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội trở nên đặc biệt quan trọng. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng hợp lý những tài sản trí tuệ để phát triển, đổi mới sản xuất. Tuy nhiên, do các tài sản trí tuệ tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin nên sự hiện đại của công nghệ ngày nay khiến cho nguy cơ chúng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trở nên lớn hơn. Chính vì vậy, việc bảo vệ cho các tài sản trí tuệ trở thành một yêu cầu cấp thiết và việc thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhiều quốc gia. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều đối tượng, trong đó có sáng chế. Do là những giải pháp về kĩ thuật và có khả năng áp dụng công nghiệp, sáng chế là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất bởi việc đổi mới công nghệ sản xuất nhằm cải thiện tính năng sản phẩm luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tìm ra được một ý tưởng để giải quyết một vấn đề về mặt kĩ thuật một cách sáng tạo hơn, tiến bộ hơn thì sẽ tạo ra được sự khác biệt hóa giữa sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ nâng cao sức mạnh thị trường của doanh nghiệp, loại bỏ bớt sự cạnh tranh, giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì thế, việc kịp thời bảo vệ ý tưởng hoặc sáng tạo đó bằng cách biến nó thành một lợi thế kĩ thuật độc quyền thông qua bằng sáng chế độc quyền ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng sáng chế cho phép doanh nghiệp được khai thác độc quyền và ngăn cấm người khác sử dụng ý tưởng của mình và do chính phủ của mỗi nước cấp. Điều này sẽ khuyến khích việc sáng tạo, thu hút đầu tư vào việc nâng cao kĩ thuật sản xuất và đem lại cho doanh nghiệp nhiều khoản lợi nhuận thông qua việc bán hay chuyển giao bằng sáng chế. Ngoài ra, số lượng bằng sáng chế cũng là một tiêu chí đánh giá sức mạnh về công nghệ của một quốc gia và phần nào nói lên mức độ đầu tư của quốc gia đó trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo thống kê năm 2011 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, từ năm 2005 đến nay, Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới trong số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, chiếm khoảng 20% lượng đơn của toàn thế giới. Năm 2010, cùng với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản – JPO, Cơ quan sáng chế vào Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cũng là văn phòng đứng đầu trong số lượng bằng sáng chế đã phát hành và số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Những con số trên đã phần nào nói lên hiệu quả của hệ thống bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ. Với việc tích cực tham gia các hiệp ước quốc tế về bảo hộ sáng chế và liên tục đổi mới khung pháp luật đối với hoạt động bảo hộ sáng chế, Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành công trong việc bảo vệ cho quyền lợi của người sáng tạo, tạo được uy tín trên trường quốc tế. Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Hoa Kỳ với nhiều điểm tiến bộ là một ví d
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Thương mại quốc tế BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Phùng Hoài Thu Mã sinh viên : 0851020202 Lớp : Anh 15 – Khối 7 KT Khóa : 47 Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Thị Thu Hà Hà Nội, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU 1 Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights ii 1 A Brief History of the Patent Law of the United States <http://www.ladas.com/Patents/USPatentHistory.html> [truy cập ngày 18/03/2012] 30 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng nước ngoài SHTT Sở hữu trí tuệ BPAI Cơ quan khiếu nại về bằng sáng chế và can thiệp Board of patent Appeal and Interference PCT Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế Patent Cooperation Treaty PHOSITA Người có kĩ năng thông thường trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng Person have ordinary skills in the art USPTO Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ United States Patent and Trademark Office TRIPs Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 1 Agreement on Trade- Related Aspects of Intellectual Property Rights WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới World Intellectual Property Organization DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng đơn đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ 2007-2011………………52 Bảng 3.1.Số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế từ 2000 đến 2010……………………61 Bảng 3.2. Số bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam từ 1995 đên 2010………… 62 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thẩm định nội dung sáng chế tại Hoa Kỳ…………… 40 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trí tuệ là tài sản vô giá mà tạo hóa đã ban cho con người. Từ xưa đến nay, con người luôn biết vận dụng nguồn tài nguyên vô tận này để tạo ra những công cụ vật dụng mới để phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong thời buổi hiện nay, khi mà nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển chú trọng việc phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức (thông tin và công nghệ) thì vai trò của trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội trở nên đặc biệt quan trọng. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng hợp lý những tài sản trí tuệ để phát triển, đổi mới sản xuất. Tuy nhiên, do các tài sản trí tuệ tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin nên sự hiện đại của công nghệ ngày nay khiến cho nguy cơ chúng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trở nên lớn hơn. Chính vì vậy, việc bảo vệ cho các tài sản trí tuệ trở thành một yêu cầu cấp thiết và việc thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhiều quốc gia. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều đối tượng, trong đó có sáng chế. Do là những giải pháp về kĩ thuật và có khả năng áp dụng công nghiệp, sáng chế là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất bởi việc đổi mới công nghệ sản xuất nhằm cải thiện tính năng sản phẩm luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tìm ra được một ý tưởng để giải quyết một vấn đề về mặt kĩ thuật một cách sáng tạo hơn, tiến bộ hơn thì sẽ tạo ra được sự khác biệt hóa giữa sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ nâng cao sức mạnh thị trường của doanh nghiệp, loại bỏ bớt sự cạnh tranh, giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì thế, việc kịp thời bảo vệ ý tưởng hoặc sáng tạo đó bằng cách biến nó thành một lợi thế kĩ thuật độc quyền thông qua bằng sáng chế độc quyền ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng sáng chế cho phép doanh nghiệp được khai thác độc quyền và ngăn cấm người khác sử dụng ý tưởng của mình và do chính phủ của mỗi nước cấp. Điều này sẽ khuyến khích việc sáng tạo, thu hút đầu tư vào 2 việc nâng cao kĩ thuật sản xuất và đem lại cho doanh nghiệp nhiều khoản lợi nhuận thông qua việc bán hay chuyển giao bằng sáng chế. Ngoài ra, số lượng bằng sáng chế cũng là một tiêu chí đánh giá sức mạnh về công nghệ của một quốc gia và phần nào nói lên mức độ đầu tư của quốc gia đó trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo thống kê năm 2011 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, từ năm 2005 đến nay, Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới trong số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, chiếm khoảng 20% lượng đơn của toàn thế giới. Năm 2010, cùng với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản – JPO, Cơ quan sáng chế vào Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cũng là văn phòng đứng đầu trong số lượng bằng sáng chế đã phát hành và số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Những con số trên đã phần nào nói lên hiệu quả của hệ thống bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ. Với việc tích cực tham gia các hiệp ước quốc tế về bảo hộ sáng chế và liên tục đổi mới khung pháp luật đối với hoạt động bảo hộ sáng chế, Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành công trong việc bảo vệ cho quyền lợi của người sáng tạo, tạo được uy tín trên trường quốc tế. Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Hoa Kỳ với nhiều điểm tiến bộ là một ví dụ điển hình để các nước đang phát triển đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế công nghiệp hiện đại như Việt Nam học tập, đặc biệt khi hiệu quả bảo hộ sáng chế ở Việt Nam chưa cao và hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập. Vì vậy em đã chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về sáng chế và bảo hộ sáng chế. - Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế của Hoa Kỳ và thực thi bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ - So sánh với bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu lên những vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Hoa Kỳ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: nghiên cứu hoạt động bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ - Thời gian: từ 1995 đến nay 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp đối chiếu và so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp, phương thức thống kê. 5. Nội dung của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm ba chương Chương 1: Những lý luận cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Chương 2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Hoa Kỳ Chương 3: Bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm Hoa Kỳ. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 1.1 Lịch sử của bảo hộ sáng chế Việc các tài sản trí tuệ nói chung và sáng chế nói chung ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trong những năm gần đây khiến chúng ta tưởng chừng như hệ thống bảo hộ sáng chế chỉ mới xuất hiện . Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ thời trung cổ, khái niệm “độc quyền” đã xuất hiện và được coi là một “đặc ân” của các vị vua chúa ban cho những người sáng tạo ra các sản phẩm mới, mà theo đó họ có đặc quyền khai thác sản phẩm cho chính mình tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này khá phổ biến ở các quốc gia Châu Âu từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 16 và đã có tác dụng đối với việc tạo ra công nghệ mới, ví dụ trong ngành khai khoáng và các sản phẩm dệt. Tuy nhiên, đạo luật Venice 1474 mới được coi là sự tiếp cận có tính hệ thống đầu tiên với bảo hộ sáng chế. Đạo luật này cho phép người sáng chế được độc quyền khai thác, sử dụng thiết bị do mình chế tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định là 10 năm và ngăn cấm bất kì ai bắt chước chế tạo của mình mà không được phép. Kể từ đó các đạo luật bảo hộ sáng chế nối tiếp nhau ra đời và hoạt động khuyến khích sáng tạo ngày càng được mở rộng. Năm 1624, Nghị viện Anh đã thông qua Quy chế về Độc quyền mà theo đó, các bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp cho “việc độc lập tạo ra hàng hóa mới bằng phương pháp bất kì trong phạm vi vương quốc” trong thời hạn tối đa là 14 năm. Đạo luật này được ban hành xuất phát từ nỗ lực hạn chế việc thu lợi quá mức từ kinh doanh độc quyền sáng chế của Hoàng gia Anh và là văn bản pháp luật đầu tiên có quy định một thời hạn nhất định cho hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế. Kể từ khi đạo luật này có hiệu lực, bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp cho những sáng chế hữu ích. Đến cuối thế kỉ XVIII, sự thành công của cách mạng công nghiệp dẫn đến nhu cầu sản xuất công nghiệp theo quy mô lớn. Trong khoảng thời gian này, một loạt các quốc qua nối tiếp nhau thiết lập hệ thống pháp luật sáng chế của mình, cụ thể là Mỹ (1790), Pháp (1791), Bỉ (1854), Italia (1859), Đức (1877)…. 5 Trong suốt cuối thế kỉ XIX, việc bảo hộ quốc tế cho sáng chế trở nên khó khăn do hiệu quả bảo hộ chỉ có hiệu lực tại quốc gia đăng ký bảo hộ sáng chế và luật pháp mỗi quốc gia đều có sự khác biệt. Vì vậy, đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ phải được nộp tại nhiều quốc gia nhằm tránh một hệ quả là việc công bố tại một nước sẽ làm mất tính mới tại quốc gia khác. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, người nộp đơn phải mất nhiều chi phí và thời gian để đáp ứng những thủ tục phức tạp và khác nhau ở mỗi quốc gia. Những vấn đề thực tiễn này đã thúc đẩy mong muốn có một biện pháp để khắc phục những trở ngại đó. Sự phát triển của công nghệ và sự phát triển của thương mại quốc tế dẫn đến việc hài hòa hóa pháp luật về sáng chế trở thành một nhu cầu cấp thiết. Năm 1873, một triển lãm quốc tế về sáng chế được tổ chức tại Viên do chính phủ hai nước Áo và Hungary chủ trì. Tuy nhiên, việc chưa có một sự bảo hộ pháp lý thỏa đáng đối với sáng chế đem đến triển lãm đã khiến các vị khách nước ngoài e ngại và không sẵn sàng công khai sáng chế của mình. Thực tế này đã dẫn đến sự ban hành một đạo luật đặc biệt của Áo bảo đảm sự bảo hộ tạm thời cho các sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp của người nước ngoài tham gia triển lãm và hội nghị Viên – đưa ra một số nguyên tắc là cần thiết đối với một hệ thống sáng chế hữu ích, đồng thời thúc giục chính phủ các nước sớm tạo ra một thỏa thuận sơ bộ quốc tế về bảo hộ sáng chế. Sau Hội nghị Viên, hai hội nghị quốc tế về sở hữu công nghiệp được triệu tập tại Paris năm 1878 và 1880 đã thông qua một bản dự thảo công ước mà cơ bản gồm những quy định chủ yếu của Công ước Paris ngày nay. Năm 1883, một Hôi nghị ngoại giao mới họp tại Paris, kết thúc bằng việc kí kết và thông qua Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp với 11 nước thành viên bao gồm: Bỉ, Braxin, El Sanvado, Pháp. Guatemala, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Secbia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Đến ngày 7 tháng 7 năm 1884, vào thời điểm công ước chính thức có hiệu lực thì đã có thêm bốn quốc gia tham gia kí kết (vương quốc Anh, Ecuado, Tuynidi), nâng tổng số thành viên lên con số 14. Công ước Paris 1883 chủ yếu bao gồm các quy định về chế độ đối xử quốc gia, quyền hưởng ưu tiên, các nguyên tắc xác lập quyền và nghĩa vụ của pháp nhân và thể nhân hoặc những nguyên tắc hoặc yêu cầu các quốc gia thành viên được phép 6 xây dựng luật pháp theo những nguyên tắc đó và những khuôn khổ hành chính được tạo lập để thực thi Công ước. Từ sau khi được kí kết vào năm 1883, Công ước Paris đã được sửa đổi nhiều lần. Mỗi một hội nghị sửa đổi, bắt đầu từ hội nghị Brussel năm 1990 đều kết thúc bằng việc thông qua một văn kiện sửa đổi Công ước Paris. Trừ những Văn kiện sửa đổi tại hội nghị Brussel (1897 và 1900) và Washington D.C (1911) không còn hiệu lực, tất cả các văn kiện trước đó vẫn có ý nghĩa, và phần lớn các quốc gia hiện nay đều là thành viên của Văn kiện mới nhất tại hôi nghị Stockholm 1967. Khi hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng và các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đưa sáng chế vào khai thác thương mại và thâm nhập các thị trường nước ngoài thì một vấn đề đặt ra cho bảo hộ sáng chế là làm thế nào để đăng ký bảo hộ cho sáng chế ở nhiều quốc gia với chi phí thấp nhất có thể. Nếu thực hiện đăng ký bảo hộ ở từng quốc gia một thì sẽ rất tốn kém, mất thời gian, công sức trong khi chưa chắc sáng chế đó đã đạt yêu cầu để được cấp bằng độc quyền tại quốc gia đó. Trên cơ sở nhu cầu này, tháng 6 năm 1970, Hiệp ước hợp tác quốc tế về bằng sáng chế (PCT) đã được kí kết tại Washington D.C. Đây là một hiệp ước quốc tế về yêu cầu nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và tra cứu thông tin tư liệu sáng chế, thẩm định chúng cũng như công bố các đơn đó cho công chúng. Mục tiêu của PCT là đơn giản hóa các thủ tục xác lập quyền bằng khi người nộp đơn muốn bảo hộ cho sáng chế của mình trên phạm vi quốc tế. Hiệp ước này cho phép người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế thuộc một quốc gia của hiệp ước có thể nhận được sự bảo hộ sáng chế ở các quốc gia thành viên khác của Hiệp ước với chỉ một lần nộp đơn duy nhất tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp tại một nước thành viên của Hiệp ước. Cùng với những thủ tục đã được đơn giản hóa và các quy định về tra cứu, thẩm định sáng chế, Hiệp ước PCT là một sự bổ sung cho Công ước Paris trong việc xác lập quyền và thực thi quyền sở hữu công nghiệp trên phạm vi quốc tế một cách có hiệu quả. Ngày 1/1/1995, cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) được kí kết vào ngày 15/04/1994 cũng chính thức có hiệu lực. Hiệp định này được xây dựng dựa trên cơ sở những quy định của Công ước Paris 1883. Hiệp định này yêu cầu các nước [...]... vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Cụ thể hơn, Hoa Kỳ định nghĩa việc một người bất kỳ sử dụng, chế tạo,chào bán và bán bất cứ sáng chế nào đã được bảo hộ tranh lãnh thổ Hoa Kỳ, hoặc nhập khẩu sáng chế đã bảo hộ vào lãnh thổ nước này khi thời hạn bảo hộ còn hiệu lực là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Tương tự, tại Việt Nam, xâm phạm quyền đối với sáng chế là... những sáng chế còn thiếu 11 tính sáng tạo nhưng đáp ứng được yêu cầu về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp vẫn có thể được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích tại Việt Nam Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, tính sáng tạo có vai trò quan trọng trong bảo hộ sáng chế và không có hình thức bảo hộ giải pháp hữu ích như tại Việt Nam 1.2.2 Bảo hộ sáng chế 1.2.2.1 Đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế Sáng chế là... đăng ký bảo hộ cho sáng chế Do vậy, bảo hộ sáng chế sẽ loại trừ nguy cơ các doanh nghiệp khác sử dụng bán sáng chế của mình, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tâm lý yên tâm khi kinh doanh cho doanh nghiệp Thứ hai, bảo hộ sáng chế có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận thông qua việc khai thác sáng chế hoặc bán sáng chế cho một doanh nghiệp khác Về bản chất, sáng chế chính... tiên phong về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung là bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói riêng trên thế giới Tại Hoa Kỳ, kể cả khi chưa có một khung pháp lý nào dành cho lĩnh vực bảo hộ sáng chế, Hoa Kỳ đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ cho quyền lợi của các nhà phát minh Năm 1641, chính quyền thực dân đã cấp những bằng sáng chế đầu tiên cho các nhà phát minh cho dù lúc này... chế đối với xã hội hiện đại Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức và công nghệ là những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thì bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng càng trở nên có ý nghĩa 27 CHƯƠNG 2 BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ 2.1 Cơ sở pháp lý của bảo hộ sáng chế. .. là xâm phạm quyền của chủ sở hữu patetn được cấp cho sáng chế gốc 18 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình cũng được quy định tại điều 125 Luật SHTT 2005 Khác với Hoa Kỳ, Việt Nam quy định chủ sở hữu văn bằng có quyền tài sản đối với sáng chế bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình và quyền định đoạt sáng chế Khái niệm sử dụng sáng chế cũng được... nộp đơn với điều kiện chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế phải nộp phí duy trì hiệu lực hàng năm và chỉ có hiệu lực ở nước nộp đơn đăng ký bảo hộ Tại Hoa Kỳ có ba loại bằng sáng chế: bằng sáng chế dành cho sản phẩm hoặc quy trình, bằng sáng chế kiểu dáng và bằng sáng chế giống cây trồng Tại Việt Nam, kiểu dáng thiết kế được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp và giống cây trồng được bảo hộ theo một... sáng chế tại Hoa Kỳ 2.1.1 Các điều ước quốc tế về bảo hộ sáng chế Hoa Kỳ là thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương về quyền sở hữu công nghiệp, trong đó điều ước quốc Hoa Kỳ tham gia sớm nhất là Công ước Paris 1883 2.1.1.1 Công ước Paris 1883 về quyền sở hữu công nghiệp Hoa Kỳ đã trở thành thành viên của Công ước Paris năm 1887, chỉ sau bốn năm khi công ước được kí kết Sự xuất hiện của Công ước... không có quyền cấm việc một người bất kỳ sử dụng sáng chế theo nhu cầu cá nhân nhằm các mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, nghiên cứu, thử nghiệm Tóm lại, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ cấu thành khi việc sử dụng sáng chế đã được bảo hộ cho các mục đích thương mại nhằm kiếm lời và là cố ý 1.4 Thực thi bảo hộ sáng chế Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có... tự công cộng xã hội, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân thì việc sử dụng sáng chế đã trở thành một nghĩa vụ đối với chủ sở hữu văn bằng bảo hộ Trong trường hợp đối tượng của văn bằng là một sáng chế phụ thuộc mà bản thân nó tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn thì chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc cũng có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế . bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Chương 2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Hoa Kỳ Chương 3: Bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm Hoa. về sáng chế và bảo hộ sáng chế. - Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế của Hoa Kỳ và thực thi bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ - So sánh với bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, rút ra bài học. cứu Tình hình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Hoa Kỳ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: nghiên cứu hoạt động bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ - Thời