USPTO, (2011), General information concerning patents

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 47 - 51)

không nhắc nhở người sáng chế về việc đã đến thời hạn nộp phí duy trì. Tuy nhiên, nếu có thêm phụ phí thì cơ quan này sẽ có hành động nhắc nhở bên có trách nhiệm nộp phí hoàn tất đúng thời hạn trong ân hạn. Bằng sáng chế sẽ trở nên vô hiệu nếu sau thời gian ân hạn phí duy trì và phụ phí vẫn không được thanh toán.

Một khi bằng sáng chế đã được cấp thì quyền hạn của USPTO đối với sáng chế đó trở nên hạn chế. Đối với những lỗi chính tả trên văn bằng khiến cho thông tin trên patent không trùng khớp với lưu trữ của USPTO, tổ chức này có thể ban hành những văn bản sửa chữa không thu phí. Nếu lỗi in ấn thuộc về người nộp đơn thì việc sửa chữa có thể được tiến hành bằng việc nộp một khoản phí. Nếu bằng sáng chế thiếu sót những đặc điểm quan trọng nhất định, người nộp đơn có thể yêu cầu tái cấp văn bằng. Để được tái cấp thì văn bằng cũ phải trải qua quá trình kiểm tra để đánh giá những khuyết điểm cần sửa chữa. Văn bằng được cấp lại để thay thế văn bằng cũ và chỉ được tái cấp khi chưa hết thời hạn bảo hộ. Trên thực tế, việc tái cấp văn bằng không thay đổi những đặc điểm cơ bản của văn bằng vì người sở hữu văn bằng không thể thêm vào những điều kiện mới.

Thời hạn bảo hộ là 20 năm đối với bằng sáng chế hữu ích và bằng sáng chế kiểu dáng và 14 năm đối với bằng sáng chế giống cây trồng. Thời hạn này có thể được kéo dài với điều kiện đơn xin gia hạn phải được nộp trước khi thời hạn bảo hộ hết hiệu lực và chỉ được xin gia hạn một lần. Đơn sẽ không được xem xét nếu trước đó người sáng chế đã được gia hạn bảo hộ. Quốc hội Mỹ cho phép các công ty thực phẩm và thuốc có thể gia hạn thời hạn bảo hộ cho sản phẩm của mình để bù lại khoảng thời gian họ xin giấy phép đưa sản phẩm của mình vào thị trường từ FDA. Một bằng sáng chế có thể được xem xét gia hạn nếu việc tung ra sản phẩm trên thị trường lần đầu tiên hoặc việc đưa vào sử dụng đầu tiên một quá trình tái tổ hợp ADN bị trì hoãn do quá trình kiểm nghiệm. Đối với thuốc và thực phẩm, đơn xin gia hạn bảo hộ phải được nộp trong vòng 60 ngày kể từ ngày bán ra thị trường lần đầu tiên và trước khi bằng hết hiệu lực. Thời hạn gia hạn là không quá 5 năm kể từ ngày hết hạn bảo hộ.

Luật sáng chế Hoa Kỳ cho phép đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng sản phẩm dưới dạng sáng chế thay vì kiểu dáng công nghiệp như luật pháp nhiều nước khác. Bằng sáng chế kiểu dáng chỉ có tác dụng bảo hộ cho kiểu dáng bên ngoài của sản

phẩm chứ không phải cấu tạo hoặc chức năng của nó. Thủ tục đăng ký sáng chế cho kiểu dáng chỉ có một vài điểm khác biệt so với bằng sáng chế hữu ích. Bản vẽ trong đăng ký bằng sáng chế kiểu dáng là yếu tố quyết định đến mức độ bảo hộ và cần phải chỉ ra những điểm mới khác biệt của kiểu dáng đăng ký bảo hộ. Người đăng ký bảo hộ sẽ chỉ phải nộp phí phát hành bằng sáng chế khi đơn được chấp nhận chứ không phải nộp phí duy trì hiệu lức bảo hộ như đối với bằng sáng chế hữu ích. Bản mô tả trong đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng thường ngắn gọn và theo một mẫu nhất định và chỉ được đưa ra một yêu cầu bảo hộ.

Ngoài ra, thay vì có một hệ thống riêng cho giống cây trồng thì Hoa Kỳ bảo hộ đối tượng này như một sáng chế. Luật sáng chế Hoa Kỳ quy định bằng sáng chế có thể được cấp cho người tìm ra hoặc sáng tạo ra một giống cây trồng mới bằng các phương pháp không cần hạt như chiết, ghép cành, sinh sản bằng chồi, cắt rễ. Để được cấp bằng sáng chế giống cây trồng, đơn đăng ký cũng bao gồm các phần tương tự như đối với bằng sáng chế hữu ích. Thời hạn bảo hộ cho giống cây trồng là 20 năm tính từ ngày nộp đơn tại Hoa Kỳ, hoặc nếu đơn đăng ký có dẫn chiếu đến một đơn đăng ký khác thì sẽ tính từ ngày sớm nhất đơn đăng ký dẫn chiếu được nộp.

2.2.2. Các quy định về xử lý tranh chấp khiếu nại

Việc một vài hoặc tất cả các yêu cầu bảo hộ bị từ chối sau quyết định đầu tiên của USPTO không phải là hiếm khi xảy ra. Thực tế, số đơn đăng ký được thông qua khá khiêm tốn. Các đối tượng có thể khiếu nại lên Cơ quan khiếu nại bằng sáng chế và can thiệp bao gồm: người nộp đơn, chủ sở hữu patent và bên thứ ba.

Trong trường hợp yêu cầu bảo hộ của người nộp đơn bị từ chối hai lần có thể khiếu nại kết quả thẩm định đầu tiên của PTO với điều kiện người đó phải trình lên BPAI một đơn yêu cầu khiếu nại và đóng phí cho hoạt động này. Tương tự, chủ sở hữu văn bằng cũng có thể khiếu nại quyết định từ chối một yêu cầu bảo hộ trong quá trình tái thẩm định và người thứ ba trong trường hợp khiếu nại về quyết định cuối cùng của thẩm định viên về khả năng cấp bằng cho một yêu cầu bảo hộ gốc hoặc đã được sửa chữa. Có thể coi việc khiếu nại là một quá trình tranh luận của thẩm định viên và người nộp đơn, chủ sở hữu văn bằng hoặc bên thứ ba về khả năng bảo hộ cho sáng chế bởi trong suốt thời gian xử lý khiếu nại, các bên đều đươc

yêu cầu trình bày và chứng minh quan điểm của mình là đúng. BPAI dựa vào những thông tin được cung cấp để đưa ra quyết định mới về việc từ chối yêu cầu bảo hộ hay không.

Các chủ thể cũng có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn, là Tòa án nếu họ vẫn chưa hài lòng về quyết định của BPAI. Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Tòa án Liên bang Mỹ sẽ yêu cầu Giám đốc USPTO đệ trình các văn bản liên quan đến sáng chế đó, trong một số trường hợp sẽ phải nộp bản gốc và cả những căn cứ cho quyết định từ chối yêu cầu bảo hộ của người nộp đơn. Sau khi xem xét các vấn đề và ý kiến từ hai phía, tòa sẽ đưa ra quyết định có cấp bằng độc quyền sáng chế hay không.

Tập hợp một hội đồng khiếu nại là một thủ tục bắt buộc đối với mọi trường hợp khiếu nại liên quan đến bằng sáng chế. Tuy nhiên, nếu thẩm định viên chịu trách nhiệm phản hồi lại yêu cầu khiếu nại chứng minh rằng việc này là không cần thiết và được sự chấp thuận của giám sát viên thì thủ tục này có thể được bỏ qua. Thông thường, một hội đồng khiếu nại thường bao gồm: thẩm định viên, giám sát viên, một thẩm định viên khác với vai trò trọng tài có đủ kinh nghiệm để hỗ trợ việc xem xét giá trị của vấn đề khiếu nại.

Trong trường hợp thủ tục về hội đồng khiếu nại được bỏ qua, thẩm định viên ban đầu có thể yêu cầu thực hiện lại quá trình thẩm định để đưa ra cơ sở mới cho việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. BPAI sau khi xem xét có thể đưa ra quyết định tán thành hoặc đảo ngược quyết định của thẩm định viên trước đó, hoặc tiếp tục thẩm định thêm.

Người khiếu nại có quyền yêu cầu tái xét xử trong vòng hai tháng kể từ ngày ra quyết định. Nếu thẩm định viên biết chắc chắn về sự tồn tại của một nguồn kiến thức khiến cho việc cấp bằng bảo hộ cho sáng chế là không thể thực hiện được thì có thể khiếu nại lại quyết định của BPAI với sự đồng ý của giám đốc TC. Các bên tham gia vẫn có thể tiếp tục khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn là Tòa án các cấp với thủ tục tương tự.

Trong trường hợp có hai người nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một sáng chế thì Hoa Kỳ có một “cơ chế can thiệp” để xác định ai là người được cấp bằng. Một điểm khác biệt của luật sáng chế Hoa Kỳ là quyền ưu tiên sẽ dành cho người

đầu tiên tạo ra sáng chế. Ngoài ra tranh chấp cũng có thể xảy ra giữa người đăng ký bảo hộ và người chủ sở hữu bằng đã được cấp với điều kiện việc cấp bằng hoặc việc công bố đơn chưa diễn ra quá một năm kể từ ngày hai bên yêu cầu khiếu nại và sáng chế không bị loại trừ khỏi danh sách các đối tượng có thể được bảo hộ vì một lý do nào đó. Các bên sẽ phải chứng minh rằng mình là người phát minh đầu tiên và nếu thành công trong việc đó thì sẽ được cấp bằng độc quyền. Tuy nhiên việc xác định ai là người phát minh đầu tiên rất khó khăn và phức tạp do đó việc đưa ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền là không hề dễ dàng. Đạo luật mới về sáng chế được ban hành cuối năm 2011 quyết định đổi sang chế độ ưu tiên dành cho người “first to file” nghĩa là người đầu tiên nộp đơn đăng ký nhằm mục đích hài hòa hóa pháp luật giữa Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng chế độ ưu tiên này. Khi những sửa đổi này có hiệu lực trong 2 năm tới, việc giải quyết tranh chấp giữa các bên sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi việc xác định người đầu tiên nộp đơn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc xác định người đầu tiên tạo ra sáng chế. Điều này cũng tạo ra động lực thúc đẩy người sáng chế nhanh chóng đăng ký bảo hộ cho sáng chế của mình.

Ngoài hệ thống tòa án, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, xử lý hành động cạnh tranh không lành mạnh và việc nhập khẩu trái phép các sản phẩm được bảo hộ vào lãnh thổ nước này. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại ITC bao gồm những giai đoạn nối tiếp nhau và điều này là một điểm khác biệt với quy trình xử lý tranh chấp tại các tòa án. Thực tế các tranh chấp tại ITC là việc khiếu nại đối với quyết định đầu tiên của cơ quan này. Ủy ban bao gồm 6 ủy viên được bổ nhiệm bởi chính Tổng thống Hoa Kỳ. ITC có thẩm quyền xem xét lại quyết định của chính mình và cân nhắc liệu biện pháp áp dụng có tác động như thế nào đến công chúng. Sau khi cân nhắc và phát hiện có hành vi xâm phạm quyền thì Tổng thống Hoa Kỳ sẽ có 60 ngày để can thiệp và đưa ra quyết định cuối cùng.32 Những trường hợp khiếu nại lên ITC thường được giải quyết trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng, trong khi đó, phải mất trung bình từ 2 đến 3 năm để Tòa án liên bang thụ lý và giải quyết một tranh chấp33

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w