Giải pháp cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 76 - 84)

42 Imrproving the effectiveness of United States Patent and Trademark Office

3.2.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp.

Về mặt bản chất, cơ chế bảo hộ sở hữu công nghiệp được thiết lập nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong qúa trình kinh doanh, trước hết là trong hoạt động sản xuất và thương mại. Trong các hoạt động đó, , doanh nghiệp là các chủ thể quan trọng nhất của hoạt động sở hữu công nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả bảo hộ sáng chế và phát triển số lượng bằng sáng chế của doanh nghiệp, một số giải pháp cụ thể như sau:

• Thiết lập, quản lý các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

48 Phòng hợp tác quốc tế (2012), “Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản ký Bản ghi nhớ hợp tác song phương”

Sáng chế nói riêng và các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nói chung đều là bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch thiết lập và phát triển chúng49.

Đầu tiên là phải xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế của mình. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có hiểu biết về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, dự đoán các chi phí khi đăng ký bảo hộ. Việc nhanh chóng đăng ký bảo hộ cho sáng chế là cần thiết để ngăn chặn các đối thủ sử dụng giải pháp của mình vào sản xuất. Doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty luật có uy tín để xin tư vấn, hỗ trợ. Những luật sư có kĩ năng, hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp soạn thảo những đơn đăng ký có chất lượng hơn và có khả năng năng được cấp bằng độc quyền sáng chế cao hơn. Trước khi đăng ký, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu về các quy định đăng ký bảo hộ để hỗ trợ cho luật sư hoặc đại diện sở hữu công nghiệp bởi suy cho cùng, doanh nghiệp mới là người hiểu rõ nhất về sáng chế của mình. Sự kết hợp giữa trình độ kĩ thuật và hiểu biết về pháp luật sẽ tạo ra một đơn đăng ký bảo hộ sáng chế đạt yêu cầu cả về hình thức và nội dung.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ thì doanh nghiệp luôn phải chủ động giám sát việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế của mình nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm quyền để tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp. Trong trường hợp đã có tổn thất, doanh nghiệp cần khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền để đòi bồi thường để bù đắp những thiệt hại của mình. Có thể xem xét đến việc áp dụng các hình thức trọng tài hoặc hòa giải để tránh chi phí tố tụng tốn kém. Trong trường hợp bất kì, cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia pháp lý về sở hữu trí tuệ nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của vụ việc và đưa ra những biện pháp có lợi nhất cho công ty mình với chi phí thấp nhất có thể.

49 Bùi Thị Hương (2010), “Quyền sở hữu công nghiệp và tài sản của doanh nghiệp quản lý và bảo hộ” - Bộ thanh tra và công nghệ <http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac- bai-nghien-cuu-shtt/quyen-so-huu-cong-nghiep-la-tai-san-cua-doanh-nghiep-quan- ly-va-bao-ho> [truy cập ngày 28/03/2012]

Ngoài ra, việc bố trí các cán bộ chuyên trách về sở hữu công nghiệp cũng là một giải pháp hữu ích. Sở hữu công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nầy có quy mô khác nhau, từ quy mô rất nhỏ, kể cả các cơ sở chỉ có một người, đến các công ty xuyên quốc gia khổng lồ với hàng chục, hàng trăm nghìn công nhân. Những doanh nghiệp lớn nói chung có các phòng, ban chuyên trách về phát triển và thực hiện chiến lược về sở hữu công nghiệp. Các phòng ban chuyên trách này có thể bao gồm đội ngũ nhân viên với đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho phép doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu qủa. Họ có thể là các luật sư, các kỹ sư, các nhà khoa học, nhà kinh tế, các chuyên gia nghiên cứu thị trường…Đối với doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ thì cũng phải có một bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về vấn đề sở hữu công nghiệp.

• Khai thác, sử dụng quản lý hiệu quả hệ thống thông tin sáng chế

Thông tin sáng chế đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bởi họ có thể tiếp cận với các kĩ thuật mới thông qua bằng sáng chế bởi chúng được bộc lộ công khai sau khi được cấp. Thông qua tư liệu về patent, doanh nghiệp có thể tìm hiểu kĩ thuật mới, nhằm tránh việc lãng phí thời gian và công sức vào việc nghiên cứu một giải pháp kĩ thuật đã được bảo hộ đồng thời doanh nghiệp còn bắt kịp với các công nghệ mới nhất là lấy ý tưởng cho những sáng chế mới.

Tư liệu về sáng chế có thể dễ dàng tiếp cận thông qua các hình thức như CD- Rom hay cơ sở dữ liệu điện tử. Doanh nghiệp có thể tra cứu trên website của WIPO hay Cục SHTT để tìm hiểu tình trạng kĩ thuật trước khi nghiên cứu phát triển một sáng chế. Thay vì đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu và tạo ra sáng chế mới thì doanh nghiệp có thể tận dụng các sáng chế không được bảo hộ, hoặc đã hết thời hạn bảo hộ, hoặc dựa vào đó để tạo ra sáng chế mới. Rõ ràng đây là một kho thông tin vô cùng hữu ích mà doanh nghiệp cần quan tâm và khai thác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng uy tín của doanh nghiệp và góp phần vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Trước khi xuất khẩu hàng hóa đến một thị trường nào đó, doanh nghiệp phải tiến hành tra cứu Patent đồng dạng, tra cứu tìng trạng pháp lý về quyền sở hữu công

nghiệp khẳng định xem liệu các quyền Patent có bị vi phạm hay mất hiệu lực vì các lý do theo luật định hoặc do không nộp lệ phí hàng năm hay không, hoặc người sở hữu Patent có bị thay đổi hay không. Việc tra cứu có thể giao cho một bộ phận chuyên trách về sở hữu công nghiệp đảm nhiệm.

• Tăng cường đầu tư cho việc tạo ra sáng chế mới

Sáng chế có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Những kĩ thuật mới sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, việc đầu tư cho hoạt động R&D là cần thiết.

Doanh nghiệp cần xây dựng một đội ngũ cán bộ kĩ thuật chuyên về nghiên cứu sáng tạo, cộng thêm một hệ thống cơ sở vật chất bao gồm phòng thí nghiệm, các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Có thể mở các chương trình đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật cho nhân viên, có thể là trong nước, tốt hơn là tại nước ngoài, đặc biệt là những nước có trình độ phát triển về khoa học công nghệ cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, khối EU…..

Một giải pháp khác là doanh nghiệp hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các nhà khoa học nhưng phải dựa trên nguyên tắc là doanh nghiệp đầu tư kinh phí sẽ là chủ sở hữu công nghệ đó và nếu có sáng chế thì doanh nghiệp cũng là người có quyền nộp đơn đăng ký để sau này là chủ sở hữu nếu sáng chế được cấp bằng độc quyền, còn chuyên gia chỉ là tác giả sáng chế. Việc doanh nghiệp ký hợp đồng nghiên cứu triển khai với các nhà khoa học, các viện và trung tâm nghiên cứu để tạo ra các công nghệ mới hay sáng chế cũng chính là nằm trong chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Làm theo phương pháp này thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nguồn kinh phí đầu tư nguồn nhân lực mà vẫn được hưởng những lợi ích do sáng chế mang lại.

Bên cạnh đó, việc khuyến khích, trao thưởng cho các cá nhân có thành tích trong hoạt động nghiên cứu tạo ra sáng chế cũng là rất cần thiết. Đối với những nhân viên có năng lực, có nhiều đóng góp cho công ty, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những hình thức khích lệ, khen thưởng như tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc để tạo động lực cho họ phấn đấu hơn vì sự phát triển của doanh nghiệp và đồng thời, phương pháp này cũng giúp doanh nghiệp giữ chân những nhân viên có năng lực.

• Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Sáng chế không chỉ đem lại cơ hội cho doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình mà còn có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà không cần khai thác thương mại sáng chế đó. Đó chính là lợi ích của việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp có thể bán li-xăng sử dụng sáng chế cho một công ty khác có năng lực thương mại hóa để thu về một khoản lợi nhuận. Biện pháp này vừa tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp, vừa mang lại một khoản thu nhập cho doanh nghiệp mà không cần khai thác thương mại sáng chế.

Ngoài ra, một giải pháp khác là mua li-xăng sử dụng sáng chế từ các doanh nghiệp lớn khác. Sự kết hợp giữa kĩ thuật trong nước và những tiến bộ tiếp thu được từ việc chuyển giao công nghệ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.Trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam tạo ra được sáng chế. Trong những trường hợp này, biện pháp tối ưu là mua bản quyền sở hữu công nghiệp từ các doanh nghiệp khác để tiết kiệm kinh phí đầu tư mà vẫn có cơ hội để cải thiện tính năng sản phẩm. Cần tìm hiểu kĩ càng về sáng chế trước khi quyết định mua li-xăng, xem xét đến tính áp dụng của sáng chế đó vào sản xuất của doanh nghiệp mình, xém xét lợi ích của doanh nghiệp nhận được cũng như mức phí chuyển giao có hợp lý hay không. Doanh nghiệp có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia, luật sư chuyên trách của mình hoặc nếu không có thì có thể xin lời khuyên từ các công ty luật có uy tín để định giá chính xác nhất sáng chế, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Bảo hộ sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung là một công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Số lượng bằng sáng chế đã trở thành một tiêu chí trong việc đánh giá tiềm lực của một quốc gia, là bằng chứng cho sự phát triển khoa học công nghệ ở quốc gia đó. Các nước trên thế giới, đặc biệt các nước phát triển như Hoa Kỳ, đang hết sức chú trọng việc dùng sáng chế làm tài sản chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ luôn dẫn đầu trong số lượng về bằng sáng chế và luôn đi đầu trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Hệ thống bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ đã vận hành có hiệu quả, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Tuy không thể tránh khỏi việc tồn tại những bất cập trong hệ thống pháp luật, những nhược điểm của các cơ quan thực thi nhưng mô hình bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ vẫn là một tấm gương cho các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Cùng với xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam đang cũng rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và đã đạt được những thành tựu nhất định. Đó là việc hệ thống pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt Nam đã khá hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu của hiệp định TRIPs. Điều này đã tạo điều kiện cho bảo hộ sáng chế tại Việt Nam hòa nhập với xu hướng chung của thế giới. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây số lượng đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam đã tăng lên và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong các năm tới khi mà Việt Nam đang là một thị trường thu hút sự đầu tư của các quốc gia tiên tiến về khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trong khi đó, hiệu quả xử lý hoạt động xâm phạm của các cơ quan thực thi còn chưa đủ mạnh và hiệu quả để hạn chế và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, nhưng chủ yếu là do ý thức về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của cộng đồng và các doanh nghiệp chưa cao, cũng như năng lực còn hạn chế của các cán bộ thực thi. Trên cơ sở nghiên

cứu hệ thống bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ và những thành tựu mà quốc gia này đạt được trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ và rút ra những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam, những giải pháp đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức của cộng đồng và đặc biệt là doanh nghiệp về bảo hộ sáng chế để tự bảo vệ mình và tránh hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của người khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động thiết lập và quản lý tài sản trí tuệ của mình, phối hợp với các cơ quan thực thi để giám sát việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp lớn tại các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu, những doanh nghiệp đã có bề dày kinh nghiệm trong bảo hộ sáng chế. Sự hợp tác của các doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế đất nước, sớm đưa nước ta bắt kịp với các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w