Gillbert, Richard J-(2010) The rising tide of patent damages – tr

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 55 - 57)

Hoa Kỳ có một hệ thống pháp luật khá hiện đại về bảo hộ sáng chế. Đã có một bộ luật dành riêng cho bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ bao gồm các quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, các quy định về khiếu nại và tranh chấp, các biện pháp thực thi quyền và xử lý vi phạm….Ngoài bộ luật về sáng chế, những quy định của pháp luật liên quan đến việc khai thác thương mại sáng chế bao gồm Luật thương mại. Luật Hải quan, các án lệ và tập quán pháp….tất cả đã góp phần tạo nên một cơ sở pháp lý khá hoàn chỉnh cho hoạt động bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ.

Ngoài các văn bản pháp luật, Hoa Kỳ còn có các văn bản dưới luật, các quy định được ban hành bởi các Bộ, các ngành và các cơ quan có thẩm quyền trong bảo hộ sáng chế nhằm hướng dẫn người dân thực thi quyền sở hữu công nghiệp của mình một cách có hiệu quả nhất. Có thể kể đến các văn bản được phát hành bởi USPTO về thẩm định nội dung sáng chế, hướng dẫn làm thủ tục khiếu nại, các biện pháp thực thi….Hơn nữa, hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ về bảo hộ sáng chế còn liên tục được hoàn thiện dựa trên kết quả nghiên cứu của các học giả về các vấn đề còn tồn tại trong pháp luật về bảo hộ sáng chế hoặc qua việc đánh giá hiệu quả thực thi của chính các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ được xem xét một cách rất nghiêm ngặt đặc biệt là yêu cầu về tính sáng tạo. Mục đích chính của bảo hộ sáng chế là thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, vì vậy, Hoa Kỳ không cấp bằng bảo hộ cho những sáng chế thiếu tính sáng tạo để tránh việc bảo hộ phản tác dụng và kìm hãm sự tiến bộ của công nghệ. Vì vậy, tính sáng tạo là một điều kiện rất khó để đáp ứng tại Hoa Kỳ. Thực tế, các án lệ của tòa án đã đưa ra bài kiểm tra Graham để đánh giá trình độ sáng tạo của một sáng chế. Yêu cầu về tính mới và tính hữu ích của sáng chế cũng được xem xét rất kĩ lưỡng để đảm bảo việc bảo hộ sáng chế sẽ đem lại lợi ích cho xã hội. Ngoài ra, các mức phạt ở Hoa Kỳ đối với các hành vi xâm phạm lớn mang tính răn đe cao, được thực hiện một cách nghiêm khắc nhằm ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền.

b) Các cơ quan thực thi bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ hoạt động khá hiệu quả Hoa Kỳ có một hệ thống các cơ quan thực thi được phân thành các cấp cụ thể, mỗi cấp độ, mỗi cơ quan lại đặc biệt chú trọng vào một nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ

USPTO chuyên đảm nhiệm tiếp nhận và thẩm định đơn sáng chế, Tòa án các cấp xử lý các khiếu nại của các bên và xem xét lại quyết định của các Tòa án có thẩm quyền thấp hơn, ITC chuyên đảm nhiệm thực thi bảo hộ sáng chế tại biên giới và giải quyết tranh chấp liên quan đến bằng sáng chế có nguồn gốc nước ngoài…. Điều này tạo điều kiện cho các cơ quan thực hiện trách nhiệm của mình một cách linh hoạt, chủ động, không bị chồng chéo với các cơ quan khác. Các thẩm định viên được tuyển chọn một cách kĩ lưỡng với những yêu cầu khắt khe về trình độ tối thiểu là từ cử nhân trở lên trong lĩnh vưc kĩ thuật tương ứng. Hàng năm, Hoa Kỳ đều áp dụng chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao hiểu biết và khả năng của các thẩm định viên và không ngừng tuyển dụng thẩm định viên mới nhằm đáp ứng xu hướng gia tăng của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Năm 2011, USPTO đã hoàn thành được 91% mục tiêu đề ra38. Mỗi năm, Tòa án Liên bang tiếp nhận trung bình 60.467 số vụ tranh chấp về bằng sáng chế và chỉ có 0,106% các quyết định bị thay đổi bởi Tòa án Tối cao39.

2.3.2. Nhược điểm

a) Luật pháp về bảo hộ sáng chế của Hoa Kỳ dù khá hiện đại nhưng vẫn không tránh khỏi có những điểm chưa hợp lý

Hiện nay, một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu của USPTO cho đến nă 2015 chính là nâng cao chất lượng bằng sáng chế được cấp bởi cơ quan này. Khi xem xét đến các ngành công nghiệp khác nhau, có thể nhận thấy rằng pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ sáng chế chưa tính đến khả năng này. Ví dụ, đối với ngành dược phẩm, việc tạo ra một loại thuốc mới là vô cùng tốn kém và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Ước tính rằng để phát triển ra một loại thuốc thì chi phí R&D có thể lên đến 800 triệu USD và diễn ra trong hơn 14 năm. Khi thành công và áp dụng trên thị trường, số lượng bằng sáng chế bảo hộ cho loại dược phẩm mới này là rất khiêm tốn, đặc biệt khi so sánh với ngành công nghệ thông tin khi mà một ứng dụng trong một chiếc điện thoại mới có thể được bảo hộ bởi hàng trăm bằng sáng chế khác nhau. Trong khi đó, thời hạn bảo hộ đối với các đối tượng này là như nhau trong quy định của pháp luật. Điều này dẫn đến cảm giác không an tâm cho

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 55 - 57)