Bài học đối với Việt Nam từ nghiên cứu kinh nghiệm Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 66 - 67)

42 Imrproving the effectiveness of United States Patent and Trademark Office

3.2.Bài học đối với Việt Nam từ nghiên cứu kinh nghiệm Hoa Kỳ

Từ những kinh nghiệm từ Hoa Kỳ và những tồn tại trong thực thi bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao hiệu quả bảo hộ sáng chế cho mình.

Bài học thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp lớn tại Hoa Kỳ đều có một bộ phận chuyên về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các chuyên gia và các luật sư có kinh nghiệm. Điều này giúp các doanh nghiệp Hoa Kỳ có chất lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tốt hơn và có khả năng được cấp bằng cao hơn. Thực tế, việc viết đơn đăng ký bảo hộ là không hề đơn giản vì cách diễn đạt yêu cầu bảo hộ trong đơn chính là yếu tố quyết định đến việc thực thi quyền. Nếu yêu cầu bảo hộ không được diễn đạt chặt chẽ, chính xác, các đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng những kẽ hở trong ngôn ngữ diễn đạt để xâm phạm sáng chế của doanh nghiệp. Điều này có thể khiến doanh nghiệp bị tổn thất lớn hơn nhiều so với chi phí thuê luật sư và chuyên gia bởi chi phí cho việc đầu tư, nghiên cứu sáng tạo ra công nghệ là rất lớn

Thứ hai, doanh nghiệp Hoa Kỳ chủ động trong đăng ký bảo hộ sáng chế. Điều này thể hiện qua số lượng lớn bằng sáng chế được cấp cho các doanh nghiệp lớn như IBM, Samsung hay Microsoft….Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng chế độ ưu tiên dành cho người nộp đơn đầu tiên. Quốc gia duy nhất có những quy định trái ngược là Hoa Kỳ với quyền ưu tiên dành cho người sáng chế đầu tiên. Tuy nhiên, cuối năm ngoái, Quốc hội nước này đã thông qua môt đạo luật sáng chế mới, theo đó, chuyển từ “first to invent” sang “first to file”. Vì vậy, việc nộp đơn sớm để được hưởng quyền ưu tiên là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô còn nhỏ so với các doanh nghiệp lớn tại các nước phát triển khác và việc kiện tụng là vô cùng tốn kém. Đến nay, Việt Nam đã tham gia Công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp và Hiệp ước PCT, những công ước quốc tế tạo điều kiện cho các nhà phát minh đăngký bảo hộ sáng chế ở các nước thành viên với chỉ một đơn đăng ký và chi phí thấp hơn nhiều so với đăng ký tại từng quốc gia. Việc đăng ký quốc tế phần nào giảm nguy cơ sáng chế bị xâm phạm.

Thứ ba, các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ có hiểu biết sâu rộng hơn về pháp luật về bảo hộ sáng chế và chủ động trong thực thi quyền chủ sở hữu bằng sáng chế thông qua việc quan sát hoạt động thương mại của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ vậy

mà các doanh nghiệp có thể phát hiện ra việc sáng chế của mình bị xâm phạm và nhanh chóng áp dung các biện pháp kịp thời để ngăn chặn hành vi xâm phạm, trong đó phổ biến nhất là khởi kiện ra tòa án để được bồi thường thiệt hại. Đây cũng chính là lý do khiến số lượng vụ kiện tụng và tranh chấp liên quan đến bằng sáng chế tai Hoa Kỳ có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, trong đó điển hình có thể kể đến tranh chấp giữa Apple và Samsung.

Ngoài ra, góp phần vào hiệu quả cao trong bảo hộ sáng chế của doanh nghiệp phải kể đến sự hiện đại của hệ thống pháp luật và sự tiến bộ của các cơ quan thực thi. Ở Hoa Kỳ, cơ sở của pháp luật được đúc kết từ các án lệ, phát sinh từ các tình huống trong thực tế nên có tính thực tiễn cao hơn. Đặc điểm này tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có thể linh hoạt xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình thực thi quyền. Các chế tài ở Hoa Kỳ đủ mạnh, có tính răn đe và cảnh cáo.

Hệ thống các cơ quan xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp của Hoa Kỳ có vai trò cụ thể và độc lập với nhau, do đó hiệu quả cao trong quá trình thực thi quyền. Các cơ quan được đầu tư nhiều, đội ngũ cán bộ được đào tạo kĩ lưỡng tuyển chọn một cách chặt chẽ, nghiêm túc và liên tục được bồi dưỡng kiến thức về bảo hộ sáng chế nên hạn chế được việc mắc sai lầm. Các cơ quan có sự phối hợp với nhau, với các cá nhân, đoàn thể, tổ chức, hiệp hội do đó thúc đẩy được việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.

Cuối cùng Hoa Kỳ chú trọng việc đầu tư cho hoạt động R&D như một công cụ để phát triển kinh tế hữu hiệu. Việc nghiên cứu được tiến hành ở nhiều cơ quan như các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia, các bộ ngành, các doanh nghiệp….Hơn nữa ở Hoa Kỳ có những tổ chức tư vấn tài trợ ở quy mô Liên bang là Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ và Quỹ khoa học quốc gia. Hai tổ chức này tham gia tư vấn, thẩm định và được cấp kinh phí để tài trợ cho nghiên cứu và giáo dục.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 66 - 67)