Lợi ích đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

13 Laurence R.Hefter và Robert D.Litowitz, Sở hữu trí tuệ là gì? – Bản dịch Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

1.5.2. Lợi ích đối với doanh nghiệp

Ngoài việc đem lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn xã hội nói chung, xét ở cấp độ nhỏ hơn, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng rất có lợi cho doanh nghiệp, dù quy mô lớn hay nhỏ.

Thứ nhất, bảo hộ sáng chế tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hoạt động R&D là một quá trình kéo dài, tốn kém và chứa đựng nhiều rủi ro. Khác với những sáng chế được tạo ra bởi các cá nhân, các sáng chế của các doanh nghiệp thường là kết quả nghiên cứu của tập hợp một nhóm các chuyên gia có trình độ trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp hoặc từ những nguồn bên ngoài công ty như từ các viện nghiên cứu hay các trường đại học…Bản thân chi phí cho hoạt động này đã tốn kém bởi muốn có nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động R&D thì doanh nghiệp phải trả một số tiền tương đương cho những nỗ lực, công sức nghiên cứu của các chuyên gia trong khi giá trị của trí tuệ là vô giá. Thế nhưng, không phải hoạt động nghiên cứu nào cũng thành công và đem lại kết quả như doanh nghiệp mong muốn. Do tính rủi ro cao của việc nghiên cứu, một khi đã thành công và có được sáng chế, nếu doanh nghiệp không bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sáng chế, các đối thủ cạnh tranh có thể đi trước một bước và đăng ký bảo hộ cho sáng chế. Do vậy, bảo hộ sáng chế sẽ loại trừ nguy cơ các doanh nghiệp khác sử dụng bán sáng chế của mình, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tâm lý yên tâm khi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ hai, bảo hộ sáng chế có thể đem lại cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận thông qua việc khai thác sáng chế hoặc bán sáng chế cho một doanh nghiệp khác. Về bản chất, sáng chế chính là những giải pháp kĩ thuật nhằm cải thiện chức năng của sản phẩm, từ đó có thể tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm tương

đương và có thể thu được nguồn lợi nhuận cao hơn từ việc bán sản phẩm. Nếu không khai thác sáng chế, doanh nghiệp có thể bán sáng chế cho một công ty khác và thu về một số tiền từ việc bán quyền. Biện pháp này sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp và còn đem lại cho doanh nghiệp một nguồn thu nhập từ sáng chế của mình. IBM có thể coi là doanh nghiệp thành công nhất trong việc chuyển giao công nghệ này. Chỉ riêng năm 2011, IBM đã sở hữu 6.800 bằng sáng chế, và công ty này đã có đến 70.715 bằng sáng chế cấp bởi USPTO và đã liên tục dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất tại Mỹ trong 19 năm liền. Ước tính mỗi năm IBM thu được hơn 1 tỷ USD từ bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác16.

Bảo hộ sáng chế giúp doanh nghiệp có vị thế mạnh trên thị trường. Việc sở hữu bằng sáng chế độc quyền giúp doanh nghiệp ngăn chặn các tổ chức, công ty khác sử dụng giải pháp kĩ thuật của mình. Nhờ vậy mà chỉ có doanh nghiệp mới có thể sản xuất ra những sản phẩm có chức năng tiến bộ hơn, và điều này sẽ làm giảm áp lực cạnh tranh với các đối thủ. Một ví dụ điển hình là Apple. Hãng này là một trong những doanh nghiệp luôn đi đầu trong công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Mới đây nhất, Apple đã đăng ký bảo hộ cho điều khiển vô tuyến của mình. Năm 2011, doanh thu của hãng này đạt 108 tỷ USD, lợi nhuận tăng 85% so với năm trước17. Cho dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Samsung, nhưng Apple vẫn chứng tỏ vị trí số một của mình trong lĩnh vực điện thoại, máy tính. Ngay kể cả ở quê hương của Samsung, người ta vẫn thấy một số lượng lớn người dân đang sử dụng những sản phẩm, ứng dụng của Apple.

Bằng sáng chế còn có tác dụng lớn trong việc nâng cao hiệu quả đàm phán của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi đàm phán kí kết một hợp đồng li-xăng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Khi nắm trong tay sáng chế, doanh nghiệp có thể xem xét đến lợi ích của mình để đưa ra những điều khoản có lợi nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể cải thiện hình ảnh của mình. Bằng sáng chế chính là biểu 16 Lâm Thảo, (2012),IBM phá kỉ lục về bằng sáng chế tại Mỹ

<http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/khoa-hoc/khoa-h-c/ibm-pha-k- l-c-b-ng-sang-ch-t-i-m-1.330064> [truy cập ngày 29/03/2012]

17Võ Hiền, (2012), “Điểm mặt” thành công trong năm của Apple

<http://dantri.com.vn/c119/s119-529264/diem-mat-thanh-cong-trong-nam-2011-cua- apple.htm> [truy cập ngày 30/03/2012]

tượng cho sức mạnh của một doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp nào sở hữu nhiều bằng sáng chế hơn thì có thể để lại ấn tượng tốt hơn với công chúng, với người tiêu dùng. Bằng sáng chế cho thấy năng lực của doanh nghiệp, sức mạnh của doanh nghiệp về công nghệ trong mắt khách hàng, nhà đàu tư, các đối tác kinh doanh và các cổ đông. Điều này sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, huy động vốn, tìm kiếm nguồn đầu tư và đối tác kinh doanh mới.

Tóm lại, sáng tạo và khoa học công nghệ có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Từ thời xa xưa, những bước tiến lớn về khoa học đã đưa loài người thoát khỏi những hình thái xã hội lạc hậu. Trong một thập kỉ trở lại đây, khả năng dẫn dắt của công nghệ, cụ thể là sáng chế, đã trở thành một yếu tố quyết định đến sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Số lượng bằng sáng chế chính là một minh chứng cho trình độ phát triển về khoa học và sức sáng tạo của quốc gia đó. Bảo hộ sáng chế đã trở thành mối quan tâm của càng xã hội khi sáng chế chứng minh được vai trò quan trọng của mình.

Đúng như Abraham Lincohn đã từng nói: “Hệ thống bằng độc quyền sáng chế đổ thêm dầu lợi ích vào ngọn lửa thiên tài”. Câu nói trên đã phần nào khẳng định tầm quan trọng của bảo hộ sáng chế đối với xã hội hiện đại. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức và công nghệ là những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thì bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng càng trở nên có ý nghĩa.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w