Thủ tục đăngký và cấp bằng sáng chế

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

13 Laurence R.Hefter và Robert D.Litowitz, Sở hữu trí tuệ là gì? – Bản dịch Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

2.2.1. Thủ tục đăngký và cấp bằng sáng chế

Theo luật pháp Hoa Kỳ, “ bất kỳ người nào phát minh hoặc tìm ra quy trình, thiết bị, sản phẩm hay các hợp chất mới và có ích hoặc bất kì cải tiến nào đối với quy trình, thiết bị, sản phẩm hợp chất đó”22 đều có thể được cấp bằng sáng chế. Chỉ có người tạo ra sáng chế mới được quyền đăng ký bảo hộ. Nếu người đăng ký không phải nhà sáng chế, bằng sáng chế sẽ không có hiệu lực và người giả mạo người sáng chế sẽ phải nhận hình phạt hình sự. Trong trường hợp người sáng chế đã qua đời đơn đăng ký có thể được nộp bởi đại diện vê pháp luật, người quản lý hoặc nắm giữ tài sản đó. Nếu sáng chế được tạo ra bởi sự hợp tác giữa hai hay một nhóm người, họ có thể đăng ký bảo hộ với danh nghĩa đồng sáng chế với điều kiện tất cả 22 U.S.C 35 101

thành viên đều đồng ý đăng ký bảo hộ. Điều cần lưu ý ở đây là người hỗ trợ về mặt tài chính cho quá trình tạo ra sáng chế sẽ không được coi là nhà đồng sáng chế và không thể đồng đăng ký bảo hộ cho sáng chế đó. Chỉ những người thực sự tham gia vào quá trình tạo ra sáng chế hoặc đưa ra giải pháp kĩ thuật mới và hữu ích mới có thể đồng đăng ký bảo hộ sáng chế.

Tại Hoa Kỳ, trách nhiệm xem xét, thẩm định đơn xin cấp bằng độc quyền và việc cấp văn bằng này thuộc về Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Tiền thân của tổ chức này với tên gọi Văn phòng Sáng chế được thành lập vào năm 1836 sau một số sửa đổi trong hệ thống luật pháp về bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ và thuộc Bộ Ngoại giao của nước này cho đến năm 1849 khi được chuyển sang Bộ Nội vụ. Năm 1925 cho đến nay, quyền quản lý cơ quan này thuộc về Bộ Thương mại Hoa Kỳ và tên gọi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ ngày nay được sử dụng bắt đầu từ năm 2000. USPTO là cơ quan có thẩm quyền thiết lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế bao gồm các hoạt động tiếp nhận và thẩm định đơn đăng ký bảo hộ, cấp và công bố bằng sáng chế độc quyền đồng thời lưu giữ các tài liệu liên quan để tạo điều kiện cho công chúng có thể kiểm tra, tìm hiểu về các sáng chế đã được cấp bằng. Hiện nay, cơ quan này có hơn 6500 nhân viên và tiếp nhận hơn 450,000 đơn đăng ký bảo hộ mỗi năm. 23

2.2.1.1. Quy trình nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế a) Nộp đơn theo hình thức thông thường

Khi đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, người nộp đơn cần trình lên USPTO các tài liệu sau:

• Bản mô tả sáng chế: là văn bản mô tả sáng chế với đầy đủ các đặc trưng để phân biệt sáng chế và là cơ sở để thẩm định xem sáng chế có đủ điều kiện được bảo hộ độc quyền hay không. Bản mô tả phải bộc lộ sáng chế, cụ thể là phải trình

bày các thành phần cấu tạo của sáng chế nếu đối tượng của đơn là sản phẩm hoặc máy móc, là cách thức áp dụng nếu đối tượng là một quy trình.

Một chi tiết quan trọng của mô tả sáng chế là yêu cầu bảo hộ. Để bảo hộ tốt nhất cho sáng chế của mình, người nộp đơn cần phải đưa ra những khía cạnh mà anh ta cho là mới, có tính sáng tạo và cần được bảo hộ. Đây là một phần quan trọng đối với đơn đăng ký bảo hộ vì nó sẽ quyết định mức độ bảo hộ đối của bằng độc quyền và cách xác định các hành vi xâm phạm sáng chế của tòa án. Các yêu cầu này phải phù hợp với sáng chế trong đơn, các thuật ngữ và điều kiện phải tương ứng với những gì đã đề cập trước đó trong đơn để tránh gây nhầm lẫn hay khó khăn khi đọc. Bản mô tả sáng chế cần miêu tả cụ thể quá trình tạo ra và sử dụng sáng chế đến mức một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng có thể tạo ra và sử dụng sáng chế đó. Hoa Kỳ yêu cầu người nộp đơn phải chỉ ra các đặc điểm đặc trưng để phân biệt sáng chế của mình với những kĩ thuật đã biết trước đó. Nói cách khác, bản chất của máy móc, thiết bị, sản phẩm hay hợp chất phải được đề cập trong đơn. Ngoài ra, người nộp đơn còn phải đưa ra cách sử dụng tốt nhất sáng chế. Hầu như các nước khác không quy định như vậy dẫn đến việc các nhà phát minh có thể giấu cách tốt nhất để tạo ra hoặc sử dụng sản phẩm hoặc quy trình được cấp bằng. Việc làm này căn bản trái với mục đích của một hệ thống bảo hộ sáng chế vì nó ngăn cản việc công bố các cải tiến về công nghệ.

Hầu hết các trường hợp không yêu cầu vật mẫu đi kèm với đơn bởi sáng chế đã được mô tả cụ thể qua bản mô tả và bản vẽ kĩ thuật, tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, như hợp chất hóa học, USPTO có thể yêu cầu sự trình diện của mẫu vật hoặc các nguyên liệu tạo ra chúng, với mục đích thẩm định hoặc thí nghiệm.

• Bản vẽ kĩ thuật

Trong một số trường hợp, luật pháp Hoa Kỳ yêu cần đơn đăng ký phải có kèm bản vẽ kĩ thuật để tạo điều kiện cho việc hiểu rõ về sáng chế. Bản vẽ phải mô tả mọi chi tiết của sáng chế đã được nhắc đến trong yêu cầu bảo hộ và phải được vẽ theo đúng quy định của USPTO về kích thước bản vẽ, loại giấy sử dụng cũng như cách trình bày về hình thức như căn lề… Mục đích của việc đưa ra các tiêu chuẩn này là để phát hành bản vẽ và văn bằng với hình thức đồng bộ, tạo điều kiện cho người sử

dụng dễ dàng hiểu được bản chất và cách sử dụng sáng chế. Bản vẽ phải được in bằng mực đen, ngoại trừ một số ngoại lệ có thể sử dụng mực màu, tuy nhiên, ngoại lệ này không áp dụng với đơn xin bảo hộ quốc tế theo quy định của PCT. Số trang phải được đánh bằng bắt đầu từ 1, được đặt ở giữa trang hoặc bên, với kích cỡ lớn hơn các con số dùng để ghi chú để tránh gây nhầm lẫn.

• Lời tuyên thệ

Đây là một yêu cầu thiết yếu đối với mỗi đơn đăng ký bảo hộ. Về mặt ý nghĩa, nó là sự chứng minh về nhân thân của nhà sáng chế rằng mình chính là người đã tạo ra sáng chế đó. Văn bản này yêu cần phải có chữ ký của chính nhà phát minh hoặc người đại diện hợp pháp, tên họ đầy đủ và quốc tịch của nhà sáng chế.

• Phí đăng ký, tìm kiếm và thẩm định

Đối với mỗi giai đoạn trong quy trình cấp bằng sáng chế, người nộp đơn phải nộp các loại phí theo một lộ trình nhất định, từ khi đăng ký, thẩm định sáng chế cho đến khi cấp bằng, gia hạn bằng hay cấp lại bằng. Mức phí rất đa dạng đối với mỗi giai đoạn, mỗi hình thức bảo hộ… và có thể được USPTO điều chỉnh vào tháng 10 hàng năm. Cụ thể, đối với bằng sáng chế giải pháp, người nộp đơn phải nộp một khoản phí đăng ký là 600 USD, 250USD cho việc thẩm định, và 620USD cho tra cứu sáng chế.24

Từ ngày 6 tháng 8 năm 1995, USPTO đưa vào áp dụng hình thức cấp bằng sáng chế tạm thời nhằm giảm chi phí bảo hộ và tạo sự bình đẳng giữa công dân Hoa Kỳ và các ứng viên nước ngoài. Khi đăng ký bảo hộ theo hình thức này, các thủ tục yêu cầu đối với người nộp đơn và chi phí bảo hộ ít hơn so với hình thức bảo hộ thông thường. Yêu cầu bảo hộ và lời tuyên thệ có thể không cần thiết trong bảo hộ tạm thời và người sáng chế có thể nhận được bằng sáng chế hữu ích và bằng sáng chế với giống cây trồng theo hình thức này.

Ngày nộp đơn được tính từ này USPTO nhận được văn bản mô tả sáng chế và các hình vẽ (nếu cần) từ nhà phát minh và họ không cần phải đưa ra yêu cầu bảo hộ hay lời tuyên thệ trong đơn đăng ký với điều kiện phải làm rõ trong đơn rằng đó là đơn xin cấp bằng tạm thời và nộp một khoản phí. Thời hạn bảo hộ của bằng sáng

chế tạm thời là 12 tháng, và trong khoảng thời gian này, người sáng chế có thể đăng ký bảo hộ sáng chế lâu dài để nhận được mức bảo hộ cao hơn.

Đối với một quyết định của USPTO, người nộp đơn phải phúc đáp trong vòng một giới hạn thời gian, dài nhất là 6 tháng25 , tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể bị rút ngắn bởi giám đốc USPTO đến không ít hơn 30 ngày. Thông thường, người nộp đơn có 3 tháng và có quyền được gia hạn nếu nộp một khoản phí với độ cao thấp căn cứ vào thời gian xin gia hạn. Nếu hết thời hạn trả lời mà người nộp đơn không có phúc đáp nào thì đơn đăng ký bảo hộ đó xem như bị hủy bỏ.Trong trường hợp việc tiếp tục tiến hành thủ tục này bị gián đoạn do trường hợp bất khả kháng hoặc sự vô tình của người nộp đơn thì anh ta có thể nộp đơn yêu cầu Giám đốc Văn phòng xem xét phục hồi đơn và lập tức nộp phí phục hồi.

b) Nộp đơn trực tuyến

Đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ có thể được nộp trực tuyến qua hệ thống EFS-Web và Hoa Kỳ khuyến khích các ứng viên nộp đơn theo hình thức này bằng cách yêu cầu mỗi đơn đăng ký nộp bằng thư hay nộp trực tiếp tại USPTO sẽ phải nộp thêm một khoản phụ phí là 400USD bắt đầu từ tháng 11 năm 201126. Đây là một biện pháp hữu ích để Hoa Kỳ khuyến khích việc đăng ký bảo hộ điện tử bởi nó không chỉ tiết kiệm cho nhà sáng chế một khoản phí mà còn tiết kiệm thời gian vì không phải trực tiếp đến USPTO để nộp đơn. Bản mô tả sáng chế có thể được soạn thảo bằng các chương trình phần mềm quen thuộc như Microsoft Word hay Corel WordPerfect và được chuyển đổi tự động sang dạng tài liệu PDF và được đính kèm vào đơn đăng ký. Các tài liệu viết tay khác như đơn chứng nhận hay bản vẽ kĩ thuật có thể được scan sang định dạng PDF phù hợp với hệ thống thông tin của USPTO. Điều này giúp người nộp đơn tránh việc phải sửa chữa đơn và phải nộp thêm phụ phí cho dịch vụ này. Hơn nữa, đơn đăng ký có thể được nộp vào bất kì thời điểm nào bởi hệ thống này hoạt động suốt 24 ngày trong cả bảy ngày trong tuần. Năm 2011, có hơn 90% đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được nộp trực tuyến

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w