BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 31)

13 Laurence R.Hefter và Robert D.Litowitz, Sở hữu trí tuệ là gì? – Bản dịch Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ

HOA KỲ

HOA KỲ công nghiệp, trong đó điều ước quốc Hoa Kỳ tham gia sớm nhất là Công ước Paris 1883.

2.1.1.1. Công ước Paris 1883 về quyền sở hữu công nghiệp

Hoa Kỳ đã trở thành thành viên của Công ước Paris năm 1887, chỉ sau bốn năm khi công ước được kí kết. Sự xuất hiện của Công ước Paris đã khiến việc bảo hộ quốc tế cho sáng chế trở nên dễ dàng và thống nhất hơn. Các công dân, bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, của các quốc gia khác sẽ được nhận được sự bảo hộ giống như công dân Hoa Kỳ. Chế độ đối xử quốc gia còn được áp dụng cho công dân của những nước không phải là thành viên của công ước nhưng cư trú tại Hoa Kỳ hoặc có cơ sở kinh doanh tại nước này. Người nộp đơn còn được hưởng quyền ưu tiên, nghĩa là sau khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế tại một quốc gia, người nộp đơn được hưởng quyền ưu tiên trong một khoảng thời gian nhất định để đăng ký bảo hộ tại các quốc gia thành viên khác của công ước.

Bằng độc quyền sáng chế được cấp ở quốc gia thành viên của Công ước cho công dân nước đó hoặc người cư trú phải được coi là động lập với bằng độc quyền được cấp cho cùng một sáng chế ở các quốc gia khác, kể cả các nước không phải là thành viên của Công ước. Nguyên tắc về “tính độc lập” này được quy định ở Điều 4bis. Một sáng chế không được cấp tại Hoa Kỳ vì không đáp ứng những nhu cầu của luật pháp Hoa Kỳ sẽ vẫn có thể đăng ký bảo hộ tại các quốc gia khác, dù cho quốc gia đó có phải là thành viên của Công ước hay không và ngược lại.

Công ước Paris cũng đưa ra những quy định về nhập khẩu, không khai thác và li xăng cưỡng bức đối với sáng chế. Điều 5A, khoản 2 có quy định rằng: “Mỗi nước thành viên của Liên minh có quyền đưa ra những biện pháp pháp lý quy định việc cấp li-xăng cưỡng bức nhằm ngăn chặn việc lạm dụng có thể nảy sinh từ việc thực hiện độc quyền được xác lập bởi patent, ví dụ như không sử dụng sáng chế”.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w