1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)

121 469 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (LV thạc sĩ)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ MYANMAR VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

LÊ QUỲNH HOA

Hà Nội, năm 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Mã số: 60310106

Họ và tên học viên: Lê Quỳnh Hoa Người hướng dẫn: PGS TS Vũ Hoàng Nam

Hà Nội, năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Sinh viên

Lê Quỳnh Hoa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Vũ Hoàng Nam, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này Thầy cũng chính là tấm gương đầy nhiệt huyết, say mê nghiên cứu khoa học giúp tôi tiếp cận, trau dồi kiến thức mới từ đó có thể định hướng, giải quyết các vấn đề trong quá trình nghiên cứu

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Sau Đại Học, Trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giảng dạy, dìu dắt tôi trong thời gian học tập tại trường

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các đồng nghiệp ở Myanmar Mọi người đã giúp tôi có được những tài liệu quý báu để có thể hoàn thành được bài luận văn này Tôi xin chân thành cảm

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ 6

1.1 Khái quát về du lịch: 6

1.1.1 Khái niệm về du lịch: 6

1.1.2 Khái niệm về du khách: 6

1.1.3 Sản phẩm du lịch và đặc điểm của sản phẩm du lịch: 7

1.1.4 Các loại hình du lịch: 9

1.2 Khái quát du lịch quốc tế: 11

1.2.1 Khái niệm du lịch quốc tế: 11

1.2.2 Các lĩnh vực kinh doanh du lịch quốc tế: 12

1.2.2.1 Dịch vụ vận chuyển: 12

1.2.2.2 Dịch vụ lưu trú: 13

1.2.2.3 Dịch vụ kinh doanh lữ hành và các hoạt động trung gian: 14

1.2.2.4 Các dịch vụ khác: 15

1.3 Khái quát về phát triển du lịch quốc tế trên thế giới: 15

1.4 Điều kiện phát triển du lịch quốc tế: 18

1.4.1 Tài nguyên du lịch: 18

1.4.2 Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế: 19

1.4.3 Kinh tế - xã hội: 20

1.4.4 Cơ sở hạ tầng: 21

1.4.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKTDL): 22

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch quốc tế: 22

1.5.1 Các chỉ tiêu về lượng: 22

1.5.2 Các chỉ tiêu về chất: 24

Trang 6

1.6 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế: 25

1.6.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế - chính trị: 25

1.6.2 Ý nghĩa về mặt văn hóa – xã hội: 30

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA MYANMAR 34

2.1 Điều kiện phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar: 34

2.1.1 Tài nguyên du lịch 34

2.1.1.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên: 34

2.1.1.2 Tiềm năng du lịch nhân văn: 36

2.1.2 Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế: 38

2.1.3 Kinh tế - xã hội: 44

2.1.4 Cơ sở hạ tầng: 47

2.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật: 48

2.2 Thực trạng quá trình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar: 48

2.2.1 Các chỉ tiêu về lượng: 50

2.2.1.1 Lượng khách quốc tế: 50

2.2.1.2 Doanh thu từ du lịch quốc tế: 52

2.2.1.3 Sự đóng góp của du lịch vào tỷ trọng GDP: 53

2.2.1.4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch quốc tế: 55

2.2.1.5 Cơ sở lưu trú: 56

2.2.1.6 Các dịch vụ du lịch: 57

2.2.2 Các chỉ tiêu về chất: 61

2.2.2.1 Sự hài lòng của khách hàng: 61

2.2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực: 62

2.2.2.3 Phát triển bền vững: 63

2.3 Đánh giá sự phát triển của du lịch quốc tế Myanmar: 64

2.3.1 Những kết quả đạt được: 64

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại: 67

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ CHO VIỆT NAM 71

3.1 Tình hình phát triển chung của du lịch quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây: 71

Trang 7

3.1.1 Thực trạng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam trong những

năm gần đây: 71

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam: 77

3.1.3 Mục tiêu: 79

3.1.4 Cơ hội và thách thức: 81

3.1.4.1 Cơ hội: 81

3.1.4.2 Thách thức: 82

3.2 So sánh các yếu tố tác động đến phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam trong mối tương quan với Myanmar: 83

3.2.1 Tài nguyên du lịch: 84

3.2.2 Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế: 84

3.2.3 Kinh tế - xã hội: 85

3.2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: 86

3.2.5 Về định hướng phát triển du lịch quốc tế: 87

3.3 Một số giải pháp phát triển du lịch quốc tế cho Việt Nam: 88

3.3.1 Giải pháp về tài nguyên du lịch: 88

3.3.2 Giải pháp về chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế: 89

3.3.3 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tẩng, cơ sở vật chất kỹ thuật: 90

3.3.4 Giải pháp khác: 91

3.3.4.1 Giải pháp về phát triển thị trường, quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu: 91

3.3.4.2 Giải pháp về đầu tư: 93

3.3.4.3 Giải pháp về hợp tác quốc tế: 93

3.3.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực: 94

3.3.4.5 Giải pháp về nhận thức du lịch: 95

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 106

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Đóng góp trực tiếp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014 25

Bảng 2.1: Bảng số liệu nền kinh tế Myanmar giai đoạn 2012 – 2015 46

Bảng 2.2: Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017, 2018 của các nước Đông Nam Á 46

Bảng 2.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến Myanmar qua các sân bay và biên giới giai đoạn 2011 – 2015 51

Bảng 2.4: Lượng khách du lịch quốc tế đến Myamar qua các cửa khẩu giai đoạn 2011 – 2015 51

Bảng 2.5: Thu nhập từ du lịch của Myanmar giai đoạn 2011 – 2015 53

Bảng 2.6: Đầu tư nước ngoài vào khách sạn và thương mại Myanmar năm 2015 55

Bảng 2.7: Đầu tư nước ngoài và khách sạn và thương mại Myanmar năm 2015 theo nước 56

Bảng 2.8: Số lượng khách sạn và nhà nghỉ theo vùng ở Myanmar năm 2015 57

Bảng 2.9: Số lượng các công ty du lịch ở Myanmar giai đoạn 2011 – 2015 58

Bảng 2.10: Số lượng hướng dẫn viên du lịch được cấp phép giai đoạn 2011 – 2015 58

Bảng 2.11: Số lượng các phương tiện được cấp phép chuyên chở khách du lịch tại Myanmar giai đoạn 2011 – 2015 60

Bảng 2.12: Dự báo số việc làm trực tiếp trong ngành du lịch tại Myanmar giai đoạn 2012 – 2020 62

Bảng 3.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2016 71

Bảng 3.2: Tổng thu từ khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016 72

Bảng 3.3: Số lượng khách sạn theo thứ hạng ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 76

Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến Myanmar giai đoạn 2011 – 2015 50

Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ du lịch quốc tế của Myanmar giai đoạn 2010 – 2014 52

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2007 – 2015 16Hình 1.2: Tổng đóng góp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014 26Hình 1.3: Sự ảnh hưởng của một số ngành nghề đến việc làm trên toàn thế giới năm 2014 31Hình 1.4: Số việc làm trực tiếp được tạo ra bởi một số ngành nghề theo khu vực năm 2014 32Hình 2.1: Đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar qua các năm 54Hình 2.2: Đóng góp toàn bộ của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar qua các năm 54Hình 3.1: Tổng đóng góp của du lịch vào GDP của Việt Nam năm 2015 73Hình 3.2: Tổng đóng góp của du lịch vào việc làm ở Việt Nam năm 2015 74

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

WTTC World Travel and Tourism

MOHT Ministry of Hotel and Tourism Bộ Du lịch và Khách sạn

UNWTO World Tourism Organization Tổ chức du lịch Thế Giới

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Trang 11

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Du lịch nói chung hay du lịch quốc tế nói riêng hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, không chỉ các nước phát triển mà còn là các nước đang và kém phát triển Nó như một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế Mặc cho khủng hoảng tài chính toàn cầu, du lịch quốc tế vẫn tiếp tục tăng Trên thực tế, du lịch quốc tế đã được phát triển khá lâu ở các nước phát triển như các nước Châu Âu, tuy nhiên ở nhiều nước châu Á và đặc biệt là các nước Đông Nam Á, du lịch quốc tế mới chỉ được chú trọng phát triển trong gần hai thập kỉ trở lại đây Mặc dù Myanmar là một đất nước kém phát triển, còn chưa có tên tuổi trên thị trường quốc tế và còn nhiều mặt hạn chế nhưng bài luận văn chọn Myanmar là trọng tâm để nghiên cứu và đưa ra các bài học, giải pháp cho Việt Nam Đã có rất nhiều bài luận văn so sánh về du lịch quốc tế giữa Việt Nam và Thái Lan hay giữa Việt Nam và Sin-ga-po Không thể phủ nhận rằng ngành du lịch quốc tế ở hai nước này đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh, rất đáng để Việt Nam chúng ta học hỏi Tuy nhiên, các đề tài này đều đã được nghiên cứu một cách sâu rộng nên không còn mang tính mới mẻ Lựa chọn Myanmar, một đất nước chỉ vừa mới mở cửa và phát triển cách đây vài năm là một thách thức nhưng đã mang lại những điểm mới

mẻ mà chưa có đề tài nào đề cập đến

Bài luận văn cũng đưa ra những lý do mà tại sao một đất nước như Myanmar lại cần chú trọng vào phát triển du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm mũi nhọn để phát triển kinh tế, phân tích những mặt tích cực tiêu cực mà du lịch quốc tế mang đến cho Myanmar (chương 1) Du lịch quốc tế phát triển nhanh và rộng nhưng cũng cần phải đặc biệt chú ý đến chiều sâu Bản chất của du lịch là tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và nguồn nhân lực để phát triển, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả những yếu tố này, do đó cần phải phát triển một cách bền vững và lâu dài cho các thế hệ sau Điều này là vô cùng quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển, khi mà mục tiêu kinh tế đang được đặt cao hơn tất cả các mục tiêu khác, nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực và những hệ lụy và nhiều thế

hệ sau chúng ta phải gánh chịu

Trang 12

Từ việc đưa ra tầm quan trọng của phát triển du lịch quốc tế ở chương 1, bài luận văn đã nêu ra những yếu tố tác động đến phát triển du lịch quốc tế và thực trạng quá trình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar đặt trong bối cảnh kinh tế chính trị của nước này để từ đó đánh giá tác động hai mặt của du lịch quốc tế trong chương 2

Đặt Myanmar trong sự so sánh với Việt Nam, một đất nước đã mở cửa gần 30 năm nay thì có vẻ không cân bằng, tuy nhiên mỗi nước có những điểm mạnh điểm yếu riêng, Myanmar trong quá trình mở cửa và phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch quốc tế đã có những thành công nhất định mà từ đó Việt Nam chúng ta nên học hỏi nước bạn một cách phù hợp Đối với những điểm yếu, những hạn chế của Myanmar, Việt Nam nên nhìn nhận đó như một kinh nghiệm để hạn chế những mặt trái của du lịch quốc tế (chương 3)

Bài luận văn hi vọng đã đưa ra những cái nhìn mới hơn về đất nước Myanmar,

về du lịch Myanmar và đề xuất một số giải pháp khả thi cho ngành du lịch Việt Nam dựa trên những bài học rút ra từ nước bạn

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Du lịch luôn được coi là sứ giả hòa bình, là cầu nối hợp tác và hữu nghị giữa các quốc gia trên toàn thế giới Trong thời đại hiện nay, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu với tốc độ phát triển cao Do đó ngành này đã được rất nhiều quốc gia chú trọng phát triển vì những lợi ích to lớn về mặt kinh tế

xã hội mà nó mang lại Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng ngày càng phát triển, trở thành một ngành dịch vụ quan trọng

và có những đóng góp không nhỏ vào GDP của mỗi đất nước

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), ngành du lịch toàn thế giới tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập từ du lịch tăng 3,8% vào năm 2011, khi mà bối cảnh kinh tế thế giới đang tăng trưởng một cách chậm chạp Năm 2012, du lịch thế giới tiếp tục tăng lên gần 1 tỷ lượt khách và dự báo đến năm

2030, du lịch quốc tế sẽ tăng lên con số 1,8 tỷ lượt Dự kiến trong 10 năm tới ngành

du lịch sẽ tăng trưởng trung bình 4% một năm và đóng góp 10% vào GDP của toàn thế giới

Bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, ngành du lịch cũng đóng góp không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm trên toàn thế giới Năm 2015, theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra hơn 107 triệu việc làm, chiếm 3,6% tổng số việc làm trên toàn thế giới Đây là một con số không hề nhỏ bởi lẽ số việc làm ngành này tạo ra đã nhiều hơn cả ngành chế tạo ô

tô và ngành ngân hàng (Chương 1, phần tác động của du lịch quốc tế đến xã hội) Như vậy, du lịch quốc tế có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Do đó trong những năm gần đây, rất nhiều quốc gia đã có định hướng phát triển du lịch quốc tế là ngành mũi nhọn để thúc đẩy các ngành khác phát triển

Không nằm ngoài trong xu thế đó, Myanmar ngay từ khi bắt đầu công cuộc cải

tổ và mở cửa nền kinh tế đã xác định mục tiêu phát triển du lịch quốc tế là ưu tiên hàng đầu Nền chính trị của Myanmar từ năm 2011 đã có nhiều sự thay đổi và dần

ổn định, thêm vào đó năm 2014 Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận lên Myanmar Từ đây

Trang 14

Myanmar có nhiều điều kiện tốt để phát triển về mọi mặt Theo Hội đồng Du lịch và

Lữ hành Thế giớ, năm 2015, chỉ sau 5 năm cải cách, Myanmar đã đón hơn 4 triệu lượt khách quốc tế Năm 2016, đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP của Myanmar là 2.577,6 tỷ Kyat, tương đương với 3% đóng góp vào GDP

Cũng giống như Myanmar, du lịch quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam Mặc dù là một nước phát triển hơn Myanmar nhưng để so sánh về tốc độ trong 5 năm gần đây, khi mà Myanmar đã tự do hóa nhiều vấn đề thì Myanmar có tốc độ phát triển nhanh hơn Việt Nam Tuy còn nhiều mặt hạn chế, Myanmar vẫn có nhiều thành công và đạt được những thành tựu nhất định mà Việt Nam nên học hỏi

Nhận thức được tầm quan trọng, tính thời sự mới mẻ của vấn đề này cũng như hiệu quả của việc học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Myanmar đối với Việt Nam, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển du lịch quốc tế Myanmar và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

2 Tình hình nghiên cứu:

Ngày nay du lịch quốc tế đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới và có xu hướng phát triển nhanh không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang và kém phát triển Do đó, chủ đề về du lịch quốc tế hay phát triển du lịch quốc tế đã nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu

- Năm 2002, Ông Philip Peter – Phó hiệu trưởng Học viện Lexington đã có bài nghiên cứu về Du lịch Quốc tế - Động cơ mới cho nền kinh tế Cuba (International Tourism – New engine of the Cuban Economy) Bài viết đề cập đến bối cảnh Cuba lúc bấy giờ, sự phát triển vượt bậc của du lịch Cuba và các chiến lược phát triển du lịch tại thời điểm đó

- Năm 2010, nghiên cứu về du lịch quốc tế tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo (International Tourism in OIC Countries) đã được xuất bản.Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra cái nhìn khái quát về du lịch quốc tế trên toàn thế giới, sau đó đi sâu vào du lịch quốc tế tại các nước thuộc Tổ chức Hợp

Trang 15

tác Hồi Giáo và đưa ra những ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 đến du lịch quốc tế

- Bên cạnh đó, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã xuất bản những tài liệu về Những điểm nổi bật của Du lịch (Tourism Highlights) qua từng năm, Những xu hướng phát triển du lịch ở Châu Á (Asia Tourism Trend) Hội đồng Du lịch Thế giới cũng đưa ra các con số để phân tích sự ảnh hưởng của Du lịch tới nền kinh tế các nước Đông Nam Á qua từng năm (Travel & Tourism Economic Impact – South East Asia)

- Năm 2013, tác giả Linnea Hormander lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch tại Myanmar” (Tourism Developopment in Burma) để làm khóa luận tốt nghiệp Trong bài luận văn, tác giả đã đưa ra các khung lý thuyết (định nghĩa về du lịch,

xu hướng du lịch, các ảnh hưởng của du lịch), tình hình của Myanmar và phân tích sự phát triển du lịch của Myanmar vào thời điểm đó

- Ở Việt Nam, có rất nhiều bài viết của các tác giả về đề tài Phát triển du lịch quốc

tế tại Thái Lan hoặc Singapo để từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, trong đó điển hình là bài “Kinh nghiệm phát triển Du lịch Quốc tế của Thái Lan

và những gợi ý cho Việt Nam” của tác giả Thạc Sỹ Nguyễn Minh Ngọc, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Tuy rằng đề tài về phát triển du lịch quốc tế không còn mới mẻ nhưng theo tìm hiểu của tác giả, đề tài này không trùng lặp với các nghiên cứu đã được công bố trước đó

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một số giải pháp từ kinh nghiệm phát triển du lịch

quốc tế của Myanmar để phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar và Việt Nam

Trang 16

- Phạm vi nghiên cứu:

Việt Nam chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu nhất định như lượng khách du lịch quốc tế, doanh thu từ du lịch, đóng góp GDP nên tác giả giới hạn trong các chỉ tiêu đó để phân tích sự phát triển du lịch quốc tế của Myanmar và Việt Nam

Nam Mặc dù có hai cách hiểu về du lịch quốc tế: khách quốc tế đến nước mình và khách nước mình đi ra quốc tế nhưng bài luận văn sẽ tập trung nghiên cứu khách quốc tế đến Myanmar và Việt Nam

khởi sắc và một số số liệu có sẵn chỉ đến năm 2015 nên phạm vi nghiên cứu của đề tài trong khoảng thời gian 2011 – 2015

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Nguồn thông tin: Sách báo, tài liệu tham khảo, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài, tài liệu hội thảo và các báo cáo chuyên ngành của các tổ chức quốc tế

- Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

quốc tế, doanh thu, tỉ lệ đóng góp vào GDP, số cơ sở lưu trú, tác giả đưa ra các phân tích về tình hình phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar và Việt Nam

dùng hai phương pháp này để so sánh Myanmar với Việt Nam để từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của Myanmar mà Việt Nam có thể học tập, rút kinh nghiệm khi phát triển tại nước mình

cảnh Myanmar, thực trạng phát triển du lịch quốc tế của Myanmar và Việt Nam, tác giả đã tổng hợp và khái quát hóa thành các ý lớn để từ đó thấy được những kết quả, hạn chế hoặc những cơ hội, thách thức của Myanmar và Việt Nam

Trang 17

6 Những đóng góp của luận văn:

Bài luận văn về cơ bản đã đưa ra quá trình phát triển du lịch quốc tế của

Myanmar trong giai đoạn sau mở cửa và phân tích những thành tựu trong việc thay

đổi chính sách, từ đó dẫn đến sự phát triển vượt bậc của kinh tế nói chung và du lịch

quốc tế nói riêng Đề tài về du lịch Myanmar là một đề tài còn khá mới mẻ, gần như

chưa có ai lựa chọn do đất nước này vừa mới phát triển và một phần là các nguồn

tài liệu chưa được đa dạng như Thái Lan và Singapo – hai nước đã được nhắc đến

khá nhiều trong các đề tài làm về du lịch Vì vậy, qua bài luận văn, người đọc sẽ có

cái nhìn khác về đất nước Myanmar, một vùng đất mới phát triển về du lịch quốc tế

Hơn thế, mặc dù còn đi sau nhiều nước nhưng Myanmar có tốc độ phát nhanh

chóng, trong tương lai có thể vượt nhiều nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam

Á (ASEAN), do đó sẽ có những bài học mà các nước khác có thể học hỏi được, kể

cả những hạn chế mà Myanmar vẫn chưa khắc phục được cũng chính là kinh

nghiệm để các nước lường trước và hạn chế vấp phải Từ những kinh nghiệm rút ra

từ sự phát triển du lịch quốc tế tại Myanmar, những bài học cũng như giải pháp bài

luận văn đưa ra hi vọng sẽ đóng góp được phần nào vào việc phát triển du lịch quốc

tế tại Việt Nam

7 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn gồm những nội dung chính sau:

Chương 1: Khái quát về du lịch quốc tế

Chương 2: Quá trình phát triển quốc tế của Myanmar

Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ Myanmar và giải pháp cho Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ

1.1 Khái quát về du lịch:

1.1.1 Khái niệm về du lịch:

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của

cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày” Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động

có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” (Ngô Thị Diệu An, 2014, tr.5)

1.1.2 Khái niệm về du khách:

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”

Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi

du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” (Ngô Thị Diệu An 2014, tr.6)

Khách du lịch được phân thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

- Khách du lịch quốc tế:

Tổ chức du lịch thế giới đưa ra khái niệm khách du lịch quốc tế dựa trên 3 tiêu thức (mục đích, thời gian, không gian): “Khách du lịch quốc tế là những người lưu trú ít nhất là một đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến”

Chương V, Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam đã khái niệm khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” (Ngô Thị Diệu An 2014, tr.9)

Khách du lịch quốc tế lại được phân làm hai loại: Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist) và Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist)

Trang 19

Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): Là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du lịch Loại khách này sử dụng ngoại tệ để mua hàng hóa, dịch vụ Ví dụ: người Pháp và việt kiều Pháp vào Việt Nam du lịch

Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): Là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch

Ví dụ: người Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch đến nước khác (Mỹ, Thái Lan ) (Ngô Thị Diệu An 2014, tr.10)

- Khách du lịch nội địa:

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến” Theo chương V, Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam” (Ngô Thị Diệu An 2014, tr.11)

Bài luận văn làm về du lịch quốc tế nên khách du lịch trong bài sẽ được hiểu

là khách du lịch quốc tế, mà khách quốc tế ở đây giới hạn là khách du lịch quốc tế đến do việc lấy số liệu còn gặp nhiều khó khăn nếu tính cả khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

1.1.3 Sản phẩm du lịch và đặc điểm của sản phẩm du lịch:

Theo Chương I, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” Sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữu hình (hàng hóa vật chất) và các yếu

tố vô hình (dịch vụ, sự tiện nghi) để cung cấp cho khách du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan trọng: Tài nguyên du lịch; các dịch vụ và hàng hoá du lịch

Để có thể thu hút khách đến với một địa phương, một vùng hay một đất nước nào đó thì doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt Và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch muốn có được sản phẩm du lịch độc đáo, khác

Trang 20

biệt thì phải dựa trên cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất đó là điểm đến có tài nguyên

du lịch hay không Dựa trên tài nguyên du lịch đặc trưng của từng nơi, các doanh nghiệp sẽ triển khai các dịch vụ và hàng hóa cụ thể, phù hợp để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách du lịch (Ngô Thị Diệu An 2014, tr 12)

Sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hóa và dịch vụ kết hợp nhau Nó được tạo nên từ 4 bộ phận cơ bản sau: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ giải trí, dịch vụ mua sắm Bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách, sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản phẩm tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng

Sản phẩm du lịch bao gồm hàng hóa và các dịch vụ du lịch, trong đó bộ phận dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, vì thế sản phẩm du lịch mang những đặc điểm của dịch vụ:

- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể (vô hình) Sản phẩm

du lịch là không cụ thể, do đó không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu như hàng hóa và cũng vì vậy mà sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước Mặt khác, do tính chất không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua và vì vậy, rất nhiều người chưa từng đi du lịch sẽ phân vân khi chọn sản phẩm du lịch

- Tính không đồng nhất: Vì được tạo thành chủ yếu từ dịch vụ nên sản phẩm du lịch khó tiêu chuẩn hóa được, khó đưa ra một quy chuẩn nhất định Cùng một sản phẩm dịch vụ nhưng chất lượng có thể không giống nhau khi được cung cấp bởi những nhân viên khác nhau, cung cấp cho những khách hàng khác nhau và cung cấp tại những thời gian, địa điểm khác nhau

- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng và sản xuất sản phẩm

du lịch (dịch vụ) xảy ra trên cùng một không gian và thời gian Vì sản phẩm du lịch gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, mà như chúng ta biết muốn phát triển

du lịch thì phải có tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch không thể di dời đi nơi khác (cố định về không gian), vì thế khách phải tìm đến nếu muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch Đồng thời, sản phẩm du lịch đa phần là dịch vụ, mà đã là dịch vụ

Trang 21

thì chỉ khi nào khách tiêu dùng thì lúc đó cơ sở kinh doanh mới cung cấp, hay nói cách khác lúc đó dịch vụ mới được sản xuất

- Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… Vì thế không thể sản xuất trước, lưu kho và bán từ từ cho khách

- Một số đặc điểm khác: Sản phẩm du lịch do nhiều nhà cung cấp tham gia cung ứng để có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của du khách một cách đầy đủ nhất, đa dạng nhất vào mọi thời điểm Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ do cầu du lịch thay đổi lúc quá cao lúc quá thấp trong khi cung du lịch tương đối ổn định trong một thời gian dài

Do có nhiều đặc điểm đặc thù nên các đơn vị kinh doanh du lịch cần phải hiểu

rõ các đặc điểm này để tổ chức hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao

1.1.4 Các loại hình du lịch:

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi:

trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau Chính

vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính của chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại: Thứ nhất là du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách - Inbound Tourism): Là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ

do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch Thứ hai là du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách - Outbound Tourism): Là chuyến

đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình tại nước đó Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch

trong phạm vi quốc gia của họ Chuyến đi của cư dân có thể với bất kỳ mục

Trang 22

đích gì (ngoại trừ đi làm việc), đi đến bất cứ nơi nào trong quốc gia và thời gian dài hay ngắn tùy vào từng mục đích (Ngô Thị Diệu An 2014, tr.24)

- Căn cứ theo mục đích chuyến đi:

bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã

chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến Những du khách đi với mục đích này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống

và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương Đây là hình thức

du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

những người khác là quan trọng Đối với một số người, khi được đồng hành cùng với các thành viên của một nhóm xã hội trong các chương trình du lịch cũng làm họ thỏa mãn, hài lòng Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ của nơi đến Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại hình này

trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi

du lịch nước ngoài Một số khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nào đó

lực và tinh thần cho con người Loại hình du lịch này thu hút những người mà

lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ

cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình; hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa

Trang 23

 Du lịch chuyên đề: là loại hình du lịch liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người

đi du lịch cùng với một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó của riêng họ

sức khỏe

người theo đạo phái khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính Ngoài ra còn có những đối tượng không thuộc thành phần tôn giáo, nhưng họ lại có xu hướng hiếu kỳ khi tham gia vào các hoạt động mang tính tôn giáo Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày nay

thiện điều kiện thể chất của mình Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước khoáng hoặc nước nóng… là nơi điển hình tạo ra thể loại du lịch này

- Căn cứ vào loại hình lưu trú: Du lịch ở trong khách sạn, Du lịch ở trong motel,

Du lịch ở trong nhà trọ, Du lịch ở trong nhà người dân, Du lịch cắm trại

- Căn cứ vào thời gian của chuyến đi: Du lịch ngắn ngày, Du lịch dài ngày

- Căn cứ vào hình thức tổ chức: Du lịch theo đoàn, Du lịch cá nhân

- Căn cứ vào lứa tuổi du khách: Du lịch của những người cao tuổi, Du lịch của những người trung niên, Du lịch của những người thanh niên, Du lịch của những người thiếu niên và trẻ em

- Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông: Du lịch bằng mô tô – xe đạp, Du lịch bằng tàu hỏa, Du lịch bằng tàu thủy, Du lịch bằng xe hơi, Du lịch bằng máy bay

- Căn cứ vào phương thức hợp đồng: Chương trình du lịch trọn gói, Chương trình

du lịch từng phần

1.2 Khái quát du lịch quốc tế:

1.2.1 Khái niệm du lịch quốc tế:

Trang 24

Như đã đề cập ở trên, du lịch quốc tế là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau Yếu tố quốc tế của bất kỳ lĩnh vực nào cũng được hiểu là có sự vượt qua ngoài biên giới lãnh thổ,

có sự trao đổi ngoại tệ và trao đổi yếu tố văn hoá, lịch sử Theo Luật du lịch Việt Nam thì du lịch quốc tế được định nghĩa đơn giản là hoạt động du lịch liên quan đến người nước ngoài đi du lịch đến quốc gia nhận khách Du lịch quốc tế bao gồm

du lịch quốc tế đến và du lịch ra nước ngoài, tuy nhiên trong bài luận văn, du lịch quốc tế được hiểu du lịch quốc tế đến Với việc thu hẹp phạm vi của du lịch quốc tế, tác giả muốn tập trung phân tích một phần quan trọng của du lịch và có được số liệu một cách chính xác hơn Du lịch quốc tế mang lại những giá trị trao đổi những yếu tố văn hoá lịch sử các vùng miền trên thế giới, trao đổi ngoại tệ cũng như làm phát sinh nhiều loại hình, là hình thức du lịch chỉ dành riêng cho du khách nước ngoài

Nói như vậy để thấy rằng, việc phát triển du lịch quốc tế hiện nay được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt Nó góp phần nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, đất nước, về truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, thắt chặt hơn sự gắn bó, hữu nghị giữa các quốc gia, là lĩnh vực kinh doanh đem lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế quốc dân

1.2.2 Các lĩnh vực kinh doanh du lịch quốc tế:

1.2.2.1 Dịch vụ vận chuyển:

Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng Trong thành tựu phát triển vượt bậc của ngành du lịch luôn luôn có sự đóng góp quan trọng của ngành giao thông vận tải Ðiều này được thể hiện qua việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nhà ga, bến tàu, các tuyến bay hàng không được tăng cường,

mở rộng đến nhiều thị trường mới Hệ thống mạng lưới và phương tiện vận tải đường biển, đường sông không ngừng được đầu tư, phục vụ tốt việc đi lại, vận chuyển của khách Ðồng thời trong sự phát triển của ngành giao thông vận tải cũng

có sự đóng góp không nhỏ của dòng khách du lịch trong nước và quốc tế

Trang 25

Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển của khách du lịch thường do nhiều nhân tố chi phối Ngoài nhân tố liên quan đến khách du lịch như khả năng chi trả, các dịch vụ, thời gian, trạng thái tâm lý, trước khi quyết định sử dụng loại phương tiện vận chuyển nào, khách du lịch thường xem xét kỹ các nhân tố sau đây liên quan đến dịch vụ vận chuyển: khoảng cách và thời gian của hành trình; trạng thái và mức

độ tiện nghi của phương tiện; mức độ an toàn và tính hữu ích của phương tiện; các dịch vụ kèm theo được cung ứng; giá so sánh các dịch vụ được cung ứng; vị trí địa

lý và mức độ biệt lập của điểm đến; mức độ cạnh tranh giữa các dịch vụ

Ngành vận chuyển khách du lịch bao gồm: vận chuyển hàng không, vận chuyển đường sắt, vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường thủy Theo Chương VI, Mục 3, Điều 57 Luật Du lịch Việt Nam: “Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.” (Ngô Thị Diệu An 2014, tr 61)

và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác (Ngô Thị Diệu An

2014, tr 63) Tuy nhiên, hiện nay các loại hình cơ sở lưu trú trong các khu du lịch ngày càng đa dạng, phù hợp với các loại địa hình khác nhau như:

- Motel: là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, với kiến trúc thấp tầng, bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đi bằng phương tiện vận chuyển như mô tô và ô tô, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho khách

- Làng du lịch: là cơ sở lưu trú bao gồm quần thể các ngôi nhà (biệt thự hay Bungalow một tầng có cấu trúc gọn nhẹ) được qui hoạch, xây dựng thành các

Trang 26

khu riêng biệt: khu lưu trú, khu ăn uống, khu thương mại, khu đỗ xe, khu thể thao với các tiện nghi và các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí cần thiết của khách du lịch theo giá trọn gói

- Bungalow: là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu nhẹ khác theo phương pháp lắp ghép đơn giản

- Nhà nghỉ, nhà trọ: là cơ sở lưu trú du lịch có trang thiết bị tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn

- Biệt thư: là nhà kiên cố thấp tầng, có phòng khách, phòng ngủ, bếp, chỗ để phương tiện giao thông, sân vườn phục vụ khách du lịch lưu trú; là cơ sở lưu trú được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ biển, làng du lịch hoặc tại thành phố

1.2.2.3 Dịch vụ kinh doanh lữ hành và các hoạt động trung gian:

Dịch vụ kinh doanh lữ hành là dịch vụ thực hiện các hoạt động trung gian nối liền giữa khách du lịch với các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ du lịch, có khả năng cung cấp cho khách những sản phẩm đồng bộ, trọn gói thông qua việc liên kết các dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch nhằm tạo ra cho khách hàng sự chủ động cao và hiệu quả trong các chuyến đi du lịch

Có hai loại tổ chức kinh doanh lữ hành chủ yếu là đại lý du lịch và công ty lữ hành:

- Đại lý du lịch: là một tổ chức trung gian, thay mặt cho khách hàng sắp xếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch (các hãng vận chuyển, khách sạn, nhà hàng ) và nhận hoa hồng của các đơn vị này Kinh doanh đại lý du lịch là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các công ty lữ hành, cung cấp thông tin

du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng

- Công ty lữ hành là một đơn vị kinh doanh bằng cách sắp xếp các dịch vụ du lịch riêng lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn, vui chơi giải trí thành một sản phẩm chương trình du lịch (Tour) hoàn chỉnh, thông qua mạng lưới đại lý du lịch (hoặc trực tiếp) bán cho du khách (Ngô Thị Diệu An

2014, tr 71)

Trang 27

1.2.2.4 Các dịch vụ khác:

Bên cạnh các dịch vụ lưu trú và kinh doanh lữ hành, dịch vụ ăn uống cũng là một hoạt động quan trọng của điểm và khu du lịch Đây là loại nhu cầu không thể thiếu đối với khách du lịch và phục vụ ăn uống đã trở thành một hoạt động kinh doanh đáng kể trong du lịch Tham gia phục vụ ăn uống có các loại hình như nhà hàng, quán bar, các quán café… tồn tại độc lập hoặc có thể là bộ phận trong các khách sạn, trên máy bay, tàu hỏa

Ngoài ra, các điểm tham quan du lịch cũng là một yếu tố thiết yếu để thu hút khách du lịch Đó thường là các địa điểm có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn hoặc những nơi các tài nguyên nhân tạo như: di tích văn hóa, di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa của địa phương, các làng nghề

Sau khi đã tham quan và trải nghiệm các dịch vụ ăn uống, nhiều du khách sẽ

có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí Tại các điểm du lịch, các điểm tham quan du lịch góp phần vào việc quyết định lựa chọn của du khách, các hoạt động vui chơi giải trí sẽ làm tác động đến thời gian lưu lại của khách dài hay ngắn Hoạt động của các công viên giải trí, sở thú, bách thảo, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chiếu phim, các khu vực mua sắm, sòng bạc… càng đa dạng, phong phú càng kích thích chi tiêu của khách, và như vậy sẽ mang lại nguồn thu cho điểm du lịch ngoài nguồn thu về lưu trú, ăn uống, vận chuyển

1.3 Khái quát về phát triển du lịch quốc tế trên thế giới:

Trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình bất ổn và kinh tế khó khăn còn kéo dài ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới nhưng lượng khách quốc tế vẫn liên tục tăng như hình dưới đây:

Trang 28

Đơn vị: Tỷ USD

Hình 1.1: Lƣợng khách du lịch quốc tế trên thế giới giai đoạn 2007 – 2015

Nguồn: World Bank

Nhìn vào hình trên, chúng ta có thể thấy giai đoạn 2007 – 2009, lượng khách quốc tế khá bất ổn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2015, con số này tăng từ 0,95 tỉ USD lên đến 1,20 tỉ USD

Theo UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng 3,9% vào năm 2016, tăng thêm 46 triệu khách du lịch quốc tế so với năm 2015, theo đó doanh thu từ du lịch quốc tế cũng tăng lên với tốc độ tương tự Đồng thời, năm 2016 là năm thứ 7 liên tiếp du lịch tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 Theo ông Taleb Rifai, Tổng thư ký của UNWTO, ngành du lịch đã cho thấy sức mạnh phi thường và khả năng phục hồi nhanh chóng trong những năm gần đây, bất chấp nhiều thách thức, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh Tuy nhiên, du lịch quốc tế đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ và góp phần tạo việc làm và

phúc lợi cho cộng đồng trên toàn thế giới (UNWTO, Sustained growth in

international tourism despite challenges, 2017)

Cũng theo UNWTO, chia theo khu vực, Châu Á Thái Bình Dương (+8%) dẫn đầu trong tăng trưởng về khách du lịch quốc tế vào năm 2016 do nhu cầu từ thị trường trong và ngoài khu vực Châu Phi (+8%) đã phục hồi trở lại sau hai năm phát

Trang 29

triển chậm chạp Ở Châu Mỹ (+4%), những con số về phát triển vẫn tiếp tục được duy trì Châu Âu (+2%) lại cho thấy những kết quả khá phức tạp với mức tăng trưởng gấp đôi ở một vài địa điểm bù lại cho sự sụt giảm mạnh mẽ ở một số nước khác Ngoài ra, nhu cầu ở Trung Đông (-4%) cũng không đồng đều với kết quả khả quan ở một số điểm đến nhưng lại giảm ở một số điểm đến khác

Cụ thể, các con số thống kê về du lịch quốc tế ở Châu Âu khá phức tạp ở các điểm đến khác nhau do những vấn đề về an ninh, an toàn Lượng khách du lịch quốc tế năm 2016 ở Châu Âu đạt 620 triệu, tăng 12 triệu so với năm 2015 Trong khi đó, Châu Á Thái Bình Dương lại dẫn đầu trong việc đón khách du lịch quốc tế, lượng khách tăng 24 triệu so với năm 2015, nâng tổng số lượt khách lên 303 triệu

Sự tăng trường này được thể hiện rõ rệt ở bốn khu vực: Châu Đại Dương, Nam Á, Đông Nam Á và Đông Bắc Á Lượng khách du lịch đến Châu Mỹ tăng 8 triệu lượt đạt 201 triệu lượt, không có nhiều thay đổi so với hai năm trước đó Ở Châu Phi, sau hai năm gặp rắc rối liên tiếp, tổng số lượt khách quốc tế đã đạt 58 triệu năm

2016 Khu vực Trung Đông cũng nhận được số lượt khách tương tự như Châu Phi,

54 triệu lượt (UNWTO, Sustained growth in international tourism despite

challenges, 2017)

Theo xu hướng hiện tại, UNWTO dự kiến khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3% đến 4% vào năm 2017 Châu Âu dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 2% đến 3%, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi 5% đến 6%, Châu Mỹ 4% đến 5% và Trung Đông 2% đến 5%, dao động khá cao trong các khu vực

Theo báo cáo của Hội chợ Du lịch Quốc tế tại Berlin năm 2016, du lịch quốc

tế ở Châu Á vẫn tiếp tục tăng trưởng và bùng nổ trong năm 2017, Châu Á hiện đang

là một khu vực hấp dẫn đối với các khách du lịch quốc tế, đặc biệt là các tiểu vùng: Châu Đại Dương, Đông Nam Á và Nam Á Nhiều điểm đến đã ghi được những con

số ấn tượng như Việt Nam (+36%), Hàn Quốc (+34%) và Nhật Bản (+24%) Đặc biệt, tiểu vùng sông Mekong đang nổi lên như một vùng du lịch phổ biến đối với các du khách Tiểu vùng này bao gồm Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và một phần của Trung Quốc, đã đón 58,7 triệu lượt khách quốc tế năm

Trang 30

2015 so với 51,9 triệu lượt vào năm trước đó và 31,3 triệu lượt vào năm 2010 Riêng Myanmar đã tăng 490% từ năm 2010 đến năm 2015, tiếp đến là Campuchia (+91,5%), Thái Lan (+87%), Lào (+72%) và Việt Nam (+52%) Sự bùng nổ này là

do xuất hiện những chặng vé giá rẻ và xu hướng phát triển DLBV hiện tại Tiểu vùng các quốc gia sông Mekong cung cấp cho du khách những trải nghiệm về văn hóa độc đáo cũng như các sản phẩm du thuyền đi qua các nước khác nhau Không nằm trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn thế giới, có thể nói Myanmar và Việt Nam cũng đã phát triển và gặt hái được những thành công nhất định trong việc phát triển du lịch quốc tế trong những năm gần đây

1.4 Điều kiện phát triển du lịch quốc tế:

1.4.1 Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999)

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch; là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch; là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ

du lịch Hơn thế, tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch (Ngô Thị Diệu An 2014,

tr 81)

Tài nguyên du lịch được phân chia làm hai loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên

và tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch Nó bao gồm các yếu tố như: địa hình, khí hậu, các cảnh quan du lịch tự nhiên và các di sản thiên nhiên thế giới

Tài nguyên du lịch nhân văn là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo

ra trọng quá trình phát triển Nó gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn

Trang 31

nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn có thể thấy được qua các di tích lịch sử văn hóa, các tôn giáo, các lễ hội, các nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các điều kiện sinh sống hay các tập tục riêng, các sự kiện…

Việc phát triển du lịch quốc tế phải mang dấu ấn của con người hay nói cách khác chính là văn hóa, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch quốc tế Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết tận dụng nền văn hóa của mình để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể” Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách

du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững

Như vậy, tài nguyên du lịch là điều kiện cần cho hoạt động du lịch quốc tế hình thành và phát triển Nó là đích đến của chuyến du lịch nên đồng thời cũng là động lực để “lôi kéo” khách du lịch quốc tế rời khỏi đất nước của họ để du lịch đến nước mình; do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch quốc tế Một đất nước có khí hậu ôn hòa mát mẻ, có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều di sản thiên nhiên thế giới, có những phong tục tập quán đặc sắc chắc chắn sẽ có điều kiện để phát triển du lịch quốc tế

1.4.2 Chính trị, quản lý nhà nước và các chính sách về du lịch quốc tế:

Chính trị là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch quốc tế Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế và xã hội nói chung và quan hệ trao đổi du lịch nói riêng Khách du lịch quốc tế sẽ có xu hướng đến tham quan các nước có sự bình ổn về chính trị bởi họ có cảm giác an toàn, yên ổn và đảm bảo cuộc sống của mình trong chuyến du lịch (Nguyễn Bá Lâm 2007, tr 21)

Một đất nước hay có những biến cố về thiên tai, về xã hội (như đảo chính, cách mạng, sự kỳ thị dân tộc, các loại bệnh dịch, ) sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn

Trang 32

của khách cũng như khó khăn trong việc đi lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bị tàn phá, và vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch quốc tế

Bên cạnh đó, sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý cũng như các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch sẽ giúp các hoạt động kinh doanh du lịch được thực hiện đúng hướng và trơn chu Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch, nó có thể kìm hãm sự phát triển này nếu đường lối được đưa ra sai lệch so với thực tế

Những điều kiện trên ảnh hưởng trực tiếp và độc lập đến hoạt động du lịch,

vì vậy, hoạt động du lịch chỉ phát triển khi tất cả các điều kiện đó ngày càng được hoàn thiện và phát triển

Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch Hơn nữa, kinh tế phát triển giúp cho đời sống con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu, nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ.Các nhà nghiên cứu kinh tế Du lịch đã đưa

ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5% Xu hướng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và nghèo ở các nước phát triển

Trang 33

Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp

Như vậy, điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững

Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng có đóng góp không nhỏ vào việc phát triển du lịch quốc tế Du lịch là một ngành dịch vụ mà đối với dịch vụ, nguồn nhân lực nếu được đào tạo bài bản và làm việc chuyên nghiệp thì sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời Đôi khi có thể dịch vụ chúng ta chưa thật sự tốt nhưng con người với những tính cách tốt, làm việc chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng thì khách hàng sẽ vẫn cảm thấy hài lòng

1.4.4 Cơ sở hạ tầng:

Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho

sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng Sự phát triển

về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc

độ, an toàn, tiện nghi, giá cả Hệ thống giao thông vận tải trong du lịch rất đa dạng

và phong phú, nó bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không (Nguyễn Bá Lâm 2007, tr.27) Các cơ sở hạ tầng về giao thông này cần phải có sự đồng bộ ở các vùng miền trên khắp cả nước để đảm bảo khách du lịch có những trải nghiệm như nhau trên suốt cả hành trình, bên cạnh đó các phương tiện cũng cần kết hợp với nhau một cách linh hoạt để đảm bảo có thể vận chuyển khách du lịch một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất

Có thể thấy Internet hiện nay có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới Khách du lịch quốc tế khi tới bất kì quốc gia nào cũng đều có nhu cầu sử dụng Internet cho rất

Trang 34

nhiều mục đích khác nhau, một trong số đó là chia sẻ hình ảnh và kinh nghiệm du lịch ở các điểm đến cho mọi người Chính những chia sẻ đó sẽ là hướng dẫn cho những người khách tiếp theo, đây chính là một hình thức quảng bá hình ảnh các

điểm đến gián tiếp cho quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế

CSVCKTDL bao gồm các cơ sở phục vụ các hoạt động trung gian như các đại

lý, các văn phòng và các công ty lữ hành du lịch; các cơ sở phục vụ vận chuyển du lịch như các phương tiện vận chuyển, các CSVCKTDL phục vụ quản lý, điều hành, bán vé, hoạt động tác nghiệp khác; các cơ sở phục vụ ăn uống; các cơ sở phục vụ lưu trú; các cơ sở phục vụ vui chơi giải trí và các cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung như các dịch vụ giặt là, sân tennis, bể bơi, vật lý trị liệu Trong đó, cơ sở lưu trú là thành phần đặc trưng nhất trong hệ thống CSVCKTDL, bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, bungalow Các CSVCKTDL này là không thể thiếu đối với việc phát triển du lịch quốc tế Nó là những dịch vụ sẽ giúp trải nghiệm của du khách quốc tế được trọn vẹn hơn

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch quốc tế:

1.5.1 Các chỉ tiêu về lượng:

Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá phát triển du lịch quốc tế tại một quốc gia, tuy nhiên theo WB có một số chỉ tiêu tiêu biểu như: Lượng khách du lịch quốc tế, doanh thu từ du lịch quốc tế, sự đóng góp của du lịch quốc tế vào tỷ trọng GDP, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch quốc tế, cơ sở lưu trú và các dịch

Trang 35

vụ du lịch (World Bank, World Development Indicators: Travel and Tourism,

2016)

Chỉ tiêu về lượng khách du lịch quốc tế có thể nói là chỉ tiêu phản ảnh tốt nhất

về phát triển du lịch quốc tế tại một quốc gia bởi lượng khách du lịch quốc tế tăng

sẽ dẫn đến nhiều chỉ tiêu khác cũng tăng theo, du lịch quốc tế sẽ phát triển Một quốc gia đón được nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan thì doanh thu từ du lịch sẽ lớn hơn, người dân trong nước cũng sẽ có thêm việc làm và thu nhập khi làm các dịch vụ về du lịch

Doanh thu từ du lịch quốc tế bao gồm doanh thu từ các dịch vụ liên quan tới

hoạt động du lịch quốc tế như: cấp thị thực cho khách quốc tế, cung cấp các chuyến

du lịch, cung cấp các phương tiện vận chuyển, cung cấp hướng dẫn viên du lịch,…

Số lượng khách du lịch quốc tế càng tăng thì doanh thu sẽ càng lớn Doanh thu từ

du lịch quốc tế không chỉ làm tăng ngân khố quốc gia mà còn tăng thu nhập cho người dân ở quốc gia đó Doanh thu tăng phản ánh sự phát triển của du lịch quốc tế

Sự đóng góp của du lịch quốc tế vào tỷ trọng GDP là một chỉ tiêu quan trọng

vì một ngành kinh tế không thể coi là phát triển khi nó không đóng góp vào việc tăng tỷ trong GDP của quốc gia đó Lượng khách du lịch quốc tế tăng, doanh thu tăng, du lịch quốc tế sẽ đóng góp nhiều hơn vào GDP Hơn nữa, du lịch quốc tế là một ngành dịch vụ, do đó nó sẽ đóng góp trực tiếp vào ngành dịch vụ, tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, giúp nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu sang các ngành dịch vụ Đây cũng là một trong những lý do tại sao nhiều quốc gia hiện nay đã có những chiến lược đặt phát triển du lịch quốc tế lên hàng đầu trong việc phát triển kinh tế

Phát triển một ngành kinh tế không những cần nguồn vốn đầu tư trong nước

mà còn rất cần vốn đầu nước ngoài, đặc biệt là đối với các nước đang và kém phát

triển Du lịch quốc tế được coi là một khu vực rất thu hút vốn đầu tư nước ngoài, càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, du lịch quốc tế sẽ càng có điều kiện để phát triển Vốn đầu tư nước ngoài thường tập trung vào việc xây dựng các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các nhà hàng lớn; chính vì thế cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được đầu tư và phát triển

Trang 36

Cơ sở lưu trú là một yếu tố không thể thiếu trong du lịch, đặc biệt là du lịch

quốc tế Khách nước ngoài khi đi du lịch sang một nước khác, ngoài mục đích tìm hiểu nền văn hóa còn có mục đích nghỉ ngơi Số lượng cơ sở lưu trú tăng lên phản ảnh cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện, từ đó du lịch quốc tế được phát triển theo

Cũng như cơ sở lưu trú, để khách nước ngoài có những trải nghiệm du lịch tốt,

các dịch vụ du lịch cũng cần được cung ứng đầy đủ và có chất lượng, bao gồm: dịch

vụ vận chuyển, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ cung cấp các sản phẩm du lịch,… Các dịch vụ này càng đa dạng, phong phú thì sẽ càng thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến tham quan, du lịch quốc tế càng được phát triển

1.5.2 Các chỉ tiêu về chất:

Bên cạnh những chỉ tiêu về số lượng, phát triển du lịch quốc tế còn được phản ảnh thông qua các chỉ tiêu về chất lượng Khi phát triển bất cứ một nền kinh tế hay một ngành nào đó, chúng ta phải luôn xem xét cả chiều rộng và chiều sâu Các chỉ tiêu về lượng phía trên sẽ phản ảnh sự phát triển theo chiều rộng, tăng lên về số lượng, còn các chỉ tiêu về chất sẽ phản ảnh sự phát triển theo chiều sâu, cụ thể đối với du lịch quốc tế là sự hài lòng của khách du lịch, chất lượng nguồn nhân lực, sự phát triển bền vững Theo Hội đồng Du lịch Bền vững toàn cầu, có một số chỉ tiêu

về lượng cần phải kể đến như sự hài lòng của khách hàng, chất lượng nguồn nhân

lực và sự phát triển du lịch bền vững (Global Sustainable Tourism Council, GSTC

Criteria Overview, 2017)

Sự hài lòng của khách hàng là một yếu tố thiết yếu đối với một ngành dịch vụ;

trong du lịch quốc tế, khi khách du lịch hài lòng với dịch vụ mà quốc gia đó mang lại, họ sẽ có ấn tượng tốt và sẽ muốn quay trở lại thăm quan lần sau, hoặc chỉ đơn giản là ghi lại những trải nghiệm của họ trên các trang mạng xã hội hay giới thiệu bạn bè, người thân đến du lịch tại quốc gia đó Chính điều này sẽ khiến du lịch quốc

tế phát triển một cách gián tiếp

Một ngành kinh tế phát triển khi nó mang lại cả lợi ích về kinh tế và cả lợi ích

về xã hội, đối với ngành du lịch, lợi ích về xã hội được thể hiện qua việc cải thiện

chất lượng nguồn nhân lực Đối với các ngành dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực

phần nào mang tính quyết định chất lượng của sản phẩm, bản thân dịch vụ đó có thể

Trang 37

tốt nhưng nguồn nhân lực còn chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản sẽ khiến cho trải nghiệm của khách hàng hay sự hài lòng của khách hàng giảm đi đáng

kể, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch quốc tế

Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc bảo vệ môi trường hay nói cách khác

là phát triển bền vững là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng tới, điều này đặc

biệt được chú ý đối với du lịch quốc tế bởi lẽ đây là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan thiên nhiên và đến văn hóa địa phương, nếu không chú trọng đến việc phát triển bền vững thì sớm hay muộn những tài nguyên du lịch này sẽ biến mất hoặc cũng sẽ thay đổi tiêu cực theo thời gian

1.6 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế:

1.6.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế - chính trị:

Hội đồng Du Lịch và Lữ Hành Thế Giới (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp Đối với một số quốc gia, du lịch là ngành thu ngoại tệ lớn nhất trong ngoại thương Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch ngày nay đã trở thành một đề tài hấp dẫn và vấn đề mang tính chất toàn cầu Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống Dưới đây là một số số liệu cụ thể cho

thấy tầm quan trọng của việc phát triển đối với kinh tế:

Bảng 1.1: Đóng góp trực tiếp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014

Trang 38

Năm 2014, ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp trực tiếp 3,1% vào GDP của toàn thế giới, con số này gấp hơn hai lần so với ngành sản xuất ô tô, gấp gần hai lần

so với ngành hóa chất và xấp xỉ bằng ngành ngân hàng và tự động

Đơn vị: % (Direct: trực tiếp, Indirect & Induced: gián tiếp & phát sinh)

Hình 1.2: Tổng đóng góp của các ngành vào GDP của thế giới năm 2014

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế Giới

Theo biểu đồ trên, hình chiếc máy bay là biểu tượng cho ngành du lịch và lữ hành Năm 2014, đóng góp 9,8% vào GDP của thế giới, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra nhiều đầu ra về mặt kinh tế hơn là ngành hóa chất (8,6%, hình chiếc bình), ngành nông nghiệp (8,5%, hình bông hoa), ngành giáo dục (8,4%, hình bút, thước), ngành sản xuất ô tô (7,0%, hình mỏ lết) và ngành ngân hàng (5,9%, hình tòa nhà) Hơn nữa, ngành du lịch và lữ hành cũng đóng góp gần bằng với ngành khai thác mỏ

và gần bằng một nửa ngành dịch vụ tài chính, một trong những ngành đang nổi nhất hiện nay

Thêm vào đó, du lịch quốc tế giúp tăng cường hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả, tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Du lịch quốc tế là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” và nó không yêu cầu quá nhiều yếu tố đầu vào như các ngành xuất khẩu khác Hơn nữa những

Trang 39

khách quốc tế khi đã xác định đi du lịch đến các nước khác thì đều có tài chính, có khả năng thanh toán, thậm chí là cao, do đó khả năng thu hồi vốn là cao và lãi cũng cao Những người làm du lịch quốc tế cũng không mất các chi phí như vận chuyển hàng hóa, giao hàng hay thuế xuất nhập khẩu Việc thu hút khách du lịch quốc tế là một phương pháp để tăng thu ngoại tệ, từ đó làm tăng thu nhập quốc dân và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Vì vậy, phát triển du lịch quốc tế có thể được coi

là một trong những ngành xuất khẩu có hiệu quả nhất

Du lịch quốc tế cũng thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài và tác động tích cực

đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Theo bản tin “25 năm thu hút 211 tỷ USD vốn đầu

tư nước ngoài” trên trang mạng của Tổng cục Du lịch năm 2013, tính đến hết tháng

2/2013, Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần

100 tỷ USD Chính nhờ có khoản vốn đầu tư nước ngoài, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã được chuyển dịch đáng kể Cũng theo Tổng cục Du Lịch, tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm và đã đạt khoảng 19% vào năm 2011, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế (hiện chiếm 25% tổng vốn đầu tư xã hội); làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012); đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (14,2 tỷ USD trong giai đoạn

2001 - 2010, riêng năm 2012 đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD) Đầu tư nước ngoài đã

có tác động tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chúng ta có thể thấy rất rõ nhiều hộ gia đình trước đây làm nông nghiệp cũng dần chuyển sang làm dịch vụ về du lịch Ví dụ như ở Sa Pa hoặc Mai Châu, nơi được rất nhiều du khách quan tâm và biết đến với bản sắc văn hóa đậm nét cùng rất nhiều dân tộc sinh sống tại đây Trước đây họ đều làm nghề trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công với thu nhập rất thấp Từ khi có du lịch, có khách quốc tế đến tham quan, họ đã biết tận dụng những truyền thống và cảnh quan vốn sẵn có để đưa vào khai thác du lịch Họ dần chuyển sang làm hướng dẫn viên địa phương, làm nhà ngủ cho khách quốc tế, đưa các hoạt động văn hóa văn nghệ vào làm dịch vụ cho khách, những món ăn truyền thống cũng được đưa vào thực đơn cho khách, đời sống nhân dân được nâng cao một cách rõ rệt nhờ các hoạt động dịch vụ du lịch Hoạt động du

Trang 40

lịch quốc tế tại các địa phương cũng tạo nguồn ngân sách để có thể phát triển thêm các dịch vụ khác Địa phương tận dụng làng nghề truyền thống phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong du lịch, ngoài ra còn có thể làm các sản phẩm để xuất khẩu

lớn của nước ta đã được cấp phép (Tổng cục Du lịch, Thu hút đầu tư: Du lịch đang

“nóng”, 2007)

Bên cạnh việc các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp thì việc đầu tư gián tiếp cũng diễn ra mạnh mẽ Quĩ VinaLand đã mua 70% cổ phần của Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội hiện nay Còn Quỹ VinaCapital cũng đã mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội vào tháng 7/2006, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70% Nhờ có lượng khách du lịch quốc tế tăng lên đáng kể, ngành du lịch quốc tế đã

và đang là một ngành thu hút vốn nhiều đầu tư vốn nước ngoài Đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển, điều kiện còn nghèo nàn lạc hậu và thiếu vốn đầu tư thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần được đẩy mạnh

Như vậy, có thể thấy ngành du lịch và lữ hành đang ngày càng khẳng định vai trò của mình một cách rõ rệt hơn trong ngành kinh tế, đóng góp một lượng không nhỏ vào GDP của thế giới hay chính là vào nền kinh tế toàn cầu

Đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là những nước kém phát triển thì

du lịch lại càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế Ở các nước này, hầu như nông nghiệp và công nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao, dao động từ khoảng 30% đến 40% mỗi ngành, ngành dịch vụ thì lại chưa được tập trung phát triển So với các nước phát triển, họ luôn đặt ngành dịch vụ lên hàng đầu, ngành dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất Ví dụ như ngành dịch vụ của Mỹ chiếm

tỷ trọng trong GDP là 77,7%, của Anh là 78,8%, của Pháp là 78,9% trong khi đó

Ngày đăng: 29/12/2017, 18:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
2. Ban Quan hệ Quốc Tế VCCI, Hồ sơ thị trường Myanmar, 6/2016, tr.4-5 3. Ngô Thị Diệu An, Giáo trình Tổng quan du lịch, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ thị trường Myanmar", 6/2016, tr.4-5 3. Ngô Thị Diệu An, "Giáo trình Tổng quan du lịch
5. Nguyễn Minh Ngọc, Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam, Luận án thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội năm 2009.* Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam
6. A project funded by the UK Department for International Development (DFID), Business Innovation Facility Burma Tourism, Market Analysis and Stategy, 9/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business Innovation Facility Burma Tourism, Market Analysis and Stategy
7. Alain Dupeyras, Neil MacCallum, Indicators for Measuring Competitiveness in Tourism, OECD, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indicators for Measuring Competitiveness in Tourism
8. Directorate of Investment and Company Administration (DICA), Long-term Foreign Direct Investment Promotion Plan in Myanmar Final Report, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long-term Foreign Direct Investment Promotion Plan in Myanmar Final Report
9. Hla Myint, The potential of Tourism in Myanmar, Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, 12/4/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The potential of Tourism in Myanmar
10. Ko Ko Thet, Responsible Tourism in Myanmar: Current Situation and Challenges, 2012, tr.12, tr.17, tr.35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Responsible Tourism in Myanmar: Current Situation and Challenges
11. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Myanmar Tourism Master Plan 2013 - 2020, 2013, tr.3 – 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Myanmar Tourism Master Plan 2013 - 2020
12. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Policy on Community Involvement in Tourism (CIT), 2013, tr.10 – 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Policy on Community Involvement in Tourism (CIT)
13. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Responsible Tourism Policy, Myanmar 2012, tr.4, tr.9 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Responsible Tourism Policy
14. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2011, Myanmar 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Statistics 2011
15. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2012, Myanmar 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Statistics 2012
16. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2013, Myanmar 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Statistics 2013
17. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2014, Myanmar 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Statistics 2014
18. Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, Tourism Statistics 2015, Myanmar 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Statistics 2015
19. Zaw Myo Latt, Current Tourism Situation in Myanmar, Ministry of Hotels and Tourism Myanmar, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current Tourism Situation in Myanmar
20. Peggy Weidemann, Community Involvement in Tourism (CIT) in Myanmar - Comparison of Pilot Projects; Identification of Common Challenges, Myanmar 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Community Involvement in Tourism (CIT) in Myanmar - Comparison of Pilot Projects; Identification of Common Challenges
21. Cosimo Notarstefano, European Sustainable Tourism - Context, concepts and guidelines for action, Global Jean Monnet Conference 2007, The European Union and World Sustainable Development, Brussels, Nov 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Sustainable Tourism - Context, concepts and guidelines for action
22. Raymond Saner, Lichia Yiu and Mario Filadoro, Tourism Development in Least Developed Countries: Challenges and Opportunities, Centre for Socio- Economic Development, Switzerland, 2015, tr.3 – 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Development in Least Developed Countries: Challenges and Opportunities

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w