Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (LV thạc sĩ)
Trang 1Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tác
giả Các kết quả, kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưađược công bố trong bất cứ công trình khoa học nào Các số liệu, tàiliệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và chính xác
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Huyền Trang
Trang 2Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”
là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân cũngnhư được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè,đồng nghiệp và người thân Qua trang viết này tác giả xin gửi lờicảm ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ tác giả trong thời gianhọc tập và nghiên cứu khoa học vừa qua
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy
Cô Trường Đại học Ngoại thương đã truyền đạt những kiến thức,những kinh nghiệm quý báu giúp tác giả thực hiện tốt đề tàinghiên cứu Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành vàsâu sắc tới TS Trần Thị Lương Bình, người đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồngnghiệp làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội, các anh chị tai Ban Tíndụng, Ban Hộ sản xuất và cá nhân, Ban Khách hàng doanh nghiệp
đã tạo điều kiện hỗ trợ để tác giả tiếp cận tìm hiểu thực tiễn, cungcấp các số liệu cần thiết cho đề tài này
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm, tạođiều kiện của những người thân trong gia đình, cũng như các bạncùng lớp cao học khóa 22A, đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luậnvăn này
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm
2017
Trang 3Lê Huyền Trang
MỤC LỤC
Trang 4Tín dụng ngân hàng TDNH
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phẩn Sài
Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
Công ty phát triển tài chính Hà Lan FMO
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 5triển từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam vấn đề này dường như vẫn chưa đượcchú trọng đúng mức Một vài công trình nghiên cứu và bài báo đã đề cập đến tăngtrưởng xanh như một xu hướng của nền kinh tế, hay tín dụng xanh là hướng đi tấtyếu của ngành tài chính toàn cầu nói chung và ngành ngân hàng ở Việt Nam nóiriêng, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức khai thác thông tin, đánh giá vai trò, chưa phântích được đúng, đủ thực tế triển khai tại Việt Nam Và đặc biệt chưa có nhiều côngtrình nghiên cứu khoa học cho vấn đề tín dụng xanh nói chung, cũng như hoạt độngtín dụng xanh tại Agribank nói riêng
Qua nghiên cứu và tham khảo, tác giả nhận thấy rằng hoạt động tín dụng xanh
là một vấn đề hết sức cấp thiết mà các NHTM tại Việt Nam nói chung cũng nhưAgribank nói riêng phải quan tâm nhằm hướng đến kinh doanh an toàn và bền
vững Vì vậy, tác giả đã lựa chọn “Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
Ở Chương I “Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại” tác giả đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về tín
dụng ngân hàng, tín dụng xanh, và phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NHTM.Đồng thời thông qua kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng xanh ở một số nướctrên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Bangladesh để chỉ ra bài học kinh nghiệmcho Việt Nam
Trang 6được tình hình phát triển hoạt động tín dụng xanh tại một số NHTM ở Việt Nam.Đồng thời phân tích và đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Agribank– một NHTM hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với sự ra đời củaChương trình tín dụng ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch Tuy mới triển khai, doanh
số cho vay còn hạn chế nhưng chương trình đã đạt được những thành công nhấtđịnh, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tiếp được vốn cho nhiều
mô hình nông nghiệp sạch
Ở Chương cuối, Chương III “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, tác giả đã chỉ ra
xu hướng phát triển tín dụng xanh trên thế giới, phân tích các cơ hội và thách thứctrong việc phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả đãmạnh dạn đưa ra một số giải pháp cũng như đề xuất các kiến nghị nhằm phát triểnhoạt động tín dụng xanh tại các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường ônhiễm đã và đang có những ảnh hưởng nhất định tới sự ổn địnhmôi trường sống của con người và là vấn đề khiến hầu hết cácquốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam Tại ViệtNam, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và cập nhật các kịchbản ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao đã được thựchiện, nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sự pháttriển bền vững, đồng thời thừa nhận rằng biến đổi khí hậu là mộtthách thức chung đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội bao gồmChính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.Nếu xem xét từ khía cạnh môi trường, mô hình tăng trưởnghiện nay của nước ta vẫn chủ yếu dựa trên việc sử dụng nhiều tàinguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường và gia tăng tácđộng của biến đổi khí hậu Quá trình công nghiệp hóa và đô thịhóa sẽ càng làm tài nguyên thiên nhiên suy giảm, lượng phát thảiCO2 tăng lên Theo dự đoán của cơ quan Thông tin Năng lượng,mức phát thải khí CO2 sẽ tăng từ hơn 113 triệu tấn trong năm
2010 lên tới gần 471 triệu tấn vào năm 2030 Nền kinh tế ViệtNam thời gian qua chủ yếu phát triển theo mô hình nền “kinh tếnâu”, tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên với hiệuquả sử dụng thấp, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm môitrường, công nghệ sản xuất còn lạc hậu… Vì vậy, Việt Nam cầnphải có các biện pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong tìnhhình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng Hướng chuyển dịchsang mô hình nền “kinh tế xanh” là phương án lựa chọn tối ưu cho
sự phát triển bền vững và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam
Trang 8Có thể xem kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mô hình pháttriển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kiến thức về kinh tếhọc sinh thái Kinh tế xanh là mô hình đánh giá trực tiếp vốn tựnhiên và việc sử dụng tự nhiên như một giá trị của kinh tế học; nótạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngănchặn ô nhiễm môi trường, ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu,cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường Phát triển kinh
tế xanh là một cách tiếp cận phát triển mới, được xuất hiện gắnliền với bối cảnh tác động tiêu cực ngày càng rõ rệt, to lớn củabiến đổi khí hậu Kinh tế xanh vừa góp phần cải thiện đời sống conngười và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro vềmôi trường và khủng hoảng sinh thái
Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quantrọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh,hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lượcQuốc gia về biến đổi khí hậu Mục tiêu tổng quát của Chiến lượcTăng trưởng xanh là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trongphát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấpthụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọngtrong phát triển kinh tế - xã hội”
Trong quá trình xây dựng mô trình tăng trưởng xanh, doanhnghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nóiriêng có vai trò hết sức quan trọng Đây là cơ hội để các doanhnghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xãhội thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đồng thời đổi mới côngnghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất Thời kỳ cạnh tranh bởi giá cảđơn thuần, sự khác biệt của sản phẩm đã qua, giờ đây, doanhnghiệp phải tạo ra sự cạnh tranh mang tính bền vững Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng xác định rõ những thách thức khi các nhân
Trang 9tố trong mô hình cạnh tranh – phát triển thay đổi, đồng thời vẫnphải đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường, nâng cao tráchnhiệm xã hội như giảm phát thải, bảo vệ môi trường, loại bỏ ngànhnghề kinh doanh không phù hợp và cạnh tranh với các doanhnghiệp nước ngoài
Với vai trò là trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng là mộtmắt xích quan trọng trong việc quyết định nguồn vốn đầu tư pháttriển kinh tế - xã hội, do đó, sẽ đóng vai trò chiến lược trong tiếntrình phát triển bền vững Việc triển khai các giải pháp từ ngànhngân hàng sẽ góp phần định hướng dòng vốn tín dụng ngân hàng
“chảy” vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường, từ đó manglại những lợi ích Về phương diện quốc gia, phát triển tín dụngxanh - ngân hàng xanh đóng góp tích cực cho sự phát triển cânbằng, hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội, góp phần xóa đói,giảm nghèo và cải thiện chất lượng đời sống nhân dân; tránh rủi ro
về môi trường và xã hội mà nhiều quốc gia đã gặp phải do quá chútrọng về phát triển kinh tế mà coi nhẹ môi trường sinh thái; phùhợp xu thế chung, là cơ hội để các tổ chức tài chính, tín dụng xanhquốc tế đầu tư vốn vào Việt Nam
Là ngân hàng thương mại đi đầu trong tài trợ tín dụng cho các
mô hình tăng trưởng xanh, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam (Agribank) được lựa chọn là một trong bốnNHTM thực hiện thí điểm triển khai chương trình Tín dụng xanh giaiđoạn 2015-2017 Với nhận thức sâu sắc rằng phát triển bền vữngđem lại thu nhập ổn định cho người sản xuất kinh doanh và giúpAgribank giảm thiểu các rủi ro tín dụng, thời gian qua, Agribankluôn chú trọng tín dụng vào dự án, phương án sản xuất, kinhdoanh nông nghiệp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệmôi sinh, môi trường
Trang 10Qua nghiên cứu và tham khảo, tác giả nhận thấy rằng hoạtđộng tín dụng xanh là một vấn đề hết sức cấp thiết mà các NHTMtại Việt Nam nói chung cũng như Agribank nói riêng phải quan tâmnhằm hướng đến kinh doanh an toàn và bền vững Vì vậy, tác giả
đã lựa chọn “Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, ngân hàng xanh hay tín dụngxanh đã phát triển từ lâu trên thế giới Một vài công trình nghiêncứu và bài viết đã đề cập đến tăng trưởng xanh như một xu hướngcủa nền kinh tế, hay tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của ngànhtài chính toàn cầu:
- Octavio B Peralta – Green Energy Finance Workshop ACEF,
Asian Development Bank (June 2016): Introduction to Green Finance and Credict Cycle: Bài viết chỉ ra nội hàm của khái
niệm Tài chính xanh, Khung tài chính xanh và chu trình tín dụngxanh Các sản phẩm và dịch vụ tài chính xem xét đến các yếu tốmôi trường trong suốt quá trình thẩm định, ra quyết định cho vay,giám sát rủi ro, quy trình quản lý để thúc đẩy đầu tư có tráchnhiệm với môi trường và khuyến khích các công nghệ và cácngành công nghiệp ít carbon Vai trò của ngân hàng xanh cũngđược đề cập rất cụ thể trong bài viết này
Madhu Aravamuthan, Marina Ruete, Carlos Dominguez International Institute for Sustainable Development (May 2015):
-Credit Enhancement for Green Projects: Bài viết nghiên cứu
các biện pháp nhằm thúc đẩy tài chính, nâng cao tín dụng từ cácngân hàng phát triển đa phương cho việc tài trợ cơ sở hạ tầngxanh Theo đó xem xét các chương trình tăng cường tín dụng được
Trang 11cung cấp bởi các cơ chế đa phương, các ngân hàng phát triển vàcác định chế tài chính quốc tế Thông qua việc phân tích khả năng
áp dụng các cơ chế nâng cao tín dụng cho cơ sở hạ tầng và các dự
án cơ sở hạ tầng xanh Phân tích này nhằm cung cấp một kháiniệm cơ bản về những thách thức mà những người tham gia khácnhau phải gánh chịu và phân bổ tài chính cho cả cơ sở hạ tầng vàcác dự án xanh
- IFC: Green Credit Guidelines: với mục đích thúc đẩy tăng trưởng
tín dụng xanh trong các tổ chức tài chính ngân hàng, Trung Quốc
đã xây dựng những hướng dẫn cụ thể cho hoạt động tín dụng xanhtrên cơ sở Quy chế Ngành Ngân hàng; Luật Hành chính; Luật Ngânhàng Thương mại của Trung Quốc Theo đó, Các ngân hàng sẽ thúcđẩy tín dụng xanh như là một chiến lược, hỗ trợ nền kinh tế pháttriển theo mô hình xanh, ít carbon và tái chế thông qua đổi mớikinh doanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội
Tuy nhiên ở Việt Nam, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, ngânhàng xanh hay tín dụng xanh dường như vẫn chưa được chú trọngđúng mức Một số công trình nghiên cứu, bài báo chỉ dừng lại ởmức khai thác thông tin, đánh giá vai trò, chưa phân tích đượcđúng, đủ thực tế triển khai tại Việt Nam Và đặc biệt chưa có nhiềucông trình nghiên cứu khoa học cho vấn đề tín dụng xanh nóichung, cũng như hoạt động tín dụng xanh tại Agribank nói riêng.Dưới đây là một số công trình nghiên cứu, các bài báo:
- TS Nguyễn Phú Hà, Khoa TCNH, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia
Hà Nội (2015): Mô hình ngân hàng xanh – kinh nghiệm quốc
tế và bài học cho Việt Nam Đề tài nghiên cứu hai mô hình ngân
hàng xanh tiêu biểu ở Mỹ - Anh nhằm tổng kết kinh nghiệm quốc
tế về phát triển mô hình ngân hàng xanh, đồng thời rút ra bài họckinh nghiệm và gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện các văn bảnpháp luật của nhà nước tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng
Trang 12xanh phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam (Đề tài NCKHcấp cơ sở Trường).
- PGS TS Trần Thị Thanh Tú/ ThS Trần Thị Hoàng Yến, Khoa TCNH,
Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội (2015): Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam Đề tài tập trung tổng quan
các nghiên cứu trên thế giới về vai trò của ngân hàng xanh, môhình ngân hàng xanh và kinh nghiệm xây dựng ngân hàng xanhtrên thế giới
- Nguyễn Hoàng Hải, Khoa TCNH, HV Ngân hàng (2013): Hoạt động tín dụng xanh tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay Đề tài hệ thống hóa những kiến thức về ngân hàng
thương mại, tín dụng xanh trong lĩnh vực ngân hàng Trên cơ sở đóxem xét thực trạng, nhấn mạnh tầm quan trọng của tín dụng xanhđối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đồng thời đưa ra một
số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cấp tín dụng xanh tạo điềukiện phát triển mô hình doanh nghiệp xanh cho định hướng tăngtrưởng xanh của nền kinh tế Việt nam hiện nay (Đề tài NCKH Sinhviên)
- Trọng Triết, Viện chiến lược và chính sách tài chính, Bộ tài chính
(2015): Tín dụng xanh: Mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam Bài viết chỉ ra: Với vai trò là trung gian tài chính, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, ngân hàng đóng góp quan trọng vào việc pháttriển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước Do đó, các chính sáchtín dụng xanh đang là giải pháp quan trọng hướng nền kinh tế tớimục tiêu tăng trưởng xanh
- Anh Thơ - Thời báo Kinh tế Việt Nam (2015): VietinBank và chiến lược” tín dụng xanh” Bài viết đi tìm câu trả lời cho câu
hỏi :”Yếu tố môi trường đang có vai trò như thế nào trong cácquyết định cho vay của ngân hàng này?”
- Mạnh Hùng – Tạp chí ngân hàng (2016): Agribank ưu tiên đồng hành phát triển kinh tế xanh Bài viết đề cập đến Chính sách
hỗ trợ vốn và tiếp sức cho Tam nộng thay đổi tư duy, hành động vì
Trang 13một nền nông nghiệp Xanh – Sạch – An toàn và phát triển bềnvững.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụngxanh tại Agribank giai đoạn 2016 – 03/2017, tác giả mạnh dạn đềxuất các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Agribankthời gian tới
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tíndụng xanh tại ngân hàng thương mại
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tín dụngxanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam
- Đề xuất một số giải phát nhằm phát triển hoạt động tín dụngxanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng xanh tại Ngânhàng thương mại
6. Phương pháp nghiên cứu
Trang 14Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu như sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê, suy diễn
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng,biểu đồ, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đềtài được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động tín dụng xanh tạingân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG XANH
1.1.1 Khái niệm - Đặc điểm - Mục tiêu của Tín dụng xanh
1.1.1.1 Khái niệm về Tín dụng xanh
Các Mác cho rằng: Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạmthời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng để saumột thời gian nhất định thu hồi lại một lượng giá trị lớn hơn giá trịban đầu
Theo Luật các tổ chức tín dụng, cấp tín dụng được hiểu là việc
tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoảntiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụkhác Theo đó, hoạt động tín dụng được định nghĩa là việc tổ chứctín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tíndụng
Tín dụng thực chất là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong
đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụngtrong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện bên nhận tiềncam kết hoàn trả theo điều kiện đã thỏa thuận Về mặt nguyêntắc, tín dụng có thể được thực hiện giữa hai chủ thể bất kỳ trongnền kinh tế
Có nhiều loại tín dụng như:
- Tín dụng thương mại: Là loại tín dụng do người bán hàngcung cấp cho người mua hàng, lãi suất ẩn trong giá hàng hóa tăngthêm so với giá hàng hóa trả tiền ngay
Trang 16- Tín dụng do cá nhân trao cho tổ chức và cá nhân khác như
cá nhân mua trái phiếu, cá nhân cho vay tiền trên thị trường phichính thức
- Tín dụng do các trung gian tài chính cung cấp: ngân hàng
thương mại (sau đây gọi tắt là NHTM), công ty tài chính, các loại
quỹ đầu tư, quỹ của chính phủ
Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là TDNH) là quan hệ tín
dụng giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế và cá nhân Xét theonghĩa rộng, TDNH bao gồm cả việc khách hàng cho ngân hàng vay
và ngân hàng cho khách hàng vay Xét theo nghĩa hẹp, tức theothuật ngữ chuyên môn của ngân hàng, thì khâu khách hàng chongân hàng vay được gọi là huy động vốn, còn khâu ngân hàng chokhách hàng vay được gọi là tín dụng Luận văn tiếp cận TDNH theonghĩa hẹp, nghĩa là chỉ bao hàm hoạt động cho vay của NHTM
Dù hiểu theo nghĩa hẹp, thì cũng giống như mọi quan hệ tíndụng khác, TDNH bao hàm các nội dung sau:
- Là hoạt động chuyển giao một lượng giá trị được quy ra tiền
từ chủ thể cho vay sang chủ thể đi vay dựa trên độ tín nhiệm nhấtđịnh của người đi vay Sự tín nhiệm là một trong những cơ sở quantrọng hàng đầu để cho vay Nếu mức tín nhiệm thấp thì người vay,một là phải thế chấp, hai là phải chịu lãi suất cao
- Người đi vay phải hoàn trả gốc và lãi cho người cho vay khihết hạn hợp đồng tín dụng Nếu người đi vay, do một lý do nào đó,không có khả năng hoàn trả tiền gốc và lãi cho người cho vay thìngười cho vay có thể mất cả gốc lẫn lãi, Nói cách khác, tín dụngtiềm ẩn rủi ro mất vốn từ phía người vay rất lớn Đây chính lànguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tíndụng của các NHTM
Trang 17Nói đến môi trường và phát triển là nói đến mối quan hệ vôcùng đặc biệt, môi trường là đối tượng và cũng chính là địa bàn đểphát triển, trong khi phát triển là nguyên nhân tạo nên các biếnđổi của môi trường Trong mối liên kết đặc thù giữa phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường, ngân hàng đóng vai trò như một mắt xíchtrung gian có tác động một cách gián tiếp đến môi trường thôngqua hoạt động của khách hàng Thêm vào đó, công tác quản lýmôi trường trong ngân hàng có nhiều nét tương đồng với quản lýrủi ro Việc kiểm soát chất lượng danh mục các khoản vay khôngnhững giúp ngân hàng giảm thiểu một cách tối đa tổn thất có thểxảy ra, mà còn gia tăng giá trị sinh lời cũng như uy tín cho ngânhàng Do đó, một trong những trách nhiệm của ngân hàng là tíchcực và chủ động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong điềuhành hoạt động nội bộ, đồng thời chủ động tìm kiếm và khai thácnhững sản phẩm và cơ hội kinh doanh thân thiện với môi trường
Tín dụng xanh là những khoản cấp tín dụng mà ngân hàng
cấp cho các dự án không gây rủi ro hoặc nhằm bảo vệ môi trường.Nói cách khác, tín dụng xanh là những khoản cấp tín dụng dướidạng tài trợ vốn, cho vay và các hình thức cấp tín dụng khác, màtrong đó có tính đến tác động môi trường và tăng cường bền vữngmôi trường, ví dụ: cho vay các công ty để đầu tư vào các dự án tiếtkiệm năng lượng, nước, nhiên liệu; để giảm chất thải hoặc ônhiễm; để xây dựng và khai thác các cơ sở năng lượng tái tạo (địanhiệt, năng lượng sinh học, thủy điện, năng lượng gió, năng lượngmặt trời vv…) Với mục tiêu hướng tới các dự án tiết kiệm nănglượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, các sản phẩm tíndụng xanh góp phần đem lại những lợi ích to lớn về phát triển nềnkinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh Thông qua việc giảmcác tác động tiêu cực của khối doanh nghiệp đến môi trường - xãhội, tín dụng xanh không những có ý nghĩa quan trọng trong việc
Trang 18bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào quá trình phát triển bềnvững của nền kinh tế Vì vậy, phát triển dòng tín dụng xanh là mộthành động rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Một số khái niệm liên quan:
Kinh tế xanh là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống conngười và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu nhữnghiểm họa môi trường, khủng hoảng sinh thái và sự khan hiếm tàinguyên Đây được xem là mô hình mới, góp phần giải quyết nhữngthách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tàinguyên thiên nhiên
Tăng trưởng xanh là quá trình “xanh hóa” hệ thống kinh tếtruyền thống và là chiến lược để tiến tới một nền kinh tế xanh Nóicách khác, tăng trưởng xanh là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóatrong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái Tăngtrưởng xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, vớimục đích giảm nghèo, bảo đảm sự bền vững về môi trường Tăngtrưởng xanh tập trung vào chất lượng tăng trưởng thông qua thúcđẩy hiệu quả về sinh thái; hơn nữa tăng trưởng xanh khác với tăngtrưởng truyền thống ở chỗ không lấy phương châm “phát triểntrước, bảo vệ môi trường sau”, mà lấy việc phòng, ngừa, lồng ghépbảo vệ môi trường, giảm phát thải các-bon trong sản xuất, kinhdoanh làm động lực để tăng trưởng
Một khái niệm nữa cần được đề cập đó là Ngân hàng xanh.Nếu hiểu theo nghĩa rộng, “Ngân hàng xanh chính là Ngân hàngbền vững”, trong đó một vài nghiên cứu chỉ ra rằng một ngân hàng
để phát triển bền vững thì các quyết định đầu tư cần nhìn vào bứctranh lớn và hành động một cách có lợi cho người tiêu dùng, kinh
tế, xã hội và môi trường Khi đó, tồn tại một mối quan hệ mật thiếtgiữa ngân hàng với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường Ngân
Trang 19hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt các lợi ích của ngânhàng gắn liền với các lợi ích của xã hội, môi trường Theo nghĩahẹp, “Ngân hàng xanh” chỉ các hoạt động nghiệp vụ của ngânhàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thảicacbon, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm,dịch vụ xanh; áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vayhay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo, Với vai trò là trung gian tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,ngân hàng đóng góp quan trọng vào việc phát triển bền vững kinh
tế - xã hội của đất nước Do đó, các chính sách tín dụng xanh đang
là giải pháp quan trọng hướng nền kinh tế tới mục tiêu tăng trưởngxanh
1.1.1.2 Đặc điểm của Tín dụng xanh
Tín dụng xanh mang đầy đủ đặc điểm của TDNH như:
- TDNH thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ Cho vay bằngtiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đốitượng trong nền kinh tế quốc dân
- TDNH cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phầntrong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu củangân hàng như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại
Quá trình vận động và phát triển của TDNH độc lập tương đốivới sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội.Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hóađình trệ tuy nhiên nhu cầu TDNH không những không giảm mà vẫnđược duy trì để ngăn chặn tình trạng phá sản Ngược lại trong thời
kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, hànghoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng TDNH lại không đáp ứng kịp nhucầu Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế
Trang 20Bên cạnh đó, Tín dụng xanh mang có những đặc điểm đặctrưng riêng biệt với TDNH truyền thống như sau:
- Tín dụng xanh là những khoản cấp tín dụng dưới dạng tài trợvốn, cho vay và các hình thức cấp tín dụng khác, mà trong đó cótính đến tác động của dự án, phương án vay vốn đối với môitrường, bởi bảo vệ môi trường là góp phần quan trọng vào quátrình phát triển bền vững của nền kinh tế
- Tín dụng xanh ưu tiên các dự án, phương án vay vốn chútrọng đến giảm thiểu khủng hoảng sinh thái và sự khan hiếm tàinguyên thiên nhiên
1.1.1.3 Mục tiêu của Tín dụng xanh
Mục tiêu chung: Tín dụng xanh với các mảng nghiệp vụ củangân hàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường như việc ápdụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưuđãi cho dự án giảm CO2 hoặc tài trợ cho công nghệ, dự án, ngànhsản xuất, doanh nghiệp định hướng thân thiện môi trường từ đóxây dựng nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, giảmphát thải tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính và hướng đến mộtnền kinh tế bền vững
Mục tiêu cụ thể:
+ Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế tín dụng tại các NHTMtheo hướng xanh hóa các nghiệp vụ hiện có và khuyến khích pháttriển các nghiệp vụ tín dụng đầu tư hiệu quả vào năng lượng và tàinguyên với giá trị gia tăng cao
+ Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi hoạt động tíndụng xanh nhằm tìm kiếm, thẩm định và đầu tư cho các dự án sửdụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phátthải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
Trang 21+ Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiệnvới môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các dự án từ nguồnvốn tín dụng xanh tại các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh
1.1.2 Vai trò của Tín dụng xanh
1 1.2.1 Đối với nền kinh tế
Tín dụng xanh nói riêng và TDNH nói chung có vai trò to lớntrong việc:
- Tập trung, tích tụ vốn cung cấp cho nền kinh tế NHTM giúptập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trongnền kinh tế, từ các nguồn vốn nhỏ bé của từng chủ thể thành cáckhoản vốn lớn tài trợ cho đầu tư và tiêu dùng của doanh nghiệp,nhà nước và người dân Với vai trò cung cấp vốn cho doanhnghiệp, tín dụng tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển củacác doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế theo mụctiêu phát triển chung của đất nước Ở Việt Nam, vốn TDNH chiếmmột phần không nhỏ trong phần vốn lưu động và vốn cố định củacác doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay nếu chỉ dựa vào vốn tự
có thì các doanh nghiệp khó có khả năng cạnh tranh và phát triểntrong nền kinh tế thị trường TDNH chính là một nguồn tài trợchính cho các dự án sản xuất kinh doanh mới của doanh nghiệp
- Thực hiện việc điều hòa dòng lưu chuyển tiền tệ và lưuchuyển tài chính trong xã hội, là trung gian tài chính giữa người cóvốn nhàn rỗi và người có nhu cầu sử dụng vốn TDNH tham gia vàotoàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng Nhờ
có TDNH, nguồn vốn xã hội được sử dụng hiệu quả hơn, chi phí sửdụng vốn thấp và từ đó tăng năng lực sản xuất của xã hội, tăngviệc làm và thu nhập cho dân cư
Trang 22- Là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứngdụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnhtranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước cũngnhư tăng thị phần xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới Ngânhàng trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng cho thị trường trongnước, giúp các nhà sản xuất thực hiện quá trình tái sản xuất mởrộng và ứng dụng công nghệ để cạnh tranh thắng lợi trên thịtrường quốc tế
- Thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội và hợp táckinh tế trong nước và quốc tế Các doanh nghiệp khi được cấp vốn
để mở rộng kinh doanh đều phải thuê thêm lao động, nâng caochất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất cũng như tăng thêm sảnphẩm mới Hơn nữa, việc mở rộng quy mô không những trong nước
mà cả trong khu vực và trên thế giới, điều này thúc đẩy việc hợptác, liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, đưa nền kinh
tế nước ta hội nhập nền kinh tế thế giới
Ngoài ra Hoạt động tín dụng lành mạnh, chính sách tín dụngcủa các NHTM đúng đắn sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn địnhthị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bềnvững Thông qua hoạt động TDNH, Nhà nước còn có thể kiểm soátcác hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra cácgiải pháp, chính sách quản lý kinh tế và quản lý phù hợp
1.1.2.2 Đối với NHTM
Tín dụng xanh nói riêng và TDNH nói chung:
- Là hoạt động cơ bản, là nguồn thu chủ yếu của NHTM Chứcnăng khởi đầu và truyền thống của NHTM là tín dụng Mặc dùNHTM hiện đại đã mở ra nhiều dịch vụ ngân hàng ngoài tín dụng,nhưng cho đến nay, nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vẫn chiếm
Trang 23tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận ngân hàng Bất kỳ sựtrục trặc nào trong hoạt động TDNH cũng tác động tiêu cực, khôngchỉ đến hoạt động tín dụng mà đến tất cả các hoạt động khác củangân hàng.
- Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng khác Mộtmặt, các dịch vụ ngân hàng khác được phát triển trên chính cácchủ thể có quan hệ tín dụng với ngân hàng Mặt khác, hoạt độngTDNH nếu suôn sẻ sẽ cung cấp nguồn tài trợ cho các hoạt độngkhác thông qua nguồn vốn thu hút được, cũng như thông qua lợinhuận đầu tư cho cơ sở hạ tầng dịch vụ Nếu hoạt động tín dụngkhông tốt, khách hàng sẽ ngần ngại khi sử dụng dịch vụ tại ngânhàng Bởi vì bản thân các dịch vụ ngân hàng thường liên quan đếnnhau, nhất là liên quan đến tín dụng
- Giúp NHTM thực thi các hoạt động kiểm soát hỗ trợ cho cáckhoản đầu tư trực tiếp của ngân hàng vào doanh nghiệp Trongthực tế, nhiều ngân hàng đã chuyển các khoản vay thành đầu tưkhi muốn kiểm soát doanh nghiệp Các dữ liệu ngân hàng thu thập
về doanh nghiệp giúp ngân hàng có thể ra quyết định đầu tư đúngđắn
Ngoài ra Tín dụng xanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường:
- Tín dụng xanh góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệmôi trường, chống biến đổi khí hậu
Vai trò quan trọng nhất phải kể tới khí các NHTM triển khai tíndụng xanh là những tác động tích cực tới môi trường – xã hội bằngviệc cấp tín dụng cho các dự án liên quan đến môi trường như tiếtkiệm năng lượng, năng lượng tái tạo thông qua khuyến khích cácdoanh nghiệp, khách hàng áp dụng các thông lệ kinh doanh bềnvững
Trang 24- Tín dụng xanh là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quantrọng, từ đó giúp cho việc tích tụ và tập trung ứng dụng công nghệthân thiện với môi trường- xã hội trong sản xuất.
Nhờ có nguồn vốn tín dụng xanh của ngân hàng nên cácdoanh nghiệp sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường có điều kiện
bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảođược quá trình sản xuất bình thường và còn có thể mở rộng sảnxuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới tăng tínhcạnh tranh và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường- xã hội Tíndụng xanh đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất
và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sảnxuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng xã hội
Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế ngàycàng được tăng cường, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của thịtrường thế giới, do đó tín dụng xanh ngân hàng trên lĩnh vực tíndụng quốc tế cũng trở nên quan trọng giúp cho việc liên kếtchuyển giao công nghệ xanh và sạch giữa các nước trên thế giớiđược nhanh chóng, rút ngắn thời gian phát triển
Như vậy hoạt động tín dụng xanh của các NHTM đã góp phầnthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng ngay cả trongnước và quốc tế
- Tín dụng xanh giúp cho việc điều hoà nguồn vốn góp phần
ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong nềnkinh tế quốc dân, và chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế xanh bềnvững
Thông qua tín dụng xanh mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơithừa đến nơi thiếu, làm cho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừavốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn, giúp cho việc sử dụng vốn cóhiệu quả, góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiền
Trang 25vốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều giữa cách ngành hướngtới phát triển xanh và các ngành còn lại.
Tín dụng xanh góp phần vào việc điều hoà nguồn vốn, đồngthời thông qua khung lãi suất quy định giúp cho chính sách tiền tệcủa Chính phủ được thực hiện, điều hoà lưu thông tiền tệ góp phần
ổn định tiền tệ, và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chínhtiền tệ
Hơn nữa, thông qua tín dụng xanh, Chính phủ có những chínhsách ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành thânhiện với môi trường - xã hội, trọng điểm nhờ vào việc đưa ra các
ưu đãi tín dụng do vậy đã kích thích thúc đẩy các doanh nghiệpđầu tư vào các vùng, ngành trên trong diện ưu tiên của Chính phủ,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát triển cân đối vàbền vững trong cả nước
1.1.3 Phân loại Tín dụng xanh
Có rất nhiều cách phân loại Tín dụng xanh dựa vào các căn cứkhác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu Tuy nhiên người tathường phân loại theo một số tiêu thức sau:
1.1.3.1 Căn cứ theo thời hạn cấp tín dụng
Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3loại sau:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới mộtnăm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổsung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp haycho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng
để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến
Trang 26đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thờihạn thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm,được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và
mở rộng sản xuất có quy mô lớn, đầu tư cho các dự án có thời hạnthu hồi vốn dài
Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hìnhthành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sảnxuất
1.1.3.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
Theo mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng chia thành 2 loại:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụngđược cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất vàkinh doanh
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cánhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thườngđược dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình Tíndụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên
1.1.3.3 Căn cứ vào tính chất đảm bảo tín dụng
Theo tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tíndụng sau:
- Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản chovay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thứcnhư: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh
- Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà cáckhoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vàotín chấp Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng
Trang 27truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng,khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đốivới ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự ánsản xuất kinh doanh khả thi…
Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng xanh theocác tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối Khi các hình thức tíndụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết Phân loại tíndụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trongtừng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quảkinh tế của chúng
1.1.4 Nguyên tắc – điều kiện cấp tín dụng xanh
1.1.4.1 Nguyên tắc cấp tín dụng xanh
– Nguyên tắc hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh toánđầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn đượcvốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trì được hoạt động
– Nguyên tắc thời hạn: khoản tín dụng phải được hoàn trảđúng vào thời điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghinhận trong thỏa thuận vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng.– Nguyên tắc trả lãi: ngoài việc thanh toán đầy đủ, đúng hạnkhoản gốc, khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãitính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, được coi là giá mua quyền sửdụng vốn
– Nguyên tắc tài sản đảm bảo: để bảo vệ nguồn vốn của ngânhàng khi khách hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủnhân của các tài sản thế chấp không còn khả năng thanh toán chongân hàng
Trang 28– Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: tất cả cáckhoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiệntrong hồ sơ vay vốn.
1.1.4.2 Điều kiện cấp tín dụng xanh
– Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lựchành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của phápluật
– Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợtrong thời hạn cam kết
– Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp
– Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụkhả thi; phương án đầu tư, phục vụ đời sống khả thi kèm phương
án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật
– Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quyđịnh của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫncủa NHTM
1.1.5 Quy trình cấp tín dụng xanh
1.1.5.1 Khái niệm về quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc củangân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng chođến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồngtín dụng
1.1.5.2 Ý nghĩa của quy trình cấp tín dụng
Việc xác lập một quy trình cấp tín dụng và không ngừng hoànthiện nó đặc biệt quan trọng đối với một NHTM Về mặt hiệu quả,một quy trình cấp tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao
Trang 29chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản lý,quy trình cấp tín dụng có tác dụng:
- Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộphận trong hoạt động tín dụng
- Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn
1.1.5.3 Nội dung của quy trình cấp tín dụng
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúckhách hàng Một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tinnhư năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng,mục đích vay vốn, phương án sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả
nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương laicủa khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.Mục tiêu:
Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro chongân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiếnnhững biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngânhàng
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được
từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chícủa khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay
Trang 30Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàngtheo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sựvận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mụcđích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu
nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hàcho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốnvay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hìnhtài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ
xanh đã và đang được nhiều NHTM tại Việt Nam quan tâm Có thể nói, Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NHTM được hiểu là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ, cũng như chất lượng cấp tín dụng cho các lĩnh vực xanh tại các NHTM
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động tín dụng xanh tại NHTM
Trang 311.2.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)
Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụngxanh qua các năm, đánh giá khả năng cho vay các lĩnh vực xanhcủa nền kinh tế, cũng như tình hình thực hiện kế hoạch tín dụngxanh của ngân hàng Thêm vào đó, chỉ tiêu càng cao thì mức độhoạt động tín dụng xanh của ngân hàng càng có hiệu quả, vàngược lại
(Dư nợ năm nay – Dư nợ nămtrước)
x 100%
Dư nợ năm trước
1.2.2.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%)
Tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởngdoanh số cho vay cũng là chỉ tiêu dùng để so sánh sự tăng trưởngcủa hoạt động tín dụng xanh qua các năm nhưng bao gồm toàn bộ
dư nợ cho vay các lĩnh vực xanh của nền kinh tế trong năm đếnthời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi
(DSCV năm nay – DSCV năm trước)
x 100%
DSCV năm trước
1.2.2.3 Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng xanh (%)
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tàichính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi vay
từ hoạt động cho vay các lĩnh vực xanh của nền kinh tế Tỷ lệ thulãi càng lớn thể hiện hoạt động tín dụng xanh hiệu quả, có nhữngđóng góp lớn về tài chính cho hoạt động kinh doanh chung củangân hàng
Tổng lãi thu từ hoạt động tín dụng xanh
Trang 321.2.2.5 Hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự pháttriển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tíndụng xanh nói riêng
+ Kênh phân phối truyền thống: thể hiện ở số lượng chi nhánh,phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc, sự phân bố các chi nhánhtheo lãnh thổ địa lý Đặc điểm của khách hàng xanh là doanhnghiệp số lượng lớn nhưng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàngngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới có thểgiao dịch được với ngân hàng, trong khi các điểm giao dịch củangân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi Vì vậy một ngân hàng
Trang 33có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp sẽ giúp dễdàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn.
+ Kênh phân phối hiện đại: kênh phân phối dựa trên nền tảngcông nghệ mới bằng những thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy vi tính,điện thoại Việc triển khai công nghệ ngân hàng hiện đại đã rútngắn khoảng cách về không gian và tiết kiệm thời gian, giúp ngânhàng giảm bớt áp lực phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp
1.2.2.6 Tỷ lệ nợ xấu
Phát triển hoạt động tín dụng xanh phải đảm bảo đi đôi vớităng chất lượng tín dụng xanh Chất lượng tín dụng một phần đượcthể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợxấu - đánh giá khả năng thu hồi nợ
Khái niệm nợ xấu: Tại Việt Nam việc phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theoQuyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định
số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam Theo đó “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộcnhóm 3, 4 và 5 Việc phân loại nợ thực hiện như sau:
+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánhgiá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Các khoản nợ được TCTD đánh giá
có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu kháchhàng suy giảm khả năng trả nợ
+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánhgiá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khảnăng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
Trang 34+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được TCTD đánh giá cókhả năng tổn thất cao
+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ được TCTDđánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn Tỷ lệ nợ xấu củamột ngân hàng càng thấp càng tốt Thực tế, rủi ro trong kinhdoanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một
tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn Mức dưới 3% có thể coi
là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng Tỷ lệ an toàn chophép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%
1.2.2.7 Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng xanh
Mức độ đa dạng hoá sản phẩm tín dụng xanh phù hợp với nhucầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển hoạtđộng tín dụng xanh, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh củangân hàng trong lĩnh vực này Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phảiđược thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có củangân hàng Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thểlàm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồnlực quá mức Cơ cấu sản phẩm tín dụng xanh không đồng đềuphản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dư
nợ cao Cơ cấu sản phẩm tín dụng đồng đều thể hiện sự đa dạng
về sản phẩm Tùy theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ màngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phùhợp Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, nên ngân hàngkhông ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện íchnhất, không chỉ đáp ứng các nhu cầu thuần túy mà còn đáp ứngmọi nhu cầu vốn miễn là “không trái pháp luật” Sản phẩm càng
đa đạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năngcủa khách hàng, từ đó mở rộng thị phần
Trang 351.2.2.8 Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, không thể phản ánh thông quamột tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá nó thông qua so sánh vớichính sách tín dụng của các ngân hàng khác Tính minh bạch, ổnđịnh trong chính sách tín dụng thể hiện ở lãi suất cho vay, cam kếtgiải ngân và các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng
- Chính sách lãi suất cho vay: thể hiện ở phương thức tính lãivay (tính trên dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu), biên độ và kỳhạn thay đổi lãi suất Lãi suất huy động và cho vay quyết định chiphí và thu nhập của NHTM
- Cam kết giải ngân: thể hiện ngân hàng có sẵn lòng giải ngânsau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực và khi khách hàng có nhucầu sử dụng vốn hay không
- Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng như phí thẩm địnhtài sản đảm bảo, phí thu xếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí phạtchậm trả nợ… Khi các ngân hàng đều có thể đáp ứng tốt nhu cầucủa khách hàng với nền tảng sản phẩm tín dụng tương tự nhau thìtiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng ảnh hưởngrất lớn đến khách hàng trong việc ra quyết định lựa chọn ngânhàng để vay vốn
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng xanh
1.2.3.1 Sự phát triển kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liênquan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau Do đó, bất kỳ sự biến độngnào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả cáclĩnh vực khác, trong đó có hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 36nói chung và hoạt động tín dụng xanh nói riêng Khi nền kinh tế ởthời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, hướng tớinhững kế hoạch phát triển bền vững khi đó các dự án xanh củadoanh nghiệp được triển khai nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên do đóNHTM có cơ hội phát triển hoạt động tín dụng xanh Ngược lại, khinền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớndoanh nghiệp hạn chế vay vốn hoặc e ngại việc không đủ khảnăng chi trả nợ vay cho những dự án xanh của họ
1.2.3.2 Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật bao gồm hệ thống văn bản pháp lý củanhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tíndụng xanh của NHTM Nếu những văn bản pháp luật không rõràng, không đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối vàtổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng Ngượclại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môitrường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thịtrường để hoạt động tín dụng xanh nói riêng và hoạt động kinhdoanh của NHTM nói chung được diễn ra thông suốt và hiệu quả.Một hệ thống pháp lý ổn định và thống nhất tạo điều kiện thuận lợicho NHTM xây dựng đường lối phát triển đi vào quỹ đạo ổn định,ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phầnnâng cao được hiệu quả tín dụng đồng thời Ngân hàng Nhà nước
có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia
1.2.3.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sựphát triển hoạt động kinh doanh của mọi thành phần doanhnghiệp Do đó, trong lĩnh vực ngân hàng thì sự cạnh tranh về lãisuất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các ngân hàng khác sẽảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng xanh của một NHTM
Trang 37Sự cạnh tranh giữa các NHTM là một cuộc đua trong đó yếu tốnăng lực nội tại của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra
để khẳng định vị thế của mình thì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàngcần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm,dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác Chính sựkhác biệt này góp phần tích cực trong công cuộc phát triển hoạtđộng tín dụng xanh của mỗi ngân hàng
1.2.3.4 Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước
Khi Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp đểkhuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài vàonhững dự án xanh như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảmthuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm chongười lao động sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDPtăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm nhu cầu vốn doanh nghiệp tăng
và làm cho hoạt động tín dụng xanh của các NHTM phát triển
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Với hơn một thập kỷ tăng trưởng kinh tế trung bình 10%/năm,Trung Quốc đã và đang phải đánh đổi bằng những tổn thất môitrường rất lớn Và hiện nay ô nhiễm môi trường và sử dụng nănglượng kém hiệu quả đang trực tiếp đe dọa phát triển kinh tế, ổnđịnh xã hội cũng như hình ảnh của Trung Quốc trên các diễn đànquốc tế Cùng với việc Trung Quốc nổi lên với tư cách nhà sản xuất
và đầu tư trên toàn cầu, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng
bị chú ý nhiều hơn, cả trong nước lẫn ở nước ngoài, về các hoạtđộng có ảnh hưởng đến môi trường và xã hội Các ngân hàng giúptiếp sức cho sự tăng trưởng này thông qua việc cấp tín dụng cho
Trang 38các doanh nghiệp, thường là trong khuôn khổ các chính sách kinh
tế quốc dân hoặc theo chỉ thị của chính quyền địa phương Cáckhoản nợ khó đòi gắn liền với các vấn đề môi trường nghiêm trọngcủa khách hàng đã ảnh hưởng xấu tới một số ngân hàng Hiện cácngân hàng Trung Quốc đã nhận thức rõ hơn về sự cần thiết củaviệc các khách hàng doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật TrungQuốc về đánh giá môi trường và ô nhiễm
Xuất phát từ thực tế đó, Trung Quốc đã ban hành chính sáchTín dụng xanh với mục đích sử dụng công cụ chính sách tài chính
và chính sách ưu đãi để cải thiện hoạt động bảo vệ môi trường củadoanh nghiệp và góp phần giảm thiểu ô nhiễm Cụ thể như sau:
- Chính sách Tín dụng xanh-Một sáng kiến đòi hỏi công tác liênngành:
Chính sách Tín dụng xanh được ban hành nhằm hạn chế cấptín dụng cho các doanh nghiệp/dự án đang tiêu tốn nhiều nănglượng và gây ô nhiễm môi trường cũng như khuyến khích tài trợcác doanh nghiệp/dự án tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải.Theo chính sách này:
+ Tất cả những doanh nghiệp nào không thực hiện các đánhgiá môi trường bắt buộc hoặc không qua được các sát hạch về ônhiễm sẽ bị các ngân hàng từ chối cho vay
+ Các doanh nghiệp đang có các khoản TDNH mà bị phát hiện
có các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bịngân hàng thu hồi lại các khoản vay
Để đảm bảo chính sách này được triển khai thực hiện, Bộ Bảo
Vệ Môi Trường Trung Quốc đã thiết lập và duy trì một “danh sáchđen” liệt kê các doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu vềbảo vệ môi trường Các ngân hàng không được cho các doanh
Trang 39nghiệp trong “danh sách đen” vay vốn cho đến khi các doanhnghiệp này hoàn thành các nghĩa vụ về bảo vệ môi trường và đượcchính thức ra khỏi “danh sách đen” Thông tin về các doanhnghiệp này cũng được đưa vào cơ sở dữ liệu tín dụng tại Trung tâmThông tin Tín dụng của Trung Quốc để theo dõi và giám sát.
Thêm vào đó nhiều quy định hướng dẫn và giám sát hoạt độngcủa ngành ngân hàng được ban hành nhằm mục tiêu chỉ đạo cácđịnh chế tài chính thực hiện chính sách Tín dụng xanh một cáchnghiêm túc
- Chính sách tín dụng xanh-Thông điệp mạnh mẽ gửi đếnngành ngân hàng về trách nhiệm của ngành đối với bảo vệ môitrường Chính sách khuyến khích các ngân hàng có thái độ thíchhợp đối với quản lý các rủi ro về môi trường và xã hội, góp phầnbảo vệ uy tín của ngân hàng Chính sách cũng mở ra cơ hội kinhdoanh mới trong các lĩnh vực liên quan đến tiết kiệm năng lượng
và giảm thải Thêm vào đó một số ngân hàng ở Trung Quốc đãthiết lập hệ thống nội bộ, chính sách, quy trình và cơ sở dữ liệu vàcông cụ để thực hiện chính sách tín dụng xanh này Ngân hàngCông thương Trung Quốc (ICBC) là một điển hình trong việc thiếtlập một cơ sở dữ liệu gồm 47.000 khách hàng và những thông tin
về môi trường liên quan đến số khách hàng này ICBC phân loạikhách hàng căn cứ vào tác động đối với môi trường theo 9 mức, từ
“thân thiện với môi trường” đến “rủi ro đối với môi trường”
- Chính sách Tín dụng xanh-Cam kết thi hành ở cả cấp trungương đến địa phương Nhận thức hạn chế của cán bộ địa phương
và các ngân hàng quy mô nhỏ cũng đang hạn chế độ bao phủ củachính sách Tín dụng xanh này
1.3.2 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Trang 40Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới là một trong những nướcđầu tiên có quy định về trách nhiệm đối với môi trường không chỉđối với doanh nghiệp gây ô nhiễm mà còn của các bên liên quankhác, trong đó bao gồm cả ngân hàng cho vay vốn các công trình,
dự án gây ô nhiễm khi thông qua Đạo luật Bồi hoàn Môi trườngToàn diện (CER-CLA) năm 1980 Mặc dù Đạo luật này có miễn trừtrách nhiệm của người cho vay (thường là các tổ chức tín dụng),nhưng những trường hợp người cho vay có tham gia một mức nhấtđịnh đến việc đảm bảo an toàn môi trường, xã hội của công trình,
dự án gây ô nhiễm thì cũng phải nộp phạt một khoản phí khôngnhỏ Năm 1990, Tập đoàn tài chính Fleet Factors đã bị tòa án Hoa
Kỳ ra phán quyết phải thực hiện bồi hoàn môi trường do đầu tư và
có liên đới trực tiếp đến một công trình gây ô nhiễm Đây là một vụkiện kinh điển trong ngành tài chính Hoa Kỳ, mặc dù gây nhiềutranh cãi vẫn khiến cho các tổ chức tín dụng sau đó phải nghiêmtúc tính toán đến những rủi ro môi trường khi cho vay vốn Bêncạnh đó, những quy định nghiêm ngặt của CER-CLA về bồi hoànmôi trường cũng tác động gián tiếp đến các ngân hàng vì nếu phảibồi hoàn môi trường thì chủ đầu tư dự án sẽ mất khả năng trả nợngân hàng Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD) dẫn kết quảmột cuộc điều tra của Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ cho biết, sau vụFleet Factors, 63% ngân hàng ở Hoa Kỳ đã từ chối cấp vốn cho các
dự án mà họ cho là có rủi ro về môi trường và 46% trong số cácngân hàng này quyết định chấm dứt tài trợ cho một số ngành haygây ô nhiễm môi trường
1.3.3 Kinh nghiệm của Bangladesh
Tuy là một trong những nước kém phát triển nhất, nhưng Ngânhàng Trung Ương Bangladesh là ngân hàng trung ương đầu tiên cócái nhìn và nhận thức sâu sắc với hoạt động ngân hàng xanh Theo
đó, Ngân hàng Trung Ương Bangladesh đặt mục tiêu cho tín dụng