Động cơ điện một pha 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện cơ bản (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)

4. Dây tiếp đất; 5 Rơle bảo vệ qúa nhiệt; 6 Rơle điều chỉnh nhiệt độ; 7 Bình nước nóng

3.3. Động cơ điện một pha 1 Khái niệm

3.3.1. Khái niệm

Các động cơ điện gia dụng đều có chung mục đích là biến điện năng thành cơ năng để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt tiện nghi của con người. Động cơ điện kết hợp với cơ cấu chức năng. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta chế tạo cơ cấu chức năng phù hợp có thể đảm trách được nhiệm vụ đặt ra.

 chiều quay của kim khi đóng

khóa K

 chiều quay của kim khi mở

khóa K + - S 1 S 2 P 1 P 2 Cực tính CT K + - - H 1 H 2 X 2 X 1 Cực tính PT K

84

Mặt khác, các thông số của động cơ điện cũng phải tương thích với nhiệm vụ của thiết bị. Đặc biệt là công suất và tốc độ quay của động cơ là 2 thông số chính có tính quyết định đến hiệu quả làm việc của thiết bị.

Động cơ điện gia dụng thường là loại một pha.

3.2. Cấu tạo:

Động cơ không đồng bộ một pha (ĐKB) là loại động cơ làm việc ở nguồn điện xoay chiều một pha. Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: stato và rôto

Hình 3.30: Cấu tạo động cơ 1 pha Stato

- Stato: là phần đứng yên của máy, gồm lõi thép và dây quấn stato. Stato là một lõi thép hình trụ có xẻ rãnh, được ghép lại từ những lá thép mỏng có sơn cách điện. Trong rãnh của lỏi thép stato có đặt bộ dây quấn 1 pha, dây quấn stato được quấn bằng dây điện từ.

- Cuộn dây stato bao gồm:

+ Dây quấn chính (còn gọi là dây quấn làm việc, dây chạy - R): Đây là cuộn dây làm việc của động cơ; được quấn bằng dây to, ít vòng. Dây chạy sẽ được đấu vào nguồn điện trong suốt quá trình động cơ làm việc.

+ Dây quấn phụ (dây quấn mở máy, dây đề - S): Có nhiệm vụ kết hợp với dây quấn chính để tạo ra mô men quay ban đầu giúp động cơ khởi động.

85

Hình 3.31 : Cấu tạo stato

Dây quấn phụ được đặt lệch 900 điện so với dây quấn chính; thường dây quấn phụ có tiết diện nhỏ hơn và số vòng nhiều hơn dây quấn chính. Khi động cơ làm việc cuộn dây này có thể được nối song song với dây quấn chính hoặc có thể được cắt ra sau khi khởi động xong.

Tùy từng loại động cơ mà dây quấn phụ có thể có hoặc không; có thể ở dạng này hay dạng khác. Nghĩa là, dây quấn phụ có thể được thay bằng vòng ngắn mạch hay vòng dây chập ngược.

Rôto:

Rôto là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.

Lõi thép rôto: Lõi thép rôto gồm các lá thép kỹ thuật điện được lấy từ phần bên trong của lõi thép stato ghép lại, mặt ngoài dập rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có dập lỗ để lắp trục.

Dây quấn: Dây quấn rôto của máy điện không đồng bộ có hai kiểu : rotor ngắn mạch còn gọi là roto lồng sóc và roto dây quấn.

* Roto lồng sóc (hình 3.43) gồm các thanh đồng hoặc thanh nhôm đặt trong rãnh và bị ngắn mạch ở hai đầu. với động cơ cỡ nhỏ, dây quấn roto được đúc bằng nhôm nguyên khối gồm thanh dẫn, vành ngắn mạch, cánh tản nhiệt và cánh quạt làm mát .

Các động cơ công suất trên 100KW thanh dẫn làm bằng đồng được đặt vào các rãnh roto và gắn chặt vào vành ngắn mạch.

86

* Rôto dây quấn: gồm lõi thép, dây quấn phần ứng, cổ góp và trục máy.

Hình 3.33: Cấu tạo rôto lồng sóc

Hình 3.44 : Cấu tạo Rôto dây quấn a. Lá thép rôto;

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện cơ bản (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)