1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo hiểm xã hội của nhật bản và một số gợi ý chính sách cho việt nam

4 1,1K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 280,02 KB

Nội dung

Do đó, để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội có hiệu quả, trong đó cần chú trọng tới việc phân tích

Trang 1

Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý

chính sách cho Việt Nam

Hoàng Thị Hạnh

Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

Năm bảo vệ: 2014

Abstract Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH và các chế độ

BHXH Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chế độ cơ bản của BHXH Nhật Bản giai đoạn

2000 – 2011 Chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa BHXH Nhật Bản và BHXH Việt Nam Đưa ra một số gợi ý về chính sách cho BHXH Việt Nam từ những kết quả nghiên cứu về BHXH của Nhật Bản

Keywords Kinh tế chính trị; Bảo hiểm xã hội; Chính sách xã hội; Nhật Bản

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội xuất phát từ trách nhiệm của nhà nước trước những nhóm dân cư, cộng đồng người bị rủi ro, mất thu nhập vì một lý do nào đó Mô hình bảo hiểm xã hội đầu tiên ra đời cách đây khoảng 200 năm ở châu Âu với nhiều nỗ lực của nhà nước Phổ nhằm khắc phục những bất bình đẳng trong thu nhập, điều hòa rủi ro, tạo điều kiện cho nhóm dân cư nghèo được thụ hưởng những điều kiện tối thiểu Ngày nay, bảo đảm an sinh là một quyền cơ bản của con người, mức độ đảm bảo quyền an sinh là một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, dân tộc Trong đó, bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của mỗi nước Việt Nam mới bước vào quá trình hội nhập và phát triển, có nhiều vấn đề, mục tiêu cần phải phấn đấu giải quyết, trong đó không thể thiếu mục tiêu thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội cho toàn dân Do đó, để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu nhằm xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội có hiệu quả, trong đó cần chú trọng tới việc phân tích và học tập mô hình bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới

Nhật Bản được đánh giá là một cường quốc về kinh tế kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ, có nền kinh tế đứng thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc Với tiềm lực kinh tế đó, Nhật Bản có điều kiện phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện với mức độ bao phủ rộng khắp đến các thành viên trong xã hội Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành Quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1874, sau đó lần lượt các luật liên quan đến vấn đề an sinh xã hội ra đời như: Luật Hưu trí, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phúc lợi xã hội, Luật Vô gia cư…Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội ở Nhật Bản bao gồm các hệ thống cứu trợ xã hội nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho tất cả những người gặp khó khăn trong cuộc sống bằng các hỗ trợ về chăm sóc y tế, chi phí giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề, xây dựng cơ sở phục hồi chức năng, ký túc xá cho người nghèo…; hệ thống phúc lợi xã hội cung cấp cho những người người tàn tật, người già, trẻ em…; bảo hiểm xã hội với hệ thống lương hưu công cộng đảm

Trang 2

bảo an ninh thu nhập cho người già; bảo hiểm y tế với hệ thống y tế công cộng chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng bệnh vì mục tiêu sống khỏe mạnh cho người dân Nhật Bản Một thành công của Nhật Bản là đã xây dựng và duy trì được mô hình hợp tác công tư trong thực hiện an sinh xã hội Trong đó, một phần chi tiêu cho an sinh xã hội lấy từ ngân sách nhà nước, còn lại nguồn cung cấp chính là các công ty và tập đoàn kinh tế Nhờ đó, nguồn lực cho thực hiện an sinh xã hội ở Nhật Bản hết sức to lớn, tạo điều kiện cho mở rộng mức độ bao phủ của lưới an sinh Những thành tựu của Nhật Bản trong lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng đã cung cấp cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm quý báu đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Vậy hệ thống bảo hiểm xã hội Nhật bản được thực hiện như thế nào? Bảo hiểm xã hội Việt Nam có gì khác so với bảo hiểm xã hội Nhật Bản? Nước ta có thể học tập gì và học tập như thế nào từ kinh nghiệm của Nhật Bản để xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội hiệu quả? Đó là những vấn đề cần thiết nghiên cứu để phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo đảm xã hội và vận dụng bài học kinh nghiệm của các nước phát triển trong xây dựng hệ thống an sinh xã hội nói chung, hệ thống bảo hiểm xã hội nói riêng Có thể kể đến một số công trình như:

- Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng (1998), “Một số vấn đề phúc lợi xã hội của Nhật

Bản và Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Cuốn sách được biên tập trên cơ sở tập hợp

17 báo cáo nghiên cứu tương đối toàn diện và sâu sắc của các tác giả trong và ngoài Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản về các vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản và Việt Nam

- Đinh Công Tuấn (2008), “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống an sinh xã

hội của một số nước EU điển hình như Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển… tác giả Đinh Công Tuấn đã phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế của các hệ thống đó, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới

- Đỗ Thiên Kính (2005), “Kinh nghiệm Nhật Bản trong việc xây dựng hệ thống phúc

lợi xã hội”, Đề tài cấp Viện – Viện Khoa học xã hội Việt Nam Đề tài đã phân tích hệ

thống phúc lợi của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển các chính sách phúc lợi xã hội

Mới đây, một cuộc hội thảo với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội – Kinh nghiệm Nhật Bản” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội đã cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản trong thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội làm cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng vào Việt Nam

Nhật Bản cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về an sinh xã hội

của đất nước, điển hình là: Shuzo Nishimura (2011), “An sinh xã hội ở Nhật Bản”, Viện Dân số

và An sinh xã hội Nhật Bản; Toshiaki Tachibanaki (2006), “Cải cách an sinh xã hội Nhật Bản

trong thế kỷ 21”, Đại học Kyoto Tuy vậy, việc nghiên cứu một cách chuyên biệt về bảo hiểm xã

hội của Nhật Bản để làm cơ sở thực tiễn cho xây dựng và phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề chưa được đề cập Do vậy, vẫn còn câu hỏi đặt ra đối với việc nghiên cứu vấn đề này, đó là:

Thứ nhất: Nhật Bản đã xây dựng và phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội như thế nào?

Việc thực hiện các chế độ BHXH cơ bản của Nhật Bản có những ưu, nhược điểm gì?

Thứ hai: Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm gì từ Nhật Bản trong việc xây dựng hệ

thống BHXH nói chung, và hoạch định chính sách đối với từng chế độ BHXH nói riêng?

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá hệ thống bảo hiểm xã hội Nhật Bản, chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội của Nhật Bản Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm có thể học tập trong xây dựng hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề bảo hiểm xã hội

- Phân tích, đánh giá hệ thống bảo hiểm xã hội của Nhật Bản

- Phân tích sự tương đồng và khác biệt về vấn đề bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Nhật Bản, chỉ ra điều kiện và khả năng vận dụng những kinh nghiệm từ Nhật Bản về chính sách bảo hiểm xã hội

- Đưa ra một số gợi ý về chính sách trong xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam

từ kinh nghiệm Nhật Bản

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội của Nhật Bản

- Phạm vi nghiên cứu: tình hình các chế độ cơ bản của bảo hiểm xã hội Nhật Bản giai

đoạn 2000 – 2011 Hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam và khả năng vận dụng kinh nghiệm Nhật Bản trong thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu kinh tế chính trị trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử

Các phương pháp cụ thể là:

- Phương pháp kết hợp logic và lịch sử: Logic kết hợp với lịch sử nhằm khám phá ra bản

chất và quy luật nội tại chi phối sự phát triển của lịch sử, đồng thời còn phản ánh được một cách khái quát lịch sử sự vật ở những nét chủ yếu Trong phạm vi luận văn, phương pháp logic kết hợp với lịch sử thể hiện rõ ở việc phân tích bảo hiểm xã hội Nhật Bản trong giai đoạn 2000 –

2011 để chỉ ra nét tương đồng, khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội làm cơ sở cho sự vận dụng vào Việt Nam

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Quá trình nhận thức là quá trình sử dụng kết hợp,

xen kẽ giữa phân tích và tổng hợp Phân tích cho ta nhận thức cụ thể về các mặt riêng lẻ của vấn

đề nghiên cứu Tổng hợp cho ta nhận thức về sự hoàn chỉnh, thống nhất của vấn đề trên cơ sở kết hợp một cách biện chứng các kết quả nghiên cứu của phân tích Đây cũng là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản của luận văn Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của hệ thống bảo hiểm xã hội Nhật Bản, luận văn tổng hợp các kết quả nghiên cứu đó để đưa ra một số gợi ý

về chính sách cho bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Phương pháp phân tích số liệu thống kê: luận văn sử dụng các phương pháp của khoa

học thống kê để phân tích các số liệu có được về việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội của Nhật Bản

6 Những đóng góp của luận văn

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chế độ cơ bản của bảo hiểm xã hội Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2011

- Chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm

xã hội Nhật Bản

- Đề xuất một số gợi ý về chính sách cho bảo hiểm xã hội Việt Nam từ những kết quả nghiên cứu bảo hiểm xã hội Nhật Bản

7 Bố cục luận văn

Chương 1 Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội

Chương 2 Hệ thống bảo hiểm xã hội Nhật Bản

Chương 3 Một số gợi ý về chính sách cho bảo hiểm xã hội Việt Nam từ kinh nghiệm

Nhật Bản

Trang 4

References

Tiếng Việt

1 Mai Ngọc Cường (2009), “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở

Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

2 Phan Văn Cừ (2008), “Một số quan điểm, phương hướng xây dựng và phát triển hệ thống

chính sách an sinh xã hội ở Việt nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 10, tr.12

3 Hoàng Mạnh Cừ, Đoàn Thị Thu Hương (2011), “Giáo trình Bảo hiểm xã hội”, Nxb Tài

chính, Hà Nội

4 Nguyễn Văn Định (2008), “Giáo trình an sinh xã hội”, Nxb Trường Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội

5 Nguyễn Văn Định (2002), “Vấn đề an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 5, tr 9

6 Dương Phú Hiệp, Nguyễn Huy Dũng (1998), “Một số vấn đề phúc lợi xã hội của Nhật

Bản và Việt Nam”, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội

7 Đỗ Thiên Kính (2005), “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng hệ thống phúc

lợi xã hội”, Đề tài cấp Viện – Viện Khoa học xã hội Việt Nam

8 Trần Thị Nhung (2008), “Đảm bảo xã hội trong nền kinh tế Nhật Bản hiện nay”, Nxb

Từ điển bách khoa

9 Justino Patricia (2006), “Khuôn khổ xây dựng tổng thể quốc gia về an sinh xã hội ở Việt

Nam”, Tài liệu của UNDP Việt Nam

10 Nguyễn Thị Kim Phụng (2005), “Giáo trình Luật an sinh xã hội”, Nxb Tư pháp, Hà

Nội

11 Phan Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009), “Lý

thuyết và mô hình an sinh xã hội (Phân tích thực tiễn ở Đồng Nai)”, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội

12 Lê Thị Hoài Thu (2007), “Nghiên cứu pháp luật an sinh xã hội một số nước trên thế

giới”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 9, tr 15

13 Đinh Công Tuấn (2008), “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

Tiếng Anh

14 Toshiaki Tachibanaki (2002), “Social Security Reform in Japan in the 21 st Century”,

Kyoto University

15 Shuzo Nishimura (2011), “Social Security in Japan”, National Institute of Population

and Social Security Research

Website:

16 http://www.luatbaohiemxahoi.com

17 http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn

18 http://thuvienphapluat.vn

19 www.baohiemxahoi.gov.vn/

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w