Hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam

5 288 0
Hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Văn Huy Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Tuấn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Hoạt động đầu tư; Bảo hiểm xã hội; Việt Nam; Quản lý kinh tế. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn nghiên cứu Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Chính vì vậy, chính sách BHXH luôn là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo các vấn đề xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách Nhà nước (NSNN) được quản lý bởi cơ quan phụ trách BHXH. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng để chi trả cho người tham gia BHXH, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ là những người tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm: Người tham gia BHXH, người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Do tính đặc thù của quá trình thu và quá trình chi BHXH, nên quỹ BHXH luôn có một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến. Lượng tiền tạm thời nhàn rỗi này có thể biến động tăng và cũng có thể biến động giảm do mất an toàn, giảm giá trị do yếu tố lạm phát. Vì vậy, bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH đã trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH. Mặc dù mới được thành lập từ năm 1995, nhưng BHXH Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, góp phần không nhỏ trong công tác đảm bảo an sinh xã hội nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Hiện nay quỹ BHXH đã kết dư được hàng trăm nghìn tỷ đồng, số tiền này đang được BHXH Việt Nam đem đi đầu tư nhằm bảo toàn, tăng trưởng quỹ, hoạt động này đã cung cấp một nguồn tài chính không nhỏ cho NSNN cũng như các thành phần kinh tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được thì vấn đề đầu tư quỹ BHXH sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn bảo tồn được quỹ BHXH là một vấn đề không dễ đối với BHXH Việt Nam. Câu hỏi để hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng phát triển mà vẫn bảo tồn được quỹ BHXH thì cần phải có giải pháp như thế nào? Là câu hỏi có ý nghĩa thực tiễn lớn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “ Hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình khoa học đề cập nghiên cứu đến vấn đề này như: Đề tài “Quỹ BHXH và những giải pháp đảm bảo sự cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2010-2020” của tác giả Đỗ Văn Sinh (năm 2000). Trong đề tài này tác giả Đỗ Văn Sinh đã đề cập đến vấn đề cân đối thu – chi và đầu tư quỹ, nhưng thời kỳ đó chưa sáp nhập BHYT vào BHXH và đối tượng tham gia BHXH còn rất hạn chế; đề tài: “Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH-thực trạng và giải pháp” của tác giả Hoàng Hà (năm 2000) ở đề tài này tác giả Hoàng Hà cũng đã đi sâu phân tích thực trạng và đưa ra các biện pháp về đầu tư quỹ BHXH, nhưng khi đó quỹ BHXH kết dư không đáng kể và chủ yếu cho Quỹ hỗ trợ phát triển vay với lãi suất thấp do Chính phủ quy định; đề tài: “Phát triển hoạt động đầu tư tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giai đoạn 2003- 2008” của tác giả Đoàn Chiến Thắng (năm 2010). Thời kỳ này Luật BHXH mới có hiệu lực thi hành cho nên tác giả Đoàn Chiến Thắng cũng chỉ phân tích vấn đề đầu tư quỹ khi Luật BHXH chưa ra đời. Nội dung của các công trình khoa học nói trên đã đề cập đến hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam trong các giai đoạn nhất định. Tuy nhiên từ khi có Luật BHXH ra đời đến nay chưa có đề tài nào đề cập một cách chuyên sâu, toàn diện về hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn này làm rõ thực trạng hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam, giai đoạn 2007-2013. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để đạt được mục đích của luận văn đặt ra, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn được xác định như sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam từ khi Luật Bảo hiểm xã hội ra đời đến nay (2007-2013). - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động đầu tư quỹ BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013. Hoạt động đầu tư, số liệu, tài liệu mà tiểu luận nghiên cứu, tham khảo được giới hạn từ 2007 đến 2013. Tuy vậy, một số vấn đề, hoạt động đầu tư từ trước 2007 và sau 2013 cũng được tham khảo và đề cập nhằm tăng tính đầy đủ và tính thời sự cho luận văn 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về BHXH nói chung và hoạt động đầu tư quỹ BHXH nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn còn sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích; so sánh; tổng hợp; tổng kết thực tiễn; chuyên gia. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về hoạt động đầu tư quỹ của BHXH. Những số liệu và các kết luận rút ra trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về quỹ BHXH. Những giải pháp và kiến nghị của luận văn giúp cho BHXH Việt Nam tham khảo, áp dụng vào thực tiễn hoạt động đầu tư quỹ BHXH. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo quyết toán ngân sách các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH 2007-2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. 3. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 4. Bộ Tài chính (2001), Thông tư số 66/2001/TT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2001 hướng dẫn sửa đổi một số điều của Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 5. Chính phủ (1993), Nghị định số 43-CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 quy định tạm thời chế độ Bảo hiểm xã hội. 6. Chính phủ (1995), Nghị định số 12-CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội. 7. Chính phủ (1995), Nghị định số 19-CP ngày 26 tháng 02 năm 1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 8. Chính phủ (1998), Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1998 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ. 9. Chính phủ (2002), Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 10. Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 11. Chính phủ (2008), Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 12. Chính phủ (2008), Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 22/12/2008 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 13. Chính phủ (2009), Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế. 14. Chính phủ (2011), Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ. 15. Đỗ Văn Sinh (2000), Cơ sở khoa học xây dựng mô hình và cơ chế hoạt động của tổ chức đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 16. Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Luật Bảo hiểm y tế (2008), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Nguyễn Huy Ban (2000), Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 19. Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 20. Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 về việc chuyển Bảo hiểm y tế về Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 21. Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/03/2007 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối vời Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 22. Quyết định số 606/TTg ngày 29/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 23. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 24. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 25. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 26. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Thị trường Chứng khoán phân tích cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. . hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động đầu tư của Bảo hiểm. chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chương. dựng mô hình và cơ chế hoạt động của tổ chức đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 16. Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Nhà xuất bản

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan