1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện quốc oai

8 1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 306,77 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tế đó,em quyết định chọn hướng nghiên cứu: “Quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quốc Oai” nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những mặt cò

Trang 1

Quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây

dựng cơ bản ở huyện Quốc Oai

Nguyễn Trung Thành

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01

Người hướng dẫn: TS Đinh Văn Thông

Năm bảo vệ: 2014

Keywords Quản lý kinh tế, Quản lý nhà nước, Xây dựng cơ bản, Đầu tư

Content

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích, mục tiêu của người đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản là một nhu cầu cấp thiết tạo ra hạ tầng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế luôn là một nhiệm vụ trọng tâm được Đảng

bộ và nhân dân thành phố Hà Nội nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng đặc biêt quan tâm Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đầu tư xây dựng cơ bản, trong những năm qua cùng với sự hỗ trợ của UBND Thành phố Hà Nội, Huyện ủy, HĐND&UBND huyện Quốc Oai đã nỗ lực tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khai thác và huy động mọi nguồn lực

để đầu tư cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của huyện

đã đạt được một số thành tựu quan trọng, tạo ra hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng được yêu cầu phát triển chung, tạo ra động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đới sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý nhà nước về

Trang 2

công tác đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng trên địa bàn huyện Quốc Oai vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như đầu tư dàn trải, tình trạng thất thoát lãng phí vốn còn xảy ra nhiều, quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ và phù hợp… Xuất phát từ thực tế đó,em quyết định chọn hướng nghiên cứu: “Quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quốc Oai” nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đầu tư XDCB trong thời gian tới

Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng

cơ bản ở huyện Quốc Oai” để làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện tại chưa có một công trình nào nghiên cứu về Quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Tuy nhiên cũng có một vài đề tài nghiên cứu về vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản như: " Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ” của Thạc sỹ kinh tế Trịnh Đình Dũng năm 2000; Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Tiến Dĩnh, năm 2003: "Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" ; Bộ Xây dựng (2003): "Điều tra, khảo sát thực trạng hệ thống và hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế",

Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng biên bản nghiệm thu ngày 18/12/2005;Bộ Xây dựng (2005): "Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện pháp luật xây dựng ở địa phương Đề xuất các biện pháp phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật để đạt hiệu quả", Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng, biên bản nghiệm thu 20/3/2006;Bộ Xây dựng (2007): "Khảo sát, đánh giá thực trạng, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản có liên quan; phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý những vấn đề trùng lắp, mâu thuẫn và bất cập nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đồng bộ", Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng, biên bản nghiệm thu ngày 22/1/2008; Nguyễn Huy Thường (2007): “Hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học;Ma Thị Luận (2008): “Văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng: thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học;Lê Thanh Liêm (2005): "Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý

Một số bài viết của các chuyên gia xây dựng trong các tạp chí chuyên ngành xây dựng như

+ Dương Văn Cận (2006): "Đổi mới cơ chế quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng công

Trang 3

trình - một bước tất yếu trong quá trình hội nhập", Tạp chí Kinh tế Xây dựng số 6/2006 + Chu Văn Chung (2002): “Thực hiện phương thức tổng thầu EPC là bước tạo đà cho doanh nghiệp vươn lên làm chủ thị trường đầu tư xây dựng”, Tạp chí Xây dựng số 1/2002; + Lê Đình Tri (2007): “Quy chế quản lý kiến trúc đô thị: Công cụ hữu hiệu của chính quyền đô thị”, Tạp chí Xây dựng số 10/2007;

+ Nguyễn Mạnh Thu (2006): “Thiết kế các đô thị mới ở Hà Nội”, Tạp chí Kiến trúc số 6/2006;

+ Hoàng Thọ Vinh (2006): “Quy chế khu đô thị mới: Cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển và quản lý các dự án khu đô thị mới”, Tạp chí Xây dựng số 3/2006;

+ Nguyễn Phú Đức (2007): “Nghĩ về kiến trúc Thủ đô Hà Nội 20 năm sau đổi mới”, Tạp chí Xây dựng số 2/2007;

+ Nguyễn Hồng Tiến (2007): “Hạ tầng kỹ thuật đô thị năm 2006: Những chuyển biến và thách thức”, Tạp chí Xây dựng số 02/2007;

+ Nguyễn Tôn (2003): “Cấp nước đô thị - Thành tựu và thách thức”, Tạp chí Xây dựng

số 1/2003

Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung vào phân tích vai trò của hệ thống chính sách hiện tại đang áp dụng trong quản lý nhà nước hoạt động ĐTXDCB Đồng thời, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách ĐTXDCB ở nước

ta và ở một số địa phương cụ thể Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa có điều kiện đi sâu tính đặc thù, điều kiện xuất phát thấp, tính đa dạng và chưa đề cấp tới vấn đề xây dựng kết cấu

hạ tầng trong phát triển kinh tế - xã hội của một huyện như huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Vì vậy, việc tiếp tục hướng nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động quản lý Nhà nước

về ĐTXDCB trên bàn huyện Quốc Oai là cần thiết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu

tư xây dựng cơ bản, luận văn đi sâu phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quốc Oai, chỉ ra những thành tựu và bất cập trong chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quốc Oai Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quốc Oai trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:

Trang 4

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng

cơ bản tại huyện Quốc Oai trong những năm gần đây và đưa ra các đánh giá, nhận xét cần thiết, chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra trong quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng

cơ bản trên địa bàn huyện Quốc Oai;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về đầu

tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quốc Oai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Trên phạm vi địa bàn huyện Quốc Oai

+ Về thời gian: Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận chung: Luận văn quán triệt phương pháp luận của Chủ Nghĩa duy vật

biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu Đồng thời dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ

sở để nghiên cứu

5.2 Phương pháp cụ thể: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác

nhau như: Thống kê, so sánh, phận tích, tổng hợp và hệ thống hóa để làm rõ nội dung đối tượng nghiên cứu

+ Số liệu, tài liệu thứ cấp:

Số liệu, tài liệu thứ cấp bao gồm các vấn đề lý luận về Quản lý dự án, các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh, huyện có liên quan, kinh nghiệm về quản lý dự án của các nước, báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện; các sở, ban, ngành có liên quan, các tài liệu, thông tin qua sách báo, tạp chí…

+ Số liệu sơ cấp:

Thông tin, số liệu sẽ được tiến hành thu thập thông qua: điều tra, theo phương pháp điều tra xã hội học Số liệu sơ cấp sẽ được tính toán, phân tích để làm rõ về thực trạng quá trình quản lý dự án trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Phương pháp so sánh: Để đánh giá các động thái phát triển của hiện tượng, bản chất kinh tế - xã hội theo không gian, thời gian

- Phương pháp chuyên gia: Dùng tham khảo ý kiến nhằm hoàn thiện các luận cứ

- Xử lý số liệu

+ Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu

Trang 5

+ Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh và rút ra những kết luận từ thực tiễn

6 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu

tư xây dựng cơ bản

- Đánh giá thực trạng về quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Quốc Oai; chỉ ra những mặt được và chưa được trong quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quốc Oai

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Quản lý hoạt động ĐTXDCB của nhà nước

Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước trong hoạt động ĐTXDCB sử dụng ngân sách Nhà nước ở huyện Quốc Oai

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTXDCB sử dụng ngân sách Nhà nước ở huyện Quốc Oai

Reference

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Tình hình đầu tư trong những năm qua và các biện

pháp chấn chỉnh quản lý đầu tư trong thời gian tới

2 Bộ Tài chính (2007), Chế độ tài chính về quản lý đầu tư và xây dựng tập I, NXB Tài

chính, Hà Nội

3 Bộ Xây dựng (2003): "Điều tra, khảo sát thực trạng hệ thống và hiệu quả các văn

bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế".Dự

án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng biên bản nghiệm thu ngày 18/12/2005;

4 Bộ Xây dựng (2005): "Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện pháp luật xây dựng ở

Trang 6

địa phương Đề xuất các biện pháp phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật để đạt hiệu quả", Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng, biên bản nghiệm thu 20/3/2006;

5 Bộ Xây dựng (2007): "Khảo sát, đánh giá thực trạng, hệ thống hoá các văn bản quy

phạm pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản có liên quan; phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý những vấn đề trùng lắp, mâu thuẫn và bất cập nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đồng bộ", Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng, biên bản nghiệm thu ngày 22/1/2008;

6 Dương Văn Cận (2006): "Đổi mới cơ chế quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng công

trình - một bước tất yếu trong quá trình hội nhập", Tạp chí Kinh tế Xây dựng số 6/2006

7 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2004), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày

16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

8 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2006), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày

9/8/2006 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

9 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2007), Nghị định: Số 197/2007/NĐ-CP ngày

25/5/2007 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đât, thực hiện QSDĐ, trình

tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất; Số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC;

10 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày

10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2009 về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009 ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

11 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày

15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;

12 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày

14/12/2009 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

13 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2009), Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày

15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư

14 Chu Văn Chung (2002): “Thực hiện phương thức tổng thầu EPC là bước tạo đà cho

Trang 7

doanh nghiệp vươn lên làm chủ thị trường đầu tư xây dựng”, Tạp chí Xây dựng số 1/2002;

15 Bùi Mạnh Cường (2012), “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN

ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

16 Nguyễn Tiến Dĩnh, (2003): "Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông

nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" Luận án

Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế - ĐHQGHN

17 Trịnh Đình Dũng, (2000):" Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư

xây dựng cơ bản ”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế - ĐHQGHN

18 Nguyễn Phú Đức (2007): “Nghĩ về kiến trúc Thủ đô Hà Nội 20 năm sau đổi mới”,

Tạp chí Xây dựng số 2/2007;

19 Lê Thanh Liêm (2005), "Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội

20 Ma Thị Luận (2008): “Văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng: thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩluật học, Đại học Luật Hà Nội

21 Nguyễn Thị Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình lập và Quản lý dự án đầu tư, Nxb

Thống kế, Hà Nội

22 Từ Quang Phương (2005), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Nxb Lao động – xã hội,

Hà Nội

23 Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Luật Xây dựng ngày 26/11/200

24 Quốc hội nước CHXHCNVN (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các

Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/06/2009;

25 Nguyễn Mạnh Thu (2006), “Thiết kế các đô thị mới ở Hà Nội”, Tạp chí Kiến trúc số

6/2006;

26 Nguyễn Huy Thường (2007), “Hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong

lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật-

ĐHQGHN

27 Nguyễn Hồng Tiến (2007), “Hạ tầng kỹ thuật đô thị năm 2006: Những chuyển biến

và thách thức”, Tạp chí Xây dựng số 02/2007;

28 Nguyễn Tôn (2003), “Cấp nước đô thị - Thành tựu và thách thức”, Tạp chí Xây

dựng số 1/2003

29 Lê Đình Tri (2007), “Quy chế quản lý kiến trúc đô thị: Công cụ hữu hiệu của chính

quyền đô thị”, Tạp chí Xây dựng số 10/2007;

30 UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định của Số 09/2012/QĐ-UBND ngày

21/5/2012 Ban hành quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội;

Trang 8

31 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007), Quản lý dự án công trình xây dựng,

Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội

32 Hoàng Thọ Vinh (2006), “Quy chế khu đô thị mới: Cơ sở pháp lý cho việc hình

thành, phát triển và quản lý các dự án khu đô thị mới”, Tạp chí Xây dựng số 3/2006;

Website

33 http:// Chinhphu.vn

34 http:// hanoi.gov.vn

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w