1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh ninh bình

8 783 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 209,68 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thanh Hải Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thùy Anh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý nhà nước; Du lịch; Kinh tế chính trị; Hoạt động du lịch. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ninh Bình, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa- lịch sử, là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội không xa, có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê- Lý với nhiều dấu ấn lịch sử. Thiên nhiên đã ưu ái dành tặng Ninh Bình rất nhiều kỳ quan đẹp, kết hợp với bàn tay, khối óc của người dân Ninh Bình tạo thành những quần thể du lịch nổi tiếng cả nước: Khu du lịch sinh thái Tràng An- khu du lịch nổi tiếng đang được Ninh Bình đề xuất UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới; Khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính- khu chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam, nắm giữ nhiều kỷ lục như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, có tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Là điều kiện thuận lợi trong việc hình thành và phát triển những trọng điểm du lịch, thu hút du khách trong nước và nước ngoài. Với tiềm năng sẵn có về mặt cảnh quan tự nhiên, di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, là thế mạnh để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dưới góc độ quản lý nhà nước về du lịch và là người quản lý nhà nước, mục tiêu quản lý nguồn lực công, đầu tư sao đạt hiệu quả cao nhất cho lợi ích người dân. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy, du lịch Ninh Bình chưa có sự bứt phá đáng kể so với tiềm năng vốn có, người dân chưa thực sự được hưởng lợi nhiều từ ngành công nghiệp không khói mang tính chủ lực của tỉnh. Điều này phần nào được lý giải bởi sự quản lý nhà nước còn lúng túng, thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa thực sự nổi bật, các cơ sở du lịch chưa được kiểm tra, giám sát dẫn đến chất lượng và uy tín giảm sút. Đối với khách du lịch, tình trạng “chặt, chém” diễn ra tại nhiều nơi, ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách đi du lịch. Nhận thức vai trò quản lý nhà nước về du lịch, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Ninh Bình cần nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của mình. Chú trọng tuyên truyền đi đôi với xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đáp ứng yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có đưa du lịch Ninh Bình tương xứng với vị trí là trung tâm du lịch quan trọng và nổi tiếng cả nước. Để đạt được điều này, cần phải có sự nỗ lực rất lớn của hệ thống chính trị, và chính từ những người dân quê hương Ninh Bình. Đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá của các chuyên gia, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tuy nhiên Đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình”, mong muốn đóng góp phần nhỏ công sức của mình để phát triển ngành du lịch ở tầm vĩ mô, tạo ra cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân trên chính mảnh đất Cố đô giàu truyền thống nhân văn. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài này được phân tích và nghiên cứu dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học và đề tài luận văn thạc sỹ, tiến sỹ của học viên và nghiên cứu sinh về những lĩnh vực khác nhau liên quan đến du lịch sau: - Lâm Thị Hồng Loan (2012) “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình” Luận văn thạc sỹ ngành kinh tế chính trị mã số: 60 31 01 Nội dung hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch bền vững. Khảo sát, nghiên cứu các nguồn tài nguyên, nguồn lực và điều kiện phát triển du lịch bền vững, trên cơ sở đó làm rõ những lợi thế và khó khăn đối với việc phát triển du lịch Ninh Bình. - Tạ Minh Phương (2006) “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc sỹ kinh tế, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu và tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái, phân tích và đánh giá thực trạng của du lịch sinh thái tỉnh Ninh Bình, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái Ninh Bình. - Trần Thị Hồng Nhạn (2010) “Giải pháp phát triển ngành du lịch Ninh Bình đến năm 2020” Luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung về những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Bình, đánh giá thực trạng trong phát triển du lịch và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. - Nguyễn Duy Mậu(2011): “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế” Luận án tiến sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. - Lê Hoàng Tân (2011) “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020” Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học Đà Nẵng. - Lưu Thanh Đức Hải (2012) “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ” Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. - Nhóm tác giả Phạm văn Thương, Từ Quang Tuyến, Vũ Ngọc Hiếu (2010) “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc Gia Cát Bà - Thành phố Hải Phòng” Khóa luận tốt nghiệp - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên Môi trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Và một số công trình khoa học và bài viết khác, các công trình nêu trên là nguồn tư liệu quý để đề tài tham khảo, kế thừa. Nội dung về du lịch Ninh Bình đã được nhiều học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu và chọn làm đề tài. Đề tài: "Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình" là một đề tài nâng cao, nghiên cứu trực tiếp những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý điều hành du lịch của địa phương hiện nay, nêu lên định hướng và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình trong tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu và tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. + Phân tích tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, tầm quan trọng và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch Ninh Bình, thành quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân + Đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về du lịch, tập trung phát triển tiềm năng du lịch của địa phương. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi nghiên cứu: Trong thời gian trong 10 năm từ 2002- 2012 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ và nổi bật nội dung nghiên cứu của đề tài, phương pháp sử dụng chủ yếu là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Ngoài ra sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, nguồn số liệu được phân tích và tổng hợp từ các nguồn tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, từ niên giám thống kê và trên internet. Làm nổi bật những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý du lịch. - Đánh giá tiềm năng, thực trạng du lịch, quản lý du lịch tỉnh Ninh Bình và đề ra giải pháp phát triển ngành du lịch ở tầm vĩ mô, tạo ra cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân Ninh Bình. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, định hướng cho cơ quan quản lý du lịch địa phương trong chính sách phát triển du lịch và các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành du lịch. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn về đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình” bao gồm 3 chương,10 mục, ngoài ra gồm lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2004), Quyết định số 204/2006/QĐ- TTg ngày 17/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 2. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Ninh Bình. 3. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XX, Ninh Bình. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 41- NQ/TƯ ngày 15/11 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 12. Lưu Thanh Đức Hải (2012) “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ” Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 13. Nguyễn Đình Hòa (2004), "Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam", Kinh tế và phát triển. 14. Hội đồng Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1966), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Hà Nội. 15. Đinh Trung Kiên (2003), "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới", Du lịch Việt Nam. 16. Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), "Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Du lịch Việt Nam. 17. Lâm Thị Hồng Loan (2012) “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình” Luận văn thạc sỹ ngành kinh tế chính trị mã số: 60 31 01 18. Lương Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên (2005), "Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm Du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam", Kinh tế phát triển. 20. Nguyễn Duy Mậu(2011): “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế” Luận án tiến sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 21. Bùi Xuân Nhàn (2003), "Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010", Du lịch Việt Nam. 22. Trần Thị Hồng Nhạn (2010) “Giải pháp phát triển ngành du lịch Ninh Bình đến năm 2020” Luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 23. Tạ Minh Phương(2006) “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc sỹ kinh tế, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 24. Trần Phương (2003), "Bảo tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch", Văn hóa Nghệ thuật. 25. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. 26. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường Số: 52/2005/QH11. 27. Quốc hội (2005), Luật Du lịch số 44/2005 QH11. 28. Quốc hội Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa Số: 32/2009/QH12. 29. Sở Du lịch Ninh Bình - Viện Nghiên cứu Quy hoạch phát triển du lịch (1995), Đề án quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Ninh Bình đến 2010, Ninh Bình. 30. Sở Du lịch Ninh Bình (2002), Phát triển Du lịch Ninh Bình bền vững trong tương quan hợp tác - hỗ trợ của các tỉnh bạn, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Ninh Bình. 31. Sở Du lịch Ninh Bình (2003), Báo cáo dự án tổ chức tour du lịch sinh thái núi chùa Bái Đính Gia Sinh - Gia Viễn, Ninh Bình. 32. Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Thuyết minh quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái, hồ Đoòng Đèn, huyện Yên Mô, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình. 33. Sở Du lịch Ninh Bình (2004), Tóm tắt báo cáo quy hoạch chi tiết xây dựng khu Du lịch Tràng An, Ninh Bình. 34. Sở Du lịch Ninh Bình, Báo cáo tổng kết hoạt động Du lịch Ninh Bình các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Ninh Bình. 35. Sở Thông tin và Truyền thông (2013) “Ninh Bình, hội nhập và phát triển bền vững” tin tức, sự kiện - Trần Thị Thảo Phó Giám đốc Sở, kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Ninh Bình. 36. Stephanie Thullen (SNV- Việt Nam) (2006), "Du lịch sinh thái không đơn thuần chỉ là du lịch thiên nhiên", Du lịch Việt Nam. 37. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), "Du lịch Ninh Bình: phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh", Kinh tế và dự báo. 38. Lê Hoàng Tân (2011) “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020” Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học Đà Nẵng. 39. Nguyễn Xuân Thảo - Lã Đăng Bật (2005), Xây dựng thành phố Hoa Lư Du lịch, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 40. Doãn Quang Thiện (1993), Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 41. Nhóm tác giả Phạm văn Thương, (2010) “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc Gia Cát Bà - Thành phố Hải Phòng” Khóa luận tốt nghiệp - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên Môi trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 42. Tỉnh ủy Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển Du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ninh bình. 43. Tổng cục Du lịch - IUCN - ESCAP (1999), Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học, Hà Nội. 44. Tổng cục Du lịch (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ, Hà Nội. 45. Tổng cục Du lịch (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội. 46. Tổng cục Du lịch (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng luật du lịch Việt Nam, Hà Nội. 47. Tổng cục Du lịch và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam, Hà Nội. 48. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2009), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến 2020, Ninh Bình. Webside: 1. Bách khoa toàn thư mở http://vi.wikipedia.org/ 2. Báo Đà Nẵng điện tử http://www.baodanang.vn/ 3. Báo điện tử Ninh Bình http://baoninhbinh.org.vn/ 4. Công ty CPTT Du Lịch Việt http://www.dulichninhbinh.org/ 5. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình http://thongkeninhbinh.gov.vn 6. Du lịch Ninh Bình http://www.ninhbinhtourism.com.vn/ 7. Du lịch Bái Đính http://www.dulichbaidinh.com 8. Sở thông tin và truyền thông NB http://www.ttttninhbinh.gov.vn 9. Sở VH- TT và Du lịch Ninh Bình http://ninhbinh.tourism.vn 10. Tỉnh đoàn Ninh Bình http://tinhdoanninhbinh.gov.vn 11. Tổng Cục Du lịch http://www.vietnamtourism.gov.vn . 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH . trạng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy ngành du lịch. đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. + Phân tích tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, tầm quan trọng và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w