Các thiết bị trong hệ thống máy siêu âm: Máy nền chính:

Một phần của tài liệu những cơ sở kỹ thuật của siêu âm và ứng dụng của kỹ thuật đó trên thiết bị thực tế, khảo sát được một số ứng dụng thăm khám cụ thể. (Trang 36 - 52)

Máy nền chính:

Hình 5.2.Máy nền chính của siêu âm

Là loại máy siêu âm Doppler màu hoàn toàn số hóa với kỹ thuật 3D, 4D. Thiết kế dạng xe đẩy di chuyển được, có khóa bánh lái

Các nguyên lí điều hành trên cơ sở WindowsR và các biểu tượng trên màn hình giúp cho kích hoạt các tính năng hay sử dụng nhất.

Hình thức đăng ký bệnh nhân tùy chọn, từ đầy đủ cho đến hạn chế đối với lúc đăng ký nhanh trong khi vẫn giữ màn hình tạo ảnh.

Bàn phím Qwerty chiếu sáng toàn phần. Bàn phím trình bày chính giữa với cách trình bày thuận tiện.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 37

Chiều cao bàn điều khiển có thể thay đổi được.

Các đầu dò:

Hình 5.3.Các loại đầu dò gắn kèm trên máy siêu âm

Đầu dò P4-2 là đầu dò Sector điện tử, điều chỉnh đa tần số độc lập (thay đổi từ 2-4 MHz), gồm các tần số: B mode, M mode, THI (Tissue Harmony Imaging-hình ảnh hài hòa nhu mô- điều chỉnh đối với các bệnh nhân gầy béo khác nhau) , Doppler xung và màu, Doppler liên tục và Doppler nhu mô, ứng dụng cho thăm khám tim, xuyên sọ…

Đầu dò CH6-2 Convex đa tần (thay đổi từ 2-6Mhz), ứng dụng cho thăm khám bụng tổng quát, nhi, sản phụ khoa, mạch máu sâu…

Đầu dò VF10-5 Linear đa tần (thay đổi từ 5-10Mhz), cho thăm khám tuyến giáp, mạch máu ngoại biên, tuyến vú…

Đầu dò qua ngã âm đạo: EV9-4 đa tần, tần số thay đổi từ 4-9MHz, dùng thăm khám các bệnh phụ khoa và cả sản khoa rất tốt.

Các đầu dò siêu nhạy, dải tần rộng, đáp ứng tạo hình đa tần lựa chọn theo người dùng, cải thiện độ phân giải và độ xuyên sâu. Phụ thuộc vào loại đầu dò, người dùng có thể lựa chọn tới 7 tần số 2D và THI , hai tần số màu và doppler, giúp mở rộng khả năng ứng dụng lâm sàng trên mỗi đầu dò.

Công nghệ đầu dò siêu nhỏ kết hợp với cáp mềm tạo ra đầu dò nhỏ, nhẹ, thuận tiện, thiết kế giúp giảm sự mỏi mệt của nhân viên khi phải làm lâu.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 38

Các bộ hướng dẫn sinh thiết chọc dò đa năng, bằng thép không rỉ, sử dụng một lần chuyên biệt cho các đầu dò Linear và Convex.

Màn hình phẳng 17”

Hình 5.4.Màn hình đi kèm với máy nền chính thấy được hình ảnh siêu âm

Có thể điều chỉnh màn hình: lên, xuống. Màn hình nghiêng lên 10 độ, nghiêng xuống 65 độ. Xoay sang trái -80 độ đến 80 độ.

Hình 5.5.Màn hình vi tính của máy vi tính dùng để lưu trữ thông tin bệnh nhân

Có phần mềm quản lý dữ liệu bệnh nhân, theo trạm làm việc Work Station, được tích hợp bên trong máy để quản lý, lưu trữ, in kết quả thăm khám ra: ổ đĩa cứng 80 GB, ổ ghi, đọc CD/DVD-R/W và kết nối mạng với PC thường, xuất hình theo cáp mạng Ethernet 10/100 Base T, giao diện theo chuẩn DICOM: kết nối và quản lý

Máy in

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 39

Máy in đen trắng: gắn trên máy siêu âm và có thể điều khiển từ bàn phím của máy siêu âm

Máy in màu (Mitsubishi CP900): cũng gắn trên máy siêu âm và có thể điều khiển từ bàn phím của máy siêu âm

Hình 5.6 .Máy in màu

Một số tính năng ưu việt khác

Có phần mềm tự động dò tìm đường bờ đo phân suất tống máu: tính toán các thể tích thất trái , sử dụng phương pháp Simpson cho các tính toán thể tích thất trái dựa vào đường bao bên trong thể tích thất trái.

Có gói phần mềm chuyên cho động mạch cảnh: là phương pháp không xâm lấn để đánh giá nguy cơ tim mạch do độ dày nội mạc động mạch cảnh tăng liên quan trực tiếp với nguy cơ tăng cao các vấn đề tim mạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần mềm tạo hình 3 chiều thời gian thực (4D): − Thu dữ liệu khối chính xác hoàn toàn tự động

− Khả năng thu được và hiển thị lên tới 30 hình/s trong chế độ 4D − Hiển thị đồng thời hình 2D và 4D động

− Hiển thị hình 3D thể tích, đo khoảng cách và diện tích trên hình 3D

− Lưu số hóa và gọi ra các dữ liệu 3D, các hình 3D và các clips, hiển thị trên trạm làm việc (màn hình vi tính) hoặc xuất hình ra DVD, CD-R/RW.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 40

Độ khuếch đại có thể hiệu hỉnh từ 0-90 dB, thay đổi 1dB/bước

Có chức năng vẽ đường bao phổ tự động hoặc bằng tay và hiển thị các thông số tính toán

5.2. Các Chức Năng Thăm Khám Của Máy Siêu Âm:

Thiết bị siêu âm có khá nhiều chức năng thăm khám:

a. Siêu âm xuyên sọ: áp dụng thuận tiện ở trẻ em qua thóp để phát hiện tụ máu não, não úng thủy, u não...

b. Siêu âm mắt :để phát hiện dị vật trong mắt, tìm dấu trong võng mạc, u sau nhãn cầu, dấu phù gai thị trong tăng áp lực nội sọ.

d. Siêu âm tuyến giáp :để biết có bướu giáp không hay là sự phì đại của cơ ức đòn chủm. Siêu âm phản ánh phần nào bản chất của bướu giáp.

e. Siêu âm tuyến vú :giúp phát hiện sớm các khối u trong vú khi còn quá nhỏ

f. Siêu âm động mạch cảnh : phát hiện mảng xơ vữa động mạch hay hạch dọc động mạch cảnh; với siêu âm Doppler, có thể biết được tình trạng tưới máu của động mạch cảnh.

g. Đối với bệnh lý thuộc ổ bụng : siêu âm hơn hẳn X quang trong chẩn đoán bệnh của tạng đặc, tạng chứa dịch như gan, lách, tụy, đường mật, thận, hệ niệu nói chung, tuyến tiền liệt bàng quang, dịch ổ bung, mạch máu như phình hay dãn động mạch chủ bụng.

h. Về chuyên khoa sản phụ , siêu âm là một chỉ định rất quan trọng:

Trong sản khoa:

Siêu âm giúp chẩnđoán có thai sớm và chắc chắn; Chẩn đoán tuổi thai, theo dõi phát triển của thai nhi;

Phát hiện những bệnh lý khi mang thai như: thai ngoài tử cung, thai chết lưu, nhau bong non, nhau tiền đạo;

Giúp chẩn đoán di tật bẩm sinh của thai nhi như sứt môi, vô sọ, thoát vị hoành...

Trong phụ khoa:

Các bệnh lý được phát hiện nhờ siêu âm như: u xơ tử cung, khối u buồng trứng, áp xe phần phụ, ứ dịch trong vòi trứng, siêu âm còn theo dõi sự phát triển của nang trứng trong điều trị vô sinh.

Ngoài ra siêu âm còn được áp dụng trong chấn thương chỉnh hình đối với gân, cơ, xương, khớp

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 41 5.3.1.Thăm Khám Tim:

5.3.1.1.Thông Tin Thu Được:

Cho phép bác sĩ quan sát và đánh giá toàn bộ mô cơ tim, đo được dòng máu trong các buồng tim, thiết bị có thể hiển thị đồng thời tín hiệu điện tim (ECG) và hình ảnh siêu âm tim cùng lúc.

Trong chức năng thăm khám tim, ngoài việc chọn đầu dò sector điện tử (hay còn gọi phase array), phải chuyển chức năng thăm khám sang khảo sát tim, vì khi chuyển sang chế độ thăm khám tim là thiết bị đã tự lập trình chuyển sang bộ xử lí cực nhanh và nhạy, có thể thu được nhiều hình ảnh trong một giây, cho phép có được những hình ảnh động của tim, phân tích tốc độ dòng máu.

Các chương trình tính toán chuyên cho tim: tùy theo khả năng đo và tính của từng máy cụ thể, máy có thể đánh giá chức năng thất trái qua thể tích và đường kính cuối tâm trương và tâm thu, đánh giá thể tích và thời gian tống máu, vận tốc chuyển động của van tim, thành tim, đánh giá thành sau thất trái..

Khi khảo sát bằng siêu âm Doppler thì mẫu dòng chảy bất thường có thể được phát hiện và định vị ở bộ phận nào đó trong buồng tim và các mạch máu lớn, từ đó có thể chẩn đoán được dòng máu phụt ngược bất thường hoặc luồng thông bất thường trong tim. Như: dòng phụt ngược bất thường xuất hiện trong thất trái do hở van động mạch chủ, hoặc dòng phụt ngược bất thường xuất hiện trong nhĩ trái do hở van hai lá. Đối với siêu âm M-mode và B-mode đơn thuần thì không nhận biết được các thông tin này.

Một số đại lượng để đo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ƒ Đường kính lỗ van động mạch chủ-AoD(mm) ƒ Biên độ mở van động mạch chủ-AoS(mm) ƒ Đường kính nhĩ trái max-Lamax(mm)

ƒ Đường kính thất phải cuối tâm trương-RVED(mm) ƒ Đường kính thất trái cuối tâm thu-LVESD(mm) ƒ Phần trăm co cơ của thất trái-FS(%)

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 42

ƒ Vận tốc chuyển động của van hai lá-EF slope(mm/s) ƒ Thể tích thất trái cuối tâm trương-LVEDV(ml) ƒ Thể tích thất trái cuối tâm thu-LVESV(ml) ƒ Thể tích tống máu của một lần bóp-SV(ml) ƒ Phần trăm tống máu-Efrac%

Siêu âm tim dùng trong:

−Mọi trường hợp bệnh tim

−Đánh giá ảnh hưởng của phổi lên tim hoặc của bệnh khác có thể gây tổn thương tim

− Giúp theo dõi sự dung nạp của thuốc (đặc biệt là các thuốc dùng trong hóa trị bệnh ung thư) để phát hiện một số chất có thể gây độc cho tim

− Đánh giá bệnh nhân có những tình trạng bệnh lý tim mạch hay không.

− Những triệu chứng có lẽ liên quan đến bệnh lý của tim. Ví dụ như: khó thở hoặc cảm giác lâng lâng (lightheadedness).

− Đánh giá chức năng tâm thu thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp − Nhịp nhanh thất và trên thất kéo dài.

− Nghi ngờ cao huyết áp động mạch phổi.

− Đau ngực cấp nhưng các người chẩn đoán cận lâm sàng và ECG không thể xác định chẩn đoán. − Tầm soát cấu trúc và chức năng tim của những họ hàng cấp I của những bệnh nhân có bệnh cơ

tim di truyền.

− Cũng có thể sử dụng thường qui siêu âm tim để đánh giá hẹp hoặc hở van hai lá bẩm sinh mức độ nặng

Các chếđộ siêu âm: siêu âm 2 chiều/ M-mode, siêu âm Doppler màu..

Tuy nhiên cũng có trường hợp không chắc chắn sự lợi ích của siêu âm tim khi sự đánh giá bởi siêu âm tim qua thực quản (The transesophageal echocardiogram-TEE ) về nguồn gốc của

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 43

thuyên tắc mạch ở bệnh nhân trong khi siêu âm tim qua ngực (Transthoracic echocardiogram- TTE ) và đo tín hiệu điện tim ECG thấy bình thường.

Siêu âm tim không là một chỉ định thường dùng trong đánh giá ban đầu thuyên tắc động mạch phổi và không nên sử dụng để tầm soát bệnh tim những bệnh nhân cao huyết áp không triệu chứng.

Một số trường hợp sử dụng siêu âm tim qua thực quản ( TEE) như một xét nghiệm ban đầu thay vì siêu âm tim qua ngực (TTE):

• Nghi ngờ bệnh lý động mạch chủ bao gồm động mạch chủ bóc tách.

• Dẫn đường trong thủ thuật tim qua da không liên quan động mạch vành ( percutaneous noncoronary cardiac procedure ) bao gồm những can thiệp đốt huỷ ( ablative intervention ) và chỉnh hình van hai lá.

• Xác định cơ chế của hở và sự hoạt động thích hợp của van được chỉnh hình.

• Ở những bệnh nhân có khả năng vừa hoặc cao viêm nội tâm mạc, mục đích để chẩn đoán và điều trị.

• Sốt kéo dài ở bệnh nhân có thiết bị trong tim.

Ngoài ra siêu âm tim qua thực quản không thích hợp trong đánh giá cục máu đông ở nhĩ trái trong rung nhĩ trong khi trước đó đã quyết định điều trị thuốc kháng đông.

5.3.1.2.Cách tiến hành:

Bệnh nhân: thời gian siêu âm doppler mất trung bình 10-20 phút.Người bệnh được cho

nằm nghiêng trái, bàn tay trái đặt phiá sau đầu và cánh tay phải để xuôi theo thân mình. Đầu dò siêu âm: bác sĩ dùng gel thoa lên đầu dò sector điện tử để tạo một lớp tiếp xúc không có không khí, sau đó đặt đầu dò siêu âm tim lên ngực, chọn chức năng thăm khám là tim rồi quan sát trên màn hình. Trong trường hợp khó di chuyển, bác sĩ có thể siêu âm tim doppler trong khi đó bệnh nhân được cho nằm ngửa, nhưng hình ảnh thu được thường có chất lượng kém hơn so với tư thế nằm nghiêng trái. Lý do chính của việc nằm nghiêng sang trái vì đầu dò dành cho tim nhỏ, khi nằm nghiêng thì dễ lách qua các xương sườn để truyền được sóng siêu âm đến tim và thu nhận được xung phản hồi do đó nhìn được cả bốn buồng tim còn nằm ngửa thì chỉ nhìn được hai buồng tim thôi, bác sĩ di chuyển đầu dò theo nhiều hướng khác nhau, sao cho có được những góc tiếp cận tim càng tốt. Bác sĩ siêu âm thường bắt đầu công việc của mình bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 44

cách đặt đầu dò siêu âm tim lên bờ trái xương ức, cách cổ khoảng 5 cm, sau đó bác sĩ đặt đầu dò siêu âm phía sau vú trái hoặc ở vùng nách.Cuối cùng, đầu dò siêu âm có thể được đặt ở vùng hỏm ức.

5.3.1.3.Kết qu:

Bác sĩ đánh giá toàn bộ kết quả siêu âm tim, xem sự co bóp cơ tim và các chuyển động của vách tim, từ đó phát hiện ra vùng tim giảm vận động, vô động hay vận động nghịch thường so với những vùng khác của tim, hoặc xem các buồng tim có bị dãn hay không. Đồng thời cũng đánh giá được tình trạng van tim, hẹp hay hở van tim, màng ngoài tim, dịch màng ngoài tim và đo được áp lực động mạch phổi.

Hình 5.7. Hình ảnh tim và 4 buồng tim trên siêu âm. vg: thất trái, vd: thất phải,

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 45

Hình 5.8.Tín hiệu tim đập được thể hiện qua việc phân tích phổ

Cũng có trường hợp sử dụng thêm chất tương phản để khảo sát tim, chất tương phản được sử dụng trong siêu âm tim xuất hiện từ những năm 70, thực chất đó là hỗn hợp giữa không khí, plasma và nước muối sinh lý, những bọt hơi được tạo ra bằng phương pháp thủ công là trộn lẫn hỗn hợp nói trên, sau đó dung môi này được tiêm vào tĩnh mạch nền ở cẳng tay để khảo sát tim là chủ yếu, nhờ vào tính chất làm tăng biên độ hồi âm của máu có chứa bọt hơi, kích thước bọt hơi được tạo ra bằng phương pháp nói trên thường rất lớn nên đều bị giữ lại khi đi ngang qua lưới mao mạch phổi, do đó chất tương phản thuộc loại này không sử dụng được trong khảo sát mách máu các tạng.

Ngoài ra cũng kho sát chuyn động mô cơ tim trong chn đoán tim trng thái

bình thường và siêu âm gng sc da trên hình nh Doppler nhu mô (TDI-tisue doppler

imaging)

Trong doppler dòng chảy truyền thống:

− Đo lường vận tốc dòng chảy máu trong buồng tim và mạch máu lớn − Vận tốc dòng chảy lớn

− Biên độ tín hiệu thấp

− Dùng bộ lọc, lọc bỏ thành phần vận tốc thấp và biên độ cao của thành cơ tim

Trong doppler nhu mô

− Đo lường được vận tốc chuyển động của thành cơ tim

− Vận tốc thấp: 5 đến 20 cm/s; chậm hơn 10 lần vận tốc của dòng chảy máu − Biên độ cao: cao hơn biên độ dòng chảy máu là 40 decibels

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 46

Hình 5.9. Đồ thị so sánh giữa tín hiệu Doppler mô và tín hiệu dòng chảy TDI dùng để định lượng dữ liệu chuyển động của thành cơ tim

Sóng xung doppler mô: biểu diễn vận tốc cơ tim theo thời gian cho một thể tích mẫu nhỏ Thể tích mẫu thuộc phạm vi thành cơ tim

Hình 5.10.Phổ Doppler mô thu nhận được Mã màu tiêu chuẩn:

Chuyển động ra xa đầu dò thì màu đỏ, chuyển động về phía đầu dò thì màu xanh Biểu diễn bằng hình ảnh doppler 2D hoặc doppler màu M-mode

Tín hiệu chuyển động cơ tim Tín hiệu dòng máu phụt ra Bộ lọc thông cao Biên độ tí n hi ệ u Tần số tín hiệu

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Nhung GVHD: TS. Huỳnh Quang Linh 47

Một phần của tài liệu những cơ sở kỹ thuật của siêu âm và ứng dụng của kỹ thuật đó trên thiết bị thực tế, khảo sát được một số ứng dụng thăm khám cụ thể. (Trang 36 - 52)