1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội

6 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 287,61 KB

Nội dung

Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Huệ Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 04 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý nhà nước; Bảo hiểm xã hội. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là công cụ quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân lao động. Ngay từ khi ra đời vào năm 1930 thì quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động đã được quan tâm ghi rõ trong các Nghị quyết của Đảng và trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH. Trong quá trình thực hiện chính sách BHXH không ngừng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với từng thời kỳ của đất nước nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người lao động góp phần ổn định và phát triển đất nước. Luật BHXH đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 13/2006/L-CTN ngày 12/07/2006 công bố Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Như vậy Nhà nước ta đã có khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh mọi quan hệ trong hoạt động BHXH. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội thì năm 2013 chỉ có khoảng 55% doanh nghiệp đóng BHXH, trong đó số lao động thuộc đối tượng phải đóng cũng chỉ tham gia được khoảng 75%. Hơn nữa tình hình nợ đọng quỹ BHXH ngày càng rộng, và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu được công bố tại hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT quý IV năm 2013 cho thấy số số nợ BHXH lên đến 7.742,2 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc nợ đọng quỹ BHXH một phần cũng do chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hoặc thu hẹp sản xuất. Theo số liệu của tổng cục thống kê công bố ngày 23/12/2013 ước tính năm 2013 có 60.737 doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động. Việc khó khăn trong vấn đề kinh doanh khiến cho chủ sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chậm nộp BHXH cho người lao động. Mặt khác, do cơ chế quản lý cũng như biện pháp xử lý đối với tình trạng nợ đọng BHXH còn yếu nên nhiều đơn vị cố tình “chây lì” trong việc đóng BHXH, điều đó ảnh hưởng đến những khoản trợ cấp mà cơ quan BHXH chi trả cho người lao động như thất nghiệp, ốm đau, thai sản… ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Hơn nữa, việc lạm dụng quỹ BHXH ngày càng nghiêm trọng và tinh vi như: làm giả hồ sơ để hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, làm giả sổ BHXH để thanh toán trợ cấp BHXH môt lần… gây thất thoát cho quỹ BHXH và làm giảm lòng tin của người lao động vào cơ quan quản lý. Như vậy, Luật BHXH đã có hiệu lực hơn 7 năm nhưng dường như vai trò Quản lý của nhà nước đối với hoạt động BHXH chỉ mới dừng lại ở việc ban hành các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành mà chưa phát huy hết tác dụng, thậm chí văn bản ban hành xuống vẫn còn chậm, còn chồng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Bắc, với diện tích 306,5 km 2 , dân số trên 330.000 người. Là một vùng kém phát triển so với các quận huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội (theo số liệu của phòng lao động thương binh & xã hội huyện cung cấp thì cả huyện có khoảng hơn 10,400 người nghèo, 16,700 đối tượng cận nghèo, 1,730 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước năm 2013). Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn là cơ quan BHXH huyện được thành lập năm 1995 có chức năng tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. Tính đến tháng 12/2013 có 18 cán bộ, viên chức trong đó có 6 cán bộ mới vào ngành quản lý trên 660 đơn vị sử dụng lao động với trên 25 nghìn lao động tham gia BHXH (theo số liệu báo cáo năm 2013 của BHXH huyện Sóc Sơn). Là một cơ quan BHXH trên địa bàn một huyện chậm phát triển, lại chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước về BHXH tại huyện phải phát huy hết tác dụng. Tuy nhiên, Quản lý nhà nước về BHXH tại huyện còn nhiều bất cập nên nhiều khúc mắc, chế độ của người lao động chưa được giải quyết kịp thời, thỏa đáng. Là cán bộ chính sách của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn, nhận thức được những bất cập, những vướng mắc trong việc quản lý nhà nước về hoạt động BHXH nên tôi lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn”. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Huyện Sóc Sơn cần phải làm gì để hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1 Mục đích nghiên cứu. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về BHXH, quản lý nhà nước về BHXH. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về BHXH tại huyện Sóc Sơn để thấy được những khó khăn, tồn tại trong việc thực thi chính sách chế độ BHXH trên địa bàn huyện. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn để từ đó tăng hiệu quả hoạt động của cơ quan BHXH huyện, giải quyết các chế độ của người lao động một cách thỏa đáng. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động QLNN về BHXH tại huyện Sóc Sơn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại cơ quan BHXH huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Các tài liệu, số liệu nghiên cứu đươc thu thập từ các nguồn trong giai đoạn từ 2009 – 2013. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác thực thi chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm Bảo hiểm thất nghiệp. 4 Những đóng góp mới của luận văn. Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về quản lý nhà nước hoạt động BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Từ những tồn tại, bất cập trong công tác ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật về BHXH; Công tác tổ chức cán bộ; Công tác thực thi chế độ chính sách BHXH; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam, góp phần an sinh xã hội, ổn định tình hình kinh tế - chính trị của đất nước. 5 Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có 4 chương. - Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn cấp huyện - Chương 2 : Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. - Chương 3: Trực trạng quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn. - Chương 4: Phương hướng và giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. BHXH huyện Sóc Sơn, 2010. Báo cáo 15 năm xây dựng và phát triển 1995-2010. Sóc Sơn. 2. BHXH huyện Sóc Sơn, 2011. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Sóc Sơn. 3. BHXH huyện Sóc Sơn, 2012. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013. Sóc Sơn. 4. BHXH huyện Sóc Sơn, 2013. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014. Sóc Sơn. 5. BHXH Thành phố Hà Nội, 2011. Quyết định số 1947/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 12 năm 2011 về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Hà Nội. 6. BHXH Thành phố Hà Nội, 2011. Quyết định số 1258/QĐ-BHXH ngày 20 tháng 11 năm 2013 về việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. Hà Nội. 7. BHXH Việt Nam, 2008. Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Hà Nội. 8. BHXH Việt Nam, 2010. Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17 tháng 05 năm 2010 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH. Hà Nội. 9. BHXH Việt Nam, 2011. Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Châu, 1996. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Hà Nội. 11. Chính phủ, 2006. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc. Hà Nội. 12. Chính phủ, 2010. Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Hà Nội. 13. Chính phủ, 2013. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Hà Nội. 14. Chính phủ, 2013. Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. Hà Nội. 15. Chính phủ, 2013. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Hà Nội. 16. Chính phủ, 2014. Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hà Nội. 17. Dương Văn Hiệp, 2011. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Chuyên đề về quản trị BHXH. Trường Đại học Lao động – Xã hội. 18. Cao Thị Lan Mây, 2014. Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khu vực ngoài doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế. Trường Đại hoc Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 19. Huyện Ủy Sóc Sơn, 2013. Chương trình hành động số 09-Ctr/HU ngày 04/06/2013 về việc thực hiện nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của bộ chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”. Sóc Sơn. 20. Lê Thị Quế, 2004. Giải pháp tăng trưởng nguồn thu quỹ BHXH ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. 21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2007. Luật BHXH. Hà Nội. 22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Bộ luật lao động. Hà Nội. 23. Lương Thị Thu Thủy, 2010. Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Luận văn thạc sĩ thương mại. Trường Đại hoc Ngoại Thương Hà Nội. 24. Đinh công Tuấn, 2008. Hệ thống An sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 25. Trần Ngọc Tuấn, 2013. Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng. 26. UBND huyện Sóc Sơn, 2014. Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 14/07/2014 triển khai kế hoạch 104/KH-UBND ngày 19/05/2014 của UBND Thành phố về việc thực hiện quyết định 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 202., Sóc Sơn. 27. UBND huyện Sóc Sơn, 2013. Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 24/07/2013 triển khai việc thực hiện chương trình hành động số 09-Ctr/HU của Huyện Ủy Sóc Sơn về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020. Sóc Sơn. Website: 1. http://www.baohiemxahoi.gov.vn 2. http://www.bhxhhn.com.vn 3. http://www.bhxhhaiduong.gov.vn . Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn, nhận thức được những bất cập, những vướng mắc trong việc quản lý nhà nước về hoạt động BHXH nên tôi lựa chọn đề tài Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tại huyện. sở lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn cấp huyện - Chương 2 : Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. - Chương 3: Trực trạng quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội. thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về BHXH, quản lý nhà nước về

Ngày đăng: 22/08/2015, 06:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w