Tuy nhiên, công tác BTXH trên địa bàn huyện vẫn chưa đápứng được đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội, công tác quản lýnhà nước đối với hoạt động bảo trợ còn nhiều hạn chế, bất cập.. D
Trang 2Người hướng dẫn KH: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN
Phản biện 1: GS.TS Trương Bá Thanh
Phản biện 2: GS.TS Đỗ Nguyễn Trọng Hoài
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệpthạc sĩ Quản lí kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học ĐàNẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
BTXH là một chủ trương, chính sách lớn mang ý nghĩa nhânvăn của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ xây dựng và phát triển đấtnước Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác BTXHngày càng được quan tâm, các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung phùhợp với yêu của xã hội Đến nay, công tác BTXH đã trở thành mộttrong những bộ phận quan trọng của chính sách an sinh xã hội củanước ta, góp phần hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội
Kon Tum là một tỉnh miền núi của vùng Tây Nguyên - mộtvùng được đánh giá có tiềm năng phát triển lớn của cả nước nhưngtổng thu nhập nông bình quân thấp nhất vùng Tây Nguyên do gặpphải nhiều khó khăn như địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, đất bị xóimòn, rửa trôi, bạc màu nhiều, thường xuyên thiếu nước phục vụ sảnxuất nông nghiệp Đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn.Trong số các huyện của Kon Tum, Ngọc Hồi có công tác BTXH đãđược chú trọng nên đời sống của các đối tượng đã phần nào được cảithiện Tuy nhiên, công tác BTXH trên địa bàn huyện vẫn chưa đápứng được đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội, công tác quản lýnhà nước đối với hoạt động bảo trợ còn nhiều hạn chế, bất cập Do
đó, cần có những thay đổi, chấn chỉnh ngay trong việc thực hiệncông tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện trong thời gian đến.Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài
“Quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum”
làm đề tài cho luận văn cao học của mình, đồng thời nhằm cung cấpmột số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chínhsách BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum trong thời gian đến
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạngcông tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản lý nhà nước về BTXH tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thựctiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về BTXH
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum;tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tạihuyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum được phân tích trong giai đoạn 2014 –
2018 và các giải pháp đề xuất được áp dụng đến năm 2025
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính,
sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp, thống kê
mô tả, điều tra xã hội học, so sánh, đối chứng
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của BTXH
Khái niệm BTXH
Có thể hiểu: BTXH là hệ thống các chính sách, chế độ của nhànước và hoạt động cộng đồng nhằm giúp những người yếu thế trong
xã hội như người già, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn … ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng
Đặc điểm BTXH
- BTXH mang tính nhân văn
- BTXH là hoạt động của cả chính quyền lẫn cộng đồng xã hội
- BTXH là một hoạt động phi lợi nhuận, mang tính cộng đồng rộng lớn
1.1.2 Ý nghĩa của BTXH
- BTXH là công cụ để phân phối tiền bạc, của cải vật chất …nhằm giúp đỡ cho các đối tượng yếu thế, bất hạnh trong xã hội, gópphần thu hẹp sự phân hóa giàu nghèo, mức sống của các thành phầndân cư trong xã hội
- BTXH có ý nghĩa to lớn về chính trị-xã hội, thể hiện thái độ,quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với những đối tượng yếu thếtrong xã hội hay những người gặp rủi ro, khó khăn trong cuộc sống,góp phần ổn định xã hội, giảm sự bất ổn trong đời sống của ngườidân
- BTXH là một chính sách, định chế quan trọng trong hệ thống pháp luật về an sinh xã hội
Trang 61.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về BTXH
Có thể hiểu: Quản lý nhà nước về BTXH là một dạng thức quản
lý nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền thôngqua việc sử dụng các chủ trương, chính sách và quy định pháp luật
để điều chỉnh hành vi của các chủ thể (tổ chức và cá nhân) tham giavào hoạt động BTXH của Nhà nước nhằm đảo bảo sự ổn định vàphát triển xã hội
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BTXH
1.2.1 Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
về BTXH
Ban hành các chính sách pháp luật về BTXH
Các cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền thực hiện việc quản
lý nhà nước về BTXH bằng công cụ là các quy định pháp luật, chínhsách liên quan đến hoạt động BTXH Ở các địa phương thì việc thựcthi công tác quản lý nhà nước về BTXH được thực hiện bằng việc ápdụng các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của cấp trên và
tự xây dựng các chính sách trong phạm vi được cho phép để áp dụng,thực hiện
Phổ biến chính sách pháp luật về BTXH
Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật vềBTXH là việc cung cấp thông tin về các chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước về BTXH đến với người dân để họ biết, hiểu vàthực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước về BTXH
Trang 7ngành khác thực hiện như: Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông … thực hiện.
- Ở cấp tỉnh: UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB & XH chủ trì, phốihợp với các sở, ngành liên quan như Sở Tài chính, Sở Thông tin vàTruyền thông thực hiện
- Ở cấp huyện: UBND huyện chỉ đạo Phòng LĐ-TB & XH chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan thực hiện
- Ở cấp xã: UBND xã chỉ đạo công chức phụ trách LĐ-TB & XH thực hiện công tác BTXH
1.2.3 Quản lý thu, chi BTXH
a Lập dự toán thu, chi
- Dự toán thu: Thu từ các nguồn như ngân sách nhà nước cấp; ủng
hộ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng; tài trợ quốc tế vàcác tổ chức phi chính phủ khác
- Dự toán chi: Chi cho các đối tượng BTXH được trợ cấp hằngtháng và chi hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng theo quy định; chi chocông tác quản lý nhà nước về BTXH như văn phòng phẩm, tài sản,công cụ phục vụ quản lý …
b Tổ chức hoạt động thu, chi cho các đối tượng BTXH
- Hoạt động thu: Thực hiện từ các nguồn như ngân sách địaphương phân bổ cho hoạt động BTXH và quản lý nhà nước vềBTXH; ngân sách Trung ương cấp bổ sung; các khoản tài trợ của các
tổ chức, cá nhân cho địa phương thực hiện công tác BTXH
- Hoạt động chi: Lựa chọn và quyết định phương thức chi trả, thờigian và địa điểm chi trả; triển khai chi trả các khoản BTXH và báocáo, chuyển giao chứng từ chi BTXH
1.2.4 Thanh tra, kiểm tra hoạt động BTXH
UBND các cấp tỉnh, huyện sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra về
Trang 8hoạt động BTXH theo thẩm quyền của cấp mình, cụ thể sẽ thực hiệnkiểm tra, thanh tra về trình tự thủ tục, hồ sơ thực hiện hoạt độngBTXH; quản lý và thực hiện thu, chi BTXH, quyết toán.
1.2.5 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đối với việc thực hiện hoạt động BTXH
Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việcthực hiện hoạt động BTXH phải thực hiện theo đúng các quy địnhcủa đảng, pháp luật của nhà nước Đồng thời, sau giải quyết khiếunại, tố cáo cần phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có viphạm, khuyết điểm trong việc thực hiện hoạt động BTXH, cần tránhtrường hợp bao che gây mất lòng tin trong nhân dân
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BTXH
1.3.1 Cơ chế quản lý
1.3.2 Sự quan tâm lãnh đạo của địa phương
1.3.3 Nhân lực công tác trong lĩnh vực BTXH
1.3.4 Tình hình phát triển kinh tế của địa phương
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên
Huyện Ngọc Hồi nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum, cách thành phốKon Tum khoảng 60 km theo Quốc lộ 14; có phía bắc giáp huyệnĐắk Glei, phía đông bắc giáp huyện Tu Mơ Rông, phía đông giáphuyện Đắk Tô, phía nam giáp huyện Sa Thầy, phía tây giáp Lào vàCampuchia với chiều dài 62,7 km
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2014
-2018 tương đối cao khi luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng trên 12,0%/nămtrong suốt giai đoạn này
2.1.3 Tình hình xã hội và đối tượng BTXH
Tình hình dân số trên địa bàn huyện
Tổng dân số toàn huyện Ngọc Hồi tính đến cuối năm 2018 là57.059 người, trong đó tỷ lệ dân sống ở thành thị (dao động từ28,17% đến 32,47%) ít hơn nhiều so với dân sống ở nông thôn
Tình hình các đối tượng BTXH trên địa bàn huyện
Số lượng đối tượng BTXH thường xuyên của huyện tương đốilớn, chiếm gần 10% tổng số dân toàn huyện (năm 2018 có 5.354người thuộc đối tượng BTXH thường xuyên) Trong số các nhóm đốitượng BTXH thường xuyên thì nhóm thứ năm và thứ sáu (người caotuổi, người tàn tật) chiếm số lượng lớn
Các đối tượng thuộc diện hỗ trợ đột xuất như hộ gia đình thiếuđói trong và sau thiên tai (lũ, cháy rừng …), bị thương nặng do tai
Trang 10nạn giao thông hay tai nạn lao động, chết do thiên tai (lũ quét, sạc lỡ
…), hộ nghèo hay cận nghèo sống ven rừng bị sập nhà do sạc lở …cũng tương đối lớn (giai đoạn 2014-2018 dao động từ 86 người đến
237 người)
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BTXH TẠI HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014-2018
2.2.1 Thực trạng ban hành, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH tại huyện Ngọc Hồi
a Việc ban hành các văn bản để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, báo cáo việc thực hiện chính sách về BTXH
Trong những năm gần đây (từ năm 2017 đến năm 2019) PhòngLĐ-TB & XH huyện, UBND huyện Ngọc Hồi và UBND các xã trênđịa bàn huyện Ngọc Hồi đã quan tâm nhiều hơn đến ban hành cácvăn bản để chỉ đạo, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện hoạt độngBTXH trên địa bàn huyện Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản đểhướng dẫn các đơn vị cấp dưới (xã, thị trấn) thực hiện việc tiếp nhận,kiểm tra, tổng hợp, hướng dẫn hoàn thiện các hồ sơ đối tượngBTXH, xét duyệt đối tượng trợ giúp xã hội, lập báo cáo định kỳ …vẫn chưa được Phòng LĐ-TB & XH huyện, UBND huyện quan tâmthực hiện
b Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BTXH
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BTXH chưa được chú trọng thực hiện
Trang 11Bảng 2.1: Hoạt động tuyên truyền, phổ biến
Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Hoạt động tuyên
truyền, phổ biến hầu như chỉ thực hiện khi cấp trên có văn bản chỉđạo, đôn đốc thực hiện và chủ yếu tổ chức tuyên truyền, phổ biếnthông qua các cuộc họp tổ dân phố, tổ đoàn kết tại các địa phương
mà không tổ chức các hình thức tuyên truyền khácnhư qua panô, biểu ngữ, đài truyền thanh, truyền hình địa phương
c Kết quả khảo sát mức độ tiếp cận thông tin về BTXH
Thực hiện khảo sát ý kiến các đối tượng BTXH tại huyện NgọcHồi về nguồn thông tin họ tiếp cận với chính sách BTXH, kết quảminh họa tại bảng 2.2
Bảng 2.2: Nguồn thông tin tiếp cận chính sách BTXH
Tổng số lượt lựa chọn Tỷ lệ giữa sốNguồn thông tin tiếp Tỷ lệ so người lựa
Số người với tổng số
khảo sát (%)chọn (%)
Trang 12Internet 64 13,70 22,69Bạn bè, người thân,
người quen
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Kết quả khảo sát một
lần nữa cho thấy hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, phápluật về BTXH tại huyện Ngọc Hồi của chính quyền địa phương trong
những năm qua còn ít và chưa hiệuquả
2.2.2 Thực trạng bộ máy Nhà nước về BTXH tại huyện Ngọc Hồi
a Cơ quan Nhà nước thực hiện hoạt động BTXH
Phòng LĐ-TB & XH huyện chịu trách nhiệm chính trong việctham mưu giúp UBND huyện thực hiện hoạt động BTXH trên địabàn huyện Đồng thời, tại các xã thuộc huyện (08 xã, thị trấn) thì cócán bộ phụ trách công tác LĐ-TB & XH chịu trách nhiệm chínhtrong việc tham mưu giúp UBND xã thực hiện hoạt động BTXH trênđịa bàn xã đó
b Tổ chức bộ máy của cơ quan thực hiện hoạt động BTXH
Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi được UBND tỉnh KonTum giao 07 biên chế và hiện nay Phòng đang thực hiện đủ 07 biênchế được giao Mỗi xã, thị trấn đều có 01 cán bộ, công chức phụtrách lĩnh vực này
Trang 13Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của nhân lực thực hiện hoạt
Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Nhìn chung, ở
cấp xã thì nhân lực cơ bản đảm bảo trình độ chuyên môn theo quyđịnh nhưng ở cấp huyện vẫn còn nhân lực chưa đảm bảo tiêu chuẩntheo quy định (Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 của
Bộ Nội vụ) ở cấp huyện (03 người cótrình độ cao đẳng)
c Kết quả khảo sát về cảm nhận mức độ phức tạp của hồ sơ, thủ tục và thái độ làm việc của cán bộ, công chức
Phần lớn người tham gia khảo sát cho rằng việc thực hiện các hồ
Trang 14Kết quả khảo sát cho thấy có đến 39,36% cho rằng phức tạp, 51,09% cho rằng rất phức tạp.
Bảng 2.5: Thái độ làm việc của cán bộ thực hiện hoạt động BTXH
Thái độ làm việc Tần số Tỷ lệ (%)
Tương đối có tinh thần trách nhiệm 89 31,56
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Phần lớn các đối
tượng BTXH tham gia khảo sát cho rằng cán bộ thực hiện hoạt độngBTXH (cán bộ phụ trách LĐ-TB & XH tại các xã, thị trấn) chỉ tương
đối có tinh thần trách nhiệm khi họ giải quyếtcác hồ sơ, thủ tục cho người dân
2.2.3 Thực trạng thu, chi BTXH tại huyện Ngọc Hồi
a Dự toán thu, chi BTXH
Các nguồn thu cho hoạt động BTXH trên địa bàn huyện NgọcHồi từ trước đến nay hầu như chỉ có nguồn từ NSNN do UBNDhuyện cấp, các nguồn thu từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ hầu nhưkhông có
Các khoản dự toán chi cho hoạt động BTXH trong giai đoạn 2014– 2018 cũng có xu hướng tăng lên Năm 2014, tổng mức dự toán chicho hoạt động BTXH là 4.722 triệu đồng thì đến năm 2018 con sốnày là 7.750 triệu đồng
Trang 15Bảng 2.6: Dự toán thu BTXH
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu
Dự kiến các khoản thu 4.722 4.939 6.198 7.633 7.750
Dự kiến các khoản 4.722 4.939 6.198 7.633 7.750chi
- Trợ cấp hằng
4.010 4.120 5.260 6.600 6.600tháng
Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019
Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2018, Phòng LĐ-TB & XHhuyện Ngọc Hồi đã thực hiện lập dự toán thu, chi BTXH một cáchkịp thời, đảm bảo theo đúng quy định
b Thực trạng tổ chức thu, chi tài chính cho hoạt động BTXH
Các khoản thu cho hoạt động BTXH của huyện Ngọc Hồi chủyếu từ nguồn NSNN cấp
Trang 16Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019 Tổng chi cho
hoạt động BTXH trên địa bàn huyện Ngọc Hồi tăng trong suốt giaiđoạn 2014 – 2018, cụ thể năm 2014 tổng chi là 4.943 triệu đồng thì
đến năm 2018 tổng mức chi là 7.562 triệu đồng, tăng2.619 triệu đồng, tương ứng tăng 52,98%
Bảng 2.9: Chi BTXH
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu
Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Ngọc Hồi, 2019
Qua số liệu dự toán chi và số liệu thực tế chi cho thấy số liệu dự
Trang 17toán chi còn chênh lệch nhiều so với số liệu thực tế chi ở một số mụcchi, đặc biệt là chi trợ cấp hằng tháng.
c Kết quả khảo sát mức độ kịp thời trong chi trả BTXH
Phần lớn các đối tượng BTXH tham gia khảo sát cho rằng cáckhoản trợ cấp được chính quyền địa phương thực hiện chi trả mộtcách kip thời
Bảng 2.10: Mức độ kịp thời trong chi trả BTXH
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả, 2019 Như vậy, phần lớn
những người thuộc đối tượng BTXH cho rằng việc chi trả các khoản
trợ cấp cho các đối tượng BTXH của chínhquyền địa phương là kịp thời
2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động BTXH
Trong giai đoạn này, Phòng LĐ-TB & XH huyện đã thực hiện 21cuộc kiểm tra, thanh tra tại 08 xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Qua thanh tra, kiểm tra nhận thấy:
- Ưu điểm: Có 08/08 xã, thị trấn thành lập Hội đồng xác định mức
độ khuyết tật và Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội theo quy định;các xã, thị trấn thực hiện xác lập và lưu trữ hồ sơ đối tượng BTXHmột cách nghiêm túc
- Tồn tại, hạn chế: Có 03 trường hợp không thống nhất giữa kếtluận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật với kết luận của Hội