1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam

132 1,4K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 11,64 MB

Nội dung

Tuynhiên cho đến nay, dù chúng ta đã có nhiều chuyển biến tích cực về đời sốngvật chất, nhưng kết quả đạt được trong đảm bảo an sinh xã hội còn hạn chế vàchưa vững chắc: “Đời sống của mộ

Trang 1

LÊ VĂN QUANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC,

TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Trang 3

LÊ VĂN QUANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC,

Trang 4

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Văn Quang

Trang 5

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5 BỐ CỤC LUẬN VĂN 4

6 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 14

1.1 KHAI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 14

1.1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 14

1.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 17

1.1.3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 18

1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 18

1.2.1 BAN HÀNH VÀ TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 18

1.2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 23

1.2.3 DỰ TOÁN THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI 25

1.2.4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI 32

1.2.5.THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI 35

1.2.6 GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 36

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 36

Trang 6

1.3.4 NHÂN TỐ CON NGƯỜI 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 40

2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 40

2.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 40

2.1.2 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI 41

2.1.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ 44

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢN NAM 45

2.2.1 BAN HÀNH, TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 45

2.2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY 51

2.2.3 DỰ TOÁN THU, CHI BTXH 57

2.2.4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI 59

2.2.5 THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 72

2.2.6 GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 74

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 75

2.3.1 THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ 75

Trang 7

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 82

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 823.1.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH BTXH GIAI ĐOẠN 2012 -2020 823.1.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH BTXH TẠI HUYỆN ĐẠILỘC 833.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ 843.2.1 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BAN HÀNH, THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BTXH 843.2.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY 883.2.3 HOÀN THIỆN DỰ TOÁN THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI 913.2.4 HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI 923.2.5 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ

LÝ VI PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BTXH 933.2.6 NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 97 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 8

Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ

LĐ- TB&XH Lao động - Thương binh và xã hội

VH TDTT Văn hóa thể dục thể thao

Trang 9

2.1 Dân số trung bình huyện Đại Lộc trong 05 năm từ 2012 –

2.2 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của huyện Đại Lộc

2.3 Tỷ lệ đối tượng so với tổng dân số trên địa bàn huyện đại

2.4 Giá trị sản xuất từ năm 2012 đến năm 2016 theo giá hiện

2.5 Tình hình nguồn ngân sách phục vụ BTXH trên địa bàn

2.6 Tổng hợp sự tiếp nhận thông tin về chính sách BTXH

2.7 Bảng tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về quy trình

2.8 Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về việc hướng dẫn

2.9 Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về quy trình cắt

2.10 Tình hình lập dự toán chi qua các năm 2012 -2016 582.11 Nguồn kinh phí do huy động tài trợ trên địa bàn huyện

2.12 Nguồn kinh phí do địa phương tài trợ trên địa bàn huyện

2.13 Nguồn kinh phí do Trung ương tài trợ trên địa bàn huyện

2.14 Tình hình thực hiện chi BTXH trên địa bàn huyện Đại

2.15 Tỷ lệ đối tượng so với tổng dân số trên địa bàn huyện

Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 -2016 61

Trang 10

Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP

2.17

Đối tượng hưởng chế độ bảo trợ xã hội hằng tháng trên

địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam theo theo Nghị

định 136/2013/NĐ-CP

62

2.18 Tổng hợp kinh phí trợ cấp thường xuyên cho các đối

tượng được hưởng BTXH theo nghị địnhnăm 2007 672.19 Tổng hợp kinh phí trợ cấp thường xuyên cho các đối

tượng được hưởng BTXH theo nghị định 136 năm 2013 65

2.21 Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về mức hỗ trợ

2.22 Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về việc thực hiện

chi trả chế độ BTXH hằng tháng và đột xuất hiện nay 692.23 Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về việc thực hiện

thủ tục hồ sơ nhận tiền chi trả chế độ BTXH hiện nay 692.24 Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về thái độ phục vụ

của cán bộ thực hiện công tác chi trả BTXH 702.25 Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về sự cần thiết của

công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ BTXH 722.26 Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về thời gian giải

quyết hồ sơ, đơn thư, khiếu nại trên lĩnh vực BTXH 73

Trang 11

hình vẽ

2.1 Tổ chức tại phòng lao động –thương binh & xã

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại bịảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu; đang trong quá trình công nghiệphóa, đô thị hóa nhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Namrất lớn, chiếm hơn 20% dân số cả nước Trong đó có khoảng 9,2 triệu ngườicao tuổi, 7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần5% hộ nghèo, 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm dothiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện,

204 nghìn người nghiện ma tuý, khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạohành trong gia đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buônbán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố [25]

Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, bảo đảm an sinh xã hộiđược Đảng xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu Tuynhiên cho đến nay, dù chúng ta đã có nhiều chuyển biến tích cực về đời sốngvật chất, nhưng kết quả đạt được trong đảm bảo an sinh xã hội còn hạn chế vàchưa vững chắc: “Đời sống của một bộ phận nhân dân nhìn chung còn khókhăn”, “ Một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn sống dưới nhu cầu tốithiểu”, bởi vậy, việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cho người nghèo,người tàn tật, người già, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có một ý nghĩa

vô cùng quan trọng, tạo ra tiền đề cho sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội,góp phần củng cố những thành quả trong đổi mới kinh tế, chính trị, đáp ứngnhu cầu, nguyện vọng chính đáng, thường xuyên của nhân dân, tạo lòng tincủa nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta khởixướng, tạo sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.Hiện nay theo số liệu thống kê đến 06 tháng đầu năm 2017 trên địa bànhuyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có 12.078 người được hưởng chính sách trợ

Trang 13

giúp xã hội, chiếm 7,8 % dân số Trong đó có 10.980 đối tượng đang hưởngtrợ cấp hằng tháng, có 1.098 đối tượng được nhận nuôi dưỡng, chăn sóc tạicộng đồng; hằng năm đã mua trên 10.000 thẻ BHYT cấp cho đối tượngBTXH [32]

Nhìn chung chính sách Bảo trợ xã hội tại huyện Đại Lộc, tỉnh QuảngNam đã đạt được thành quả góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân

Hệ thống Bảo trợ xã hội tuy đã hình thành nhưng chưa được hoàn thiện theocách tiếp cận hệ thống, đồng bộ, toàn diện, bao phủ hết đối tượng, gắn kếtchặt chẽ trong mối tương quan với an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, pháttriển các dịch vụ xã hội cơ bản và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về pháttriển trợ giúp xã hội, nhất là trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu nhậptrung bình người dân ở mức trung bình

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước

về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” Luận văn sẽ

nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về Bảo trợ xã hộitrên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, thông qua thực tiễn sẽ đưa ramột số định hướng, giải pháp nhằm góp phần vào việc bảo đảm bảo ASXHtrên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước vềBTXH

- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện ĐạiLộc, tỉnh Quảng Nam

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về BTXH trên địabàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Trang 14

- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản

lý nhà nước về Bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

- Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong thời gian từ đầu năm

2012 đến cuối năm 2016 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp nhiềuphương pháp sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thậpdựa vào các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, niêm giám thống

kê, các báo cáo tổng kết của địa phương và trên các trang thông tin điện tửchính thức của các cơ quan, tổ chức Các số liệu cơ bản liên quan đến luậnvăn được thu thập tại Phòng Lao động – Thương binh & xã hội huyện ĐạiLộc, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam Các tàiliệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phânthành các nhóm dữ liệu theo từng phần của đề tài, bao gồm: Những tài liệu về

lý luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung, những tài liệu thuthập về thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Đại Lộc,tỉnh Quảng Nam

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏiđối tượng thụ hưởng chế độ BTXH Việc chọn mẫu được tiến hành theophương pháp ngẫu nhiên hệ thống (1) Rà soát lập danh sách tất đối tượng

Trang 15

BTXH đang sống tại 03 xã: Đại Quang, Đại Đồng và Đại Thắng thuộc huyệnĐại Lộc, tỉnh Quảng Nam; (2) Đánh số thứ tự đối tượng trong danh sách lấyngẫu nhiên một trong hai nguời đầu tiên tiếp đó cứ cách 3 người tiếp theotrong danh sách lại chọn một người cho đến khi đủ cỡ mẫu 150 người

- Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:

Sử dụng các phương pháp phân tích như số tuyệt đối, số tương đối, số bìnhquân, mức độ thực hiện nội dung quản lý nhà nước về BTXH trên địa bànhuyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam So sánh các kết quả phân tích nhằm làm rõ

sự khác biệt, sự thay đổi của các nhân tố, từ đó đưa ra những nhận định đánhgiá Trên cơ sở tổng hợp, so sánh với các chỉ tiêu trong quy hoạch phát triểnKinh tế - Xã hội của địa phương và kết hợp với nhận định của tác giả để đềxuất giải pháp có tính khả thi nhất theo mục tiêu đề ra của luận văn

5 Bố cục luận văn

- Ngoài các phần: Mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục các bảng biểu số liệu, luận văn được bố cục gồm 03chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về BTXH

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyệnĐại Lộc, tỉnh Quảng Nam

- Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện về quản lý nhà nước vềBTXH tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Công tác BTXH đã và đang là vấn đề mà các Quốc gia trên thế giớiđặc biệt quan tâm, vì nó là một trong những biện pháp cơ bản tác động đếncác đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu ASXH, bảođảm tiến bộ và công bằng xã hội góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững.Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình, nghiên cứu tài liệu, bài viết

Trang 16

về ASXH, trong đó đề cập đến công tác BTXH đối với nền kinh tế ở góc độ

lý luận, chính sách và thực tiễn khác nhau Một số công trình tiêu biểu có thể

kể đến như:

Bộ lao động –Thương binh và xã hội, cục Bảo trợ xã hội, Hệ thống các

văn bản về bảo trợ xã hội (2000),NXB Lao động –xã hội Cuốn sách hệ thống

hóa các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về BTXH tạiViệt Nam là tài liệu quan trọng giúp cho việc thực hiện các chính sách chínhxác, đầy đủ

Thực trạng pháp luật ASXH ở Việt Nam của Lê Thị Hoài Thu (2004), Tạp chí BHXH (số 06) Bài viết đề cập đến hệ thống pháp luật ASXH ở Việt

Nam từ năm 1945 đến năm 2004 Từ đó tác giả đưa ra một số ý kiến để hoànthiện hệ thống pháp luật về ASXH ở nước ta hiện nay, trong đó có pháp luật

về BTXH Các ý kiến đóng góp giúp các nhà hoạch định chính sách hoànthiện đầy đủ và cụ thể hơn hệ thống pháp luật để đảm bảo hệ thống ASXH

Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam của Lê Bạch

Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy

Bach (2005), NXB thế giới, Hà Nội Nhìn nhận theo chức năng BTXH nhóm

tác giả cho rằng, BTXH gồm có 03 chức năng chính là: các biện pháp nhằmnâng cao năng lực, bao gồm chủ yếu là những chính sách vĩ mô, chiến lượcphát triển và các biện pháp thể chế hỗ trợ; các biện pháp phòng ngừa giúpngười dân khỏi rơi vào tình trạng khủng hoản và cần đến sự bảo trợ; các biệnpháp bảo vệ, bao gồm lưới an toàn theo nghĩa hẹp dành cho những đối tượng

bị tổn thương thông qua các khoản quyên góp bằng tiền mặt, hiện vật hoặcbằng sự hỗ trợ ngắn hạn khác Đồng thời cũng đưa ra những dẫn chứng về sốliệu, văn bản nguồn lực, kết quả thực hiện, điểm mạnh, điểm hạn chế của hệthống Bảo trợ xã hội Việt Nam đối với các đối tượng yếu thế cần trợ giúp.Điểm hạn chế của quan điểm tiếp cận này là khó có thể phân biệt một cách rõ

Trang 17

ràng hệ thống BTXH gồm các hợp phần nào, nhất là chức năng của Nhànước, thị trường và cộng đồng để từ đó có được các giải pháp chính sách phùhợp.

Giáo trình nhập môn ASXH của Nguyễn Hải Hữu (2007), NXB lao động

–xã hội, Hà Nội; báo cáo chuyên đề thực trạng TGXH và ưu đãi xã hội ở

nước ta từ năm 2001 -2007 và khuyến nghị đến năm 2015, Hà Nội; Hỗ trợ

thực hiện chính sách giảm nghèo và BTXH, NXB lao động –xã hội, Hà Nội.Tiếp cận theo quan điểm hoạch định chính sách tác giả Nguyễn Hải Hựu vàmột số tác giả có cùng quan điểm cho rằng “đối tượng BTXH cần được trợcấp hằng tháng gồm: trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người 90 tuổi trở lên,người tàn tật nặng, gia đình có từ hai người tàn tật trở lên là người tàn tậtnặng không có khả năng tự phục vụ, người nhiễm HIV/AIDS, gia đình ngườithân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trợgiúp về y tế, giáo dục dạy nghề, tạo việc làm, tiếp cận các công trình côngcộng, hoạt động văn hóa thể thao và trợ giúp khẩn cấp” Từ đó, kiến nghị cácgiải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội, khám chữa bệnh, giáodục và các chính sách bộ phận khác

"Giáo trình Luật an sinh xã hội" của Nguyễn Thị Kim Phụng [2007];

"Giáo trình ưu đãi xã hội" của Trường Đại học Lao động [2004]; "Giáo trìnhCứu trợ xã hội" của Trường Đại học Lao động [2004] Các giáo trình đã trìnhbày quan niệm về ASXH, đặc điểm và cấu trúc an sinh xã hội, phương phápđánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính sách ASXH, vai trò vàtầm quan trọng của xây dựng và thực thi chính sách ASXH

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách ASXH ở nước ta trong quá trình hội nhập của

Nguyễn Hữu Dũng (2008), Tạp chí lao động xã hội (số 332), 4/2008 Tác giả

phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội và

Trang 18

thực hiện chính sách ASXH ở nước ta trong quá trình hội nhập, đưa ra kiếnnghị cần xây dựng mức chuẩn trợ cấp chung và từ mức chuẩn trợ cấp này xácđịnh mức cho mỗi loại chính sách cụ thể của hệ thống chính sách ASXH Tácgiả còn cho rằng BTXH là hợp phần quan trọng của hệ thống ASXH và phảiđược xây dựng trên cơ sở quan điểm gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế vàphát triển hệ thống ASXH quốc gia

Giáo trình ASXH của PGS.TS Nguyễn Văn Định (2008), NXB ĐHKTQD, Hà Nội Tiếp cận theo quan điểm chức năng của chủ thể cung cấp

dịch vụ một số tác giả đồng quan điểm cho rằng, BTXH và sự giúp đỡ thêmcủa cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc các phương tiện thích hợp để người đượctrợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân

và gia đình, sớm hòa nhập cộng đồng Đồng thời tác giả cũng đưa ra kháiniệm khác gần giống với khái niệm BTXH là “cứu trợ xã hội là sự giúp đỡcủa xã hội bằng nguồn tài chính của nhà nước và cộng đồng đối với thànhviên gặp khó khăn, bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống như: Thiên tai, hỏahoạn bị tàn tật, già yếu…dẫn đến mức sống quá thấp lâm vào cảnh neo đơn,túng quẩn nhằm giúp họ đảm bảo điều kiện sống tối thiểu, vượt lên cơn nghèokhốn và vươn lên cộc sống bình thường” Với cách này thì cứu trợ xã hộitrước rồi mới đến TGXH Thể hiện chính sách cho đối tượng BTXH từ Nhànước, cộng đồng và trong thực tiễn để thực hiện chính sách BTXH Nhà nướcluôn giữ vững vai trò trong việc cung cấp nguồn lực và các dịch vụ BTXH

Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thệ hệ thống chính sách ASXH

ở nước ta giai đoạn 2006 -2015 của Mai Ngọc Cường (chủ nhiệm đề tài)

(2009), đề tài cấp nhà nước, chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhànước, bộ Khoa học và Công nghệ Công trình làm rõ những vấn đề cơ bản vềASXH và hệ thống chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường; đánh giáthực trạng của hệ thống chính sách và thực thi chính sách ASXH Từ đó, tác

Trang 19

giả đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống tổng thế quốc gia về ASXH ởViệt Nam giai đoạn 2006-2015.

Lý thuyết về mô hình ASXH (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai) của Phạm

Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009), NXBchính trị Quốc Gia, Hà Nội Các tác giả đã trình bày những bất cập, xu hướngvận động và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống ASXH.Đồng thời các tác giả phân tích chính sách ASXH thực tiễn tại Đồng Nai

Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng Việt Nam của

Nguyễn Ngọc Toản (2010), Luận án Tiến sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân Công

trình nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách TGXHthường xuyên cộng đồng; đánh giá thực trạng đối tượng BTXH và nhu cầu trợgiúp thường xuyên; thực trạng chính sách trợ giúp thường xuyên cộng đồng

Từ đó tác giả nêu kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách

Phát triển hệ thống ASXH tại Việt Nam đến năm 2020 của Nhóm biên

soạn: Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn

Bích Ngọc, Đặng Hà Thu (2013), Viện khoa học lao động và xã hội, Hà Nội.

Các tác giả giới thiệu đến những vấn đề chung về ASXH, nội dung cơ bản củaNghị quyết 15- NQ/TW, các kết quả đạt được, những tồn tại của chính sáchASXH hiện hành và các định hướng chính sách cho giai đoạn đến năm 2020.Trong đó, BTXH với định hướng đảm bảo mức tối thiểu một số dịch vụ xãhội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, dân tộc thiểu số và người

có hoàn cảnh khó khăn

- “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiệnchính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiểu (2014) đã đềcập đến một số vấn đề lý luận cơ bản chính sách an sinh xã hội và kinhnghiệm một số nước, thực trạng thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam tronggần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, vai trò của nhà nước trong việc thực

Trang 20

hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay, phương hướng và những giảipháp chủ yếu nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sáchASXH ở Việt Nam Với tư liệu này, luận án đã kế thừa nội dung tính tất yếu,vai trò và yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc thực hiện chính sáchASXH (tính tất yếu được thể hiện ở các nội dung: bản chất, chức năng xã hộicủa nhà nước, khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, đảm bảoquyền cơ bản của con người, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế)

- “Xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” củaMai Ngọc Cường (2009) đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của chính sáchASXH trong nền kinh tế thị trường; thực trạng hệ thống chính sách ASXH ởViệt Nam hiện nay; phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệthống chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2015 Cuốn sách đã chỉ rõ tácđộng mặt trái của kinh tế thị trường: tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự bấtbình đẳng trong thu nhập, nguy cơ thất nghiệp và bệnh tật, đói nghèo Đồngthời cũng nhấn mạnh vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành và tổchức thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hộinói chung, ASXH nói riêng

- “An sinh xã hội ở nước ta ở Việt Nam hướng tới năm 2020” của VũVăn Phúc (2012) đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệmthế giới về ASXH: quan điểm và cách tiếp cận về về an sinh xã hội, xây dựng

và thực hiện hệ thống về ASXH ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN; những vấn đề thực tiễn về an sinh xã hội ở nước ta: xâydựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm

y tế, ASXH cho cư dân vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùngdân tộc và miền núi, đào tạo nghề Cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể

về cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta Tuy nhiên,

Trang 21

các chuyên đề, bài viết của chuyên gia chưa được tổng quan hóa nên tínhlogich của các nội dung vẫn còn bất cập.

-“Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp” của Lê Quốc Lý(2014) đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thichính sách ASXH; những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việtnam gần đây thông qua việc đánh giá nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụhưởng chính sách; trên cơ sở mục tiêu, quan điểm thực thi chính sách ASXH

ở Việt Nam đến năm 2020 cuốn sách đã nêu lên 5 nhóm giải pháp khắc phụcnhững trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở nước ta (thiết kế và thực thichính sách ASXH, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, hoàn thiện bộmáy thực thi chính sách ASXH, nâng cao nhận thức của đối tượng thụ hưởng

về chính ASXH)

- Các bài nghiên cứu trên các tạp chí liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội

có thể kể đến là: “An sinh xã hội ở nước ta - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”của Vũ Văn Phúc (2012); “Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội

ở nước ta những năm tới” của Mai Ngọc Cường (2012); “Hệ thống an sinh xãhội cho người nông dân Việt Nam” của Nguyễn Danh Sơn (2012); "Tiếp tụcthực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội trongphát triển bền vững" của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân (2011); “Bảo đảm ansinh xã hội dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng” của Dương Văn Thắng (2011).Các bài viết nói trên đã đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung vấn đề thựctiễn về ASXH ở nước ta, xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Namtrên quan điểm các nghị quyết chuyên đề của Đảng về ASXH

- Ngoài các ấn phẩm sách, tạp chí, các kỷ yếu của các cuộc hội thảo sauđây cũng phần nào làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến lĩnh vực ASXH :

“An sinh xã hội ở Việt Nam: Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới” do Đạihọc Kinh tế Quốc dân (2008); Hội thảo“Xây dựng Chiến lược an sinh xã hội

Trang 22

giai đoạn 2011 - 2020” của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chứcHợp tác Kỹ thuật Cộng hoà Liên bang Đức (GTZ) (2009); “An sinh xã hội ởnước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ban Tuyên giáo Trung ương,Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội đồng khoa họccác cơ quan Đảng Trung ương (2012) Qua các hội thảo này, cũng đã cónhiều phát hiện và tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện chính sáchASXH cũng như vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH, thựctrạng và giải pháp thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam.

Hội thảo “Phát triển kinh tế và an sinh xã hội - từ lý luận đến thực tiễncác miền tỉnh miền Trung” của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III(2012) Kỷ yếu Hội thảo bao gồm các chuyên đề lý luận về an sinh xã hội; kếtquả thực thi chính sách an sinh xã hội trên các lĩnh vực (xóa đói giảm nghèo,giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở xãhội) ở miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Đà Nẵng Hội thảo “Tăng trưởngxanh khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Thực tiễn và những vấn đề đặt ra”của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội VùngTrung bộ - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III(2014) đã bàn về vấn đề tăng trưởng xanh khu vực miền Trung - Tây Nguyên

- Ngoài các tài liệu trong nước, liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội còn

có các tài liệu nước ngoài: "Social security today and tomorrow" (An sinh xãhội hôm nay và ngày mai) của tác giả Robert M Ball (1978) đã đề cập dếnquan niệm An sinh xã hội (là hệ thống các chính sách hỗ trợ những ngườiđang đối mặt (hoặc đe doạ) bởi sự thiếu thốn nguồn thu nhập (mà đó chính làkhoản lương bổng) hoặc các khoản chi tiêu đặc biệt khác) và đề cập đến cácchương trình mà chính phủ các nước đặt ra với mục đích hàng đầu là giúp đỡnhững người dân gặp rủi ro dẫn đến việc bị mất hoặc giảm sút thu nhập; chế

độ ASXH được xem như là sự bảo vệ của nhà nước đối với người dân trước

Trang 23

những rủi ro về xã hội "Social Security in Global Perspective" (An sinh xãhội trong viễn cảnh toàn cầu) của tác giả John Dixon (1999) đã đề cập đến nộidung ASXH của một quốc gia là nhằm cung cấp các biện pháp công cộng(tiền mặt và hiện vật) cho những biến cố ngẫu nhiên mà luật pháp đã quy địnhngười dân có quyền được hưởng bao gồm mất mát thu nhập hoặc thu nhậpkhông đầy đủ, bù đắp hỗ trợ chi phí đối với những người sống phụ thuộc; ansinh xã hội chỉ dành cho những cá nhân và hộ gia đình bị rơi vào hoàn cảnhmất hoặc giảm thu nhập thường xuyên một cách đột ngột - ASXH chỉ tậptrung vào hạn chế nghèo đói, bồi thường xã hội và phân phối lại thu nhập, cáchình thức bảo hiểm không được coi là một bộ phận của ASXH "Về bảo trợ

xã hội và thúc đẩy xã hội: Thiết kế và triển khai hệ thống an sinh hiệu quả"của nhóm tác giả M.Grosh, C.Ninno, E.Tesliuc và A.Ouerghi (2008) đã đề raquan niệm "Mạng lưới an sinh xã hội vừa dùng để đỡ những người rơi từ trênxuống về phương diện kinh tế trước khi họ rơi vào cảnh bần hàn, vừa trợ cấphoặc cung cấp một khoản thu nhập tối thiểu cho những người ở trạng tháinghèo thường xuyên, lâu dài hơn"; ASXH chỉ bao gồm hệ thống chính sáchtrợ giúp xã hội không có đóng góp và nhắm đến đối tượng là người nghèo vàngười dễ bị tổn thương Đồng thời, ASXH cũng chỉ dừng lại ở những hoạtđộng chính thức của nhà nước mà không tính đến vai trò của tư nhân, thịtrường trong việc cung cấp các dịch vụ ASXH khác

Các nghiên cứu trên đã đưa ra được cách nhìn tổng quát về ASXH vớicác mô hình, chính sách trên thế giới và ở Việt Nam, các giải pháp hoàn thiệnluật ASXH …trong đó có chính sách về BTXH (tại mỗi thời điểm nghiêncứu) song chưa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu vào phân tích những vấn đềđặt ra trong quá trình công tác BTXH, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đề cậpđến thực trạng về công tác quản lý BTXH tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Namtrong những năm qua, đề từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp có tính khả thi

Trang 24

nhằm hoàn thiện công tác BTXH một cách có hiệu quả trên địa bàn huyện Từnhững vấn đề nêu trên cho thấy cần phải tiếp cận trên góc độ khoa học quản

lý để lý giải cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của hoạt động BTXH một cách toàndiện, từ đó đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện hoan hơn nữa công tác quản lýnhà nước về hoạt động BTXH cho phù hợp với quá trình phát triển Kinh tế-

Xã hội của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Trang 25

do có nhiều cách sử dụng khác nhau và cách đặt vấn đề khác nhau ở mỗi quốcgia Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội gần với khái niệm trợ giúp xã hội, là mộttrong ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh Với mục đích khắc phục rủi ro,trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội có chức năng giảm thiểu rủi ro, vàchính sách thị trường lao động chủ động nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngườidân [44].Trợ giúp xã hội còn được xem như “phao cứu sinh” nhằm hỗ trợ chocác thành viên trong xã hội không bị rơi vào hoàn cảnh bần cùng hóa [23].Như vậy ở Việt Nam bảo trợ xã hội có nội hàm hẹp hơn so với an sinh xã hội

và được triển khai dưới hình thức trợ cấp xã hội trên thực tế Từ điển thuậtngữ an sinh xã hội của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội không có thuậtngữ “bảo trợ xã hội” mà chỉ có khái niệm “trợ giúp xã hội” là “sự trợ giúpbằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nước (lấy từ nguồn thuế, khôngphải đóng góp từ người dân) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tượngđược nhận [43]

Mặc dù các tổ chức phát triển quốc tế đều sử dụng định nghĩa riêng vềbảo trợ xã hội song tất cả đều nhấn mạnh bản chất của bảo trợ xã hội thôngqua các can thiệp chính sách cần thiết của nhà nước và các hoạt động tình

Trang 26

nguyện ở cộng đồng Lấy ví dụ, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh vàoviệc kiềm chế nguy cơ gây tổn thương, làm mất nguồn sinh kế Trong khi đó,

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lại hướng vào khả năng duy trì mức sốngthông qua việc làm như một quyền của người lao động, đặc biệt trong khu vựcphi chính thức Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lại chú trọng đến tính dễtổn thương của người dân khi gặp rủi ro nếu không có sự bảo trợ xã hội [45]

cụ thể:

- Ngân hàng Thế giới (WB)

+ Bảo trợ xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp các cá nhân,

hộ gia đình và cộng đồng ứng phó với và kiềm chế được nguy cơ có tác độngđến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập.+Nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa là mạng lưới antoàn, vừa là cơ sở để phát triển vốn con người

- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

+ Bảo trợ xã hội là việc cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhânthông qua cơ chế nhà nước hoặc tập thể, cộng đồng nhằm ngăn chặn sự suygiảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp

+ Nhấn mạnh chiều cạnh bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm và tạoviệc làm cho những đối tượng có nhu cầu và trong khu vực kinh tế phi chínhthức

- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

+ Bảo trợ xã hội đề cập đến một hệ chính sách công nhằm giảm nhẹ tácđộng bất lợi của những rủi ro đối với hộ gia đình và cá nhân

+ Nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương nếu người dân không có bảo trợ xãhội, và tác hại của việc thiếu bảo trợ xã hội đối với người khác

- Viện nghiên cứu Phát triển Hải ngoại (ODI)

Trang 27

+ Bảo trợ xã hội là những hành động công ích nhằm giảm thiểu tính tổnthương, nguy cơ gây sốc và sự bần cùng hóa, là những điều không thể chấpnhận được về mặt xã hội.

+ Nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương và bần cùng hóa, do vậy bảo trợ xãhội hướng vào người nghèo hoặc những người khó khăn nhất thuộc tầng lớpkhông ai mong muốn trong xã hội

Nhưng cho dù theo định nghĩa nào, các tổ chức quốc tế đều thống nhấttrong cách tiếp cận coi bảo trợ xã hội như một biện pháp kiềm chế nguy cơ bịtổn thương, duy trì được thu nhập, sinh kế, tránh rơi vào đói nghèo Mục đíchcủa bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu đốivới các trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ sức lo liệu đượccuộc sống Đối với Việt Nam, bảo trợ xã hội như một lưới an toàn nhằm bảođảm sự an toàn về đời sống của người dân khi họ bị rơi vào hoàn cảnh rủi ro

và tự bản thân không khắc phục được Các hoạt động cứu trợ xã hội, giảmnghèo nhằm hạn chế nguy cơ dễ bị tổn thương ở những đối tượng yếu thế,mất nguồn thu nhập và sinh kế và không có điều kiện tiếp cận được các dịch

- Hiện nay, thuật ngữ BTXH được tiếp cận dưới nhiều tên gọi khác nhaunhư là ASXH, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội…nhưng nhìn chung chúng đềumuốn góp phần bảo vệ xã hội nhờ nhiều biện pháp công cộng nhằm giúp đỡchống lại sự thiếu hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải như là mất đi hoặcgiảm đi nguồn thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Trang 28

- BTXH còn thể hiện sự giúp đỡ, chăm sóc về y tế, văn hóa và trợ giúpcho các gia đình góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Qua một số cơ sở lý luận nêu trên có thể thấy BTXH là “sự trợ giúpbằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nước (lấy từ nguồn thuế, khôngphải đóng góp từ người dân) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tượngđược nhận với mục đích khắc phục rủi ro, trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm

xã hội có chức năng giảm thiểu rủi ro, và chính sách thị trường lao động chủđộng nhằm phòng ngừa rủi ro cho người dân

b Cơ sở của hoạt động BTXH

- Công bằng xã hội

+ Là một giá trị cơ bản và có tính định hướng trong việc thỏa mãn nhucầu về đời sống vật chất, tinh thần của những bộ phận dân cư và mọi thànhviên xã hội thông qua mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ phù hợp vớikhả năng thực hiện của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định

- Phúc lợi xã hội

+ Là ngoài phần thu nhập của chính mình, người lao động sẽ đượchưởng thêm một số lợi ích nào đó do Nhà nước thực hiện

- Phân phối lại phúc lợi xã hội

+ Là điều hòa lại thu nhập của những tầng lớp khác nhau trong xã hộinhằm thực hiện sự công bằng trong xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giữa người

có thu nhập cao và người có thu nhập dưới mức tối thiểu

1.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội

- Hoạt động bảo trợ xã hội mang tính nhân đạo, thể hiện truyền thốngtương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau

- Thực hiện mục đích xã hội vì cồng đồng, không vì lợi nhuận

- BTXH là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm, lànhiệm vụ của cả cộng đồng

Trang 29

- BTXH là từ sự đóng góp của các bên, sự trợ giúp của xã hội và sự chia

sẽ của cộng đồng và BTXH còn phải phụ thuộc vào nền kinh tế của địaphương

1.1.3 Ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội

- Dưới góc độ của người thụ hưởng, BTXH được xem như là nguồn tàichính đảm bảo cho họ có cuộc sống tối thiểu trong xã hội, giúp họ từng bướckhắc phục được những khó khăn, hòa nhập cộng đồng Đồng thời là nguồn an

ủi rất lớn về mặt tinh thần đối với nhóm đối tượng chịu thiệt thòi trong cuộcsống

- Dưới góc độ kinh tế, BTXH không vì mục đích kinh doanh nhưng lại

có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và vật chất

- Dưới góc độ chính trị xã hội và nhân văn, BTXH không chỉ là thái độ,

là biện pháp hỗ trợ tích cực mà còn giảm thiểu bất ổn xã hội

- Dưới góc độ pháp luật, BTXH là một định chế quan trọng trong hệthống pháp luật an sinh xã hội

- Đối với xã hội, BTXH là một biện pháp của chính sách xã hội, mộttrong những chỉ báo quan trọng về định hướng XHCN ở nước ta trong điềukiện phát triển nền kinh tế thị trường mà đối tượng của nó là những người gặprủi ro, bất trắc trong cuộc sống

1.2 NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.2.1 Ban hành và tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội

a Ban hành văn bản có liên quan đến bảo trợ xã hội

- Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về vấn đề an sinh xã hội

+ Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã từng bướcnhận thức và quan trọng hơn đã tìm được những biện pháp, bước đi để xử lýbiện chứng mối quan hệ phát triển kinh tế với việc thực hiện chính sách xã

Trang 30

hội (bảo đảm công bằng xã hội, ASXH, tiến bộ xã hội): Tại Đại hội VI (1986)đến Đại hội VIII (1996) Đảng ta đã chính thức khẳng định một số quan điểmchỉ đạo “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hộingay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển” [16, tr.113] Đến Đạihội IX của Đảng chủ trương này trở thành một định hướng chiến lược để pháttriển bền vững đất nước: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá,từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến

bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường… Khẩn trương mởrộng hệ thống BHXH và ASXH ” [17, tr.104-107, 163] Đến Đại hội X,Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế với các mụctiêu xã hội trong phạm vi cả nước và từng địa phương; thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinhtế ” [18, tr.110] Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sảnViệt Nam, “Bảo đảm ASXH” được khẳng định với tư cách là nội dung cấuthành của một trong 11 chủ đề chính của Báo cáo chính trị, và “Phát triển hệthống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả” [19, tr.125] cũngđược xem là một trong những nội dung hợp thành của sự định hướng về “Pháttriển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế”trong Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 - 2020 Đặc biệt, tại Hộinghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Đảng ta đã ban hành nghịquyết “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” Nghịquyết nhấn mạnh: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của người có công và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quantrọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội… [19,tr.105-107]

+ Ðại hội XII của Ðảng ta đã nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ an sinh

xã hội là: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, nâng cao mức sống người có công

Trang 31

Rà soát, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an sinh

xã hội Ðẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn

và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộcthiểu số Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cậnnghèo phấn đầu tự vươn lên thoát nghèo bền vững Khuyến khích nâng caokhả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của người dân Thực hiện tốt chính sáchviệc làm công, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ có thời hạn cho ngườilao động mất việc khu vực công Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, họcnghề và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài Mở rộng đối tượng tham gia,nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triểnbền vững quỹ bảo hiểm xã hội Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khíchtham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội Thựchiện chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều, bảo đảm mức tối thiểu

về thu nhập và các dịch vụ xã hội cõ bản cho người dân như giáo dục, y tế,nhà ở, nước sạch, thông tin [20, tr.137]

- Trên quan điểm của Đảng, hệ thống chính sách An sinh xã hội ở nước

ta trong thời kỳ đổi mới được Nhà nước thể chế hóa bằng những văn bản cógiá trị pháp lý qua từng chặng đường phát triển trong quá trình đổi mới:

+ Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trungương Đảng khóa XI; Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 của Chínhphủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết

số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XImột số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, trong đó đã xácđịnh rõ quan điểm “Hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻgiữa Nhà nước, xã hội với người dân”; và nhiệm vụ “Xây dựng mã số ASXH

để phát triển Hệ thống thông tin chính sách ASXH; Xây dựng bộ chỉ số về

Trang 32

ASXH quốc gia và bộ cơ sở dữ liệu hộ gia đình để phát triển hệ thống giámsát, đánh giá thực hiện chính sách ASXH hàng năm”.

+ Ngoài ra còn có các văn bản liên quan như Luật bảo hiểm xã hội; Luậtbảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật người cao tuổi; Luật người khuyếttật; Luật nuôi con nuôi; Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân, Luật khám chữabệnh; Luật bảo hiểm y tế; Luật giáo dục

+ Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủquy định về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

+ Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT -BLĐTBXH-BTC ngày13/7/2007 của Bộ Thương binh và xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chínhphủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.+ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chínhphủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP củaChính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

+ Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010của Bộ Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một

số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 củaChính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xãhội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chínhphủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP củaChính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

+ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chínhphủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT -BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014của Bộ Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiệnmột số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013

Trang 33

của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ

xã hội

+ Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sửa đổi, bổsung khoản 2 và khoản 4, điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều củaNghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy địnhchính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

- Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã hoạchđịnh và triển khai nhiều chính sách ASXH, chính sách BTXH quan trọng, huyđộng được nhiều nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp cho các đối tượng(người dân tộc thiểu số, người nghèo, người già cô đơn, trẻ em và các đốitượng dễ bị tổn thương) vươn lên trong cuộc sống Các chính sách và giảipháp bảo đảm ASXH, chính sách BTXH được triển khai đồng bộ trên cả 3phương diện: Giúp các đối tượng thụ hưởng tăng khả năng tiếp cận các dịch

vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, ;

Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm thị trường, tíndụng, việc làm; Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các địa phương phục

vụ người dân tốt hơn Hệ thống pháp luật về ASXH, chính sách BTXH ngàycàng hoàn thiện hơn, đã trở thành căn cứ pháp lý quan trọng trong điều chỉnhcác quan hệ xã hội

b Tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội

- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BTXH là hoạt

động cho người lao động và nhân dân trên cả nước hiểu rõ chính sách BTXH

là một trong ba chính sách của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị -xã hội và phát triểnkinh tế Do đó công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật

về BTXH có tầm quan trọng và tổ chức thực hiện thường xuyên

Trang 34

- Nội dung công tác tuyên truyền gồm:

+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền những nội dung cơ bản của luậtBTXH, Những định hướng của chỉ đạo của Bộ Lao Động Thương Binh và XãHội kết quả thực hiện chính sách BTXH đạt được trong thời gian qua

+ Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, Trung Ương và địaphương triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền thông qua thực hiệncác chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự, tin tức, tổchức các buổi tọa đàm, game show truyền hình

+ Tổ chức tuyên truyền các kênh truyền thông của ngành, tạp chí BTXH,các website BTXH

+ Tổ chức tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền:Pano, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang… Với nội dungphong phú theo đặc thù kinh tế xã hội văn hóa của từng vùng miền

+ Tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan vào cácngày lễ lớn

1.2.2 Tổ chức bộ máy nhà nước

a Các cơ quan quản lý nhà nước về BTXH

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BTXH, chỉ đạo xây dựng banhành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về BTXH

- Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lýnhà nhước về BTXH, bao gồm:

+ Hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp xã hội

+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội

+ Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đối tượng

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội

+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về chính sách trợ giúp

xã hội

Trang 35

- Các bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ củamình có trách nhiệm hương dẫn, tổ chức thực hiện.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BTXH

+ Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách BTXH

+ Quyết định phương thức chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địaphương theo hướng chuyển đổi chi trả chính sách trợ giúp xã hội từ cơ quannhà nước sang tổ chức dịch vụ chi trả

+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địaphương

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

+ Tuyên truyền các chính sách, chế độ, chính sách BTXH theo quy định+ Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BTXH

+ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địaphương

+ Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi và nắm bắt tìnhhình để có hướng chỉ đạo

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Tuyên truyền các chính sách, chế độ, chính sách BTXH theo quy định.+ Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BTXH

+ Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địaphương

+ Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để theo dõi và nắm bắt tìnhhình để có hướng chỉ đạo kịp thời

Trang 36

b Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động BTXH

Bảo trợ xã hội là một phần của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta có vaitrò vô cùng quan trọng, tạo ra tiền đề cho việc ổn định kinh tế, chính trị, xãhội góp phần củng cố những thành quả trong đổi mới kinh tế, chính trị đápứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân

Công tác Bảo trợ xã hội chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ LĐ-TB&XH và

Ủy ban nhân dân các cấp

+ Trung ương có Bộ Lao động – Thương binh & xã hội

+ Ở tỉnh, thành phố có Sở Lao động – Thương binh & xã hội

+ Ở huyện, thị xã có Phòng Lao động – Thương binh & xã hội

+ Ở xã, phường, thị trấn có cán bộ, công chức phụ trách Lao động –Thương binh & xã hội

c Mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội

- Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác BTXH

- Thôn, xã, trung tâm phát triển cộng đồng

- Các Trung tâm bảo trợ xã hội

1.2.3 Dự toán thu, chi bảo trợ xã hội

Lập dự toán thu, chi BTXH là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết địnhđối với toàn bộ các khâu của quá trình quản lý thu, chi BTXH Lập dự toánthu chi thực chất là lập kế hoạch thu, chi trong một năm Kết quả của khâu

Trang 37

này là bảng dự toán thu, chi, bảng dự toán này phải đảm bảo mục tiêu là sẽđáp ứng được tổ chức thực hiện chế độ chính sách BTXH.

Dự toán thu, chi phải phản ánh đầy đủ các nội dung thu, chi đảm bảothực hiện nhiệm vụ thực tế phát sinh và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trongtừng thời kỳ theo chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành; thuyết minh đầy

đủ, rõ ràng: Căn cứ xác định những chỉ tiêu thu, chi trong dự toán; sự thay đổi

dự toán thu, chi năm sau so với năm nay, nguyên nhân của sự thay đổi; lậptheo đúng mẫu biểu, thời hạn quy định; thực hiện đúng các chính sách, chế độtheo quy định hiện hành của nhà nước và của công tác BTXH; đề xuất giảipháp để thực hiện tốt dự toán thu, chi năm sau

a Dự toán thu

- Thu từ nguồn tài trợ từ nhà nước

- Thu từ nguồn tài trợ từ các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, các doanhnghiệp trong cộng đồng

- Thu từ nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, nguồn tài trợ quốc tế

2007 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013 thì mức chi tương ứng với mứcchuẩn BTXH 180.000 đồng nhân với hệ số tương ứng cụ thể như sau:

Nhóm 1: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôidưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mấttích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng; trẻ em có cha và mẹ,

Trang 38

hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam,không còn người nuôi dưỡng; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS gia đình có hoàncảnh đặc biệt khó khăn hoặc thuộc diện nghèo:

Từ 18 tháng tuổi trở lên; người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới

18 tuổi nhưng đang đi học văn hoá, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêutrên hệ số 01

Dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễmHIV/AIDS hệ số 1.5

Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng, bị nhiễm HIV/AIDS hệ số 02

Nhóm 2 Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổicòn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích đểnương tựa, thuộc hộ gia đình hộ nghèo

Nhóm 6 Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc

hộ gia đình nghèo hệ số 1.5

Trang 39

Nhóm 7 Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏrơi (mức trợ cấp tính theo số trẻ nhận nuôi dưỡng).

Nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên hệ số 02

Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trẻ em từ 18 tháng tuổi trởlên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS hệ số 2.5

Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễmHIV/AIDS hệ số 03

Nhóm 8 Hộ gia đình có từ 02 người trở lên là người tàn tật nặng không

có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thầnphân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữatrị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm

Có 2 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnhtâm thần hệ số 02

Có 3 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnhtâm thần hệ số 03

Có từ 4 người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ; người mắcbệnh tâm thần trở lên hế số 04

Nhóm 9 Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới

16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đếndưới 18 tuổi

Đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên; nuôi con từ đủ 16 tuổi đến dưới

18 tuổi đang đi học văn hóa hoặc học nghề hệ số 01

Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc

bị nhiễm HIV/AIDS hế số 1.5

Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS hệ

số 02

Trang 40

Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp khác nhau theoquy định tại điểm a khoản 1 điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.Đối với người đơn thân quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số67/2007/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tại khoản 4 vàkhoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1,khoản 2 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và đối tượng quy định tạikhoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP thì vẫnđược hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số67/2007/NĐ-CP.

Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại điểm b khoản 1 điều này(nhóm 1,2,3,4,5,6); trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhânnhận nuôi dưỡng theo quy định; trẻ em là con của người đơn thân và đốitượng nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh được hưởng các chínhsách như:

Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm Y tế, Nghị định

số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết, hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế

Các đối tượng đang học văn hóa, học nghề được miễn, giảm học phí;được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật

Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 3.000.000 đồng/người Đốivới trường hợp đối tượng thuộc diện được hưởng các mức mai táng khác nhauthì chỉ được hỗ trợ một mức mai táng phí cao nhất

Ngoài ra còn có các khoản trợ cấp đột xuất do ôm đau, thiên tai, địchhọa, mất mùa, chết…theo quy định

+ Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 thì quyđịnh chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượnghưởng BTXH thường xuyên bao gồm chỉ 06 nhóm đối tượng được hưởng bảo

Ngày đăng: 29/03/2018, 20:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w