Công tác quy hoạch triển khai chậm nên chưa thu hút được các nguồn lực trong xã hội, các chính sách và hệ thống văn bản về quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái còn chồng chéo,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG MINH THẮNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tấn Quân Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây Những
số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình
nghiên cứu
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tấn Quân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các anh chị ở các phòng Ban thuộcBan quản
lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, xin cảm ơn đồng nghiệp, các bạn đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Tác giả luận văn
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên:Hoàng Minh Thắng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2017 - 2019
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG TẤN QUÂN
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với sự ưu đã của thiên nhiên,Vườn Quốc gia PNKB có một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Với những chính sách khác nhau, du lịch sinh thái đang dần trở thành hoạt động du lịch mũi nhọn ở địa Vườn Tuy nhiên, quá trình quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại vườn cũng bộc lộ một số bất
cập Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt
động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng” có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc
2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu: Thống kê mô tả, phương pháp phân tổ và phương pháp so sánh nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu
3 Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước tại vườn quốc gia giai đoạn 2013-2017; Chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của chúng Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trong những năm tới
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hìnH ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc luận văn 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 5
1.1 Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái 5
1.1.1 Khái niệm chung về quản lý nhà nước 5
1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước 11
1.1.3 Khái niệm chung về hoạt động Du lịch Sinh thái 11
1.1.4 Các chức năng của quản lý nhà nước 15
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động du lịch và du lịch sinh thái 15
1.2.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch 15
1.2.2 Quảng bá, xúc tiến du lịch 16
1.2.3 Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch 16
1.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch 17
1.2.5 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch 17
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 61.2.6 Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch 17
1.2.7 Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch 17
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch sinh và du lịch sinh thái 18
1.3.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 18
1.3.2 Các yếu tố về kinh tế xã hội 18
1.3.3 Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển du lịch 19
1.3.4 Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 20
1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số vườn quốc gia 20
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý từ vườn quốc gia Taman Negara Malaysia 20
1.4.2.Vườn quốc gia Endau Rompin Malaysia: 21
1.4.3 Bài học kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái cho vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng 22
CHƯƠNG 2: TH C TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BQL VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG ĐỐI VỚI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 25
2.1 Khái quát chung về Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Ban Quan Lý Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng 25
2.1.1 Vị trí địa 25
2.1.2 Diện tích 25
2.1.3 Đặc điểm dân số 26
2.1.4 Khí hậu, thủy văn 27
2.1.5 Đặc điểm giao thông 29
2.1.6 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển BQL Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 30
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 39
2.2.1 Tài nguyên du lịch của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng 39
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 72.2.2 Các điểm du lịch và du lich sinh thái trong Vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng 42
2.3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về kết quả DLST tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 51
2.3.1 Kết quả hoạt động du lịch của vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng 51
2.3.2.Công tác quản lý nhà nước về DLST tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng 53
2.3.3 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch của Vườn 55
2.3.4 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và du lịch sinh thái Vườn 57 2.3.5 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt du lịch sinh thái trên địa bàn địa phương 57
2.3.6 Quản lý hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh 59
2.3.7 Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch 61
2.3.8 Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch 62
2.3.9 Thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn 63
2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại vườn quốc gia phong nha kẻ Bàng 64
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG 66
3.1 Căn cứ xây dựng các giải pháp 66
3.1.1 Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình 66
3.1.2 Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp 67
3.1.3 Chiến lược phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 68
3.2 Các giải pháp 70
3.2.1 Mở rộng quy mô DLST 70
3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ DLST 72
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 83.2.3 Mở rộng mạng lưới DLST 73
3.2.4 Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm DLST 75
3.2.5 Hoàn thiện công tác bảo tồn, bảo vệ, tôn tạo tiềm năng DLST 78
3.2.6 Nâng cao mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển DLST 80
3.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 82
3.2.8 Đào tạo bồ dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng cao chất lượng 82
KẾT LUẬN 86
KIẾN NGHỊ ……….93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và dân số của các xã vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng 27Bảng 2.2: Số lượng điểm DLST tại PN - KB giai đoạn 2013 - 2017 44Bảng 2.3: Lượng khách du lịch và du lịch sinh thái đến Phong Nha - Kẻ Bàng
52Bảng 2.4: Biến động khách du lịch theo các tour, tuyến 2014 - 2017 52Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Phong Nha - Kẻ Bàng 53Bảng 2.6 Tình hình thực hiện các loại qui hoạch phát triển du lịch sinh thái
tại vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng 54Bảng 2.7 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quy hoạch du lịch
sinh thái của vườn 55Bảng 2.8 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác xây dựng các văn
bản pháp luật về quản lý du lịch sinh thái của vườn 56Bảng 2.9 Số lượng các khóa đào tạo mà Vườn tổ chức thực hiện về Du lịch
và du lịch sinh thái giai đoan 2015-2017 59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc DLST 14
Hình 2.1: Bản đồ khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng 43
Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số lượng điểm DLST 45
Hình 2.3: Động Phong Nha 46
Hình 2.4: Động Tiên Sơn 46
Hình 2.5: Động Thiên Đường 47
Hình 2.6: Tuyến du lịch Sông Chày – Hang Tối; Suối nước Moọc 48
Hình 2.7: Tuyến Rào Thương - Hang Én; Thung lũng Sinh Tồn - Hang Thủy Cung 49
Hình 2.8: Phong cảnh trong hang Sơn Đoòng 50
Hình 2.9 Phong cảnh trong hang Va – hang nước Nứt 50
Hình 2.10 Cảnh trong hang Trạ Ang 51
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 11PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm cao và tương đối ổn định Du lịch sinh thái (DLST) với bản chất nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường cũng đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới, thu hút được nhiều sự quan tâm của các thành phần kinh tế trong xã hội
Ở Việt Nam, DLST là loại hình du lịch đang còn mới về khái niệm, về tổ chức, quản lý nhà nước và khai thác còn nhiều khó khăn Công tác nghiên cứu, đầu tư phát triển DLST còn gặp nhiều hạn chế Bên cạnh đó việc đào tạo nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên chưa được chú trọng Do đó việc nghiên cứu, ứng dụng để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động và khai thác DLST trong thực tiễn là rất cần thiết
Quảng Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có nhiều địa điểm, cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng như bãi biển Nhật Lệ - Đồng Hới, suối nước nóng Bang - Lệ Thuỷ, khu di tích lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một địa danh nổi tiếng
về đa dạng tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, địa mạo địa chất, có nhiều tiềm năng lớn để phát triển DLST và được Unesco (Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp quốc) hai lần công nhận Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí 8 về giá trị ngoại hạng về địa chất địa mạo Năm 2015 được ghi danh hai tiêu chí 9 là nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát trển của các hệ sinh thái trên cạn, tiêu chí 10 sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học
Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV khẳng định:
“Phát triển du lịch từng bước trở thành 1 trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung vào các trung tâm du lịch: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhật Lệ, Bảo Ninh, Đá Nhảy, suối Bang, khu lăng mộ Thượng Đẳng thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Non núi Thần Đinh,… Tăng cường hợp tác du lịch vùng, gắn kết giữa các tuyến,
Trang 12điểm du lịch; từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Bình; nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt coi trọng đa dạng hoá các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch nghĩ dưỡng - chữa bệnh, đặc biệt là loại hình DLST và du lịch hang động
Tiềm năng để phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
là rất lớn nhưng hiện nay mới chỉ tập trung đầu tư và khai thác loại hình du lịch tham quan hang động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, …, các địa điểm du lịch, các loại hình du lịch khác chưa được đầu tư khai thác, sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, chất lượng các dịch vụ bổ trợ chưa cao Công tác quy hoạch triển khai chậm nên chưa thu hút được các nguồn lực trong xã hội, các chính sách
và hệ thống văn bản về quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái còn chồng chéo, đầu tư phát triển DLST chưa tương xứng với tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng cho nhân dân Quảng Bình
Xuất phát từ thực tiễn, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động du
lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn tỉnh nói
chung Đặc biệt hơn trong đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI đưa
Du Lịch vào trong 4 nghành kinh tế mủi nhọn nhưng qua thực tiển tại Quảng Bình nói chung Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng đối với lỉnh vực hoạt động Du lịch Sinh thái còn nhiều bất cập và chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước với các hoạt động thực tiển của các đơn vị và doanh nghiệp trong toàn tỉnh, từ những yếu tố đó tôi chọn đề tài " Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng" làm luận văn thạc sỹ
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 13- Phân tích các thực trạng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha -
Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về các vấn đề liên quan đến các hoạt động về quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình
- Về không gian: Các nội dung trên được tập trung nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình
- Về thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong tiểu luận có ý nghĩa tại thời điểm và định hướng đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
a) Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ Sở du lịch Quảng Bình, Ban quản lý VQG Phong Nha -
Kẻ Bàng, Trung tâm Du lịch VHST, Sở Văn hóa -Thể thao - Du lịch, Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình để đánh giá sự
Trang 14biến động các chỉ tiêu, kết quả của hoạt động du lịch VHST trong thời gian từ
2013 đến 2017
b) Số liệu sơ cấp thu thập trên cơ sở từ:
- Đối tượng khảo sát: Khách du lịch trong nước và nước ngoài đến thăm quan tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, đến tham quan các điển du lịch trong tỉnh ( tại thành phố Đồng Hới, Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp…); Cán bộ phụ trách du lịch tại BQL Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Giám đốc trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng; Ban quản lý điều hành khu Du lịch sinh thái Động Thiên Đường…
- Quy mô lấy mẩu: Khảo sát trong địa bàn tỉnh Quảng Bình với 150 lượt khách, 30 nhà hang, 15khách sạn và homestay
- Cách thức khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp và khảo sát bằng cách trả lài theo biểu mẩu
- Nội dung bảng hỏi: Thông tin cá nhân ( tên, tuổi, quốc tịnh) sự hài lòng của họ và trải nghiệm du lịch tịa VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Với nguồn số liệu được thu thập, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp phân tích khác để làm
rõ vấn đề nghiên cứu
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước tronghoạt động du lịch sinh
thái
Chương 2:Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Chương 3:Một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha –
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái
1.1.1 Khái niệm chung về quản lý nhà nước
Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có nhà nước và pháp luật,
đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy Trong thời kỳ này, do trình độ phát triển còn thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống chung, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy Sau ba lần phân công lao động xã hội, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp
và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới có khả năng
có thể dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy, tổ chức đó là nhà nước Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải là một lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ kinh
tế nhất định Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của nhà nước Ngược lại, nhà nước cũng tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng nhưđến các hiện tượng
xã hội khác Do đó quản lý nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Để hiểu rõ hơn về quản lý nhà nước, trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về quản lý nhà nước như sau:
Trang 161.1.1.1.Quản lý:
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có
cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa riêng về quản lý từ góc
độ riêng của mình và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về quản lý
Một định nghĩa được sự thừa nhận cao nhất về quản lý là định nghĩa của điều khiển học Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước
Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan nhà nước
Các Mác đã coi “ quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất
xã hội của quá trình lao động” Nhấn mạnh nội dung trên, ông viết: “ Tất cả mọi
lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”
Luận điểm trên của Mác có thể áp dụng với mọi hoạt động chung của con người trong xã hội
Ở đâu có sự hiệp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lý, bởi vì hoạt động chung của nhiều người đòi hỏi phải được liên kết lại dưới nhiều hình thức Một trong những hình thức liên kết quan trọng là tổ chức Xét về nội dung, tổ chức tức là phối hợp, liên kết hoạt động của nhiều người để thực hiện mục tiêu
đã đề ra, là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả cho quản lý Không có tổ chức thì không có quản lý
Trang 17Khẳng định vấn đề này, Lênin đã viết: “ Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục không thôi thì chưa đủ, mà cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa”
Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con người, chúng ta cần có những phương tiện buộc con người phải hành động theo những nguyên tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định Cơ
sở của sự phục tùng hoặc là uy tín hoặc là uy quyền Trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, uy tín đóng vai trò là cơ sở quan trọng của sự phục tùng nhưng nhìn chung thì quyền uy vẫn là cơ sở chủ yếu Quyền uy là sự áp đặt ý chí của người này đối với người khác buộc người đó phải phục tùng Như vậy, quyền uy lấy phục tùng làm tiền đề
Quyền uy là phương tiện rất quan trọng để chủ thể quản lý buộc đối tượng quản lý phải phục tùng, là yếu tố không thể thiếu của quản lý Không có quyền
uy thì hoạt động quản lý sẽ không đạt được hiệu quả
Quyền uy-ý chí thống trị của người điều khiển – có thể đại diện cho lợi ích chung và nhằm phục vụ lợi ích chung của các thành viên trong tổ chức Ngược lại, nó có thể chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm người hoặc một cá nhân
Trong trường hợp thứ nhất, sự phục tùng quyền uy, tức là sự thống nhất ý chí, được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục, bằng kỉ luật tự giác của các đối tượng bị quản lý
Trong trường hợp thứ hai, sự thống nhất và sự phục tùng được đảm bảo chủ yếu bằng bạo lực, cưỡng chế và theo Lênin thì “ sự điều khiển có thể mang những hình thức độc tài, nghiêm khắc”
Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của con người Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những đại diên có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý
Trang 18Khách thể của quản lý là trật tự quản lý Trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật…
Từ những phân tích trên, có thể có một số nhận xét liên quan đến quản lý như sau:
- Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý
- Quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung
đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước
- Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy
Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung Có quyền uy thì mới bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình
Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mạng quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đội ngoại của nhà nước Như vậy, tất cả các
cơ quan nhà nước đều là chức năng quản lý nhà nước
Trang 19Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước Bằng pháp luật, nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc các cá nhân để họ thay mặt nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành- điều hành của nhà nước
Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lý hành chính nhà nước
là đảm bảo thực hiện thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên
cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật
Tính chất điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền
Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý có liên quan phải thực hiện
Như vậy, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức và điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý, qua đó thể hiện một cách rõ nét mối quan hệ “quyền lực – phục tùng” giữa chủ thể quản
lý và các đối tượng quản lý
Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước, nó gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt động chấp hành tạo thành hai mặt thống nhất của quản lý hành chính nhà nước
Trang 20Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước nhưng vẫn mang tính chủ động, sáng tạo.Tính chủ động, sáng tạo của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ nét trong quá trình các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước đề ra chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp đối với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể
Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện Hoạt động này phản ánh chức năng cơ bản của các cơ quan hành chính nhà nước Mặt khác, không nên tuyệt đối hóa sự phân loại các hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước và không nên cho rằng mỗi loại cơ quan nhà nước chỉ
có thể thực hiện một loại hành vi nhất định, tương ưng với hình thức hoạt động và chức năng cơ bản của nó Trên thực tế mỗi loại cơ quan nhà nước, ngoài việc thực hiện những hành vi phản ảnh thực chất của chức năng cơ bản của mình, còn có thể thực hiện một số hành vi thuộc lĩnh vực hoạt động cơ bản của cơ quan khác
Ví dụ: Các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan kiểm sát, xét xử thực hiện những hành vi quản lý hành chính nhất định còn cơ quan hành chính nhà nước cũng thực hiện một số hành vi mang tính chất tài phán
Chủ thể của quản lý nhà nước là tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước
Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước Trật tự quản
lý nhà nước do pháp luật quy định
Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước (chủ yếu là
cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức
và cá nhân được trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể
Những chủ thể kể trên khi tham gia vào các quan hệ quản lý hành chính
có quyền sử dụng quyền lực nhà nước để chỉ đạo các đối tượng quản lý thuộc
Trang 21quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý đồng thời bảo đảm thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước
Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính tức là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành – điều hành Trật tự quản lý hành chính do các quy phạm pháp luật hành chính quy định
1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao Mệnh lệnh của nhà nước mang tính đơn phương, khách thể phải phục tùng chủ thể một cách nghiêm túc nếu không sẽ bị truy cứu, xử lý theo pháp luật
- Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch để thực hiện mục tiêu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch dài hạn, trung hạn hàng năm, có chỉ tiêu, định hướng, biện pháp thực hiện
- Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành phối hợp, huy động mọi lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất
và cuộc sống của con người trên địa bàn của mình theo phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý Cán bộ quản lý nhà nước phải sâu sát với dân, vận động quần chúng chống quan liêu cửa quyền…
- Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, sự tác động quản lý nhà nước phải thực hiện liên tục, tránh lối chiến dịch hoặc phong trào Các quyết định phải tương đối ổn định, tránh sự thay đổi quá nhanh, giấy tờ phải được giữ gìn, lưu trữ thể hiện tính trách nhiệm của nhà nước đối với dân
Từ những phân tích trên, có thấy đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước
đó là quá trình quản lý bằng định hướng, bằng mệnh lệnh, bằng pháp luật để người dân và các chủ thể có thể đạt được mục tiêu chung mà nhà nước mong muốn
1.1.3 Khái niệm chung về hoạt động Du lịch Sinh thái
Trang 22- Có nhiều định nghĩa về du lịch, tuỳ theo từng thời kỳ phát triển mà có những định nghĩa khác nhau
- Với tư cách là hoạt động nhân văn:Cho đến đầu thế kỷ XX, du lịch chỉ là hiện tượng đơn lẽ của một số người Du lịch chưa được coi là đối tượng kinh doanh mà chỉ là hiện tượng nhân văn làm phong phú thêm nhận thức của con người Trong điều kiện đó, định nghĩa hay khái niệm du lịch được hiểu khá đơn giản “Du lịch là hiện tượng đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoài mục đích kiếm tiền và ở đó
họ tiêu dùng tiền mà họ kiếm được ở nơi khác “
- Với tư cách là hoạt động kinh tế: Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, dòng người đi du lịch càng đông, việc giải quyết những nhu cầu ăn, ở, giải trí
đã trở thành cơ hội kinh doanh “ Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động
và những công việc phối hợp nhau nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách
du lịch”
- Với tư cách là ngành công nghiệp:Du lịch càng phát triển và hoạt động kinh doanh du lịch càng gắn bó và phối hợp nhau nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách du lịch “Du lịch là một ngành công nghiệp là toàn bộ hoạt động có mục tiêu là chuyển các nguồn nhân lực, vốn và nguyên vật liệu thành những dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”
- Với tư cách là đối tượng của kinh tế du lịch:Khái niệm du lịch phải phản ánh các mối liên hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu hướng và những mối quan hệ phát sinh của nó “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh tự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách
du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch” Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch
+ Đối với khách du lịch cho rằng: du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì được hưởng một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, viếng thăm, của họ Những khách du lịch khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau nên họ sẽ chọn những điểm du lịch với những hoạt động khác nhau
Trang 23+ Đối với các đơn vị kinh doanh: du lịch là một cơ hội kinh doanh nhằm thu lợi nhuận thông qua việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ du lịch
+ Đối với chính quyền sở tại: du lịch được xem như một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình Chính quyền quan tâm đến công việc mà du lịch tạo ra, thu nhập của dân cư có thể kiếm được, khối lượng ngoại
tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng như các khoản thuế nhận được từ hoạt động kinh doanh du lịch và các loại thuế, phí khác từ khách du lịch
+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương: du lịch được coi là cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là những nhân tố hấp dẫn khách
du lịch bởi lòng hiểu khách và phong tục tập quán, văn hoá Ở các điểm du lịch, giữa khách du lịch và dân cư địa phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau
Tóm lại: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ
1.1.3.2.Khái niệm du lịch sinh thái:
- Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, tiếp cận ở những góc độ khác nhau và đưa ra những định nghĩa khác nhau Một số khái niệm gần với khái niệm về DLST như du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch xanh Những loại hình du lịch trên cùng có điểm tương đồng đó là du lịch dựa vào thiên nhiên, nhưng khác biệt ở chỗ DLST thu hút du khách bởi sự hoang sơ của thiên nhiên, sự nguyên sơ trong văn hoá bản địa của nơi du khách đặt chân đến
- Tác giả Laarman và Durst trong nghiên cứu đầu tiên về DLST đã định nghĩa:” DLST với tư cách là du lịch tự nhiên, loại hình mà du khách bị thu hút tới một điểm du lịch bởi vì sở thích của họ về một hay nhiều đặc điểm về nguồn gốc tự nhiên của nơi đó Chuyến viếng thăm này bao gồm sự giáo dục, giải trí và thường kèm theo yếu tố mạo hiểm”
- Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thì DLST là một loại hình tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối
Trang 24nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (kèm theo những đặc trưng văn hoá), có hỗ trợ đối với bảo tồn , giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương
- Với Tổ chức Xã hội DLST (Ecotourism Society) thì định nghĩa: “ DLST
là loại hình du lịch có trách nhiệm tới các khu tự nhiên nơi vừa bảo tồn môi trường vừa tăng cường phúc lợi của người dân địa phương”
- Tại cuộc hội thảo “ Xây dựng chiến lược phát triển DLST Việt Nam “ diễn ra từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 tại Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST như sau: DLST là loại hình du lịch dựa và thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững , với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
Từ nhận phân tích trên, có thể thao DLST có một số đặc điểm đặc trưng sau:
- DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng quản lý theo hướng bền vững về mặtsinh thái
- DLST được nhìn nhận như là loại hình du lịch lựa chọn những mặt tích cực của một số loại hình du lịch và có thể biểu diễn bằng sơ đồ đan cắt của các thành phần như sau:
Trang 251.1.4 Các chức năng của quản lý nhà nước
Quảnlý nhà nước hình thành cùng với sự hình thành và vận hành của hệ thống nhà nước và nó thực hiện một số chức năng cơ bản sau
Thứ nhất, đó là chức năng định hướng
Có thể thấy xã hội là một cộng đồng với nhiều cá nhân, chủ thể khác nhau và các cá nhân và chủ thể này hoạt động theo các mục tiêu và định hướng khác nhau Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi ích chung của cộng đồng thì cần có một định hướng chung hay định hướng tổng thể mà cộng đồng đó đều có lợi Nhà nước sẽ thay mặt các thành viên đó để quản lý xã hội đảm bảo theo đúng định hướng mà cộng đồng đó lựa chọn
Thứ hai, đó là chức năng điều phối
Như phân tích ở trên, trong một nhà nước thì các cá nhân hay các chủ thể khác nhau khi theo đuổi mục tiêu của họ sẽ có thể dẫn đến những mâu thuẫn trong lợi ích Vì vậy, có thể dẫn đến những xung đột nhất định nào đó giữa các chủ thể trên bởi các phản ứng của các chủ thể Vì vậy, nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý nhằm điều phối những mâu thuẩn hay những xung đột ở trong xã hội mà trong quá trình vận hành xãy ra
Thứ ba, đó là chức năng xã hội
Quá trình hoạt động của các chủ thể nhà nước trong xã hội có thể tạo nên những hiệu ứng ngược với cộng đồng hay xã hội đó Các chủ thể tối ưa hóa lợi ích của mình nhung có thể tạo ra những hiệu ứng tiêu cực cho các thành viên khác của cộng đồng như vấn đề xã hội, môi trường và nhiều vấn đè khác Vì vậy, nhà nước cần thực hiện chức năng này nhằm điều duy trì, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên xã hội
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động du lịch và du lịch sinh thái
1.2.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Nội dung này bao gồm việc xây dựng và ban hành các quan điểm, chủ trương, chính sách vĩ mô; các mục tiêu tổng quát, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch dài hạn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch
Trang 26Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về du lịch nói riêng đều dựa trên nền tàng của hệ thống các văn bản pháp luật qui định Vì vậy, nội dung quan trọng nhất đối với công tác quản lý nhà nước đó chính là ban hành, hoàn thiện các văn bản, qui định, qui chế nhằm thực hiện công tác quản lý
tổ chức nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái Hệ thống văn bản này được ban hành từ các cấp trung ương đến địa phương
Trên cơ sở một Vườn quốc gia, đó chính là quá trình tham mưa cho nhà nước nói chung, Ủy Ban Nhân dân tỉnh hay Ban quản lý Vườn ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện các qui định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Sự hoàn thiện của hệ thống văn bản, qui định trên chính là nền tảng cho quá trình hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
1.2.2 Quảng bá, xúc tiến du lịch
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng
bá du lịch trong và ngoài nước nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương cho du khách, các đối tác hoạt động trong lĩnh vực du lịch
Cũng là một sản phẩm tuy nhiên sản phẩm du lịch mang tính đặc thù là một sản phẩm dịch vụ và được tiêu dùng tại chỗ Vì vậy, hoạt động quảng bá và xúc tiến đóng vai trò hết sức quan trọng Đây là yếu tố giới thiệu với du khách
có thể tiếp cận được tốt hơn về các sản phẩm du lịch mà địa phương có, những lợi thế, những đặc thù về các sản phẩm trên để khách du lịch có hay có thêm thông tin, từ đó lựa chọn quyết định các điểm đến cho mình
1.2.3 Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch
Việc quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch là tất yếu khách quan nhằm duy trì trật tự, kỷ cương pháp luật, tạo ra sân chơi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh du lịch
Cấp hay thu hồi giấy phép kinh doanh là công cụ để nhà nước thực hiện điều kiện cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh Từ
đó, tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, đảm bảo các điều kiện cho các
cơ sở kinh doanh cung cấp các sản phẩm du lịch theo đúng các qui định của pháp luật và nhu cầu của thị trường
Trang 271.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chính là cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, nguồn nhân lực quản lý Đây chính là nguồn lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch
1.2.5 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
Đây cũng là nội dung không thể thiếu trong quản lý nhà nước về du lịch
Du lịch ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng, hiệu quả của nguồn nhân lực cho du lịch ngày càng phải ñược nâng cao Các hoạt động dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, ngoại ngữ…cho đội ngũ tham gia vào thị trường du lịch cũng như quản lý du lịch ngày càng nở rộ và yêu cầu phải được quản lý một cách thống nhất, chuẩn hóa
1.2.6 Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch
Đó chính là quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường Bên cạnh đó, phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng của tài nguyên Hơn nữa, phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương án khai thác tài nguyên ñể phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm,
sự tham gia, ý kiến đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch Ngoài ra, cần đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch
1.2.7 Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch
Mục đích của công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch và du khách
Hình thức kiểm tra, thanh tra: Hoạt động thanh tra được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất
Trang 28Cách thức xử lý các vi phạm: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính… Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch quy định bao gồm:
- Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh
1.3.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Là một hoạt động đặc trưng, du lịch hay du lịch sinh thái chỉ phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép Trong những điều kiện này có những điều kiện mang tính đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên những tiềm năng
du lịch khác nhau
Điều kiện tự nhiện là toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn… Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm
du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch Những yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đã giúp cho việc hoạch định phát triển
du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch
1.3.2 Các yếu tố về kinh tế xã hội
Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và
du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho
Trang 29công tác quản lý nhà nước Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một
số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) không ổn định
Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ Các nhà nghiên cứu tìm đến
để quan sát, xem xét và học hỏi,…
1.3.3 Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển du lịch
Đường lối phát triển du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi quốc gia, bởi nó chính là chìa khóa đem lại sự thành công cho ngành công nghiệp được
ví như “con gà đẻ trứng vàng” Đường lối phát triển du lịch được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược Nó góp phần hỗ trợ và giúp các nhà quản lý chủ động trong
kế hoạch đầu tư phát triển ngành du lịch, tạo cơ sở xây dựng các quyết sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược phát triển, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch
có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung
sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển du lịch
Trang 30Sự phát triển của du lịch là đối tượng của QLNN du lịch trên địa phương hay lành thổ nào đó Hoạt động du lịch tốt thể thiện qua sự phát triển của du lịch Khi du lịch phát triển, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn
và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn Hay nói cách khác, đối tượng của QLNN du lịch vận động và thay đổi theo thời gian
và theo quy luật kinh tế khách quan Trong khi các quyết định của QLNN mang tính chú quan, chỉ có hiệu lực nều phù hợp và có tính khoa học cao Do đó, QLNN du lịch cũng luôn phải đổi mới toàn diện từ hoạch định, tổ chức, điều hành tới kiểm soát và điều chỉnh Chỉ có như vậy QLNN mới có hiệu lực thực sự
1.3.4 Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Bảo đảm quản lý nhà nước về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong này rất quan trọng Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: (1)
Tổ chức bộ máy; (2) cơ chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý; (4) nguồn lực cho quản lý Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện Do đó số lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định tới chất lượng hoạt động của công tác quản
lý nhà nước về du lịch
1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số vườn quốc gia
1.4.1 Kinh nghiệm quản lý từ vườn quốc gia Taman Negara Malaysia
Vườn quốc gia Taman Negara đã được thành lập từ năm 1939 dưới thời vua George V với cái tên gọi là National Park Đây là một trong những vườn quốc gia lớn nhất nước và có lịch sử hình thành lâu đời nhất của Malaysia
Hoạt động du lịch sinh thái của Vườn là một trong những hoạt động du lịch chính ở địa phương Hoạt động này không những là sản phẩm đặc thù, sản phẩm nổi bật của Vườn mà còn là thương hiệu của Vườn Trong những năm qua hoạt động du lịch sinh thái đã có tốc độ phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện để thúc đẩy các sản phẩm du lịch khác phát triển
Trang 31Để có được những hiệu quả tích cực về phát triển du lịch sinh thái ở Vườn, Ban quản lý vườn và chính quyền địa phương đã có những biện pháp tích cực trong vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch sinh thái Chính quyền địa phương đã xây dựng được các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể
về phát triển du lịch tổng thể, lâu dài trên cơ sở bảo vệ môi trường, an toàn cho
du khách Có chính sách tăng cường thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch Bên cạnh đó, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý du lịch Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên đề, kết hợp những sự kiện thể thao, văn hóa,
lễ hội lớn trên toàn quốc và tham gia các hội trợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của tỉnh…
1.4.2.Vườn quốc gia Endau Rompin Malaysia:
Vườn quốc gia Endau Rompin được thành lập năm 1980
Trang 32Là công viên quốc gia lớn thứ hai sau Taman Negara, Endau Rompin có
cả vẻ đẹp và hấp dẫn Công viên được đặt theo tên của hai con sông, sông Endau
và Rompin, chảy qua công viên 48.905 ha rừng mưa nhiệt đới Đi bộ qua bao gồm rừng nhiệt đới tươi tốt của nó, thật khó để tin rằng nó đã được xung quanh trong hàng triệu năm và vẫn không thay đổi với sự ra đi của thời gian Một số thành đá, ước tính 248 triệu năm tuổi, cũng có thể được tìm thấy bên trong biên giới của công viên
Có được thành quả trên, thời gian qua, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh quản lý nhà nước về du lịch, qua đó, môi trường văn hóa, kinh doanh du lịch trên địa phương từng bước được cải thiện Nhằm nâng cao kỹ năng và cung cách phục vụ khách hàng, hàng năm, chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng và văn hóa kinh doanh cho cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Địa phương lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra các cơ sở lưu trú và dịch vụ, xử phạt hành chính với cơ sở vi phạm nhằm bảo đảm việc kinh doanh lành mạnh, tạo sự yên tâm cho du khách khi đến
1.4.3 Bài học kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái cho vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Qua nghiên cứu tính hình quản lý nhà nước về du lịch sinh thái của một
số vườn quốc gia, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về du lịch sinh thái vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng như sau:
Đó là phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển Ở nhiều nước trên thế giới và nhiều vùng trong
cả nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Mỗi nước, mỗi địa phương đều có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và và ngoài nước để phát triển
du lịch Chiến lược, quy hoạch , kế hoạch, chiến lược phát triển được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển
Trang 33Đồng thời, cũng cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch
Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách Xã hội càng văn minh thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt
Ngoài ra làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương
Có thể nói, làm tốt công tác tuyên tryền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đưa du lịch của Vườn phát triển
Đặc biệt cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch nhất là du khách quốc tế
Một điều cần chú ý đó là cần quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở địa phương Du lịch sinh thái là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tượng phục vụ là con người Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch
Cuối cùng cần thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của
Trang 34du lịch Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hóa, kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch
Trang 35CHƯƠNG 2: TH C TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BQL VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG ĐỐI VỚI VƯỜN
QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 2.1 Khái quát chung về Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Ban Quan Lý Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng
2.1.1 Vị trí địa
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm về phía Tây-Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt - Lào; giới hạn trong toạ độ: Từ 17020' đến17048' vĩđộ Bắc; 105046' đến 106024' kinh độĐông
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cách Thành phố Đồng Hới 40Km theo hướng Tây Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 500Km về phía Nam Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, có chung ranh giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của nước bạn Lào với chiều dài khoảng 50 km, đây cũng là Khu bảo tồn thiên nhiên đang được đề cử là Di sản Thiên nhiên Thế giới
Chiều dọc (theo hướng Tây Bắc-Đông Nam) của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nơi dài nhất là 70 km từđèo Mụ Giạđến núi U Bò; chiều ngang (theo hướng Đông Bắc-Tây Nam) nơi rộng nhất là 31 km từ Thôn Khe Gát xã Xuân Trạch đến biên giới Việt - Lào
2.1.2 Diện tích
Tổng diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là 123.326 ha, gồm 03 phân khu:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha);
- Phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha);
- Phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha)
Vùng đệm có diện tích 219.855,34 ha thuộc 13 xã (gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa; các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch thuộc huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh)
Trang 36-Thổ nhưỡng: Kết quả của quá trình vận động địa chất đã hình thành sự đa dạng của các loại đất ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó các loại đất chủ yếu như sau: Đất đen Macgalit - Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv), Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv), Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs), Đất Feralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa), Đất Feralit vàng nhạt trên đá Sa thạch (Fq), Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv) và trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2), Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình Karst và một phần là đất khác
2.1.3 Đặc điểm dân số
a Dân số trong khu vực vùng lõi: Xã Tân Trạch có 2 bản nằm trong khu
vực vùng lõi của Phong Nha - Kẻ Bàng Bản Đoòng là bản nhỏ nhất có 6 hộ gia đình, người dân bản Đoòng thuộc nhóm người dân tộc Vân Kiều Bản thứ 2 là bản Arem, là nhóm dân tộc thiểu số nhỏ nhất Việt Nam, gồm có 307 người với
79 hộ Tân Trạch là xã có số dân ít nhất và đây là nhóm tộc thiểu số ít người
nhất trên cả nước
b Dân số ở vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng:Theo kế hoạch mở rộng,
khu vực vùng đệm có 13 xã với hơn 15.000 hộ gia đình gồm có 65.000 nhân khẩu Mật độ dân số phân bố không đều, các thôn, bản hoặc các xã dọc theo tuyến đường chính có mật độ dân số đông hơn các xã nằm ở vùng xa xôi, vùng
tiếp giáp với với biên giới Việt - Lào
Trang 37Bảng 2.1: Diện tích và dân số của các xã vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng
Nguồn: Kế hoạch quản lý hoạt động giai đoạn 2013 - 2020
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
2.1.4 Khí hậu, thủy văn
Kết quả quan sát các yếu tố khí hậu ở các trạm khí tượng trong khu vực
được tổng kết như sau:
- Chế độ nhiệt Nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 230C đến 250C Do ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộng lớn nên nhiệt độ dao động khá lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 400C), cực tiểu vào tháng 1 (5-70C)
Trang 38+ Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12,1, 2 Các tháng nóng nhất trong năm vào các tháng 6,7,8, có nhiệt độ trung bình cao trên 280C Nhiệt
độ mùa hè đã cao lại thường chịu ảnh hưởng của gió "Lào" khô và nóng Nhiệt
độ cao tuyệt đối nhiều lần đạt trên 400
C
+ Là một vùng núi đá vôi rộng lớn, ảnh hưởng đến sự giao động giữa ngày vàđêm, biên độ nhiệt trong ngày rất lớn Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độ thường trên 100C Mùa đông sự dao động nhiệt vẫn trên 80C
+ Chế độ mưa ẩm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2000m đến 2500mm/năm Khu vực núi cao giáp biên giới Việt Lào lượng mưa còn lên tới 3000mm/năm (Minh Hoá) Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm Số ngày mưa vùng ven biển chỉ có 135 ngày, lên miền núi số ngày mưa tăng dần hơn 160 ngày
+ Biến trình mưa năm có 2 cực đại: Chính vào tháng 10 (500-600mm) và Phụ vào tháng 5 hoặc tháng 6 (trên 100mm); một cực tiểu vào tháng 2 hoặc tháng 3 (30-40mm) Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng
số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn) Lượng mưa lớn số lượng ngày mưa nhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu Lượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1000 đến 1300mm/n Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 5,6,7,8 vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió
"Lào" khô nóng
+ Độ ẩm không khí ở mức trung bình (83-84%) Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28% Đây là những ngày gió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng và hoả hoạn
- Chế độ gió Có 2 mùa gió chính là mùa đông và mùa hè Gió mùa đông:
từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thịnh hành hướng gió Đông Bắc xen giữa các đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam
Trang 39+ Gió mùa hè: Do yếu tố địa hình nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8 Gió này khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và công tác bảo vệ rừng
+ Ngoài ra còn gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc Nhìn chung gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 10,11
- Chế độ thủy văn: Khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu vực của các dòng sông suối trong vùng: Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông Son đều là thượng nguồn của sông Gianh VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến
+ Trên bản đồ không thấy các sông suối lớn Trên mặt đất có một số khe suối nhỏ đổ vào suối Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hang động, sau khi quy tụ lại chảy về sông Chày, sông Troóc và hợp lưu vào sông Son và đổ vào thượng nguồn sông Gianh Mùa mưa, các suối cạn có nước dâng cao, tạo dòng chảy lớn, tạo lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh qua các “mắt hút” Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn nhất Lũ lớn thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10
+ Ngoài mùa mưa lũ chính, sông Son còn chịu ảnh hưởng của đợt mưa phụ (Mưa tiểu mãn) vào tháng 5, tháng 6 Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũ lụt lớn Khi lũ lụt đến nước sông Son mang nhiều phù sa, bồi đắp cho các dải đất ven bờ
và làm biến dạng dòng sông do hiện tượng “bồi, lở”
2.1.5 Đặc điểm giao thông
- Giao thông ngoại tuyến Để đến với Quảng Bình, đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách trong và ngoài nước có thể đi bằng đường bộ theo quốc lộ 1A, bằng đường sắt đến Ga Đồng Hới Đặc biệt, hiện nay Cảng hàng không Đồng Hới đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 9/2008, vì vậy du khách có thể đến Quảng Bình bằng đường hàng không Từ thành phố Đồng Hới đi theo đường HCM nhánh Đông khoảng 50 km, hoặc từ ngã ba thị trấn Hoàn Lão, huyện lỵ Bố Trạch theo đường tỉnh lộ 2 khoảng 35 km
Trang 40thì du khách sẽ đến với VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Quý khách còn có thể đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bằng đường sông, từ Cảng sông Gianh theo sông Son lên bến Phà Xuân Sơn, chiều dài khoảng 40 km
- Giao thông nội tuyến Du khách có thể tiếp cận và khám phá các giá trị của Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bằng 2 hướng
+ Hướng 1: Xuất phát từ km0 đường 20 tại thôn Phong Nha xã Sơn Trạch qua Cổng VQG ở K6 quốc lộ 20, cắt ngang VQG theo hướng Tây - Nam qua cửa khẩu Karoong là đến bản Noong Ma, huyện Bulupha, tỉnh Khăm muộn, nước bạn Lào (khoảng 68 km) Đây là con đường duy nhất nối liền miền xuôi và miền ngược, vận chuyển hàng hóa qua lại giữa các xã Thượng Trạch, Tân Trạch với vùng đồng bằng của huyện Bố Trạch
+ Hướng 2: Theo đường HCM bắt đầu từ Thượng Hóa huyện Minh Hóa qua Đèo Đá Đẽo tới ngã ba Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch rẽ theo nhánh Tây đi sâu vào VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng Đông - Nam tới đỉnh UBò (có độ cao trên 1.000m), rồi tiếp giáp Lâm trường Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, chiều dài đoạn đường này khoảng 55km
+ Ngoài 2 tuyến giao thông chính, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng còn có tuyến giao thông đường thủy bằng thuyền trên Sông Son và Sông Chày
2.1.6 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển BQL Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
2.1.6.1.Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
- Rừng Phong Nha được xếp vào danh sách Khu rừng cấm Quốc gia với diện tích 5.000 ha theo Quyết định số 194/CP ngày 9/9/1986 của Chính phủ
- Ngày 18/11/1993 UBND tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 941-QĐ/UB
về việc thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha, đây là đơn vị có nhiệm
vụ quản lý, bảo vệ Khu rừng đặc dụng Phong Nha với diện tích là 41.132 ha
- Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Chính phủđã có Quyết định số 189/QĐ-CP
về việc nâng hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha thành VQG Phong Nha -Kẻ Bàng với diện tích 85.754 ha