1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản ở việt nam

7 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 304,4 KB

Nội dung

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam Nguyễn Tiến Thanh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Tài Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Chính phủ; Xây dựng cơ bản; Trái phiếu; Nguồn vốn. Content LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, được quốc tế ghi nhận về thành tích tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước các thách thức to lớn dưới tác động của nền kinh tế thế giới, cùng với các bất cập của nội tại nền kinh tế; các chính sách tài khóa của Việt Nam đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập trên nhiều mặt làm cho ngân sách thiếu tính bền vững. Đồng thời, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế làm nguồn thu xuất nhập khẩu ngày một thu hẹp. Mức huy động từ thuế, phí đã đạt mức cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới, với xu thế cần giảm gánh nặng thuế, tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư, tăng thu nhập, mức sống cho người dân thì đây cũng là vấn đề đặt ra cho việc hoạch định các chính sách về thu của Việt Nam trong những năm tới. Bên cạnh đó, chính sách chi ngân sách cũng bộc lộ rất nhiều bất cập, yêu cầu chi ngày càng tăng; cơ cấu chi ngân sách còn bất hợp lý, chưa khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế. Thu ngân sách ngày càng khó khăn, trong khi chi ngân sách không ngừng tăng, thì việc đảm bảo cân đối, an ninh tài chính cũng là vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới. Trong điều kiện tình hình cân đối ngân sách ngày càng khó khăn, nhiều chỉ tiêu thu ngân sách thiếu tính bền vững, thu không đủ chi, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, Nhà nước đã phải huy động các nguồn vốn vay trong dân cư bằng hình thức phát hành vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) để bù đắp thâm hụt NSNN (giảm bội chi ngân sách) và sử dụng một kênh huy động vốn TPCP quản lý ngoài cân đối NSNN để bù đắp cho khoản chi đầu tư phát triển ngày một ra tăng, với nhu cầu rất lớn từ trung ương đến địa phương. Chính vì vậy, từ năm 2003, Quốc hội đã cho phép phát hành vốn TPCP để ngoài cân đối NSNN còn thực hiện một số mục tiêu như xây dựng công trình, dự án giao thông, thuỷ lợi, tái định cư thuỷ điện Sơn La và thuỷ điện Tuyên Quang. Tiếp đó, từ năm 2004 - 2012, Quốc hội, Chính phủ đã bổ sung nhiều mục tiêu để đầu tư các công trình dự án thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, ký túc xá sinh viên với tổng mức đầu tư rất lớn. Có thể nói, việc sử dụng nguồn vốn TPCP để đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật kinh tế, xã hội cấp bách đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, nhất là các địa phương vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có cố gắng thực hiện chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội. Tuy vậy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư, có nhiều hạn chế, hậu quả đến nay là thiếu nguồn lực rất lớn, lãng phí thất thoát đã xảy trong việc đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn TPCP. Việc mở rộng phạm vi đầu tư, bổ sung quá nhiều mục tiêu làm gia tăng số lượng dự án và tổng mức đầu tư (TMĐT) nhưng không tính đến khả năng kinh tế, khả năng cân đối vốn dẫn tới tình trạng thiếu vốn lớn, làm chậm tiến độ hoàn thành nhiều dự án; cùng với việc khảo sát, thiết kế, thẩm định chưa tốt và khâu tổ chức thực hiện còn nhiều sai sót, vi phạm đã gây lãng phí và phân tán nguồn lực. Đồng thời, việc quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong thời gian dài từ năm 2003 đến nay, với cơ chế quản lý để ngoài cân đối ngân sách nhà nước đã bộc lộ nhiều thiếu sót; các văn bản trong quản lý, sử dụng nguồn vốn TPCP đều là văn bản dưới luật, điều chỉnh các hoạt động liên quan đến nguồn lực tài chính rất lớn của quốc gia; các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành khá nhiều nhưng thường xuyên sửa đổi, bổ sung; nhiều văn bản còn mang tính tình thế, thiếu tính ổn định. Do vậy, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải thay đổi căn bản phương thức quản lý và sử dụng ngồn vốn TPCP để nâng cao hiệu trong quả quản lý và sử dụng nguồn vốn vay này, góp phần sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Từ các tồn tại nêu trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn “Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư XDCB ở Việt Nam” để nghiên cứu, và kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý hiệu quả nguồn vốn TPCP. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề về quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thể hiện trong các chủ trương, chính sách và giải pháp gần đây. Nhiều công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, các tập thể và cá nhân cũng đã phân tích, nghiên cứu xung quanh đến cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn TPCP. Đăc biệt tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, đã giành thời gian cả một ngày để thảo luận về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006 - 2012. Cụ thể một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vốn TPCP. Báo cáo giám sát của UBTVQH về kết quả giám sát việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006 - 2012 tại kỳ học thứ 5 Quốc hội khóa XIII cho thấy: Chủ trương phát hành TPCP đầu tư các công trình, dự án quan trọng giai đoạn 2006 - 2012 là đúng đắn, góp phần quan trọng nâng cấp hê ̣ thống kết cấu ha ̣ tầng kinh tế, xã hội, tác động tích cực tơ ́ i sư ̣ pha ́ t triê ̉ n kinh tế - xã hội của đất nước. Song Báo cáo cũng chỉ ra rất nhiều tồn tại hạn chế từ việc ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đến những tồn tại, bất cập, sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn TPCP đã được các cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện và xử lý. Đồng thời, báo cáo đã chỉ ra nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến cân đối NSNN và an ninh tài chính quốc gia. Ngoài ra, có một số đề tài, luận văn đã nghiên cứu về nguồn vốn TPCP cụ thể như sau: Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng nhà nước bằng TPCP ở Việt Nam” của NCS Lê Quang Cường - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2007), luận văn đã Hệ thống hóa, bổ sung những nội dung lý luận cơ bản về tín dụng nhà nước và TPCP. Trên cơ sở lý luận tiến hành phân tích, đánh giá, kiểm định dựa trên số liệu định lượng về cơ cấu bù đắp thâm hụt NSNN, cơ cấu vốn đầu tư, kết quả đấu thầu tín phiếu, trái phiếu, bán lẻ TPCP để khẳng định sự cần thiết phát hành TPCP và đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của từng phương thức phát hành TPCP. Dựa vào kết quả đánh giá, phân tích thực trạng tiến hành đề xuất chiến lược định hướng phát triển thị trường TPCP đến năm 2020. Nghiên cứu TPCP nhằm góp phần tăng tính khả thi của TPCP để góp phần huy động vốn vay cho nhà nước và phát triển thị trường TPCP. Những giải pháp đề xuất chủ yếu góp phần làm tăng tính khả thi của TPCP, thể hiện những ưu điểm của TPCP nhằm tạo ra động lực để thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện để TPCP trở thành hàng hóa chủ chốt trên TTCK và thúc đẩy thị trường TPCP Việt Nam phát triển. Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển thị trường Trái phiếu ở Việt Nam” của Nguyễn Việt Trung - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2009), luận văn nghiên cứu phân tích thực trạng vận hành trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2001 -2008 đánh giá nguồn hàng hóa trên thị trường có đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường không? Mặt khác qua quá trình phân tích nguyên nhân từ thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam đề tài muốn giải quyết những tồn tại để đưa thị trường phát triển ngang tầm với các thị trường các nước trong khu vực. Những giải pháp đưa ra đều dựa trên quá trình phân tích những tồn tại của thị trường trái phiếu Việt Nam. Các nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến phương thức huy động nguồn vốn trái phiếu chung, hoặc đề cập đến một khía cạnh nào đó của nguồn vốn TPCP. Các nghiên cứu bước đầu đã đề xuất nhiều các giải pháp phát triển thị trường TPCP. Tuy vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu về nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB. Vì vậy, Học viên lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư XDCB ở Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn một khía cạnh khác trong quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP, đồng thời đây cũng là vấn đề thời sự, đang được các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và người dân đặc biệt quan tâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB thời gian vừa qua (giai đoạn 2006 - 2012), đồng thời làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức, ưu nhược điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB của Việt Nam trong thời gian qua, Luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB của Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu một số vấn đề chung về quản lý, sử dụng nguồn TPCP, trong đó đi sâu vào việc quản lý, sử dụng nguồn TPCP cho đầu tư XDCB. + Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn TPCP cho đầu tư XDCB từ năm 2006 - 2012. + Nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý và sử dụng vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006 - 2012, trong đó tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn TPCP cho các công trình, dự án thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục. + Tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn TPCP, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả về quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Các cơ quan quản lý nguồn vốn TPCP là các Bộ, ngành, địa phương thụ hưởng từ nguồn vốn TPCP và một số cơ quan khác có liên quan; các công trình, dự án do các cơ quan trung ương và các địa phương quản lý, khai thác và sử dụng, bao gồm: (1) các cơ quan quản lý chung: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; cơ quan quản lý và sử dụng vốn TPCP: Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng và 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. - Về mặt thời gian: Đề tài tập trung đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn TPCP cho đầu tư XDCB ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012. 5. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi tổng quát: Để quản lý tốt nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB cần phải thực hiện những giải pháp gì về phía các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị thụ hưởng? Câu hỏi cụ thể: - Sự cần thiết của nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ? - Kết quả đạt được và tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn TPCP hiện nay như thế nào? - Giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn TPCP? 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích để nghiên cứu, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB tại Việt Nam, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể, đồng thời kế thừa một số công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố; sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB tại Việt Nam, đưa ra các đánh giá mang tính khái quát về thành tựu, những hạn chế của hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB tại Việt Nam. 7. Dự kiến những đóng góp chủ yếu của luận văn - Làm rõ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng nguốn vốn TPCP cho đầu tư XDCB ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB ở Việt Nam. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan TPCP và nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB. Chương 2: Thực trạng về quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006 - 2012. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo kết quả giải ngân vốn trái phiếu CP giai đoạn 2006-2012. 2. Bộ Xây dựng (2013), Báo cáo việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm chống lãnh phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu CP để đầu tư nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2009-2012. 3. Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2013), Báo cáo việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm chống lãnh phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006-2012 . 4. Chính phủ (2013), Báo cáo về thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006-2012. 5. Lê Quang Cường (2007), Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng nhà nước bằng TPCP ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội. 7. Quốc hội (2003), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội. 8. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội. 9. Quốc hội (2005), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội. 10. Kiểm toán Nhà nước (2013), Báo cáo kết quả kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn trái phiếu CP giai đoạn 2006-2012. 11. Thanh tra CP (2013), Báo cáo kết quả thanh tra vốn trái phiếu CP giai đoạn 2006-2012. 12. Nguyễn Việt Trung (2009) Phát triển thị trường Trái phiếu ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 13. UBTVQH(2013), Báo cáo kết quả giám sát “ việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006-2012. 14. http://www.baodientu.chinhphu.vn; 15. http://www.baodautu.vn; 16. http://www.moet.gov.vn; 17. http://www.mof.gov.vn; 18. http://www.mpi.gov.vn; 19. http://www.tapchitaichinh.vn/; 20. http://www.thuvienphapluat.vn/; 21. http://www.vnecon.vn . Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam Nguyễn Tiến Thanh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản. luận văn Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư XDCB ở Việt Nam để nghiên cứu, và kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý hiệu quả nguồn. cho đầu tư XDCB. Vì vậy, Học viên lựa chọn đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư XDCB ở Việt Nam làm đối tư ng nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn một khía

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w