1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ninh bình

6 1,2K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 294,01 KB

Nội dung

Làm rõ được thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân.. Chính

Trang 1

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Đặng Ngọc Viễn Mỹ

Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn

Năm bảo vệ: 2014

Abstract Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Làm rõ được thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân Đưa ra được các phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong thời gian tới

Keywords Kinh tế chính trị; Quản lý vốn đầu tư; Ngân sách nhà nước; Ninh Bình

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của đất nước, nó chiếm vị trí chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất

kỹ thuật và tài sản cố định Là ngành phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác, phục

vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế, ổn định chính trị quốc gia của Đảng và Nhà nước, tạo nên sự cân đối, hợp lý về sản xuất giữa các vùng miền của đất nước, góp phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn Do đó, hàng năm, ngân sách nhà nước dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản

Trong những năm qua, Tỉnh Ninh Bình đã ưu tiên và chú trọng đầu tư cho các dự án cơ

sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, du lịch góp phần tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế khác Vốn ngân sách nhà nước dành cho chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSĐP Cụ thể: năm 2005, chi đầu tư XDCB chiếm 33% trong tổng chi NSĐP, năm

2010 là 22,77%, năm 2011 là 20,28% và năm 2012 là 15,95% Trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, một số công trình trọng điểm như: Dự án Cơ sở hạ tầng Khu du lịch sinh thái Tràng An, tổng mức đầu tư: 2.572.243 triệu đồng; Dự án Đường đến trung tâm 6 xã tiểu khu 1 chống tràn thoát lũ, kết hợp cứu hộ, cứu nạn ra đê sông Đáy huyện Kim Sơn, tổng mức đầu tư 551.875 triệu đồng; Dự án Xây dựng trường Đại học Hoa Lư, tổng mức đầu tư 426.671 triệu đồng; Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) khu công nghiệp Khánh Phú, tổng mức đầu tư: 516.392 triệu đồng …

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách của tỉnh Ninh Bình Việc đầu tư xây dựng các dự án góp phần tạo nên sự thành công của tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã đem lại cho kinh tế Ninh Bình những kết quả đáng khích

lệ Ví dụ như trong ngành du lịch, do tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều điểm du lịch như Tràng An – Bái Đính, Tam Cốc – Bích Động… nên số lượt khách đến du lịch, thăm quan ngày càng tăng Nếu như năm 2005, số lượt khách du lịch đến Ninh Bình là 1.011 nghìn

Trang 2

lượt khách thì năm 2010 là 3.096 nghìn lượt khách, năm 2011 là 3.252 nghìn lượt khách và năm

2012 là 3.712 nghìn lượt khách Do vậy, đóng góp của ngành du lịch vào giá trị tổng sản phẩm của Ninh Bình ngày một tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập cho người dân trong tỉnh Tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống của nhân dân được tăng cao…

Bên cạnh những kết quả đạt được, tuy nhiên, trong thực tế, việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hiện nay chưa hiệu quả, đã và đang xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, tiêu cực Nhiều ý kiến cho rằng mức thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn rất lớn Tuy nhiên, chưa có cơ quan nào tổng kết, đánh giá chính xác mức độ thất thoát…

Trong những năm qua, Ninh Bình là một trong những tỉnh có số nợ xây dựng cơ bản lớn Đặc biệt, năm 2012, là tỉnh có nợ XDCB lớn nhất cả nước 3.945 tỷ đồng và đến 30/6/2013 thì con số này là 4.150 tỷ đồng Tình trạng các dự án còn tạm ứng vốn ngân sách nhiều, gây lãng phí nguồn lực như dự án Xây dựng tượng đài và quảng trường Đinh Tiên Hoàng đế: 259 tỷ đồng, dự

án cơ sở hạ tầng khu hang động Tràng An: 272 tỷ đồng…

Tình trạng này là do nguyên nhân ở các khâu của quá trình hoạt động đầu tư xây dựng:

Từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, đến khâu thực hiện dự án đến khâu thanh quyết toán vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư cho các dự án có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra Quản lý nguồn vốn đầu tư của các dự án không tốt gây hiện tượng thất thoát, lãng phí, đầu tư không phát huy được tác dụng

Chính vì vậy việc Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là một vấn đề cấp thiết

Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ: “Quản

lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.

2 Tình hình nghiên cứu

Đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về quản

lý đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước cho trên nhiều góc độ khác nhau như:

Bùi Đức Chung, Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý các

dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ

khoa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2007

Luận văn đã nghiên cứu các giải pháp quản lý hiệu quả các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh, bao gồm tất cả các dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách Tuy nhiên, luận văn chưa nghiên cứu sâu về cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN

H.L, Nâng cao hiệu quả chi đầu tư phát triển từ NSNN, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/3312584?pers_id=2177092&item_id=88 652149&p_details=1, 2013

Nghiên cứu đã đưa ra hai biện pháp để nâng cao hiệu quả chi đầu tư phát triển từ NSNN trong điều kiện Ngân sách nhà nước còn khó khăn Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến biện pháp quản lý trong quá trình bố trí kế hoạch vốn cho các dự án, chưa bao trùm được toàn bộ quá trình quản lý vốn đầu tư

Hoàng Văn Lương, Thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và

vấn đề đặt ra đối với Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán các dự án đầu tư, Website của

Kiểm toán nhà nước, truy cập từ địa chỉ

Trang 3

http://www.sav.gov.vn/957-1-ndt/that-thoat-lang-phi- von-dau-tu-xay-dung-co-ban-cua-nha-nuoc-va-van-de-dat-ra-doi-voi-kiem-toan-nha-nuoc-trong-viec-kiem-toan-cac-du-an-dau-tu.sav, 2011

Nghiên cứu đã nêu những nguyên nhân gây đến tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, và các giải pháp, vấn đề đặt ra đối với đội ngũ Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán các dự án đầu tư Tuy nhiên, nghiên cứu đứng trên góc độ hẹp, của một ngành thanh tra kiểm tra trong quá trình đầu tư, chưa đưa ra được các giải pháp mang tính tổng quát

Trần Văn Sơn, Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa

phương (Lấy ví dụ ở Nghệ An), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,

2006

Luận văn đã nghiên cứu cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương Tuy nhiên, nghiên cứu đã lâu, có nhiều điểm không còn phù hợp với thời điểm hiện tại

do có nhiều chế độ chính sách thay đổi

Ths Nguyễn Văn Tuấn, Về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Tạp chí Tài chính – cơ quan của Bộ Tài chính, truy cập từ địa chỉ http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Ve-quan-ly-von-dau-tu-tu-ngan-sach-nha-nuoc/28320.tctc, 2013

Nghiên cứu đã đánh giá được nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản lý vốn đầu tư XDCB còn yếu kém, gây đến thất thoát lãng phí, từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá ở tầm vĩ mô, nên cần nghiên cứu sâu hơn trên thực tế địa bàn tỉnh

Vũ Văn Vĩnh, Trình tự, thủ tục chỉ định thầu, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và

Đầu tư tỉnh Ninh Bình, 2008

Phạm Ngọc Thịnh, Lã Văn Bình, Lê Việt Hưng, Trịnh Ngọc Tú, Đặng Hồng Thanh, Vũ

Văn Vĩnh, Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2178/2007/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND

tỉnh Ninh Bình về phân cấp, ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Đề tài khoa học

cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, 2010

Hai đề tài khoa học nói trên chỉ nghiên cứu cơ chế quản lý trong một khâu của quá trình đầu tư, không bao quát được toàn bộ quá trình đầu tư nên không nghiên cứu được quá trình sử dụng vốn NSNN trong toàn bộ dự án, toàn bộ quá trình đầu tư

Các đề tài đó đã nghiên cứu về cơ chế quản lý lĩnh vực đầu tư trên các phương diện rộng (toàn bộ quá trình đầu tư) hoặc hẹp (một nội dung trong quá trình đầu tư), trên các địa phương khác và thời gian nghiên cứu đã lâu, chưa nghiên cứu sâu về cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

Điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đây đó là công trình được nghiên cứu một cách toàn diện về cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời điểm gần đây Đó là quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình của các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN và quản lý về quá trình giao kế hoạch vốn, thực hiện kế hoạch vốn và quyết toán kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo niên

độ ngân sách hàng năm Đồng thời đưa ra một số gợi ý về các giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh, hạn chế tình trạng tiêu cực, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là tình hình nợ đọng XDCB và dư tạm ứng của các dự án

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Đưa ra một số gợi ý về giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Ninh Bình trên cơ sở nghiên cứu những vấn

đề cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và thực trạng quản lý

vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Ninh Bình

- Nhiệm vụ:

Trang 4

+ Nghiên cứu vấn đề cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

+ Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

+ Đưa ra một số gợi ý về giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân

sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý (Tập trung vào 2 nguồn: vốn đầu tư do Ngân sách địa phương bố trí và vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Trung ương); cơ chế quản lý đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước địa phương ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2010-2012 Đặc biệt đề tài phân tích tình hình đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bằng số liệu từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử với phương pháp logic, phân tích tổng hợp Ngoài ra luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; so sánh, hệ thống hóa để giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Nguồn số liệu được sử dụng:

+ Niên giám thống kê Ninh Bình các năm 2010, 2011, 2012

+ Các báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình

về danh mục các dự án hoàn thành phê duyệt quyết toán, tình hình nợ vốn đầu tư XDCB các dự

án thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương…các năm 2010, 2011, 2012

+ Các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Ninh Bình các năm 2010, 2011, 2012

+ Các báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Bình về tình hình thanh toán vốn đầu tư, báo cáo tình hình dư tạm ứng của các dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương các năm 2010,

2011, 2012

+ Bảng quyết toán thu, chi ngân sách địa phương của tỉnh Ninh Bình các năm 2010,

2011, 2012 được Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình phê chuẩn…

6 Đóng góp của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư cho xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Phân tích, đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, địa phương tại tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua; trên cơ sở đó đánh giá những mặt được và những tồn tại cần khắc phục

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn, luận văn đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích:

+ Chấn chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đi vào nề nếp hơn

+ Đổi mới cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng tại tỉnh Ninh Bình, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí

+ Góp phần đẩy lùi nạn tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm mà Đảng và

Chính Phủ đang phát động

7 Kết cấu nội dung luận văn

Trang 5

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

Cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước

Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư

XDCB từ NSNN tại Ninh Bình

References

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin -NXB Chính trị

quốc gia Hà Nội

2 Bộ Tài chính (2003) Thông tư 45/2003/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành

Hà Nội

3 Bộ Tài chính (2007) Thông tư 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành

thuộc nguồn vốn ngân sách Hà Nội

4 Bộ Tài chính (2011) Thông tư 19/2011/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành

thuộc nguồn vốn ngân sách Hà Nội

5 Bộ Xây dựng (2007) Thông tư 06/2007/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động

xây dựng Hà Nội

6 Bộ Xây dựng (2010) Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình Hà Nội

7 Bùi Đức Chung, Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý

các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ

khoa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2007

8 Chính phủ (2004) Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây

dựng Hà Nội

9 Chính phủ (2005) Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình, Hà Nội

10 Chính phủ (2007) Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công

trình Hà Nội

11 Chính phủ (2009) Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình Hà Nội

12 Cục Thống kê Ninh Bình (2010,2011,2012), Niên giám thống kê Ninh Bình Ninh Bình

13 H.L, Nâng cao hiệu quả chi đầu tư phát triển từ NSNN, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài

chính

14 Hoàng Văn Lương, Thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và

vấn đề đặt ra đối với Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán các dự án đầu tư, Website của

Kiểm toán nhà nước.2011

15 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, XX

16 Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007) - Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB

Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội

17 Nguyễn Bạch Nguyệt (2005) – Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội

18 Nguyễn Văn Tuấn, Về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Tạp chí Tài chính –

cơ quan của Bộ Tài chính 2013

19 Phạm Ngọc Thịnh, Lã Văn Bình, Lê Việt Hưng, Trịnh Ngọc Tú, Đặng Hồng Thanh, Vũ

Văn Vĩnh, Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2178/2007/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND

tỉnh Ninh Bình về phân cấp, ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Đề tài khoa học

cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, 2010

Trang 6

20 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày

16/12/2002 Hà Nội

21 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày

26/11/2003 Hà Nội

22 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày

29/11/2005 Hà Nội

23 Sở Tài chính Tỉnh Ninh Bình (2010, 2011, 2012), Báo cáo danh mục các dự án hoàn

thành phê duyệt quyết toán Ninh Bình

24 Sở Tài chính - Xây dựng (2010, 2011, 2012, 2013) Thông báo, Công Bố giá vật liệu

đến chân công trình trên địa bàn TP Ninh Bình Ninh Bình

25 Trần Văn Sơn, Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách

địa phương (Lấy ví dụ ở Nghệ An), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,

2006

26 Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động xã hội Hà

Nội

27 Trang Thị Tuyết (2009) – Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

28 UBND Tỉnh Ninh Bình (2010, 2011, 2012, 2013), Chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH

và dự toán ngân sách Nhà nước Tỉnh Ninh Bình Ninh Bình

29 UBND Tỉnh Ninh Bình (2007, 2012), Quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự

án đầu tư Ninh Bình

30 UBND Tỉnh Ninh Bình (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Tỉnh Ninh Bình

đến năm 2020 Ninh Bình

31.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng

32 Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội

33 Vũ Văn Vĩnh, Trình tự, thủ tục chỉ định thầu, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và

Đầu tư tỉnh Ninh Bình, 2008

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w