1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố việt trì

4 504 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 270,22 KB

Nội dung

Quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì Dương Bá Nguyên Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Thanh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Vốn đầu tư; Ngân sách nhà nước; Xây dựng cơ bản Content 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn. Đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN có vai trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Các lý thuyết kinh tế từ trước đến nay đều khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN với tăng trưởng, phát triển kinh tế. Lịch sử kinh tế thế giới là bằng chứng thể hiện tầm quan trọng của đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Hơn 20 năm qua, cùng với cả nước Phú Thọ đã tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội và đã thu hút được những thành tựu kinh tế quan trọng, hoàn thành về cơ bản mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đặt ra. Như chúng ta đã biết, bất cứ một ngành một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước luôn là vấn đề đặc biệt được quan tâm. Trong những năm qua đầu tư XDCB đã góp phần không nhỏ đối với sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nước ta. Để đạt được những thành công trên phải kể đến vai trò của công cụ trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực nói chung và vai trò của các giải pháp kinh tế – tài chính nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn thành phố Việt Trì. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, khối lượng vốn đầu tư huy động suy giảm. Mặt khác, tình trạng thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư XDCB còn diễn ra phổ biến trên phạm vi cả nước làm cho vốn đầu tư sử dụng đạt hiệu quả thấp. Thất thoát và lãng phí còn diễn ra ở tất cả các khâu như: Chủ trương đầu tư; lập dự án, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý khai thác dự án… Đây là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bộ máy chính trị và toàn thể nhân dân phải đồng bộ thực hiện. Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đã tiếp tục khẳng định: “nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước chưa được huy động và khai thác tốt. Đầu tư của Nhà nước dàn trải, bị thất thoát nhiều. Một số công trình lớn, quan trọng của quốc gia không hoàn thành theo kế hoạch. Lãng phí trong chi tiêu ngân sách Nhà nước và tiêu dùng còn nghiêm trọng”. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Việt Trì đã có những kết quả thành công nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố đã đạt được khá cao so với bình quân chung của cả nước trong nhiều năm. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề ra; tồn tại, hạn chế còn xảy ra ở tất cả các khâu. Thất thoát trong đầu tư XDCB chưa được khắc phục triệt để. Là một cán bộ hiện đang công tác trong lĩnh vực đầu tư, từ sự cảm nhận sâu sắc của bản thân về các vấn đề nói trên và với mong mỏi được góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn thành phố Việt Trì tôi đã lựa chọn nội dung: “Quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu chủ yếu về vấn đề nghiên cứu. ĐTPT nói chung và ĐTPT từ nguồn vốn NSNN nói riêng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế rất quan tâm. Nhìn chung các nghiên cứu này đều thống nhất rằng ở Việt Nam, ĐTPT có vai trò quan trọng đặc biệt và đã góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước. Tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là chủ yếu. Hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn NSNN còn hạn chế, phải tiếp tục được nâng cao. Đối với hoạt động ĐTPT và ĐTPT từ nguồn vốn NSNN, theo tìm hiểu của tác giả tại một số công trình nghiên cứu như: 1. Vũ Đức Thanh (2008), Đầu tư Nhà nước ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu Cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình nghiên cứu này đã đưa ra được các khái niệm, bản chất về đầu tư Nhà nước ở Việt Nam, các trở ngại trong việc đầu tư từ NSNN. Đồng thời phân tích, đánh giá được hoạt động của đầu tư Nhà nước trong giai đoạn 1995 - 2007. 2. Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh - Khoa Quốc tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận văn đã đưa ra quy trình đầu tư xây dựng, đồng thời đánh giá các mặt ưu, nhược điểm của hệ thống văn bản pháp quy đối với quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. 3. Phan Đình Tý (2010), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Luận văn đã khái quát được về trình tự đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước, chỉ ra mối quan hệ giữa các chủ thể Quản lý nhà nước trong quá trình thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Các công trình nghiên cứu này do các cá nhân hoặc do các cơ quan QLNN nghiên cứu và công bố, với mức độ khác nhau, có sự liên quan ít/nhiều với đầu tư xây dựng đều có chung nhận định về hiệu quả đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN còn thấp và nguyên nhân là chủ trương đầu tư không đúng, thời gian thực hiện đầu tư chậm, thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đầu tư sai, đầu tư dàn trải, đầu tư khép kín,…Các công trình nói trên thường đề cập đến những khía cạnh, góc độ, phạm vi không gian và thời gian khác nhau, theo các thành phần kinh tế,…cả về lý thuyết, thực tiễn, dự báo và định hướng liên quan đến đầu tư phát triển. Tuy nhiên chưa thấy công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống, đầy đủ cả về lý luận, đánh giá thực trạng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng từ NSNN. Bối cảnh kinh tế thành phố Việt Trì đã có những thay đổi quan trọng và đã có những thành tựu nhất định trong điều kiện hội nhập có tính chất toàn cầu hoá. Do vậy, nghiên cứu về đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Việt Trì hiện nay phải có những tiếp cận mới theo hướng hội nhập quốc tế và chuyển đổi kinh tế gắn với việc cập nhật các số liệu mới nhất. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích: Đánh giá hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Việt Trì trong giai đoạn 2007 - 2012, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Việt Trì. 3.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN; - Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB từ vốn NSNN của một số địa phương, rút ra một số bài học cho thành phố Việt Trì; - Đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn thành phố Việt Trì những năm gần đây. - Đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Việt Trì giai đoạn 2007-2012. Trong đó tập trung nhấn mạnh vào vai trò của Cơ quan Quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. 4.2. Phạm vi: - Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì những năm 2007-2012. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì những năm tới. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, biểu đồ và các phương pháp của tin học. 6. Những kết quả chủ yếu của luận văn. Luận văn có những đóng góp chủ yếu sau: - Phân tích, đánh giá, nhận xét để xây dựng cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN; - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Việt Trì giai đoạn 2007-2012. Chỉ ra nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN của thành phố Việt Trì. - Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở thành phố Việt Trì trong giai đoạn tới. 7. Kết cấu của Luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương. Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Việt Trì. Chương 3: Quan điểm, giải pháp trong hoạt động Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Việt Trì những năm tới. References 1. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 về quy trình quyết toán các dự án thuộc ngân sách Nhà nước. 2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 về việc hướng dẫn quy trình thẩm tra quyết toán công trình hoàn thành có sử dụng vốn Ngân sách nhà nước. 3. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 4. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 5. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. 6. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý chất lượng Công trình xây dựng. 7. Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Hồ Đại Dũng (2006), Hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Việt Trì. Luận văn thạc sỹ kinh tế - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện kinh tế phát triển. 9. Nguyễn Mạnh Hà (2012), Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh - Khoa Quốc tế trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Đỗ Công Minh (2009), Nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Ban Quản lý dự án ở thành phố Việt Trì. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. 11. Bùi Quân (2012), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước của thành phố Việt Trì. Tiểu luận Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Vũ Đức Thanh (2008), Đầu tư Nhà nước ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu Cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Lê Toàn Thắng (2012), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ ngành Kinh tế chính trị - Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị. 18. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. 19. Phan Đình Tý (2010), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. 20. UBND thành phố Việt Trì (2010), Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2005-2010. Phương hướng và nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015. 21. UBND thành phố Việt Trì (2010), Báo cáo Kinh tế - xã hội giai đoạn 2005-2010. Website: 22. http://www.chinhphu.vn/ 23. http://www.moc.gov.vn/ 24. http://www.mof.gov.vn/ . quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn thành phố Việt Trì tôi đã lựa chọn nội dung: Quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt. 1: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương. Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên. để xây dựng cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN; - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN ở thành phố

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w