Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Nguyễn Tiến Đức Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý ngân sách; Ngân sách nhà nước Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước (NSNN) gắn liền với hoạt động của nhà nước, nó vừa là nguồn lực để duy trì, vận hành bộ máy nhà nước, vừa là công cụ để thực hiện các dịch vụ công, chi phối, điều chỉnh các mặt hoạt động của đất nước. Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, hoạt động của ngân sách nhà nước có vị trí hết sức quan trọng, thể hiện qua việc huy động và phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo cân đối thu chi, lành mạnh tình hình tài chính, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Từ đó đưa nước ta từ một nước nông nghiệp, kém phát triển dần trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực huy động phục vụ cho phát triển của đất nước là có hạn, tình hình quản lý ngân sách thời gian qua vẫn còn thất thoát, lãng phí, kém hiệu trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên yêu cầu huy động và sử dụng có hiệu lực, hiệu quả các nguồn lực thông qua công cụ ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết không chỉ ở cấp quốc gia mà đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải thực hiện. Do đó, quản lý tốt ngân sách nhà nước sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng những nhu cầu chi thường xuyên, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát, bảo đảm quốc phòng an ninh… Trong những năm qua, công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã giành được nhiều thành tựu, phương thức, tổ chức và quy trình quản lý được cải tiến, công tác quản lý thu được tập trung đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách địa phương đã đạt được hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) phát triển. Tuy nhiên, công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn vẫn còn có những hạn chế nhất định như: Nhận thức, phương thức quản lý một số khoản thu, chi còn thiếu toàn diện, thiếu chặt chẽ, thiếu các định chế phù hợp, có dấu hiệu thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước … Để khắc phục những hạn chế nêu trên nhằm tăng cường quản lý ngân sách, động viên đầy đủ, kịp thời và hợp lý các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng ngân sách nhà nước của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, việc nghiên cứu công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Vậy, thực trạng công tác quản lý quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ra sao? Cần tập trung vào những giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần để khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng ngân sách nhà nước của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc nghiên cứu quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở nước ta trong những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các cơ quan trung ương và địa phương như: - Luận án tiến sĩ “Sử dụng công cụ chính sách tài chính để phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập” của tác giả Lê Công Toàn, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2003. - Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” của tác giả Phạm Đức Hồng, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2002. - Luận án thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Kiên Giang” của tác giả Văn Tuấn Kiệt, năm 2008. - Luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, năm 2012. Đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Do đó việc nghiên cứu để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước ở Phú Tho là rất cần thiết. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh có những đặc điểm gì? Phú Thọ cần phải làm gì và làm thế nào để quản lý tốt ngân sách nhà nước của tỉnh? 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích Từ việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh, nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của Tỉnh. *Nhiệm vụ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, rút ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân cơ bản trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Công tác quản lý tài chính về thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh ở Phú Thọ. Về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 2006 - 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể là: trừu tượng hóa khoa học, so sánh, thống kê đặc biệt là hai cặp phương pháp Phân tích - tổng hợp, lô gic - lịch sử. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, đặc biệt là phần trình bày cơ sở lý luận và thực trạng quản lý ngân sách nhà nước ở Phú Thọ. Phương pháp lô gic được sử dụng trong toàn bộ luận văn để xây dựng cơ sở lý luận và phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp. Phương pháp lô gic kết hợp với phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu ở chương hai để làm rõ những ưu, nhược điểm của hoạt động quản lý ngân sách nhà nước ở Phú Thọ. Những lập luận, kết luận đều được minh họa bằng thực tế quản lý ngân sách nhà nước ở Phú Thọ. 6. Đóng góp về lý luận thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân. - Từ đó đề ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Với kết quả nghiên cứu đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành thu, chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. References 1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. 2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP. 3. Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2011), Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách năm 2006 đến năm 2010. 4. Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2012), Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách năm 2011. 5. Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách năm 2012. 6. Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2014), Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách năm 2013. 7. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. 8. Chính phủ (2007), Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. 9. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ; Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2006 đến năm 2010 và năm 2011, 2012. 10. Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật (2011), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước (phần III - Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực) do GS.TS. Đinh Văn Mậu, GS. TS. Lê Sỹ Thiệp, TS. Nguyễn Trịnh Kiểm làm chủ biên. 11. Nhà xuất bản tài chính (2011), Một số vấn đề về kinh tế tài chính Việt Nam 2010-2011 của Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính. 12. Quốc hội (2002); Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002. 13. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. 14. Quốc hội (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008. 15. Sở Tài chính Phú Thọ (2011), Báo cáo tổng kết công tác quản lý tài chính ngân sách 2006 đến 2010. 16. Sở Tài chính Phú Thọ (2012), Báo cáo tổng kết công tác quản lý tài chính ngân sách 2011. 17. Sở Tài chính Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết công tác quản lý tài chính ngân sách 2012. 18. Sở Tài chính Phú Thọ (2014), Báo cáo tổng kết công tác quản lý tài chính ngân sách 2013. 19. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 20. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2010), Báo cáo tổng quát kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. . hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm luận văn tốt nghiệp. chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Giải. Từ việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh, nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn đưa ra những quan điểm