Quản lý ngân sách nhà nước tại sở giao thông vận tải tỉnh phú thọ

5 294 0
Quản lý ngân sách nhà nước tại sở giao thông vận tải tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ Nguyễn Văn Danh Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý ngân sách Nhà nước; Ngân sách nhà nước; Giao thông vận tải Content 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Cùng với việc hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thực hiện các cam kết theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam đang diễn ra những chuyển biến mạnh mẽ về thị trường. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ phía các doanh nghiệp nội địa mà còn từ phía các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính và khả năng sản xuất kinh doanh có phần vượt trội hơn. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Xây dựng chiến lược kinh doanh là bước đầu tiên trong quản trị chiến lược của một doanh nghiệp. Song, nó lại có vai trò quyết định đến việc liệu doanh nghiệp có lựa chọn được cho mình một hướng kinh doanh hợp lý hay không. Do đó, sự thành công của doanh nghiệp quyết định bởi một phần rất lớn của sự thành công trong khâu xây dựng chiến lược. Là một doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 không đơn thuần chỉ sản xuất các mặt hàng quốc phòng mà còn sản xuất cả các mặt hàng kinh tế. Chính các mặt hàng kinh tế như pháo hoa, thuốc nổ AD1, kíp vi sai,… này đã giúp doanh nghiệp có những khoản thu khổng lồ ngoài ngân sách và tạo dựng đời sống bền vững cho cán bộ công nhân viên nhờ mức thu nhập bổ sung cao, cũng như có tiềm lực tài chính để mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Trong đó thuốc nổ công nghiệp AD1 luôn đóng góp 1/3 doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, gần đây sản phẩm này đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, đặc biệt là từ chính sách định hướng ngành vật liệu nổ công nghiệp của Chính phủ. Trước tình hình đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn để công ty giữ vững thị phần, trên cơ sở đó phát triển thị phần của mình trên thị trường trong và ngoài nước là một vấn đề cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 – Bộ quốc phòng giai đoạn năm 2015 - 2020” làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất: Môi trường bên ngoài mở ra những cơ hội, nguy cơ gì đối với công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21? Thứ hai: Những điểm mạnh, điểm yếu của môi trường bên trong công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 là gì? Thứ ba: Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 có thể sử dụng chiến lược kinh doanh nào trong giai đoạn 2015 – 2020 để tận dụng các điểm mạnh, các cơ hội và hạn chế, khắc phục các điểm yếu, các nguy cơ đến từ môi trường bên ngoài, bên trong công ty? 2. Tình hình nghiên cứu Trên thực tế, xây dựng chiến lược kinh doanh là một vấn đề được các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp quan tâm từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, với các học giả nổi tiếng như Chandler, Johnson, Scholes, Brace Henderson, M.Porter, Đặc biệt là M.Porter, ông được xem là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh với hai tác phẩm nổi tiếng: - Porter, M.E (1980), Competitive Strategy, New York etc. - Porter, M.E (1985), Competitive Advantage, New York etc. Hai tác phẩm này đề cập đến những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp với khung phân tích các áp lực từ môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong đối với doanh nghiệp. Đây là những tiền đề quan trọng, tạo cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu lĩnh vực xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp về sau. Cho đến nay, vấn đề này chưa lúc nào mất đi vai trò quan trọng của nó trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Ở Việt Nam, kể từ khi ra nhập WTO, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và sự biến đổi liên tục từ thị trường, do đó, các doanh nghiệp cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh, kéo theo đó cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dưới dạng các sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn thạc sỹ như: - Đặng Đức Thành (2013), “Vì sao hoạch định chiến lược kinh doanh là yếu tố quyết định?”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số chuyên đề tháng 12. - Nguyễn Thị Hoài (2014), “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn đến năm 2020”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, số 3. - Võ Quốc Huy (2007), Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Kinh đô đến năm 2015, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Lê Thu, Trần Hoàng Kim (1996), Vũ khí cạnh tranh, NXB thống kê, Hà Nội. - Phạm Thị Thu Phương (2007), Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Khoa học kỹ thuật. - Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế - Lợi thế cạnh tranh quốc gia – Chiến lược cạnh tranh công ty, NXB Thế giới. Các tác phẩm này cũng đã đưa ra cái nhìn tổng quan về xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên các tiền đề lý luận của các học giả nổi tiếng giai đoạn trước. Dù có không ít các công trình nghiên cứu về xây dựng chiến lược kinh doanh, tuy nhiên, tác giả khẳng định chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa về việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 giai đoạn 2015 – 2020. Do đó, đề tài này không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh, mô hình PEST, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, sơ đồ chuỗi giá trị của M.Porter và ma trận IFE, EFE, ma trận SWOT, đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty. Từ đó, đề xuất ra những chiến lược kinh doanh cho công ty giai đoạn 2015 – 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm thuốc nổ công nghiệp của công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21. Thuốc nổ công nghiệp của công ty luôn tạo ra khoảng 1/3 doanh thu lợi nhuận của công ty. Tuy đây là mặt hàng thế mạnh của công ty, nhưng lại chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước với những quy định mới ảnh hưởng trong giai đoạn 2015 - 2020 và sức sản xuất, tiêu thụ cũng chịu tác động mạnh mẽ của môi trường. Do vậy, trong khuôn khổ của đề tài, luận văn nghiên cứu các ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với sản phẩm thuốc nổ dưới góc độ phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm này nhằm đề xuất ra chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2015 – 2020. - Thời gian của số liệu: 2010 – 2013. - Không gian: Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Phương pháp này sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo, ấn phẩm của công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 và các số liệu trên văn bản, tài liệu khác và từ internet. Sau khi thu thập được, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin, lập thành các bảng số liệu và phân tích xu hướng biến động của số liệu đó. - Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến tư vấn của đội ngũ quản lý kinh tế, kỹ thuật trong công ty trong việc phân tích tình hình bên trong và sự biến động của môi trường bên ngoài công ty, đặc biệt là ý kiến về đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này tới công ty TNHH Hóa chất 21 (thông qua bảng hỏi tại Phụ lục 2 và 3) nhằm mục tiêu xây dựng nên ma trận IFE, ma trận EFE và ma trận SWOT. Các chuyên gia được lấy ý kiến là Giám đốc, các Phó giám đốc, trưởng, phó phòng tại phòng kế hoạch, phòng tiêu thụ. Sau đó, kết quả sẽ được tổng hợp lại theo phương pháp trung bình cộng. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi thu thập, tổng hợp, được phân loại và sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau để thuận lợi cho quá trình phân tích. Các số liệu thu thập được đưa vào máy tính, dùng phần mềm EXCEL để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tương đối, số tuyệt đối nhằm so sánh số liệu theo thời gian và giữa các đối tượng. Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, tốc độ phát triển bình quân để phân tích mức độ và xu hướng biến động về các chỉ tiêu phân tích chính của doanh nghiệp. 5.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng các số liệu để phân tích tình hình biến động của môi trường bên trong và bên ngoài thông qua mối quan hệ nhân quả và so sánh các chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh cũng như cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của công ty. - Phương pháp dự đoán, dự báo: Dựa trên các số liệu thu thập được, kết hợp với ý kiến chuyên gia của công ty TNHH một thành viên hóa chất 21, tiến hành dự báo tình hình biến động của môi trường có ảnh hưởng đến công ty trong giai đoạn sắp tới. 5.4. Phương pháp phân tích SWOT Phương pháp này dựa trên việc phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và môi trường bên trong của công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 theo mô hình PEST, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh và sơ đồ chuỗi giá trị của M.Porter. Trong đó, mô hình PEST được sử dụng để phân tích 4 yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp là: Môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa – xã hội và môi trường công nghệ. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh được sử dụng để phân tích 5 áp lực cạnh tranh chủ yếu đối với doanh nghiệp đến từ môi trường ngành, bao gồm: Khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Trên cơ sở đó, rút ra được cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Còn, sơ đồ chuỗi giá trị được sử dụng để phân tích các hoạt động cơ bản và hoạt động hỗ trợ của doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong. Từ kết quả trên, tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia về mức độ tác động của từng yếu tố và hình thành nên ma trận đánh giá môi trường bên ngoài EFE, ma trận đánh giá môi trường bên trong IEF. Trên cơ sở này, tác giả xây dựng ma trận SWOT nhằm đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 để đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty giai đoạn 2015 – 2020. 6. Những đóng góp của luận văn - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh. - Phân tích, đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài của công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 nhằm rút ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty. -Xây dựng được ma trận SWOT và đề xuất ra được các chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 giai đoạn 2015 – 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn tập trung vào 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận của xây dựng chiến lược kinh doanh. Chương 2: Phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài, bên trong của công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 – Bộ Quốc phòng. Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 – Bộ Quốc phòng giai đoạn 2015 – 2020. References Tiếng việt: 1. Bộ trưởng Bộ công nghiệp (2006), Quyết định số 03/2006/QĐ-BCN, Hà Nội. 2. Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 (2010 – 2013), Báo cáo tài chính, kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động của các đơn vị, phòng ban. 3. Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 (2013), Hồ sơ tham dự giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2013. 4. Ngô Minh Cách, Đào Thị Minh Thanh (2009), Quản trị marketing, NXB Tài chính, Hà Nội. 5. Liam Fahey & Robert M.Randall (Sách dịch) (2009), MBA trong tầm tay – Chủ đề Quản lý chiến lược, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 6. Rudolf Griinig & Richard Kiihn (Sách dịch), Hoạch định chiến lược theo quá trình, NXB Khoa học và kỹ thuật. 7. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Hoài (2014), “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Trường Sơn đến năm 2020”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, số 3. 9. Lê Thu, Trần Hoàng Kim (1996), Vũ khí cạnh tranh, NXB thống kê, Hà Nội. 10. Phạm Thị Thu Phương (2007), Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Khoa học kỹ thuật. 11. Đặng Đức Thành (2013), “Vì sao hoạch định chiến lược kinh doanh là yếu tố quyết định?”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số chuyên đề tháng 12. 12. Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 13. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế - Lợi thế cạnh tranh quốc gia – Chiến lược cạnh tranh công ty, NXB Thế giới. Tiếng anh: 1. Porter, M.E (1980), Competitive Strategy, New York etc. 2. Porter, M.E (1985), Competitive Advantage, New York etc. Internet: 1. http://www.vanban.chinhphu.vn 2. http://www.phutho.tcvn.gov.vn 3. http://www.ckt.gov.vn . Quản lý Ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ Nguyễn Văn Danh Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34. Nguyễn Hồng Sơn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý ngân sách Nhà nước; Ngân sách nhà nước; Giao thông vận tải Content 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Cùng với việc hội. lợi nhuận của công ty. Tuy đây là mặt hàng thế mạnh của công ty, nhưng lại chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước với những quy định mới ảnh hưởng trong giai đoạn 2015 - 2020 và sức sản xuất,

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan