Công tác phân bổ ngân sách Nhà nước tại tỉnh Yên Bái - Thực trạng và giải pháp Lương Đức Thiện Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS.. - Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác phân
Trang 1Công tác phân bổ ngân sách Nhà nước
tại tỉnh Yên Bái - Thực trạng và giải pháp
Lương Đức Thiện Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS Đinh Xuân Cường
Năm bảo vệ: 2014
Abstract - Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân bổ ngân sách
Nhà nước nói chung và phân bổ ngân sách tại tỉnh Yên Bái nói riêng
- Phân tích, đánh giá được thực trạng công tác phân bổ ngân sách tại tỉnh Yên Bái, trong
đó tập trung vào phân tích công tác phân bổ ngân sách cho đầu tư phát triển
- Đưa ra những quan điểm và định hướng phân bổ ngân sách Nhà nước các năm tiếp theo
và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách Nhà nước tại tỉnh Yên Bái
Keywords Quản lý kinh tế; Ngân sách nhà nước; Yên Bái
Content
1 Về tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều lợi ích và cơ hội thuận lợi có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế Trong thời gian qua, Việt Nam đã tận dụng và khai thác khá thành công các lợi ích và cơ hội, nhờ đó Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, đặc biệt là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thậm chí mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh
tế toàn cầu và trong khi phần lớn các nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái thì nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định, duy trì được mức tăng trưởng khá Những thành tựu đó là kết quả của sự kiên định của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cụ thể
là công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế được thực hiện tốt, phù hợp với thực trạng, điều kiện phát triển của nền kinh tế nước ta
Đối với công tác quản lý nhà nước về kinh tế thì ngân sách Nhà nước là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, tập trung nguồn tài chính quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời cũng là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô Ngân sách Nhà nước tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Thông qua việc phân bổ ngân sách để duy trì hoạt động của Nhà nước và thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội Điều đó cho thấy việc phân bổ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp Chính phủ và
Trang 2chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của mình
Những năm gần đây, công tác phân bổ ngân sách Nhà nước của cả nước nói chung
và của tỉnh Yên Bái nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, việc xây dựng và áp dụng định mức phân bổ ngân sách cơ bản được thực hiện, mang lại kết quả tích cực, phát huy tính công khai, minh bạch, công bằng và hợp lý trong quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước, khắc phục được phần nào việc phân bổ ngân sách theo cảm tính, thếu căn cứ trước đây
Tuy nhiên, hiệu quả công tác phân bổ ngân sách Nhà nước chưa cao và còn bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn Phân bổ ngân sách chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, được lập theo từng năm và theo phương pháp tăng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số ước thực hiện năm hiện hành, hoặc mô phỏng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ ngân sách giữa ngân sách Trung ương với ngân sách địa phương Việc phân bổ còn phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người quản lý, chưa gắn chặt với việc triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và hiệu quả đầu ra, hệ thống các tiêu chí, định mức phân bổ còn một số điểm chưa phù hợp, chưa khuyến khích được các đơn vị thực hiện tiết kiệm ngân sách, kết quả mang lại chưa tương xứng với
nguồn lực đầu tư của xã hội Xuất phát từ tính cấp thiết đó, đề tài: “Công tác phân bổ
ngân sách Nhà nước tại tỉnh Yên Bái, thực trạng và giải pháp” đã được lựa chọn để
nghiên cứu Đề tài sẽ đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất về công tác phân bổ ngân sách tại nước ta cũng như đối với riêng tỉnh Yên Bái Đề tài cũng đánh giá và bổ sung những điểm còn hạn chế của trong công tác phân bổ ngân sách như công tác lập dự toán, công tác xây dựng các tiêu chí, định mức PBNS…Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác phân bổ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2009-2012) đề tài đưa
ra những biện pháp giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác phân bổ ngân sách trong những năm tới
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Về cơ sở lý luận
Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 trao thêm quyền tự chủ về ngân sách cho các địa phương Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền các cấp; xây dựng định mức phân bổ ngân sách và mức phân bổ ngân sách cho các ngành, các cấp Các định mức phân bổ ngân sách cho ngân sách cấp huyện, xã được xây dựng và áp dụng cho mỗi giai đoạn ổn định ngân sách (3-5 năm) Việc xây dựng đầy đủ các định mức phân bổ ngân sách ở tất cả các lĩnh vực là việc làm hoàn toàn mới
Cho đến nay, đối với công tác phân bổ ngân sách Nhà nước tại tỉnh Yên Bái, theo tìm hiểu của tác giả cũng đã có một số luận văn, tiểu luận và báo cáo trong phạm vi ngành, nghề, lĩnh vực như:
1 Nguyễn Hoàng Quân (2012), Công tác Phân bổ ngân sách Nhà nước cho phát
triển giáo dục tại tỉnh Yên Bái - Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính công - Học
viên Tài chính
Trang 3Giáo dục và đào tạo là một ngành đặc biệt quan trọng của đất nước, được cả xã hội quan tâm Hàng năm Nhà nước đã đầu tư rất nhiều cho ngành giáo dục từ con người đến kinh phí, tuy nhiên nền giáo dục cả nước nói chung và tại tỉnh Yên Bái nói riêng vẫn chưa
có bước phát triển đúng với tiềm năng vốn có Đề tài này đã đề cập đến việc phân bổ ngân sách Nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể, nêu lên được thực trạng của việc phát triển giáo dục tại tỉnh nhà, những tồn tại và hạn chế trong việc phân bổ ngân sách cho ngành giáo dục
từ khâu Từ đó đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong việc phân bổ ngân sách cho ngành giáo dục tại tỉnh Yên Bái
2 Đồng Mạnh Linh (2012), Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển tại tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2006-2010 - Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính công - Học viên Tài
chính
Đề tài này tuy không đề cập đến vấn đề phân bổ ngân sách cho đầu tư phát triển tại tỉnh Yên Bái nhưng đã đánh giá được kết quả trong việc sử dụng nguồn ngân sách được cấp cho đầu tư phát triển Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển có hiệu quả hay không chính là biểu hiện cụ thể của công tác phân bổ ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực này Từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc phân bổ ngân sách nhà nước phải gắn với kết quả đầu ra
3 Trần Thị Thủy (2011), Hoàn thiện công tác chi đầu tư phát triển tại tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2006-2010 - Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế Viện đại học mở Hà Nội
Luận văn đã đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh giai đoạn 2006-2010, từ khâu lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch hóa, quản lý nguồn vốn, quyết toán vốn và quyết toán dự án hoàn thành, đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, xuyên suốt quá trình đầu tư xây dựng: từ giai đoạn chuẩn
bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, giai đoạn xây dựng đến nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng
Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản và giải pháp hỗ trợ để góp phần hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước tỉnh - một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy trình quản lý Ngân sách Nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản
4 UBND tỉnh Yên Bái, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái các năm
2009, 2010, 2011, 2012
Hàng năm, UBND tỉnh đều tổng hợp xây dựng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đối với tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, vận tải - thương mại, tài chính ngân hàng, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao v.v…và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm sau Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh cũng chính là căn cứ để đánh giá mức độ phù hợp hay chưa phù hợp của công tác phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực
Các công trình nghiên cứu trên đều ít nhiều liên quan đến công tác phân bổ ngân sách Nhà nước tại tỉnh Yên Bái Qua đó có thể thấy việc phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cách thức phân bổ của những năm trước (phân bổ ngân sách tăng dần hàng năm) hoặc mô phỏng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương Thậm
Trang 4chí việc phân bổ còn phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của người quản lý, chưa hình thành căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ một cách khoa học nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình phân bổ NSNN, gắn chặt với việc triển khai thực hiện kế hoạch KTXH và hiệu quả đầu ra, kết quả
2.2 Về cơ sở thực tiễn:
Tiến hành nghiên cứu, tổng hợp các số liệu tại các Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008; số 16/2009/NQ-34/2008/NQ-HĐND ngày 16/12/2009; số 10/2010/NQ-HĐND ngày 29/10/2010; số 33/2011/NQ-10/2010/NQ-HĐND ngày 21/12/2011 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm các năm 2009 đến năm 2012; cùng với việc tham khảo, tổng hợp các báo cáo năm của Sở Tài chính Tiến hành so sánh với báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái qua các năm, đối chiếu với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh để từ đó đánh giá được hiệu quả, hạn chế của công tác phân bổ ngân sách trên địa bàn tỉnh
Từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể để công tác phân bổ ngân sách Nhà nước tại tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả cao
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nước
và phân bổ ngân sách Nhà nước; Phân tích thực trạng công tác phân bổ ngân sách, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và kết quả đạt được trong công tác phân bổ ngân sách Nhà nước của tỉnh
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định định hướng phân bổ NSNN cho các ngành; xây dựng các căn cứ, tiêu chí, phương pháp phân bổ
- Thông qua công tác phân bổ NS để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kinh tế - xã hội, gắn kết kế hoạch với ngân sách nhằm triển khai thực hiện
- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các giải pháp nhằm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phân bổ NSNN ở tỉnh Yên Bái Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phân bổ, giám sát, quyết định NSNN của HĐND, UBND, cơ quan tài chính các cấp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận về ngân sách và công tác phân bổ ngân sách Nhà nước tại tỉnh Yên Bái
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác phân bổ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2009-2012 và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách Nhà nước tại tỉnh Yên Bái Gồm:
- Công tác phân bổ ngân sách chi thường xuyên
- Công tác phân bổ ngân sách cho đầu tư phát triển
Trang 5Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu và việc thu thập số liệu còn hạn chế nên trong phạm vi của đề tài này, tôi xin phép đi sâu hơn vào việc nghiên cứu, đánh giá công tác phân bổ ngân sách cho đầu tư phát triển tại tỉnh Yên Bái giai đoạn từ 2009-2012
5 Phương pháp nghiên cứu
- Về mặt phương pháp luận: sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu từ việc hệ thống hóa lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ NSNN
- Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp chỉ số; đối chiếu các căn cứ, quy trình lập, phân bổ NSNN theo qui định của Nhà nước so với qui trình đang thực hiện để mô tả, xác định mối quan hệ giữa các nội dung sử dụng NSNN; phân tích và xác định xu hướng biến động của quá trình phân bổ và cơ cấu sử dụng NSNN
Từ số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình phân bổ NSNN theo ngành kinh tế quốc dân, theo nội dung chi đầu tư phát triển
và chi thường xuyên
- Phương pháp khảo sát tình hình thực tế, phân tích, đánh giá rõ các ưu nhược điểm, chỉ
rõ các vấn đề bất cập, vướng mắc của công tác phân bổ ngân sách Nhà nước hiện hành và kết quả phân bổ NSNN; phân tích có hệ thống các căn cứ, mức độ của những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến quá trình phân bổ NSNN (biên chế, quỹ lương, dân số, số học sinh, trình độ phát triển, yếu tố xã hội, đặc điểm vùng, đặc thù hoạt động của một ngành, sự thay đổi về chế độ chi tiêu, định hướng thay đổi cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ,…) để từ đó xây dựng hệ thống các căn cứ, tiêu chí, phương pháp định lượng phân bổ NSNN một cách khoa học, hợp lý
- Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Cục Thống kê, văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XIII, số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra, đánh giá theo ý kiến của tác giả
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phẩn mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà
nước
Chương 2: Thực trạng công tác phân bổ ngân sách Nhà nước tỉnh Yên Bái giai
đoạn 2009 - 2012
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách Nhà
nước tỉnh Yên Bái
References
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Trang 62 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước
3 PGS.TS Phan Huy Đường, Quản lý Nhà nước về kinh tế - NXB Đại học quốc
gia Hà Nội 2010
4 TS Phạm Văn Khoan, Giáo trình lý thuyết quản lý tài chính công - NXB Chính
trị Quốc gia 2009
5 Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020
6 HĐND tỉnh Yên Bái (2008), Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND ngày
12/12/2008 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2009
7 HĐND tỉnh Yên Bái (2009), Nghị quyết số 16/2009/NQ-HĐND ngày
16/12/2009 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2010
8 HĐND tỉnh Yên Bái (2010), Nghị quyết số 10/2010/NQ-HĐND ngày
29/10/2010 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2011
9 HĐND tỉnh Yên Bái (2011), Nghị quyết số 33/2011/NQ-HĐND ngày
21/12/2011 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm các năm 2012
10 Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái (yenbai.gov.vn), Báo cáo tình hình kinh tế
- xã hội tỉnh Yên Bái các năm 2009, 2010, 2011, 2012