Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
340,44 KB
Nội dung
Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia Nguyễn Trung Quang Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Chi Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Xuất khẩu lao động; Quản lý lao động; Quản lý kinh tế. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất khẩu lao động là một xu hướng khách quan cho các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và dồi dào như Việt Nam. Năm 1980, Việt Nam bắt đầu đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo cơ chế bao cấp. Từ năm 1991 đến nay, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam theo cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang thu được những kết quả quan trọng. Mỗi năm xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, thu về hàng tỉ USD, đời sống của gia đình có người lao động xuất khẩu được cải thiện đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, bản thân người lao động sau khi lao động ở nước ngoài về lại có được nghề mới, cơ cấu lao động ở các địa phương có người đi xuất khẩu lao động có sự chuyển đổi rõ rệt. Trong những năm qua, Việt Nam luôn không ngừng tìm kiếm cho mình những thị trường lao động xuất khẩu lớn và tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia nhằm tạo thêm nhiều việc làm cũng như mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho người lao động. Xét cả về phương diện chính trị, kinh tế và xã hội, Malaysia được coi là một đối tác chiến lược hàng đầu trong khối ASEAN của Việt Nam. Mối quan hệ Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực trao đổi lao động luôn được củng cố và ngày càng vững chắc. Cho đến nay, số lượng lao động người Việt Nam tại thị trường này liên tục gia tăng, đồng thời, Malaysia cũng là nơi được rất nhiều người lựa chọn khi có quyết định đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung cũng như thị trường Malaysia nói riêng trong thời gian qua cũng đang đặt ra những vấn đề bất cập cần được giải quyết như: chất lượng lao động còn thấp; trình độ ngoại ngữ, kỷ luật lao động kém; tình trạng phá vỡ hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu lao động “đem con bỏ chợ”, quyền lợi người lao động bị vi phạm… Đặc biệt là thị trường Malaysia - một thị trường truyền thống được coi là “thị trường vàng”, dễ tính với số lượng lớn lao động xuất khẩu hàng năm của Việt Nam - cũng là ví dụ điển hình của sự quản lý lỏng lẻo, thiếu kỷ luật nghiêm túc đối với việc thực hiện bảo hộ lao động nên rất nhiều lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia thường xuyên bị tai nạn lao động hay phá vỡ hợp đồng lao động về nước trước thời hạn, thậm chí hay bị những tổ chức phản động lợi dụng, lôi kéo, sống và làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về nước cũng chẳng có cơ quan nào đứng ra giải quyết. Đó là do các doanh nghiệp chỉ biết tạo nguồn thu trong nước, thu phí, bàn giao lao động và hết trách nhiệm. Chính vì vậy mới xảy ra chuyện lao động Việt Nam tại nước ngoài không có người quản lý, dẫn tới việc người lao động sống, làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về nước cũng chẳng có cơ quan nào hay. Do vậy, đề tài “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. Với việc đi sâu tìm hiểu hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia nhằm giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên nên đề tài vừa mang tính bức thiết, vừa mang tính chiến lược mà các cơ quan chức năng của Nhà nước cần phải quan tâm. Đồng thời, qua bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia trong thời gian tới thông qua việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động. Từ vấn đề nghiên cứu được đặt ra như trên, việc nghiên cứu đề tài này phải trả lời cho được các câu hỏi sau: - Xuất khẩu lao động được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? - Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2002-2013 diễn ra như thế nào? Những thành tựu đạt được, những mặt hạn chế còn tồn tại? Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó? - Triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2015-2020? - Làm thế nào để tăng cường khả năng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2015-2020? 2. Tình hình nghiên cứu Xuất khẩu lao động là hoạt động xuất hiện từ lâu, diễn ra trên khắp thế giới nên thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách ở trong nước và ngoài nước với số lượng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này rất phong phú và đa dạng. Ở ngoài nước, một số công trình nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu lao động như: “World Migration”, IOM, Switzerland năm 2005; “Di chuyển con người để cung cấp dịch vụ” của các tác giả Aaditya Matto – Antonia Carzanifa, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội năm 2003. Các công trình này đã làm rõ các khái niệm có liên quan đến xuất khẩu lao động như: di cư, di chuyển lao động, dịch vụ lao động… đồng thời còn chỉ ra kinh nghiệm di cư của Thái Lan, Philippines và nhất là chỉ ra cách tiếp cận từ chính các nhà quản lý các chính sách của các nước nhập cư lớn hiện nay. Còn công trình nghiên cứu “World Population Trends - Their Impact on Economic Development”, Greenwood Press, New York đã chỉ ra và khẳng định thực trạng cũng như sự khác biệt về chất lượng nguồn lao động xuất, nhập khẩu ở các nước có nền kinh tế phát triển khác nhau, từ đó giúp chúng ta có bài học và định hướng trang bị về kiến thức chuyên môn cũng như các hiểu biết về phong tục tập quán cho người lao động, phục vụ tốt cho công tác xuất khẩu lao động trong những năm đầu thế kỷ XXI… Ngoài ra, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu gần đây nhất như: OECD (2011), OECD Employment Outlook 2011, OECD Publishing, from http://dx.doi.org/10.1787/empl-outlook-2011-en; OECD (2012), OECD Employment Outlook 2012, OECD Publishing, from http://dx.doi.org/10.1787/empl_outlook-2012-en; IOM (2011), World Migration Report 2011: Communicating Effectively about Migration, e-ISBN 978-92-1-055227-1, IOM, from http://www.iom.int; IOM (2013), World Migration Report 2013: Migration Well-being and Development, ISSN 1561-5502, IOM, from http://www.iom.int; IILS-ILO (2013), World of Work Report 2013: Repairing the Economic and Social Fabric, ISBN 978-92-9-251018-3, ILO, from http://www.ilo.org; ILO (2013), Global Employment Trends 2013: Recovering from a Second Jobs Dip, ISBN 978-92-2-126656-3, ILO, from http://www.ilo.org; Các nghiên cứu, các báo cáo trên đã đưa ra cái nhìn tổng quan về lao động và tình hình di cư lao động trên toàn thế giới về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, thu nhập , đồng thời đưa ra các dự báo về xu hướng, triển vọng thị trường lao động trong những năm tới. Đây là những tài liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá thị trường lao động nhìn từ góc độ tổng thể để từ đó đưa ra những chính sách lao động phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của mỗi quốc gia trong tình hình mới. Ở trong nước, các công trình bài viết liên quan đến đề tài xuất khẩu lao động rất phong phú, phần lớn đều khái quát về tình hình chung của xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam nói riêng. Có thể kể đến một số các nghiên cứu như: Trần Văn Hằng (1996), Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010, Luận án phó tiến sĩ chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa quốc dân: luận án đã làm rõ vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường, phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của xuất khẩu lao động Việt Nam đồng thời đề xuất quan điểm, giải pháp đổi mới quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động. Nguyễn Thị Phương Linh (2004), Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính-lưu thông tiền tệ và tín dụng: luận án đã làm rõ vấn đề quản lý tài chính trong xuất khẩu lao động, phân tích thực trạng quản lý tài chính xuất khẩu lao động ở nước ta ở tầm vĩ mô, nêu ra những thành tựu, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đồng thời đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường. TS. Trần Thị Thu (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay: Công trình nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở thực tiễn xuất khẩu lao động tại Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (SONA) với mục đích làm rõ khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến năm 2010. Nguyễn Thị Huyền (2011), Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị: luận văn đã trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động; phân tích thực trạng quản lý của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta giai đoạn 2000-2010; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì hoạt động xuất khẩu lao động cũng đứng trước những bối cảnh vô cùng mới. Chính vì vậy mà đã xuất hiện một hướng nghiên cứu mới về xuất khẩu lao động, đó là xuất khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập, với một số nghiên cứu nổi bật sau: Nguyễn Tiến Dũng (2010), Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế- Luật – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: luận án đã trình bày cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá tình hình phát triển xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 1991-2010, chỉ ra những kết quả đạt được và chưa đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó đồng thời đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Lưu Văn Hưng (2011), Xuất khẩu lao động Việt Nam thời đổi mới và hội nhập, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội: cuốn sách đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2010; từ đó đưa ra những dự báo về thị trường xuất khẩu lao động, quan điểm và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có hướng nghiên cứu về kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Nổi bật hơn cả là cuốn Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á – Kinh nghiệm và bài học của tác giả Nguyễn Thị Hồng Bích (chủ biên) do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 2007. Với nội dung gồm 3 chương, các tác giả đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết chung về thị trường lao động quốc tế, tình hình XKLĐ trên thế giới nói chung và tình hình XKLĐ của 4 nước tiêu biểu thuộc ASEAN (Philippines, Indonesia, Thái Lan và Malaysia), đồng thời đề cập đến thực trạng XKLĐ của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế XKLĐ của 4 nước trên. Những năm gần đây cũng có nhiều công trình nghiên cứu về xuất khẩu lao động sang một số thị trường khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông… nhưng công trình nghiên cứu sâu về thị trường Malaysia thì chưa nhiều, chưa nêu bật được thực trạng, thành tựu, hạn chế của việc xuất khẩu lao động sang thị trường này, đặc biệt là vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia” là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu theo hướng này. Việc đi sâu, nghiên cứu về đề tài này là cần thiết và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, có ý nghĩa lớn về cả mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích làm rõ thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia thời gian qua, tìm ra những tồn tại, hạn chế của hoạt động xuất khẩu lao động đặc biệt là những bất cập trong hoạt động quản lý lao động tại thị trường này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia trong thời gian tới. 3.2. Nhiê ̣ m vu ̣ nghiên cư ́ u - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu lao động. - Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2002-2013, đặc biệt là trong vòng 5 năm gần đây, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Dự báo triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2015-2020. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2015-2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2002-2013, tầm nhìn 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp này đòi hỏi tác giả phải kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó để có được cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, đồng thời phải dựa vào các yếu tố khách quan để làm nổi bật điều kiện thực tế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu lao động, để từ đó đưa các những giải pháp phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể, đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, quy nạp nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: đây là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu. Trong đề tài này, phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong cả 3 chương để làm nổi bật hoạt động xuất khẩu lao động nói chung và hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia nói riêng. - Phương pháp thống kê và quy nạp: hai phương pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu. Thông qua việc sử dụng, phân tích các nguồn tư liệu phong phú, tin cậy của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Tổng cục Thống kê Việt Nam…, tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung và xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia nói riêng thời gian qua. Ngoài ra, tác giả còn chú ý tới việc sử dụng phương pháp pháp phân tích SWOT (S: Strengths – Điểm mạnh, W: Weaknesses – Điểm yếu, O: Opportunities – Cơ hội, T: Threats – Thách thức) - một trong những phương pháp phân tích phổ biến nhất hiện nay để đưa ra những đánh giá, dự báo về thực trạng lao động Việt Nam tại thị trường Malaysia có những điểm mạnh, điểm yếu nào, những cơ hội và thách thức mà họ phải đối mặt trong bối cảnh mới. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động và quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2002-2013, đặc biệt là trong vòng 5 năm gần đây, chỉ ra được những thành tựu đạt được, những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. - Phân tích, dự báo về triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2015-2020. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thi trường Malaysia giai đoạn 2015-2020. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2002-2013. Chương 3: Triển vọng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2015-2020. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Xuân An (2009), “Các mặt được của mô hình liên kết xuất khẩu lao động”, Tạp chí Việc làm ngoài nước, (4), Hà Nội. 2. Đặng Nguyên Anh (2009), “Xuất khẩu lao động ở Việt Nam: thách thức và những vấn đề cần quan tâm”, Hội thảo quốc gia về chương trình cử lao động giai đoạn 2009 – 2015, Hà Nội. 3. Mạc Tiến Anh (2009), “Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam phục vụ xuất khẩu lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới”, Tạp chí việc làm ngoài nước, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH, (5), Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007), Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á: kinh nghiệm và bài học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Bộ LĐTBXH (2003), Thông tư hướng dẫn số 22/2003/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 10 năm 2003 về việc thực hiện một số điều của Nghị định 81/2003 NĐ-CP ngày 17 năm 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bộ Luật lao động về người Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Hà Nội. 6. Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 107/2003/TTLT-BLXH-BTC ngày 07 tháng 11 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đia làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bộ Luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Hà Nội. 7. Bộ LĐTBXH (2007), Quyết định số 05/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2011 về mức phí môi giới lao động tại một số thị trường, Hà Nội. 8. Bộ môn Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế-Đại học Kinh tế-Đại học Quốc Gia Hà Nội (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Chính phủ Việt Nam (2003), Nghị định số 81/2003 NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Hà Nội. 10. Chính phủ (2007), Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội. 11. Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (2008), “Chính sách mới của Malaysia đối với lao động ngoài nước”, Tạp chí Lao động Ngoài nước, (4), Hà Nội. 12. Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (2011), Các tư liệu về xuất khẩu lao động từ năm 1990-2010, Bộ LĐTBXH, Hà Nội. 13. Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (2013), Báo cáo xuất khẩu lao động sáu tháng đầu năm 2013, Bộ LĐTBXH, Hà Nội. 14. Nguyễn Tiến Dũng (2010), Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Thị Minh Hằng (2003), Tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở nước ta, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội. 16. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2013) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 17. TS. Lưu Văn Hưng (2011), Xuất khẩu lao động Việt Nam thời đổi mới và hội nhập, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 18. Đặng Như Lợi (2009), “Một số vấn đề cần quan tâm trong thực thi pháp luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng qua giám sát, khảo sát một số địa phương ở Miền Bắc và Miền Trung”, Báo cáo tại hội thảo khu vực phía nam đại biểu dân cư và chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động tháng 09/2009, Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Phòng thị trường lao động - Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (2011), Phương án tổng thể về thị trường Malaysia, Hà Nội. 20. Phòng thị trường lao động - Cục quản lý Lao động ngoài nước (2011) Tình hình một số thị trường tiếp nhận lao động ở Việt Nam 2012, Hà Nội. 21. Quốc hội (2006), Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội. 22. Quốc hội (2012), Bộ Luật lao động, Hà Nội. 23. Trần Thị Thu (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội. 24. Trần Thị Thu (2008), Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 25. Tổng cục Thống kê (2011), Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2011, Hà Nội. 26. Tổng cục Thống kê (2012), Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2012, Hà Nội. 27. Tổng cục Thống kê (2012), Số liệu thống kê dân số và lao động, Hà Nội. 28. Nguyễn Lương Trào (1993), Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 29. Bùi Sỹ Tuấn (2003), “Một số vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xuất khẩu lao động và biện pháp phòng ngừa”, Tạp chí Lao động Ngoài nước, (3), Hà Nội. 30. Hải Vân (2003), “Bảo vệ người lao động di cư và các dịch vụ di cư. Kinh nghiệm của Phillipin”, Tạp chí Việc làm ngoài nước, Cục quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ LĐTBXH, (3), Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh: 31. Adam J Koch (2000), SWOT does not need to be recalled. It needs to be enhanced, Swinburne University of Technology, Hawthorrn, Victoria, Australia. 32. Campbell Mc Connel (2007), Contemporary Labor Economics, Mcgraw – Hill. 33. Dominick Salvatore (1988), World Population Trends and Their Impact on Economic Development, Greenwood Press, New York, USA. 34. John Perkins (2006), Confessions of an Economic Hit Man, Penguin Publisher, New York. 35. IILS – ILO (2013), World of Work Report 2013: Repairing the Economic and Social Fabric, ISBN 978-92-9-251018-3, ILO, Switzerland. [...]... World Migration, Switzerland 42 World Bank (2013), Immigration in Malaysia: Assessment of its Economic Effects, and a Review of the Policy and System, Human Development Social Protection and Labor Unit, East Asia and Pacific Region Website: 43 http://www.mofa.vn 44 http://www.vneconomy.vn 45 http://www.nhatbanngaynay.com 46 http://www.vietnamnet.vn 47 http://www.dollab.com.vn 48 http://www.gopfp.gov.vn . cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia. vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia giai đoạn 2015-2020. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia. nghiệp xuất khẩu lao động ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao