1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu hàng nông sản việt nam sang thị trường đức

10 736 21

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 565,94 KB

Nội dung

Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian tới.. Từ đặc điểm của nền kinh tế với dân số chủ yếu tham gia và

Trang 1

Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị

trường Đức Phạm Thị Minh Nguyệt

Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS Kinh doanh và quản lý: 60 31 01 Người hướng dẫn : TS Khu Thị Tuyết Mai

Năm bảo vệ: 2013

97 tr

Abstract Luận văn làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị

trường Đức, chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu của hoạt động này Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian tới

Keywords.Kinh doanh quản lý; Kinh tế chính trị; Xuất khẩu; Nông sản; Việt Nam;

Đức

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chi phối sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thông qua hội nhập kinh tế quốc tế mà các nước

có thể xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của mình ra thị trường thế giới Vì vậy hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Nhờ hoạt động xuất khẩu mà các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao động

Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa thì Việt

Trang 2

Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và

ổn định đời sống nhân dân

Từ đặc điểm của nền kinh tế với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng khoảng 13-15% tổng kim ngạch xuất khẩu Nhiều mặt hàng nông sản của nước ta giờ đây đã có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới Xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh cả về sản lượng và kim ngạch, tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu trong nhiều năm trở lại đây đạt mức 22 - 23% /năm Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2010 đạt 19,15 tỷ USD tăng trên 22% so với năm 2009; năm 2011 xuất khẩu nông sản đạt tốc

độ tăng trưởng lẫn kim ngạch kỷ lục tới 33,2% và 13,7 tỷ USD so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản năm 2012 đạt 27,54 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2011 và các mặt hàng nông sản vẫn chiếm ưu thế trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước; tính đến hết tháng 10/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản đạt 10,99 tỷ USD, giảm 11,8% so với năm 2012 [55] Một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam có thị phần lớn và chiếm vị trí dẫn đầu trong các nước xuất khẩu nông sản như: gạo (đứng thứ nhất thế giới), hồ tiêu (đứng thứ nhất thế giới), hạt điều (đứng thứ 2 thế giới), cà phê (chiếm 40% thị phần) Hiện tại mặt hàng nông sản Việt Nam đã có mặt ở thị trường hơn 100 quốc gia trên thế giới, ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Nga; nông sản Việt Nam đã thâm nhập thị trường Trung Đông, EU (Liên minh châu Âu), Hoa Kỳ và châu Phi Trong đó EU là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của nước ta sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu [36] Trong đó nông sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Đức và tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang Đức còn lớn nhưng chưa tận dụng được Vậy thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức ra sao? Những thành tựu

Trang 3

và hạn chế của hoạt động này? Giải pháp nào để tăng cường xuất khẩu hàng nông sản

Việt Nam sang thị trường Đức? Đề tài "Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị

trường Đức" đã được học viên lựa chọn để trả lời các câu hỏi trên

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu từ đề tài nghiên cứu các cấp, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo, các bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành,… bàn về xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu nông sản trên một số thị trường cụ thể Các công trình nghiên cứu này đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động xuất khẩu nông sản như:

- Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam: lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị Quốc gia Trong công trình này tác giả phân

tích một số chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn; chỉ

ra những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam; đồng thời phân tích quá trình đổi mới và thực trạng tác động của chính sách xuất khẩu nông sản từ năm 1989 đến năm 2006 Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020

- Lê Thị Bình (2010), Năng lực cạnh tranh một số hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sĩ kinh tế,

Đại học kinh tế quốc dân Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam so với các mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam trên trường quốc tế

- Nguyễn Thị Đường (2006), “Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị

trường Trung Quốc Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thương mại (13)

; Nguyễn Vũ Thanh Bình (2005), “Xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản”, Tạp chí Thương mại (20); Nguyễn Thanh Bình (2005), “Những phương thức xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ”, Tạp chí thương mại (36) Trong các công trình này, các

Trang 4

tác giả phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của nước ta sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các thị trường này

- Hoàng Thị Thanh Tâm (2004), Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học

Ngoại thương Tác giả nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, nêu lên một số định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam

- Vũ Thị Hoa (2011), Xuất khẩu nông sản vào thị trường EU Những tồn tại và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu châu Âu (Viện Nghiên cứu châu Âu) số 12, tr 23-26

Trong bài viết này tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường EU Từ thực trạng trên, chỉ ra những mặt còn tồn tại

và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU

Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài, dự án nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu nông sản vào thị trường Đức

Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức ra sao? Những thành tựu và hạn chế của hoạt động này? Giải pháp nào để tăng cường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức?

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức, chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế của hoạt động này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng nông sản nước ta vào thị trường Đức trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 5

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản sang thị trường Đức

- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường Đức

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung cũng như sang thị trường Đức nói riêng trong tương lai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt

Nam sang thị trường Đức trong đó tập trung đi sâu nghiên cứu xuất khẩu một số hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu như cà phê, cao su, hạt điều, rau quả, chè, hạt tiêu

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức giai đoạn 2002 - 2012, tuy nhiên một số thông tin cập nhật cũng được đề cập trong luận văn

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức, luận văn đưa ra những nhận định, đánh giá, khái quát về thành tựu cũng như hạn chế xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường này

- Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này được áp dụng trong việc trình bày sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung, sang thị trường Đức nói riêng; so sánh với một số đối thủ cạnh tranh với Việt Nam trong xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Đức, so sánh theo thời gian

- Các thông tin và số liệu sử dụng trong luận văn là từ các nguồn thứ cấp, đáng tin cậy

6 Đóng góp mới của đề tài

Trang 6

- Làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường

Đức, chỉ ra những thành tựu và hạn chế chủ yếu của hoạt động này

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian tới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Đức

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hoàng Hải Anh (2005), “Nông sản Việt Nam và con đường xây dựng thương hiệu”,

Tạp chí Thương mại (36), tr 3-4

2 Lê Thị Bình (2010), Năng lực cạnh tranh một số hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

3 Nguyễn Thanh Bình (2005), “Những phương thức xuất khẩu nông sản vào thị

trường Mỹ”, Tạp chí thương mại (36), tr 14-23

4 Nguyễn Vũ Thanh Bình (2005), “Xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản”, Tạp chí Thương mại (20), tr 4-5

5 Nguyễn Thị Đường (2006), “Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường

Trung Quốc Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thương mại (13), tr 9-11

6 Trần Hữu Cường (2008), Thị trường và giá cả nông sản thực phẩm, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội

7 Nguyễn Thanh Đức (2005), Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – CHLB Đức,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

8 Trịnh Thị Ái Hoa (2005), “Đặc điểm của chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam”,

Tạp chí Lý luận chính trị (36), tr 32-36

Trang 7

9 Nguyễn An Hà, Nguyễn Quang Thuấn (2005), Các nước Đông Âu gia nhập liên minh châu Âu và những tác động tới Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

10 Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam: lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2006), “Tăng hiệu quả tiêu thụ nông sản thông qua hợp

đồng”, Tạp chí Thương mại (17), tr 3-5

12 Nguyễn Thị Hường (2004), “Định hướng chính sách thương mại nhằm thúc đẩy

xuất khẩu nông sản của nước ta”, Tạp chí Thương mại (45), tr 3-4

13 Nguyễn Hữu Khải (2003), Lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu nông sản sau khi gia nhập WTO, Nxb Thống kê, Hà Nội

14 Nguyễn Hữu Khải (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Nxb Thống kê, Hà Nội

15 Hoàng Long (2004), “Đừng bỏ quá nhiều trứng vào giỏ nông sản”, Đầu tư chứng khoán (259), tr 18-19

16 Ngô Thị Tuyết Mai (2007), Nâng cao sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án

tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

17 Hồng Minh (2006), “Tăng tính năng cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu Việt

Nam bằng cách nào”, Tạp chí Lao động và xã hội (281), tr 32-33

18 Lương Xuân Quỳ, Lê Đình Thắng (2006), Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam Thực trạng và giải pháp, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

19 Ngọc Quỳnh (2006), “Vai trò của Nhà nước trong việc xúc tiến kinh doanh nông

sản”, Tạp chí Thương mại (12), tr 3-4

20 Nguyễn Đức Quyền (2006), “Giải pháp mở rộng thị trường nông sản ở nước ta

hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (3), tr 52-54

21 Nguyễn Minh Sơn (2010), Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

22 Hoàng Thị Thanh Tâm (2004), Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học

Trang 8

Ngoại thương, Hà Nội

23 Lê Văn Thanh (2002), Xuất khẩu hàng nông sản trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội

24 Lê Hữu Thành (2009), Sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong điều kiện tự do hóa thương mại, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

25 Nguyễn Thị Phương Thảo (2009), Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

26 Nguyễn Tiến Thỏa (1992), Các hình thức can thiệp của Nhà nước đối với sự hình thành và vận động của giá nông sản phẩm ở Việt nam, Luận án phó tiến sĩ kinh tế, Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

27 Nguyễn Thị Tú (2004), “Con đường nào để tăng cường xuất khẩu nông sản Việt

Nam vào EU?”, Tạp chí thương mại (13), tr 2-3

28 Nguyễn Thị Tú (2004), “Xuất khẩu nông sản vào thị trường EU: cơ hội và thách

thức”, Tạp chí thương mại (39), tr 14-15

29 Đinh Công Tuấn (2005), “Vài nét về quan hệ Việt Nam – EU”, Nghiên cứu Đông Nam Á (5), tr 49-53

30 Đinh Công Tuấn (2011), Liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

31 Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Nông sản xuất khẩu Việt Nam và một số giải pháp phát

triển”, Tạp chí Lao động và xã hội (247), tr 10-12, 15

32 Trần Nguyễn Tuyên (2011), “Tình hình CHLB Đức và quan hệ hợp tác hai nước

Việt Nam – Đức hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu (2), tr 62-66

33 Nguyễn Thị Hải Yến (2007), Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

34 Đoàn Thị Hồng Vân (2009), Thâm nhập thị trường EU – những điều cần biết, Nxb

Thống kê, Hà Nội

Website:

35.http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/Preview/PrintPreview_En.aspx?co_id=30111

Trang 9

36.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=23744&print

=true

37.http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/vai-tro-cua-hoat-dong-san-xuat-va-kinh-doanh-xuat-khau-hang-nong-san.html

38.http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_Nam

39.http://www.itpc.gov.vn/exporters/market_info/country_profiles/thi_truong_duc/thi_ truong_duc.pdf/view

40 http://xttmdn.com/Tin-Tuc/27/5542/thi-truong-thuc-pham-duc

41 http://www.lmhtx.hochiminhcity.gov.vn

42.http://gap.org.vn/Th%C6%B0vi%C3%AAnd%E1%BB%B1%C3%A1n/GlobalGA Pv%E1%BB%81%C4%90i%E1%BB%81u/tabid/722/Default.aspx?PageContentID=2

10

43.http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/thi-truong/201310/kinh-te-viet-nam-xep-thu-5-asean-405670/

44 http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2012/11/303884/

45.http://nif.mof.gov.vn/portal/page/portal/nif/Newdetail?p_page_id=43068753&item _id=87304146&p_details=1

46 www.itpc.gov.vn

47.http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gpprint.175726.gpside.1.asmx

48.http://eitdata.vn/gpmaster.gp-media.tin-thuong-mai-viet

nam.gplist.1.gpopen.34687.gpside.1.viet-nam-co-nhieu-co-hoi-day-manh-xuat-khau-sang-duc-trong-thoi-gian-toi.asmx

49.http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gpprint.213332.gpside.1.asmx

50 http://vndocs.docdat.com/docs/index-4490.html?page=6

51.http://cn.cpv.org.vn/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30340&cn_id=189546

Trang 10

52.http://dantri.com.vn/kinh-doanh/de-xuat-linh-hoat-ty-gia-de-ho-tro-xuat-khau-810778.htm

53 http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=9662&cap=3&id=16269

54.dantri.com.vn/kinhdoanh/de-xuat-linh-hoat-ty-gia-de-ho-tro-xuat-khau-810778.htm 55.www.customs.gov.vn

56.http://www.seafood1.net/vi/12/2011/ho-so-thi-truong-duc-phan-2/

55 http://www.sggp.org.vn/kinhte/2009/8/199759/

56.http://giacaphe.com/31611/ho-tieu-viet-nam-hut-hang-tai-my-duc/

57.http://cafef.vn/nong-thuy-san/kho-tim-thuong-hieu-nong-san-xuat-khau-2013091209534995311ca52.chn

58.www.unep.unctad.org/cbtf/ maketing%.20 study%presentation.pdf

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w