Đề xuất một vài giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới.. Xuất khẩu lao động là một nhu cầu khách quan của nền ki
Trang 1Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông
Hạ Huyền Trang
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế TG và Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Đức Định
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu cơ sở khoa học về hoạt động xuất khẩu lao động Tìm hiểu hệ
thống khuôn khổ pháp lý của Việt Nam và Trung Đông về vấn đề lao động di cư cũng như nhập cư Nghiên cứu thực trạng và đánh giá triển vọng đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các quốc gia Trung Đông Đánh giá kết quả và những thách thức trong việc xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông Đề xuất một vài giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong
thời gian tới
Keywords: Kinh tế quốc tế; Xuất khẩu lao động; Trung Đông; Kinh tế lao động
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu lao động đã xuất hiện khá sớm trên thế giới nhưng từ những năm đầu thập kỷ
90 của thế kỷ 20 tới nay, xuất khẩu lao động mới có những bước tiến đáng kể, đang dần trở thành một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Xuất khẩu lao động là một nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cũng như nâng cao trình độ tay nghề, tác phong cho người lao động và bổ sung vào ngân sách quốc gia một lượng đáng kể ngoại tệ thông qua các khoản thu từ hoạt động này Xuất khẩu lao động đã làm tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước, tạo lập cộng đồng Quốc tế phát triển đa phương,
để từ đó tạo dựng nên các nước văn minh hơn, giàu đẹp hơn Nhận thức được tầm quan trọng của
Trang 2xuất khẩu lao động, Chính phủ Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đang ngày càng củng cố và hoàn thiện hệ thống xuất nhập khẩu lao động
Từ những năm 1980 của thế kỷ 20, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu lao động Thị trường chủ yếu lúc đó là các nước XHCN ở Đông Âu và một số quốc gia ở Châu Phi, tới những năm
1990, Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… và cho tới nay, chúng ta đã có quan hệ hợp tác lao động với trên 40 nước và vùng lãnh thổ Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ở hai giai đoạn trên đều nhằm vào các mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cho đất nước, tiếp thu công nghệ mới và hội nhập với thị trường lao động quốc tế
Bên cạnh những thị trường truyền thống đó, Chính phủ và các doanh nghiệp luôn ý thức
về sự tìm tòi, khám phá ra các thị trường tiềm năng, hứa hẹn nhiều lợi ích khi tham gia vào Trung Đông là một thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng chúng ta mới chỉ đang tiếp xúc dè dặt mang tính tìm hiểu Chính vì vậy, việc nghiên cứu để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thực trạng, cơ hội cũng như thách thức, tìm giải pháp và phương hướng đưa lao động Việc Nam tới thị trường lao động Trung Đông là vấn đề có tính thiết thực, cấp bách và mang ý nghĩa chiến lược lâu dài Để góp phần nhỏ nhưng cần thiết, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Thực tế đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực xuất khẩu lao động đã được công
bố, như:
- Hoàn thiện quản lý dịch vụ xuất khẩu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Thái Thị Hồng Minh, Đại học Kinh tế quốc dân, 2003: nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý dịch
vụ xuất khẩu lao động của Bộ
- Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án Tiến sỹ kinh tế - Nguyễn Thị Phương Linh, Học viện Ngân hàng, 2003: phân
tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất một số quan điểm, định hướng chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và quản lý tài chính từ hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Trang 3- Tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc
sỹ kinh tế - Nguyễn Thị Minh Hằng, Học viện Hành chính quốc gia, 2003: nghiên cứu thực trạng
và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở tầm vĩ mô
- Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU, Luận văn Thạc sỹ kinh tế - Trần
Xuân Thọ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009: nghiên cứu chủ yếu về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả hoạt động
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo liên quan đến xuất khẩu lao động khác Những nghiên cứu này có các cách tiếp cận khác nhau về lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng như các thị trường xuất khẩu lao động khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình hay đề tài nào nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông Do vậy
đề tài “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông” là một đề tài mới, chưa
có những nghiên cứu hệ thống tại Việt Nam Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp việc kế thừa và chọn lọc những thành tựu các nghiên cứu đã có với các vấn đề thực tiễn hiện nay
để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với việc lựa chọn đề tài này, tác giả đã đặt cho mình mục đích nghiên cứu là:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về hoạt động xuất khẩu lao động
- Tìm hiểu hệ thống khuôn khổ pháp lý của Việt Nam và Trung Đông về vấn đề lao động
di cư cũng như nhập cư
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá triển vọng đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các quốc gia Trung Đông
- Đề xuất một vài giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động
- Đánh giá kết quả và những thách thức trong việc xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông
- Nhận định phương hướng, kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Trung Đông
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trang 44.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Trung Đông
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: thị trường lao động Trung Đông và xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, tập trung nghiên cứu thị trường UAE, Ca-ta, Ả Rập Xê út…
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 tới nay Đây là thời điểm Việt Nam bắt đầu chú trọng tới xuất khẩu lao động và lượng lao động ra nước ngoài làm việc lớn
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử, vận dụng các quan điểm mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam, quan sát, thu thập thông tin, sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê, tham khảo và kế thừa
có cân nhắc những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn để lý luận liên quan đến xuất khẩu lao động
- Nghiên cứu những yếu tố pháp lý của Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu lao động
- Cung cấp thông tin về tình hình lao động Việt Nam tại các nước Trung Đông
- Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Quan điểm mang tính lý luận về xuất khẩu lao động và tổng quan thị trường
lao động nước ngoài vào Trung Đông
Chương 2 Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông
Chương 3 Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông
Trang 5CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TỔNG QUAN VỀ
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀO TRUNG ĐÔNG
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại, là một hình thức đặc thù của hoạt động xuất khẩu nói chung, trong đó hàng hóa đem xuất là sức lao động sống của người lao động Xuất khẩu lao động là một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào của sản xuất Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện chủ yếu trên cơ sở quan hệ cung – cầu sức lao động
1.1.2 Những yếu tố dẫn đến xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động được bắt nguồn từ các yếu tố sau:
- Những biến động về nhu cầu sức lao động
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ngày càng gia tăng giữa các nước
- Sự chênh lệch vì mức tăng dân số tự nhiên
- Sự tăng thu thêm ngoại tệ, tăng thu ngân sách, thu nhập và nâng cao trình độ chuyên môn cho người đi làm việc ở nước ngoài
1.1.3 Những điều kiện để thực hiện xuất khẩu lao động
Trong các hoàn cảnh xuất khẩu bình thường thì các nhân tố kinh tế là nguyên nhân chính dẫn đến di cư, sau đó là cơ hội thăng tiến, phát triển cá nhân, hợp lý hóa gia đình Để điều này diễn ra được đòi hỏi những điều kiện nhất định dưới đây:
Thứ nhất, để số sức lao động dư thừa ở một nước nào đó có thể xuất cư ra ngoài cần phải tạo điều kiện để nó biến thành hàng hóa, thành đối tượng mua – bán giữa các nước
Thứ hai, để có thể di chuyển quốc tế sức lao động, cần phá vỡ các trở ngại về quan hệ xã hội như quan hệ gia trưởng, phong kiến, công xã, bộ lạc…
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản đã vượt ra ngoài phạm vi của mỗi quốc gia
Thứ tư, để các nước tham gia vào quá trình trao đổi quốc tế, không những cần có trao đổi
về hàng hóa (lao động vật hóa) mà còn phải có trao đổi về sức lao động (lao động tiềm năng)
Sự hoàn thiện không ngừng của các phương tiện giao thông vận tải, công nghệ thông tin đã
thúc đẩy quá trình di chuyển quốc tế sức lao động nói chung và xuất khẩu lao động nói riêng
Trang 61.1.4 Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động xuất khẩu lao động
Hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động được thể hiện ở các mặt như sau:
- Tạo việc làm cho người lao động
- Tăng thu nhập cá nhân và tích lũy cho đất nước
- Góp phần tăng thu nhập quốc dân
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động
- Tác động thứ nhất là yếu tố cạnh tranh
- Tác động thứ hai là quan hệ cung – cầu về thị trường lao động khu vực và thế giới
- Tác động thứ ba là yếu tố pháp luật
- Và yếu tố tác động thứ tư là chất lượng người lao động
1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀO TRUNG ĐÔNG
1.2.1 Vị trí địa lý, quá trình hình thành và phát triển của Trung Đông
Theo Ngân hàng Thế giới, khu vực Trung Đông bao gồm 15 nước, trong đó có 6 nước thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) là Baranh, Cô-oét, Ôman, Cata, Ả rập Xêut, Các tiểu vương quốc Ả rập (UAEs); và 9 nước khác gồm Irac, Iran, Ixraen, Gioocdani, Liban, Manta, Yemen, Sirya, Tây bán cầu & dải Gaza Nếu tính cả 6 nước Bắc Phi là Angieria, Djibuti, Ai Cập, Libi, Maroc, Tuynidi (trừ Sudan), khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) gồm 21 nước [15, tr.10]
Người Trung Đông bao gồm các sắc tộc khác nhau, như người Amhara, người Ả rập, người Ácmênia, người Bahraini, người Ai Cập, người Berber, người Phi, người Atxiri, người Azeris, người Druce, người Gieorgian, người Kurd, người Hi Lạp, người Do thái, người Ba Tư, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Tuốcmen… Các nhóm ngôn ngữ chính ở Trung Đông bao gồm: tiếng
Ả rập, tiếng Assyri (hay còn gọi là Aramaic và Siriac), tiếng Hebrew, tiếng Ba Tư, tiếng Kurd và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Trung Đông được đánh giá là khu vực giàu có tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ, một loại tài nguyên đặc biệt quan trọng, luôn chiếm vị trí chi phối nền kinh tế của khu vực và đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới
1.2.2 Các nước xuất khẩu lao động sang Trung Đông
Trang 7Lao động nước ngoài làm việc tại khu vực Vùng Vịnh này gồm lao động các nước trong vùng và lao động các nước ở nhiều khu vực khác, nhất là khu vực Nam và Đông Nam Á như Ấn
Độ, Băngladesh, Srilanka, Thái Lan, Philippin, Indonesia và Trung Quốc Trong số các nước xuất khẩu lao động sang Trung Đông nổi bật lên Philippin và Pakistan là hai quốc gia có số lượng lao động đông nhất và là hai quốc gia gặt hái được nhiều thành công nhất trong việc xuất khẩu lao động sang thị trường này
1.2.3 Đặc điểm thị trường lao động Trung Đông
1.2.3.1 Cung lao động ở thị trường Trung Đông
Thế kỷ 20 đã mang lại sự gia tăng dân số nhanh chóng đến khu vực Trung Đông và Bắc Phi Tổng dân số vào năm 1950 đạt 104 triệu người, sau đó tăng gấp 4 lần, tới hơn 400 triệu người vào năm 2000 Năm 2007, dân số khoảng 432 triệu người Những dự đoán dân số gần đây nhất của khu vực cho thấy tổng dân số đạt gần 700 triệu người vào năm 2050 [42,tr 5]
Hình 1.1: Tăng trưởng lực lượng lao động thực tế ở những khu vực đang phát triển,
1970-2010
Nguồn: ILO 1996, Triển vọng dân số Liên hiệp quốc 2002
Hình 1.2: Cung lao động ở MENA, 1960-2020
Nguồn: Ngân hàng thế giới 2003e
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
east asian latin america
and the caribbean
africa
1970-1980 1980-1990 1990-2000 2000-2010
Trang 8Dân số MENA tăng trưởng nhanh làm tăng sự tham gia của lực lượng lao động Theo hình 1.2, từ năm 1960 và dự báo đến năm 2020, tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động sẽ thấp hơn tốc độ tăng lực lượng lao động, tỷ lệ lao động tham gia vào nền kinh tế tăng mạnh vào
những năm 2010 và 2020
1.2.3.2 Cầu lao động ở thị trường Trung Đông
Hình 1.3: Việc làm đƣợc tạo ra tại MENA và các vùng phát triển khác
Nguồn: Đánh giá của Ngân hàng thế giới dựa trên số liệu của Tổ chức lao động quốc tế 2006 và
nguồn của quốc gia
Trong giai đoạn 1985-1995 do giá dầu thế giới giảm vào giữa thập kỷ 1980 nên tốc độ tăng trưởng việc làm ở GCC giảm còn 4,4%/năm Trong giai đoạn 2002-2008, do sự bùng nổ của giá dầu lửa, tốc độ tăng trưởng việc làm ở GCC tiếp tục tăng cao, đặc biệt là trong ngành xây dựng Sự bùng nổ của ngành xây dựng ở các nước vùng Vịnh kể từ năm 2002 đã biến Trung Đông trở thành công trường xây dựng của thế giới, trong đó UAE, Cata, Ả rập Xêut là những nước đầu tư rất lớn cho ngành xây dựng, khiến tốc độ tăng việc làm tăng lên rất cao
1.2.3.3 Những chính sách đặc trưng chủ yếu thu hút lao động người nước ngoài ở các nước GCC
Ở hầu hết các nước đang có lực lượng lao động nhập cư lớn như GCC, chính sách của Chính phủ chủ yếu là nhằm khuyến khích lao động trong nước tham gia các hoạt động kinh tế, không khuyến khích lao động nước ngoài để giải quyết nạn thất nghiệp trong nước Tuy nhiên,
do mức cầu quá lớn đặc biệt là do có sự bùng nổ phát triển kinh tế ở các nước này trong vài thập
kỷ qua, Chính phủ các nước GCC buộc phải thực hiện các chính sách nhập cư lao động người nước ngoài
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 2.1 KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG ĐÔNG
2.1.1 Chủ trương, chính sách của Việt Nam về xuất khẩu lao động
Ngày 29/11/1980, Chính phủ ra Nghị quyết số 362/CP về việc đưa một bộ phận lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn và bồi dưỡng tay nghề
Ngày 9/11/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 370/HĐBT ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước Đây cũng là lần đầu tiên ta chủ trương xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường
Ngày 23/6/1994, Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động, trong đó có các quy định về việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Ngày 29/11/2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua “Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007
2.1.2 Chính sách thu hút lao động nước ngoài của các nước Trung Đông
2.1.2.1 Chính sách lao động của UAE
a Những nội dung cơ bản liên quan đến pháp luật của UAE thống nhất như sau:
* Visa, Thị thực nhập cảnh vào UAE
* Các thủ tục nhập cảnh và cư trú dành riêng cho lao động khi đến làm việc tại UAE b.Một số nội dung của luật lao động UAE
* Cung ứng lao động
* Các quan hệ lao động
* Thời gian làm việc và chế độ trả lương
* Tiền lương
* Nghỉ ốm
* Tai nạn lao động
* Chế độ bảo hiểm
+ Bảo hiểm tai nạn
+ Bảo hiểm y tế
* Hệ thống thuế
Trang 10Người lao động làm việc ở UAE không bị đánh thuế thu nhập và cũng không bị khấu trừ một khoản nào cho bảo hiểm cho an ninh xã hội
* Chấm dứt hợp đồng lao động theo luật định
+ Chấm dứt hợp đồng không cần thông báo
+ Chấm dứt hợp đồng có thông báo trước
+ Việc chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được coi là tùy tiện và bất hợp lý
* Các quy định của nhà máy
2.1.2.2 Chính sách lao động của Ả Rập Xêut
Những điểm chính trong luật lao động của Ả rập Xêut là
a Quy định về Visa:
b Quy định những thứ không được mang theo:
c Quy định trong công việc:
1 Giờ làm việc
2 Ngày làm việc
3 Thuế thu nhập
4 Những lưu ý đối với doanh nghiệp
2.1.2.3 Chính sách lao động của Ca-ta
Ca-ta cũng có những quy định được ghi trong Luật lao động đối với lao động nhập khẩu
như sau:
a Chế độ lương
b Chế độ nghỉ ốm
c Chế độ làm khoản sản phẩm theo đơn giá
d Chế độ làm thêm giờ
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG
Sau đây là một số thị trường chính đã có mặt lao động Việt Nam:
2.2.1 Thị trường UAE
Hiện nay tổng số lao động Việt Nam làm việc ở UAE mới chỉ trên dưới 15.000 người, một tỷ lệ rất thấp so với 4,8 triệu người nước ngoài đang làm việc tại đây và đáp ứng được một phần không đáng kể nhu của lao động của UAE Tuy 15.000 người là con số còn hết sức khiêm tốn, nhưng đáng mừng là con số này ngày càng tăng Trong năm 2009, ta đã đưa được 4.953