Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai nước đã có từ rất lâu đời. Từ năm 1991 đến nay, sau 17 năm bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc đã trở thành đối tác thuơng mại số một, là bạn hàng nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của hai nước mở ra một tiềm năng lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại nhiều khó khăn đối với VN như: phải tuân theo các quy định của WTO; sửa đổi hệ thống luật pháp, chính sách, kinh tế và thương mại… Những vấn đề đó đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước để từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tháng 7 vừa qua Bộ thương mại đã tổ chức hội thảo khoa học “Định hướng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới”. Đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” mà em nghiên cứu sau đây nhằm đánh giá khách quan thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc nói riêng và thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước nói chung. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm ba chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc. Em xin cảm ơn TS. Trần Văn Bão đã tận tình hướng dẫn em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu thương mại và các cán bộ của Viện đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Viện. Em xin chân thành cảm ơn! Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC 1.1.Thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam: 1.1.1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc: -Về vị trí địa lý: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa châu Á, phía tây của Thái Bình Dương. Với 9,6 triệu km2, Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới về diện tích, có đường biên giới lục địa dài 22.800km, đường bờ biển dài 18.000km; có biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông). Riêng với Việt Nam, Trung Quốc có chung 1.350 km đường biên giới qua hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và sáu tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc và Việt Nam còn được bao bọc bởi Vịnh Bắc Bộ - một trong những vịnh lớn nhất Đông Nam Á và thế giới. Chiều dài phía Trung Quốc là 695 km, phía Việt Nam là 763 km. Hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ cũng đã được ký kết giữa hai nước đầu năm 2005, theo đó Việt Nam sở hữu 53,235% diện tích Vịnh, còn Trung Quốc có 46,775%. -. Về nhân khẩu học: Trung Quốc hiện có 34 đơn vị hành chính, gồm: 23 tỉnh (kể cả Đài Loan), 4 thành phố trực thuộc Trung Ương, 5 khu tự trị và 5 khu hành chính đặc biệt. Với dân số trên 1,3 tỷ người, Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới, chiếm 21% tổng dân số toàn thế giới, trong đó người Hán chiếm 93%. Trung Quốc là một nước đa dân tộc có 55 dân tộc thiểu số được chính thức công nhận như Choang, Mãn, Hồi, Tạng, Mông Cổ, Uigur… - Về kinh tế: Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc. Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô Viết sang nền kinh tế thị trường nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Trung Quốc đã áp dụng phương châm mở cửa thị trường nội địa, thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ ổn định nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Sau ba thập kỷ cải cách và phát triển, đến nay Trung Quốc đã thu được những kết quả rất ấn tượng, tổng GDP đã vượt 2200 tỷ USD (tháng 4.2007), dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới đạt 1330 tỷ USD (tháng 6.2007), mức tăng trưởng đạt 11,4% (năm 2007). Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế và đang nhanh chóng tiến tới để trở thành siêu cường vào giữa thế kỷ này. GNI bình quân đầu người của Trung Quốc không ngừng tăng lên, hiện nay đã đạt 1740 USD, sức mua của thị trường Trung Quốc trở nên rất hấp dẫn đối với hoạt động xuất khẩu của các nước khác. Trung quốc có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế khá lớn giữa Miền Đông và Miền Tây. Miền Tây với tổng diện tích 6,89 triệu km2, chiếm 72% và dân số khoảng 355 triệu người, chiếm 28,44% Trung Quốc, điều kiện sinh thái tự nhiên khá kém, cơ sở kinh tế yếu, trình độ phát triển thấp, GDP tính trên đầu người thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước do đó Trung Quốc có nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển Miền Tây. Do kém phát triển nên đây là khu vực thị trường dễ tính, không đòi hỏi chất lượng hàng hóa quá cao, là cơ hội thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này của Trung Quốc. Tại Đại hội lần thứ 16 của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2002 đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 xây dựng xã hội khá giả toàn diện cho 1,5 tỷ người và trong vòng 30 năm tiếp theo, đến năm 2050 sẽ trở thành quốc gia hiện đại, thịnh vượng và dân chủ. Sự phát triển của Trung Quốc là vấn đề cần được chúng ta hết sức quan tâm, khi quan hệ của hai nước đang dần được mở rộng thì “sự thần kì của Trung Quốc” vừa là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ đối mới hoạt động kinh tế của Việt Nam. - Đặc điểm thương mại của thị trường Trung Quốc: + Nhu cầu thị hiếu của thị trường Trung Quốc: Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ, có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau (miền Duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20 nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng 300 USD/người/năm) do đó nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính. Đặc trưng của thị trường rộng lớn này là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều quy cách và chất lượng không như nhau với mức giá rất khác biệt, có thể cách nhau hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Người Trung Quốc thường rất nhạy cảm về giá và thường có xu hướng chọn sản phẩm có giá rẻ, tuy nhiên họ cũng sẵn sàng mua sản phẩm có mức giá đắt hơn khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay sản phẩm có chất lượng cao hơn. Người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng nội địa , song hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và lựa chọn tiêu dùng nếu có khả năng, nhất là hàng công nghệ cao. Hiện những sản phẩm công nghệ cao của nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại…nhưng những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba…họ thường chọn sản phẩm nội địa. Trung Quốc cũng nhập khẩu các loại hàng hóa, nguyên liệu thiết yếu mà trong nước không có hoặc chưa sản xuất được như thiết bị máy móc, nhiên liệu nhựa, sắt thép và hóa chất để phục vụ cho sản xuất. Trong những năm gần đây, nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc tăng bình quân hàng năm khoảng 30%, nhập khẩu nguyên liệu cũng tăng bình quân ở mức hai con số. Khi mức sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên đáng kể, Trung Quốc cũng phải nhập khẩu một khối lượng khổng lồ hàng tiêu dùng để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Thị trường Trung Quốc cho phép nhập khẩu những sản phẩm có chất lượng cao hơn hàng sản xuất trong nước với số lượng cần thiết và hợp lý. Chủ yếu nhập khẩu những sản phẩm công nghệ cao, tiên tiến để góp phần đổi mới các cơ sở sản xuất lạc hậu và để sản xuất được hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Không cho nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước có thể đáp ứng được về số lượng và chất lượng. Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trung Quốc còn kiểm soát có hiệu quả việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng cao cấp và hàng xa xỉ. Từ sau khi gia nhập WTO, chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc càng được yêu cầu cao và cụ thể hơn. + Đặc tính của doanh nhân Trung Quốc: Người Trung Quốc vốn hiếu khách, trong giao dịch làm ăn các chủ doanh nghiệp thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn, nhiều khi rất lãng phí. Việc đầu tiên khi gặp đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khởe, tình hình gia đình rồi mới bàn đến công việc. Trong giao dịch, lúc đầu họ thường rất cẩn trọng nhưng khi đã có sự tin tưởng với đối tác rồi thì rất dễ dãi, có thể chấp nhận cung cấp hàng trước và nhận tiền sau. Ngày nay, giới chủ doanh nghiệp thường gọi nhau theo họ rồi đến chức vụ để thể hiện sự tôn trọng. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích biên mậu thông qua việc giảm thuế nhập khẩu và thuế VAT nên các thương nhân Trung Quốc thường có sở trường làm biên mậu, họ thường sẵn sàng mua hàng biên mậu giá cao hơn so với chính ngạch. Kiểu kinh doanh này có thể gây rủi ro cho người bán hàng vì việc thanh toán trong hoạt động mua bán không thông qua ngân hàng. Doanh nhân Trung Quốc luôn muốn có được sự quan tâm đặc biệt, được hưởng ưu đãi hơn hẳn người khác và không muốn bị thua thiệt với bất kỳ ai. Do vậy khi giao dịch đàm phán với người Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải thể hiện sự công bằng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất, nhờ đó sẽ dễ dàng được họ tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác. Khi đã hợp tác với nhau, họ thường đưa ra những góp ý chân thành và có trách nhiệm, doanh nghiệp nên đón nhận. Doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ lần đầu với Trung Quốc nên liên hệ với các trung tâm tư vấn của Trung Quốc. Các trung tâm này có chức năng giúp các doanh nghiệp nước ngoài liên hệ với các đối tác ngoại thương của Trung Quốc, hay tư vấn kỹ thuật, kinh tế, thương mại…giúp họ tìm hiểu thị trường Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương. Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Khi có hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm bằng tiếng Trung, các Catalogue cũng nên bằng tiếng Trung. + Môi trường chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc: Chính sách ngoại thương của Trung Quốc được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Những biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là hàng rào thương mại (thuế quan, định giá hải quan, thuế VAT, hạn ngạch thuế quan, giấy phép nhập khẩu, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch …). Cũng như hầu hết các nước đang phát triển khác, thuế là một chính sách quan trọng của Trung Quốc góp phần bảo vệ những ngành sản xuất trong nước và tăng năng lực cạnh tranh của nển kinh tế. Kể từ năm 1992, Trung Quốc đã thúc đẩy việc giảm các mức thuế trong lộ trình xin gia nhập WTO. Đến năm 2005, toàn bộ mức thuế giảm xuống 10,1%, áp dụng thuế suất bằng 0% cho các sản phẩm công nghệ thông tin. Việc quản lý các họat động ngoại thương bằng các công cụ phi thuế quan như giấy phép, hạn ngạch có xu hướng giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây. • Thuế quan: Hải quan Trung Quốc định thuế và thu thuế. Mức thuế nhập khẩu được phân thành thuế suất chung, thuế suất MFN và thuế suất áp dụng với các tổ chức mà Trung Quốc tham gia. Năm đặc khu kinh tế, thành phố mở và các khu ngoại thương được miễn hoặc giảm thuế ưu đãi. Đối với hàng hóa được chính phủ xác định là cần thiết cho sự phát triển của một ngành trọng điểm nào đó thì có thể được áp dụng mức thuế thấp hơn, ví dụ như ngành chế tạo ô tô, thép và các sản phẩm hóa học. Trung Quốc có hai chính sách thuế xuất nhập khẩu: chính ngạch và tiểu ngạch (hay còn gọi là quốc mậu và biên mậu). Thuế xuất nhập khẩu chính ngạch do Chính phủ Trung ương đề ra theo biểu xuất thuế nhập khẩu chung, bao giờ cũng cao hơn thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch do chính quyền địa phương đề ra, không theo biểu thuế xuất nhập khẩu chung. • Định giá hải quan: Giá trị hàng nhập khẩu để định giá hải quan là giá CIF. Theo cam kết trong WTO, hải quan Trung Quốc có trách nhiệm xác định giá trị của Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tất cả hàng hóa được nhập khẩu vào nước này. Để định giá, nhân viên hải quan phải có được bảng giá của các loại hàng hóa nhập khẩu, dựa trên giá của thị trường quốc tế, giá của nước xuất khẩu và giá hàng sản xuất trong nước. Thông thường thì nhân viên hải quan sẽ chấp nhận giá của nhà nhập khẩu, tuy nhiên nếu có sự chênh lệch quá xa giữa giá của nước xuất khẩu và hàng nội địa thì việc ước tính giá trị của hàng hóa sẽ được căn cứ theo điều 7 luật “Các biện pháp xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” của hải quan Trung Quốc. • Thuế VAT: Ngoài thuế quan, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế VAT được qui định chung cho các loại hàng hóa là 17%, riêng đối với đại bộ phận hàng nông sản và nhiên liệu được coi là hàng thiết yếu nên thuế suất VAT chung là 13%. • Hạn ngạch thuế quan: Trung Quốc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng nông sản như ngô, gạo, lúa mì, lúa mạch, dầu thực vật và phân bón. Khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã công bố mức hạn ngạch và những qui định kiểm soát mức hạn ngạch, theo đó lượng nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ được hưởng mức thuế tối thiểu và vượt quá mức hạn ngạch đó sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn. • Kể từ 1/1/2004 Trung Quốc đã xóa bỏ việc quản lý hạn ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên. • Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc phải có giấy phép nhập khẩu dù là hàng nhập khẩu theo hạn ngạch nhập khẩu hay hạn ngạch thuế quan, trong đó có len, ngũ cốc, hạt có dầu, bông, cao su thiên nhiên. Trung Quốc cũng đưa ra thêm những yêu cầu về giấy phép nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhằm chống lại nạn buôn lậu như yêu cầu giấy phép đối với thương nhân kinh doanh mặt hàng thịt. Kể từ 1/1/2004, Trung Quốc xóa bỏ việc quản lý hạn ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên. • Hàng cấm nhập khẩu: Các loại vũ khí, chất nổ, vật gây sát thương; tiền giả và các giấy tờ giả mạo có giá trị; ấn phẩm, phim ảnh, băng đĩa, văn hóa phẩm có hại cho chính trị kinh tế và văn hóa đạo đức; các loại độc dược mạnh; thuốc phiện, heroin, các chất gây nghiện ảnh hưởng đến thần kinh; động vật, thực vật mang mầm bệnh; thực phẩm, thuốc men vật phẩm từ các vùng có dịch bệnh gây hại cho sức khỏe của Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 con người; đồng nhân dân tệ (RMB); thực phẩm có chứa một số lợi phẩm màu và các chất phụ gia gây hại cho sức khỏe con người mà Bộ Y Tế đã công bố. • Yêu cầu về nhãn mác: Mọi hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc đều phải có nhãn mác kèm theo thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc. Cơ quan kiểm dịch và y tế quốc gia yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như kẹo, rượu, quả hạnh, pho mát, thực phẩm đóng hộp… phải được dán tem với nhãn đính laze chứng nhận an toàn thực phẩm. Kể từ 1/1/2001, Trung Quốc đã áp dụng những tiêu chuẩn mới về nhãn thực phẩm, yêu cầu thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn viết bằng chữ Trung Quốc, nêu rõ loại thực phẩm, tên, nhãn hiệu thương mại, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nước sản xuất và hạn sử dụng. Trung Quốc tuyên bố áp dụng hệ thống dấu chứng nhận bắt buộc mới (CCC). Từ 1/8/2003, một số hàng nhập khẩu phải ghi dấu CCC trên sản phẩm khi đưa vào lưu thông trên thị trường Trung Quốc. • Kiểm dịch: Tất cả sản phẩm nông sản muốn nhập khẩu vào Trung Quốc phải được giám định vệ sinh dịch tễ. Đối với các loại thực phẩm nhập khẩu như lạc, hạt điều, hạt dẻ, đồ hộp phải được cơ quan nhà nước gắn chứng nhận đặc biệt bằng laze về an toàn thực phẩm. Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc đã cam kết tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch. Từ 5/7/2005 Trung Quốc áp dụng quy định mới về yêu cầu đối với trái cây nhập khẩu nhằm ngăn chặn trái cây có hàm lượng độc tố cao xâm nhập vào thị trương Trung Quốc. Qui định mới trên bao bì là phải đề tên trái cây, nơi sản xuất, trọng lượng, mã số bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, địa điểm lưu trữ trái cây phải được các cơ quan kiểm dịch địa phương kiểm tra và quản lý. 1.1.2. Vai trò của thị trường Trung quốc đối với thương mại toàn cầu: Sự phồn thịnh của Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử đối với thế giới; bởi vì điều đó đã làm cho hơn một tỷ người trên hành tinh của chúng ta thoát khỏi nghèo đói, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, biến nước này thành thị trường lớn và công xưởng lớn của thế giới, sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân có thu nhập thấp ở nhiều nước, tránh phải mua hàng với giá quá đắt. Tuy vậy, với những ưu thế về dân số và lao động, tính cạnh tranh của Trung Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Quốc đang là thách thức to lớn đối với các nước, nhất là các nước láng giềng như Việt Nam, không chỉ trên thị trường thế giới mà cả thị trường trong nước. Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, việc Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu là một trong những nhân tố góp phần duy trì sự tăng trưởng của thương mại quốc tế. Từ năm 1980 Trung Quốc đã có những cải cách về thuế. Cùng với sự gia nhập WTO, Trung Quốc đã tự cam kết sẽ có những cải cách hơn nữa, những cải cách có thể gây ảnh hưởng sâu rộng và cũng đồng thời mang lại nhiều thách thức. Việc duy trì thực hiện các cam kết này sẽ đưa Trung Quốc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và tạo ra thuận lợi cho hầu hết các quốc gia đối tác. Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng đa dạng hơn và sự thâm nhậm ngày càng sâu rộng vào các nước công nghiệp đang diễn ra cùng với làn sóng nhập khẩu của Trung Quốc từ tất cả các khu vực, đặc biệt là châu Á. Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng mạnh hơn thương mại thế giới trong hai mươi năm (tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2007 lần đầu tiên vượt ngưỡng 2000 tỷ USD, đạt 2170 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006). Sự tăng trưởng của Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng trong thương mại thế giới. Trung Quốc đã tăng sự thâm nhập của mình vào thị trường các quốc gia tiên tiến, đồng thời trở thành một điểm đến xuất khẩu quan trọng hơn, đặc biệt là đối với nền kinh tế khu vực. Nhập khẩu của Trung Quốc ở khu vực cũng tăng và hiện nay Trung Quốc trở thành một trong những điểm đến xuất nhập khẩu quan trọng nhất cho các nước châu Á khác. Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Trung Quốc là một sự kiện có tính chất bước ngoặt đối với khu vực và cả nền kinh tế toàn cầu. Cơ sở xuất khẩu của Trung Quốc đã được đa dạng hóa nhờ vào hàng dệt may và công nghiệp nhẹ. Sự đa dạng hóa trong xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng tăng. Từ đầu những năm 1990, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu giày dép, quần áo, đồ chơi và các tạp phẩm khác, trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xuất khẩu các mặt hàng gia dụng, hàng hóa du lịch, hàng điện tử vi tính như máy móc văn phòng và các trang thiết bị chế biến số liệu tự động, truyền thông, máy móc điện và các thiết bị âm thanh. Dưới sức ép của sự tăng trưởng của Trung Quốc, khả năng xuất khẩu của các nước châu Á sang thị trường nước thứ ba là hạn Lê Thanh Hương Lớp: Thương mại 46A [...]... thức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc: Có 4 phương thức xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là: xuất khẩu trực tiếp, gia công xuất khẩu, tái xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ - Xuất khẩu trực tiếp là hình thức các nhà xuất khẩu của Việt Nam bán hàng trực tiếp hàng hoá cho thưong nhân Trung Quốc mà không phải qua trung gian nào Trong quan hệ xuất khẩu với Trung Quốc, Việt Nam có hai hình thức xuất khẩu. .. nhà xuất khẩu Việt Nam đều chưa tiếp xúc hoặc đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, rau quả của Trung Quốc mà đều qua các doanh nghiệp hoặc thương nhân trung gian của Trung Quốc Bởi vậy, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có thể mở rộng được thị trường xuất khẩu Thông qua việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có được một thị trường xuất khẩu. .. kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc của năm này) Tổng suất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc từ năm 1991 đến 2000 là 502,8 triệu USD chiếm 12% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc và chiếm 0,7% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cùng thời kỳ này Đây là thời kỳ xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc là khá cao, riêng năm 1994 và 2000 xuất siêu của Việt Nam đều... kinh tế Trung Quốc có diện tích và dân số lớn, có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và xã hội với Việt Nam Nhiều mặt hàng của ta rất được ưa chuộng trên thị trường này, như hàng nông sản, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp Tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam có thể củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu Khu vực thuộc miền Tây và Tây Nam Trung Quốc thực... chủng loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu như rau hoa quả nhiệt đới, thủy sản khô, tươi chưa chế biến, nhiều loại quặng thô, hàng thực phẩm, công nghệ phẩm,… Như vậy, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc giúp Việt Nam khai thác được nhiều chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trường này,... ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc: 1.2.1 Môi trường kinh tế: Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi truờng kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc Xu hướng vận động hay bất cứ thay đổi nào của các yếu tố này đều tạo tạo ra thuận lợi hay hạn chế việc xuất khẩu hàng hóa ở các mức độ khác nhau đối với các loại hàng hóa khác nhau,... thời kỳ này, xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc qua các năm tăng giảm thất thường Điều này cho thấy, xuất siêu của Việt Nam vào thị trường này còn nhiều hạn chế, chưa ổn định và có xu hướng giảm dần Giai đoạn 1991 – 1995, tổng xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc là 298,5 triệu USD, chiếm 46,8% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc Đến giai đoạn 1996 – 2000, con số này giảm... thương mại ASEAN – Trung Quốc đã mở ra nhiều cơ hội cho các nước ASEAN đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này, tuy nhiên bên cạnh thuận lợi thì việc cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước ASEAN trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc càng trở nên mạnh mẽ Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Trung Quốc năm 2005 Đơn vị: tỷ USD XK NK Việt Nam Việt Nam Thái Lan Malaixia... quan hệ hai nước được mở rộng thì “sự thần kỳ của Trung Quốc vừa là cơ hội lớn, vừa là thách thức không nhỏ đối với họat động kinh tế của Việt Nam 1.1.3 Lợi ích Việt Nam có được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc: - Củng cố và mở rộng thị trường: Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với... trưởmg của các mặt hàng chế biến như giày dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và hiện nay là mặt hàng máy vi tính và linh kiện, dây điện và cáp điện…Tuy kim ngạch xuất khẩu còn khá nhỏ bé nhưng tốc độ tăng trưởng ổn định cũng cho thấy Việt Nam có khả năng phát triển xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc Như vậy, trong những năm gần đây xu hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung