Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

MỤC LỤC

Lợi ích Việt Nam có được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Thông qua việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam có được một thị trường xuất khẩu rộng lớn không đòi hỏi quá khắt khe với nhiều chủng loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu như rau hoa quả nhiệt đới, thủy sản khô, tươi chưa chế biến, nhiều loại quặng thô, hàng thực phẩm, công nghệ phẩm,… Như vậy, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc giúp Việt Nam khai thác được nhiều chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu sang thị trường này, và còn củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu. Góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo: Ngoại thương phát triển góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, khơi dậy tiềm năng thế mạnh tiềm ẩn của các tỉnh biên giới Việt Nam, tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giúp các địa phương cải thiện cơ bản tình hình kinh tế - xã hội.

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc

    Có thể nghiên cứu các yếu tố này từ những giác độ khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, trong trường hợp này chúng ta đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố này đến đặc điểm của thị trường xuất khẩu.Thị trường tiêu dùng hàng hóa xuất khẩu luôn bao gồm những con người thực với phong tục tập quán từng vùng, nhu cầu và khả năng thanh toán. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc của Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn 2001 – 2005 cũng cho thấy trong khi phần lớn các nước ASEAN đã tranh thủ được cơ hội Trung Quốc tăng cơ hội nhập khẩu thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cảu Trung Quốc vào Việt Nam.

    Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Trung Quốc năm 2005
    Bảng 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Trung Quốc năm 2005

    THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HểA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC

    Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc

      Một thành công trong cải thiện cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc là sự tăng trưởmg của các mặt hàng chế biến như giày dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và hiện nay là mặt hàng máy vi tính và linh kiện, dây điện và cáp điện…Tuy kim ngạch xuất khẩu còn khá nhỏ bé nhưng tốc độ tăng trưởng ổn định cũng cho thấy Việt Nam có khả năng phát triển xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 1000 mặt hàng, chủ yếu là dầu thô, khoáng sản, nguyên liệu thô, nông sản thực phẩm…, trong khi đó Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam hơn 4000 mặt hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng công nghệ phẩm, sắt thép, điện tử dân dụng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho gia công hàng dệt may, da giày, hóa chất cơ bản, phân bón, giống cây trồng…Có điều cần lưu ý rằng hàng hóa từ Việt Nam. Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam ta có thể thấy, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ rất cao (41,6%), năm 2001 con số này giảm xuống còn 31% trong khi cũng cùng năm này tỷ trọng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và EU tăng 26%.

      Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, với khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn; khoảng 0,058 triệu tấn tôm biển và 0,123 triệu tấn mực.Xét trên bình diện chung của cả nước, sự phát triển của ngành thuỷ sản đã mang lại nhiều lợi ích rất đáng khích lệ trên nhiều phương diện. Dự báo trong vòng 3 năm nữa công suất cấp đông của các nhà máy chế biến thuỷ sản sẽ dư thừa, nguồn nguyên liệu trong nước luôn trong tình trạng thiếu, không đủ cung cấp, vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản sẽ cải thiện được tình hình này và có lợi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, đồng thời cũng kéo theo sự phát triển của các ngành khác như kho lạnh, vận tải, trang thiết bị và sản xuất bao bì….

      Bảng 2.2. Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc  giai đoạn 1991 – 2007
      Bảng 2.2. Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2007

      Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc

        - Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tận dụng khai thác nhiều mặt hàng Trung Quốc cần nhập khẩu như nguyên nhiên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ..trong đó có một số mặt hàng được bán với giá cao hơn so với các thị trường khác do cước phí vận chuyển thấp Hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã xóa bỏ ưu đãi giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa nhập khẩu qua đường Quảng Tây và siết chặt hơn các qui định về kiểm dịch, kiểm nghiệm đối với hàng hóa nhập khẩu theo các qui định của WTO, vì vậy đã phần nào làm giảm xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam do rau quả thủy hải sản… của Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ các quy định về kiểm dịch của WTO. Doanh nghiệp Việt Nam ít hiểu biết về luật lệ, chính sách của Trung Quốc, hoàn toàn phụ thuộc vào đầu mối của Trung Quốc và dễ dàng bị đối tác gây sức ép, nhất là với các chủng loại mặt hàng mang tính thời vụ như rau quả, hải sản tươi…Kết quả là các mặt hàng xuất khẩu diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, hoàn toàn phụ thuộc vào các đầu mối nhập khẩu Trung Quốc trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, đã xâm nhập được vào các kênh buôn bán, các siêu thị trong thị trường nội địa, các thành phố lớn của Trung Quốc.

        PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HểA CỦA VIỆT NAM

        Hàng hóa buôn lậu từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là động vật hoang dã, gỗ và than. - Việt Nam vẫn bị động trong hoạt động cơ chế chính sách, chạy theo lợi ích ngắn hạn, chưa có sự hợp tác liên kết của các doanh nghiệp xuất khẩu, phối hợp giữa các địa phương, vùng, nhất là vùng biên giới còn hạn chế. - Doanh nghiệp Việt Nam, thương nhân Việt Nam chưa thực sự quan tâm tìm hiểu, đánh giá nhu cầu thị trường đến khẳng định lĩnh vực hàng hóa cần đầu tư sản xuất, xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một phần xuất phát từ quan niệm sai lầm rằng đây là một thị trường dễ tính, là nơi tiêu thụ những loại hàng hóa kém chất lượng.

        SANG TRUNG QUỐC

        Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuât khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc

          Theo đại diện phía Trung Quốc thì Việt Nam nên lấy sản phẩm ưu thế của mình để phát triển ở các tỉnh phía tây của Trung Quốc, lợi dụng chính sách ưu đãi của Trung Quốc đối với khu vực phía Tây, mở mang quảng bá sản phẩm của VIệt Nam… Phía Tây Trung Quốc bao gồm Vân Nam và Quảng Tây là hai tỉnh được đặc biệt quan tâm trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc, từ đó có thể thâm nhập vào sâu trong nội địa. Điều là mặt hàng thị trường Trung Quốc có nhu cầu ổn định, do vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công tác chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, cải tiến phương thức kinh doanh đối với mặt hàng này thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc sẽ ngày càng tăng do nhu cầu phía Trung Quốc là lớn. Trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Trung Quốc có khả năng tăng cao vì phía Việt Nam đã bắt đầu chú trọng vào công tác chế biến trước khi xuất khẩu đặc biệt là đối với nhu cầu nhập khẩu cá đông lạnh do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc về mặt hàng này là rất lớn.

          Bảng 3.1 : Dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trương  Trung Quốc năm 2010
          Bảng 3.1 : Dự báo xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trương Trung Quốc năm 2010

          Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc

            Chúng ta có thể: (1) Điều chỉnh cơ cấu kinh tế gắn với Trung Quốc theo hướng phát triển kinh tế biển, phát triển mạnh dịch vụ thương mại gắn với biển; (2) Đầu tư sản xuất săm lốp để xuất khẩu sang Trung Quốc, vừa tăng được giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu lại vừa hạn chế được xuất khẩu nguyên liệu thô (cao su thiên nhiên); (3) Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiến sau vào thị trường nội địa của Trung Quốc chứ không chỉ dừng lại ở các tỉnh biên giới;. - Việt Nam cần có chính sách biên mậu áp dụng đối với từng loại cửa khẩu để có chính sách thích ứng linh hoạt đối với những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc; có bộ phận chuyên trách chỉ đạo về quản lý biên mậu đối với các địa phương có chung biên giới với Trung Quốc; tăng cường thiết lập môi trường thông thoáng như: mở thêm các điểm chợ biên giới, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế trong cả nước tham gia trao đổi hàng hóa và dịch vụ. - Phối hợp chống buôn lậu giữa các ngành, Bộ thương mại là cơ quan chủ trì (chủ yếu là cục quản lý thị trường) làm đầu mối thực hiện các nội dung phối hợp gồm: rà soát, soạn thảo các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, phối hợp trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ; xử lý vi phạm; phối hợp trong công tác kiểm tra, khiểm soát thị trường;….