Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á: Thực trạng và giải pháp Bùi Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 01 Người
Trang 1Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường
Đông Bắc Á: Thực trạng và giải pháp
Bùi Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 01
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Kim Chi
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Xuất khẩu lao động; Thị trường lao động; Đông Bắc Á
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng, với nguồn lao động dồi dào, trong khi hàng năm bổ sung thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao động Sự dồi dào của lực lượng lao động đang tạo cơ hội vàng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nhưng cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho Việt Nam trong việc sử dụng nguồn lao động này khi mà nhu cầu lao động trong nước còn hạn chế
Chính vì vậy, chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài của Đảng và Nhà nước Việt Nam, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Để thực hiện chủ trương này, trong nhiều năm qua Việt Nam đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường XKLĐ Trong đó trước hết phải kể đến thị trường Đông Bắc
Á, đây là một thị trường XKLĐ quan trọng của Việt Nam với ba nước nhập khẩu lao động (NKLĐ) chính là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản Hàng năm, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn và có tác động tích cực đối với người lao động (NLĐ) cũng như đối với sự phát triển chung của các ngành, địa phương của Việt Nam Mặc dù là một thị trường XKLĐ chính và lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường này thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn,
có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu cực, rủi ro như: Xảy ra hiện tượng lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử vùng miền, lao động tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp, v.v Đặc biệt, số lượng lao động Việt Nam tự ý phá hợp đồng,
bỏ trốn ngày càng lớn, đến mức các nước này đã nhiều lần lên tiếng sẽ đóng cửa thị trường đối với lao độngu Việt Nam, thậm chí năm 2005 Đài Loan đã tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở một số lĩnh vực, còn ở Hàn Quốc tháng 8/2012, chính phủ Hàn Quốc đã ngừng gia hạn Chương trình Phái cử lao động sang Hàn Quốc làm việc (EPS) với Việt Nam Mặc dù
đến cuối năm 2013, với nỗ lực của Việt Nam, Hàn Quốc đã ký “Bản ghi nhớ đặc biệt về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam” song nguy cơ đóng cửa thị trường này vẫn là rất cao
nếu Việt Nam không có biện pháp ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn,… Những vấn đề đó
đã và đang tác động tiêu cực tới quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực, gây khó khăn cho công tác quản lý lao động Việt Nam ở các nước này Hơn nữa, xét
về tầm chiến lược, những vấn đề này nếu không được giải quyết triệt để sẽ làm mất uy tín của NLĐ cũng như các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế
Trang 2Tìm hiểu thị trường lao động Đông Bắc Á để từ đó xác định đặc điểm và nhu cầu của thị trường này, đánh giá đúng thực trạng XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong thời gian qua và xây dựng quan điểm, giải pháp đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong thời gian tới là vấn đề cần thiết có tính chiến lược trong chính sách XKLĐ
của đất nước Vì vậy, đề tài “Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á:
Thực trạng và giải pháp” được chọn làm luận văn thạc sỹ
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, mục đích của luận văn làm rõ câu hỏi nghiên cứu
chính: Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong những năm vừa qua được thực hiện như thế nào, đạt được những kết quả, tồn tại những hạn chế, cũng như nguyên nhân của hạn chế đó là gì? Việt Nam cần phải làm gì để khắc phục những vấn đề đó?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á
để chỉ ra những tồn tại và hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ
Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về XKLĐ
- Đi sâu phân tích thực trạng XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong thời gian qua
- Chỉ ra những tồn tại, hạn chế của XKLĐ tại thị trường Đông Bắc Á, từ đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng hoạt động XKLĐ
của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á, từ đó đề ra giải pháp cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường này
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á: Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc
+ Thời gian: Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị
trường Đông Bắc Á giai đoạn từ năm 2005-2013
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu
lao động
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á
giai đoạn 2005-2013
Chương 4: Định hướng và giải pháp đối với xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị
trường Đông Bắc Á giai đoạn 2015-2020
References
1 Bộ Luật lao động, 2008 Bộ Luật lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2007 Hà Nội:
NXB Hồng Đức
2 Chu Văn Cấp và các cộng sự, 2006 Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia
3 Chính phủ, 2007 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính Phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
4 Chính phủ, 2007 Nghị định số 144/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ, Quy định
xử phạt hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trang 35 Chính phủ, 2009 Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/04/2009 của Thủ tường Chính phủ, Phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020
6 Chính phủ, 2013 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngày 22/08/2013 của Chính Phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
7 Cục Quản lý lao động ngoài nước, 2014 Báo cáo hàng năm (2005-2013) Hà Nội
8 Cục Quản lý lao động ngoài nước, 2013 Thông tin thị trường Hàn Quốc Hà Nội
9 Cục Quản lý lao động ngoài nước, 2013 Thông tin thị trường Nhật Bản Hà Nội
10 Cục Quản lý lao động ngoài nước, 2009 Những kiến thức cần thiết dùng cho người
lao động đi làm việc tại Đài Loan Hà Nội: NXB Lao động xã hội
11 Đoàn Minh Duệ, 2011 Lao động Việt Nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp đến năm 2020 Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa
12 Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia
13 Phan Huy Đường, 2012 Quản lý Nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao
ở Việt Nam Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật Hà Nội
14 Tống văn Đường, 2005 Giáo trình dân số và phát triển Hà Nội: NXB Đại học
Kinh tế quốc dân
15 Nguyễn Liên Hương, 2002 Bước đầu tìm hiểu về lĩnh vực hợp tác lao động giữa
Việt Nam và Đài Loan Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6
16 Nguyễn Văn Ngữ, 2012 Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội
17 C.Mác và Ph Ăngghen, 1993 Toàn tập, tập 23 Hà Nội: Sự thật - Chính trị quốc
gia
18 Tổng cục Thống kê, 2011 Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2010 Hà Nội
19 Tổng cục Thống kê, 2012 Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2011 Hà Nội
20 Tổng cục Thống kê, 2013 Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2012 Hà Nội
21 Tổng cục Thống kê, 2014 Số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2013 Hà Nội
22 Trần Thị Thanh Trà, 2006 Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đông Bắc
Á Luận văn Thạc sỹ Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội
23 Trần Xuân Thọ, 2009 Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU Luận
văn Thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội
24 Đoàn Thị Trang, 2009 Xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang thị trường Đông
Bắc Á Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội
25 Hạ Huyền Trang, 2009 Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế- ĐHQG Hà Nội
26 Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, 2013 Vài nét đặc trưng của thị trường lao động Đài
Loan Hà Nội
Các website:
27 Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, 2014
<http://www.inas.gov.vn> [Ngày truy cập: 25/09/2014]
28 Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
<http://www.molisa.gov.vn> [Ngày truy cập: 01/10/2014]
29 Cổng thông tin điện tử Cục Quản lý lao động ngoài nước
<http://www.dolab.gov.vn> [Ngày truy cập: 01/10/2014]
30 Cổng thông tin điện tử Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam
<http://vamas.com.vn> [Ngày truy cập: 06/10/2014]