Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại hà tĩnh

5 558 26
Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại Hà Tĩnh Phan Quỳnh Lam Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Hùng Năm bảo vệ: 2015 Abstract. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý XKLĐ Hà Tĩnh qua các thời kỳ từ 2000 đến 2013. Đưa ra một số giải pháp, trong đó có những giải pháp đặc thù của Hà Tĩnh nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh. Đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước về XKLĐ của tỉnh Hà Tĩnh. Keywords. Xuất khẩu lao động; Quản lý nhân sự; Hà Tĩnh Content 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc mở cửa các loại thị trường, trong đó có thị trường dịch vụ, thị trường lao động theo các cam kết gia nhập các tổ chức quốc tế là một tất yếu khách quan. Bên cạnh những hoạt động trao đổi, mua bán các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ là lực lượng lao động người Việt Nam ra nước ngoài làm việc và ngược lại. Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phục hồi của các nước bị khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007 – 2012. Nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu vẫn còn tràn lan tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm, do đó di cư lao động quốc tế tiếp tục trở thành thành tố quan trọng trong thời gian tới. Thời gian qua Việt Nam đã đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể để mở rộng thêm một số thị trường lao động mới. Đặc biệt XKLĐ và chuyên gia được Đảng và nhà nước ta xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm được Quốc Hội đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Việc mở rộng thị trường XKLĐ là hướng phát triển kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập mở cửa, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nước. XKLĐ đã góp phần xóa đói giảm nghèo và thu thêm ngoại tệ (xấp xỉ gần 2 tỷ USD/năm) cho gần nửa triệu lao động, bao gồm cả lao động kỹ thuật và lao động giản đơn hiện đang ở 40 nước và vùng lãnh thổ. Trong những năm qua XKLĐ đã gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào chiến lược giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Tính đến năm 2013, Hà Tĩnh có trên 30 ngàn lao động đang làm việc ở nước ngoài. Bình quân hàng năm, lượng lao động ngoài nước chuyển về từ 70-90 triệu USD, tương đương 1.400 – 1.800 tỷ đồng, gần bằng 1/3 tổng số thu ngân sách của cả tỉnh năm 2012. Chỉ với những phép tính đơn giản nhất cũng có thể thấy được tầm quan trọng và hiệu quả về kinh tế, việc làm, an sinh xã hội mà XKLĐ đã và đang mang lại cho cho nền kinh tế Hà Tĩnh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, lượng lao động xuất khẩu của Hà Tĩnh đã qua đào tạo nghề những năm gần đây mới chỉ dừng lại ở con số 10%. Đây là nguyên nhân khiến 90% lao động còn lại chỉ tập trung ở những thị trường “rẻ tiền” mà không thể thâm nhập các thị trường thu nhập cao. Do yếu về chất, nên hệ lụy là lao động xuất ngoại của Hà Tĩnh thời gian gần đây cũng yếu cả về lượng. Cụ thể, năm 2013 và 10 tháng đầu năm 2014, số người đi XKLĐ trên địa bàn toàn tỉnh hơn 4.086 người, bằng 70% so với cùng kỳ năm 2012 và chỉ bằng 1/3 so với những năm 2010 trở về trước. Yêu cầu về XKLĐ ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong các công xưởng, nhà máy. Hiện lao động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói chung tay nghề, trình độ còn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền kinh tế phát triển. Vậy, cần phải làm gì để cho lao động Việt Nam ngày càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thương trường lao động quốc tế. Để giải quyết tốt vấn đề trên không hề dễ dàng, đòi hỏi sự nhập cuộc của nhà nước, các doanh nghiệp cũng như những người lao động đang quan tâm tới XKLĐ… Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sỹ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Hà Tĩnh đã QLNN đối với hoạt động xuất khẩu lao động như thế nào? Những gì là thành công? Hạn chế và nguyên nhân của tình hình là gì? Cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại Hà Tĩnh? 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua có nhiều tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về XKLĐ của Việt Nam, của từng địa phương, dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: - "Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường" Luận án Tiến sĩ kinh tế - Nguyễn Thị Phương Linh, Học viện Ngân hàng, 2003: phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất một số quan điểm, định hướng chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ và quản lý tài chính từ hoạt động XKLĐ của Việt Nam. - "Hoàn thiện quản lý dịch vụ XKLĐ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Thái Thị Hồng Minh, Đại học kinh tế Quốc Dân năn 2003: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý hoạt động dịch vụ XKLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ XKLĐ của Bộ. - "Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả Lê Hồng Huyên đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt nam học lần thứ 3 tháng 12/2008; - "Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về XKLĐ" của PGS.TS Phan Huy Đường đăng trên Tạp Chí Lao động và Xã hội, số 357, tháng 4 năm 2009. - "Quản lý nhà nước về XKLĐ ở Việt Nam" của PGS.TS Phan Huy Đường năm 2010. - "Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt Nam" của PGS.TS Phan Huy Đường năm 2013. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo liên quan đến XKLĐ khác. Những nghiên cứu này có các cách tiếp cận khác nhau về lĩnh vực XKLĐ cũng như các thị trường lao động khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu, đề tài coi XKLĐ là một hướng đi giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Đồng thời đã phân tích kỹ về thực trạng công tác XKLĐ trên bình diện cả nước, đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình hợp tác lao động quốc tế và XKLĐ. Tuy nhiên, chưa có công trình hay đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu về hoạt động XKLĐ của tỉnh Hà Tĩnh. Do vậy đề tài “Quản lý hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh” là một đề tài mới, chưa có những nghiên cứu hệ thống tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp việc thừa kế và chọn lọc những thành tựu các nghiên cứu đã có với các vấn đề thực tiễn hiện nay của Việt Nam và Hà Tĩnh để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Hà Tĩnh trong những năm tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hoạt động XKLĐ, từ đó vận dụng vào việc phân tích, đánh giá công tác này tại Hà Tĩnh và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động XKLĐ tại địa phương. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học về hoạt động XKLĐ. - Nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đưa người lao động Hà Tĩnh sang làm việc tại nước ngoài. - Đánh giá kết quả và những thách thức trong việc XKLĐ Hà Tĩnh sang các thị trường lao động ngoài nước. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động XKLĐ của Hà Tĩnh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động QLNN về XKLĐ, hay QLNN đối với việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đề tài nghiên cứu theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Lý thuyết về XKLĐ và thực tiễn hoạt động XKLĐ của Hà Tĩnh đến năm 2013. - Quản lý hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh đến năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm: phương pháp logic – lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh … Ngoài ra, luận văn cũng có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khác liên quan, đồng thời dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý QLNN đối với hoạt động XKLĐ trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể: Phương pháp logic – lịch sử Phương pháp logic – lịch sử được sử dụng trong cấu trúc toàn bộ luận văn và đặc biệt trong nội dung chương 1. Vấn đề nghiên cứu được thể hiện theo một logic từ chương 1 đến chương 2, chương 3. Từ việc phân tích các khái niệm, phạm trù kinh tế ở chương 1, luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động XKLĐ. Chương 3, trên cơ sở đánh giá những hạn chế trong hoạt động QLNN đối với hoạt động XKLĐ và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới của nền kinh tế, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động XKLĐ. Phương pháp phân tích – tổng hợp Đây là phương pháp cũng được sử dụng phổ biến trong cả 3 chương, tuy nhiên tập trung nhiều hơn ở chương 2. Luận văn phân tích sâu sắc công tác QLNN đối với hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh, từ đó, luận văn tổng hợp lại, đánh giá khái quát những thành công, hạn chế và nguyên nhân của tình hình. Ở chương 1, luận văn tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố để khái quát hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động XKLĐ. Phương pháp thống kê Tác giả luận văn tập hợp các báo cáo thống kê về hoạt động QLNN đối với hoạt động XKLĐ để phân tích công tác này tại Hà Tĩnh. Luận văn có tham khảo thêm số liệu của Tổng cục Thống kê và các số liệu và tình hình của các sở, ban ngành liên quan. Trong nội dung, luận văn có sử dụng các công cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu, mô hình kinh tế, biểu đồ, đồ thị để minh họa và phân tích. Luận văn sử sụng các tài liệu thứ cấp: từ các báo cáo, tài liệu, ấn phẩm đã phát hành, internet ; số liệu sơ cấp lấy từ việc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua các phiếu hỏi gửi các đối tượng liên quan đến công tác XKLĐ như: Cán bộ Sở Lao động TB&XH, các doanh nghiệp và bản thân người lao động đi xuất khẩu trở về. Ngoài ra Luận văn sử dụng một số kế thừa có cân nhắc những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác 6. Những đóng góp mới của luận văn - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý XKLĐ Hà Tĩnh qua các thời kỳ từ 2000 đến 2013. - Đưa ra một số giải pháp, trong đó có những giải pháp đặc thù của Hà Tĩnh nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động XKLĐ tại Hà Tĩnh. - Đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước về XKLĐ của tỉnh Hà Tĩnh. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đố với xuất khẩu lao động. Chương 2. Thực trạng QLNN đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại Hà Tĩnh. Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại Hà Tĩnh. References 1. Lê Xuân Bá (2010), “Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam”, NXB Lao Động, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007), "XKLĐ của một số nước Đông Nam Á kinh nghiệm và bài học", Trung tâm nghiên cứu quốc tế và khu vực. 3. Đinh Đăng Định (2012), “Một số vấn đề về lao động việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 4. Phan Huy Đường (2009), "Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về XKLĐ", Tạp Chí Lao động và Xã hội, số 357, tháng 4 năm 2009. 5. Phan Huy Đường (2010), "Quản lý nhà nước về XKLĐ ở Việt Nam", Đề tài cấp ĐHQGHN, Mã số: QK.08.03 6. Phan Huy Đường (2012), “Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt Nam", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Lê Hồng Huyên (2008), "Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt nam học lần thứ 3 tháng 12/2008; 8. Nguyễn Thị Phương Linh (2003), "Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường", Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng. 9. Nguyễn Trọng Minh (2008), “Giải pháp để doanh nghiệp XKLĐ hoàn thành mục tiêu năm 2008”, Tạp chí lao động và xã hội số 329 (từ 16-29/02/2008) 10. Nguyễn Hải Nam (2007), “Đổi mới và hoàn thiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và địa phương về XKLĐ”, Tạp chí lao động và xã hội số 323 (từ 16-30/11/2007) 11. Lâm Nguyên (2008), “5 giải pháp để phát triển XKLĐ”, http://www.Vnmedia, cập nhật ngày 15/01/2008 12. Nguyễn Tiệp (2007), “Thị trường lao động”, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 13. Hạ Huyền Trang (2012), “XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung đông”, Luận văn thạc sĩ kinh tế đối ngoại, ĐHKT-ĐHQGHN. Website: 14. http://www.dcsvn.vn - bài viết “xuất khẩu lao động – cần có một chiến lược phát triển quốc gia” cập nhật ngày 18/12/2007. 15. http:// www.molisa.gov.vn – bài viết “Để nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài” cập nhật ngày 02/01/2008 16. http://www.nguoilaodong.com – bài viết “Người lao động Việt Nam tử nạn ở Malaysia” cập nhật ngày 16/04/2008 17. Website http://www.vietnamnet.vn – bài viết “lao động xuất khẩu sẽ gánh thêm nhiều trọng trách” cập nhật ngày 15/08/2006 18. 10 –http://www.Vietbao.com – bài viết “ Luật xuất khẩu lao động mới – chế tài liệu có đủ mạnh” cập nhật ngày 14/01/2006 19. 11 –http://www.VnExpress.vn – bài viết “Sẽ hạn chế xuất khẩu người giúp việc” cập nhật ngày 21/08/2006 20. 12 - http://www.VnEconomy.vn – bài viết “Xuất khẩu lao động thiếu gắn kết” cập nhật ngày 27/12/2007 21. 13 – http://www.Vnmedia – bài viết “5 giải pháp để phát triển xuất khẩu lao động” cập nhật ngày 15/01/2008 . kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đố với xuất khẩu lao động. Chương 2. Thực trạng QLNN đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại Hà Tĩnh. Chương. tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại Hà Tĩnh. References 1. Lê Xuân Bá (2010), “Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam”, NXB Lao Động, Hà Nội. 2. Nguyễn. vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý hoạt động dịch vụ XKLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ XKLĐ của Bộ. - "Tác động

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan