Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Hà Huy Sơn Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Bùi Đại Dũng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Cựu chiến binh; Chính sách đãi ngộ; Vật chất; Quản lý kinh tế; Người có công Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân tộc Việt nam trải qua bao thăng trầm lịch sử với liên tiếp những cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt để giành lại và giữ vững Tổ quốc. Thắng lợi vĩ đại của Dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến giải phóng Dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự hy sinh bằng xương máu, mồ hôi và nước mắt của các thế hệ người Việt nam. Hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh, hàng triệu người suốt đời mang trên mình thương tật, hoặc di chứng của chiến tranh; hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống và vĩnh viễn yên nghỉ trên mọi miền của đất nước, để lại cho người thân, gia đình và xã hội những mất mát đau thương không gì bù đắp nổi. Sự hy sinh vì đất nước của đồng bào và chiến sĩ ta là vô giá, không gì sánh nổi, đó là biểu thị lòng yêu nước oanh liệt của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chứng kiến những hi sinh cao cả, những mất mát vô cùng to lớn đó và thấm nhuần lời dạy của Hổ Chủ Tịch: "Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sỹ". . . "Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu đề giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, tận trung với nước, tận hiếu với dân, anh em đã làm tròn nhiệm vụ anh em không đòi hỏi gì cả. Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng". . ."Thương binh, bệnh binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải: Biết ơn, thương yêu và giúp đỡ họ". Cùng với tinh thần nhân văn cao cả và tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, suốt mấy chục năm qua Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chế độ đối với đối tượng người có công và thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đến nay đã hình thành hệ thống chính sách gắn liền với thực hiện chính sách Kinh tế -Xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người có công. Đó là chủ trương đúng đắn, là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Chính sách đã góp phần làm giảm đi phần nào những đau đớn, mất mát thể chất; đồng thời cổ vũ động viên tinh thần giúp họ vượt lên trên những mất mát đau thương ấy, khắc phục những khó khăn cản trở tiếp tục khẳng định mình, xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, gia đình, đóng góp công sức, trí tuệ vào công việc đổi mới và phát triển quê hương đất nước. Người có công đa phần những người yếu thế, khó khăn về kinh tế, là những người cần được Nhà nước xã hội chăm lo một cách đặc biệt. Vì vậy, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công không chỉ là sự đền ơn đáp nghĩa và không chỉ là trách nhiệm của Đảng, nhà nước, mà còn là trách nhiệm của cộng đồng và của toàn xã hội.Thực hiện đạo lý truyền thống của dân tộc ”Uống nước nhớ nguồn” “Đền ơn đáp nghĩa” những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ và tổ chức vận động toàn dân, toàn quân chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công, giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước, tăng thêm lòng tin đối với Đảng, nhà nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực đời sống kinh tế của người có công ngày càng được quan tâm và có cải thiện đáng kể, hệ thống chính sách với các chế độ trợ cấp, đãi ngộ từng bước được điều chỉnh, việc tổ chức sản xuất - việc làm được quan tâm thích đáng, việc cải thiện nhà ở được đầu tư triển khai ở nhiều cấp, các chương trình chăm sóc người có công được xã hội và cộng đồng quan tâm và đã có những kết quả to lớn góp phần cải thiện cuộc sống đối với người có công Đến nay, đa số gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đời sống của một bộ phận không nhỏ thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ còn nhiều khó khăn, nhất là đối tượng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây. Tình hình đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước và nhân dân ta phải tiếp tục làm tốt hơn công tác chăm sóc, tiếp tục nâng cao mức sống, đảm bảo đời sống của họ ngày một tốt hơn. việc thực thi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng còn nhiều phức tạp và khó khăn, còn có những người khai man, giả mạo giấy tờ để được xác nhận là Người có công, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái qui định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của Người có công, vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi Người có công với cách mạng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, lợi dụng chính sách ưu đãi Người có công để vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện. Hà Tĩnh miền quê giàu truyền thống đấu tranh cách mạng có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, nơi đây đã sản sinh ra không biết bao nhiêu phong trào yêu nước, địa danh lịch sử, danh nhân, Anh hùng dân tộc… (Tổng bí thư Trần Phú; Hà Huy Tập; Lý Tự Trọng; Xô viết Nghệ Tĩnh; Ngã ba đồng lộc; Phan Đình Phùng ). Từ bao đời nay nhân dân Hà Tĩnh nói chung và Thạch Hà nói riêng đã xây dựng cho mình một truyền thống yêu nước và tinh thần chiến đấu quật cường, viết nên những trang sử hết sức tự hào, toàn huyện có hơn 30.000 người, gia đình có công và nhiều Anh hùng cách mạng với nhiều chế độ trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi khác. Là người đang trực tiếp quản lý, giải quyết chính sách người có công của Phòng lao động Thương binh & Xã hội huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh, tôi nhận thấy rằng: Trong nhiệm vụ nâng cao ưu đãi vật chất cho người có công là vấn đề then chốt đảm bảo công bằng cho người có công, ổn định Chính trị - Xã hội ở cấp địa phương. Để hoàn thiện ưu đãi vật chất đối với người có công với cách mạng cần phải trả lời những vấn đề sau: - Cơ sở lý luận về người có công và công tác quản lý, thực hiện các chế độ, chính sách đối vơi người có công hiện nay như thế nào? - Thực trạng của công tác thực hiện ưu đãi vật chất đối với người có công trên địa bàn huyện Thạch Hà hiện nay như thế nào? (thực trạng về thực hiện nguồn tài chính của nhà nước, của địa phương bộ máy quản lý; thực trạng triển khai các chế độ chính sách tại địa phương như thế nào?) - Những thành công, hạn chế? - Các cấp chính quyền địa phương và xã hội cần phải có các giải pháp nào để tiếp tục đổi mới công tác quản lý nâng cao hơn nữa ưu đãi vật chất cho người có công trên địa bàn huyện Thạch Hà? Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên đề tài: “ Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối vơi người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ” là cơ sở thực tiễn để thực hiện chính sách ưu đãi vật chất tốt hơn cho người có công trên địa bàn huyện Thạch Hà. 2. Tình hình nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều nhà nghiên cứu, báo cáo, tài liệu về chính sách người có công nhưng chủ yếu mang tầm vĩ mô và dưới các góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu trên lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn, không nhiều nghiên cứa về phương diện kinh tế cho đối tượng này: - Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. - Pháp lệnh 26 của UBTVQH11 chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 06 năm 2005. - Pháp lệnh 04 của UTVQH13 sửa đỏi bổ sung một số điều về pháp lệnh người có công với cách mạng ngày 04 tháng 8 năm 2012. - Sáng ngời truyền thống yêu nước Nhà xuất bản Lao động Xã Hội – 2011. - Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình người có công với cách mạng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2002- 2007 của Sở Lao động – TBXH tỉnh Hà Tĩnh. - Tăng cường Hệ thống Trợ giúp Xã hội tại Việt Nam, Bộ LĐ-TBXH - Báo tổng kết thực hiện chính sách người có công giai đoạn 2006 đến 2011 của Bộ LĐ – TBXH (8/2011) - Wet http://www.molisa.gov.vn mục nghiên cứu, thông tin khoa học của Bộ Lao động - TBXH . - Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. - Tổng quan về các vấn đề xã hội và chính sách xã hội (PGS-TS: Phạm Kiên Cường). - Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chăm sóc người có công với cách mạng và hoạt động đền ơn đáp nghĩa hướng tới ký niêm 65 năm ngày (27/7/1947- 27/7/2012) Cùng với đề tài “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay”, UBND huyện Văn Quan, Lạng Sơn và các bài viết: Nâng cao hơn nữa chất lượng phong trào Đền ơn đáp nghĩa, Bùi Nguyên Lân - Giám đốc Sở LĐTB& XH tỉnh Nghệ An; Thị xã Hồng Lĩnh làm tốt công tác chính sách, đền ơn đáp nghĩa, Báo Hà Tĩnh; Triển khai một số chính sách mới về người có công với cách mạng, Báo Hà Tĩnh đã nêu lên được sự tác động của chính sách xã hội, một số vấn đề tồn tại cơ bản và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng công tác người có công nghĩa tại địa phương. Tuy nhiên, một số đề tài nghiên cứu, bài viết chủ yếu suy luận, đánh giá chung, chung và khái quát về cơ sở lý luận, thực tiễn nhất chủ yếu mặt xã hội, về phương diện kinh tế và chưa đưa ra được những chính sách về ưu đãi vật chất tốt hơn cho người có công để tìm ra những hạn chế và đưa đến những giải pháp gắn liền với thực tiễn của từng giai đoạn. Riêng đối với tỉnh Hà Tĩnh, việc nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách mặc dù đã có nhiều người đề cập nhưng còn phân tán, thiếu tính hệ thống và không cơ bản. Các công trình nghiên cứu tổng kết việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, góp phần nâng cao đời sống kinh tế đối với người có công như việc tổng kết thực hiện 5 năm, 10 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 26/UBTVQH năm 2005, Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công giai đoạn 2005-2010 và 2001-2005; Tổng kết thực hiện Nghị Đinh 54/ NĐ-CP của Chính Phủ đã bước đầu đã xác định rõ việc thực hiện chính sách đối với người có công, đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công và góp phần vào sự tăng trưởng phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời qua các công trình trên cũng đã khái quát được tình hình thực hiện chính sách, đảm bảo công bằng xã hội, trách nhiệm của nhà nước, xã hội đối với người có công của nhà nước nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong thời gian qua. Song những công trình đó mới chỉ nêu những vấn đề có tính hiện tượng, bề ngoài, kết quả tổ chức thực hiện, hạn chế ở việc giới thiệu một số kết quả nhất định chưa phân tích những căn nguyên, những nhân tố có tính cốt lõi tác động đến việc thực hiện chính sách, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất của người có công trong thời gian qua và vì vậy việc đề ra giải pháp chưa mang tính cơ bản khái quát, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn hiện nay trên địa bàn tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thực hiện ưu đãi vật chất cho người có công ở huyện Thạch Hà để tìm giải pháp phù hợp tiếp tục trong việc nâng cao mức sống cho người có công. - Sự tác động của chính sách vật chất đến với đối tượng, những mặt tích cực, hạn chế của chính sách và nguyện vọng của các đối tượng người có công. - Từ thực tiễn ở địa quản lý (huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh) đưa ra các giải pháp và kiến nghị chủ yếu để góp phần nâng cao đời sống kinh tế đối với người có công trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. - Đề tài cũng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách xã hội của địa phương có được cái nhìn đúng đắn hơn về đời sống của các gia đình thương binh liệt sĩ nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung và sự bất cập của một chính sách xã hội khi đi vào đời sống thực tế. Từ đó họ hoạch định những chính sách phù hợp với từng đối tượng xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung của luận văn chủ yếu nghiên cứu việc thực hiện ưu đãi vật chất cho người có công, thực tiễn đời sống người có công ở địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách ưu đãi vật chất, đời sống của người có công trên địa bàn huyện Thạch Hà từ năm 2008 đến nay. 5. Phương Pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp dùng để nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích đề tài nghiên cứu. Đây là bước đầu tiên rất quan trọng của đề tài nhằm thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu về người có công với cách mạng - Phương pháp Kinh tế học; chính trị học duy vật biện chứng, lịch sử. - Phương pháp kế thừa: tham khảo các tài liệu, số liệu, các bài viết đã được công bố, đề tài sẽ kế thừa những số liệu có liên quan để hoàn thiện các nội dung nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp so sánh số liệu giữa các năm để từ đó rút ra được nhận xét cũng như đánh giá được tính hiệu quả của việc thực hiện các chỉ tiêu nghiên cứu. - Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu: nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng chỉ tiêu, xác định các giá trị trung bình của chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố; xử lý số liệu và đưa ra giá trị có tính chính xác cao. 6. Kết cấu nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về người có công với cách mang. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi vật chất cho người có công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Một số giải pháp để thực hiện nâng cao đời sống vật chất cho người có công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. References 1. Bộ LĐ – TBXH (8/2011), Báo tổng kết thực hiện chính sách người có công giai đoạn 2006 đến 2011. 2. Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách đảm bảo xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 3. Phạm Kiên Cường, Tổng quan về các vấn đề xã hội và chính sách xã hội. 4. Bùi Đại Dũng (2013), “Vấn đề công bằng và mô hình phân phối trong giai đoạn quá độ của Việt Nam”. 5. Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội. Nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội: 1996, 2001 và 2006. 6. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020. 7. Hoàng Mộc Lan (2006), "Nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ở tỉnh Tiền Giang và những vấn đề đặt ra trong chính sách xã hội" Hội thảo Khoa học Quốc tế Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG Hà Nội. 8. V.I Lênin (1976), Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 9. C.Mác - Ph.Ăngghen (1961), Toàn tập, Tp 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 10. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội. 11. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Mai (1997), Hỏi đáp về chế độ đối với người có công với cách mạng NXB, Chính trị Quốc gia Hà Nội . 13. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh (1960), Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Phạm Đức Nam (1997), Luận cứ khoa học về đổi mới chính sách xã hội, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 16. Phạm Ngọc Quang, Thời kỳ đổi mới, sứ mệnh của Đảng ta, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 17. Bùi Đình Thanh (1996), “Công bằng xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá” 18. Bùi Đình Thanh (2004), Xã hội học và chính sách xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Nguyễn Phú Trọng (1995). Sự lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường NXBCTQG Hà Nội, Tạp chí Cộng sản, (18) tr.8, 12. 20. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh 04/UBTVQH/2012, về việc điều chỉnh bổ sung một số điều của Pháp lệnh 26/2005 ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 21. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh 26/UBTVQH11/2005, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. 22. Viện Khoa học xã hội và các vấn đề xã hội (1995), Điều tra lao động xã hội vùng Bắc- trung Bộ. Website: 23. http://dantri.com.vn 24. http://vnexpress.net . bàn huyện Thạch Hà? Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên đề tài: “ Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối vơi người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ” là cơ sở thực. thực hiện ưu đãi vật chất cho người có công, thực tiễn đời sống người có công ở địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc thực hiện chính sách ưu đãi vật chất, . Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Hà Huy Sơn Trường Đại học Kinh tế Luận