1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ

11 837 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 379,74 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Hoàng Thị Mai Phương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ k

Trang 1

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

Hoàng Thị Mai Phương

Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế

Mã số 60 31 07 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Trúc Lê

Năm bảo vệ: 2013

Abstract Đánh giá tổng quan ngành dệt may Việt Nam và thị trường Mỹ, từ đó

nêu rõ tầm quan trọng của xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, từ

đó dự báo triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ Đưa ra giải pháp

nhằm đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Keywords Kinh tế đối ngoại; Hàng dệt may; Xuất khẩu; Mỹ.

Content

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Đề tài

Trong những năm gần đây, Nhà nước đặc biệt coi trọng và thúc đẩy mạnh xuất khẩu với mục tiêu hướng tới quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Trong quá trình hội nhập đất nước, xuất khẩu đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển

Với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nước ta Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được

Trang 2

rất nhiều kết quả tăng trưởng ấn tượng, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu chung của

cả nước, đưa nước ta trở thành một trong mười quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới (tham khảo phụ lục)

Các sản phẩm dệt may không ngừng được cải thiện, nâng cao về chất lượng, mẫu mã

để khẳng định vị trí trên các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản Số liệu thống kê hải quan trong nhiều năm qua cho thấy, Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam Đặc biệt từ khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ký ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 đã mở ra triển vọng thương mại mới giữa hai nước nói chung và cho ngành dệt may nói riêng Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đã

mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên,

cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ, cũng như kinh nghiệm quản lý được tốt hơn Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, hiện nay chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước

và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này (nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2012) Thị trường Mỹ là một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng Do vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ được xem là một trong những

ưu tiên hàng đầu để phát triển sản xuất, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho người dân và ổn định xã hội

Mặc dù thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng trên một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm, nhưng thị trường này vẫn tiềm

ẩn rất nhiều rủi ro như những rào cản thương mại tại thị trường Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam hay sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các nước sản xuất dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Bangladest, Campuchia và Ấn Độ - vốn là những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc, Ấn Độ Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam cần xác định phải đối mặt với rất nhiều áp lực và thách thức

về tính cạnh tranh, yêu cầu về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, tiêu chuẩn và rào cản

kỹ thuật khi tiếp cận thị trường rộng lớn này Vấn đề lớn đặt ra với ngành dệt may Việt Nam là phải luôn nỗ lực để tăng trưởng và đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường

Mỹ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập và

mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Đó cũng chính là lý do mà đề tài: “Thực

Trang 3

trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ”

được lựa chọn nghiên cứu

Trang 4

2 Tình hình nghiên cứu

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ luôn là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không ngừng được tăng cường

hỗ trợ phát triển và được cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin về khó khăn, thách thức, nguy cơ rủi ro cũng như các giải pháp vi mô, vĩ mô khi tiếp cận thị trường rộng lớn này Các thông tin đó được cung cấp và đề cập trong các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học hay sách đã được xuất bản như “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota), Vũ Thị Thanh Tâm (2005), Đại học Ngoại thương”; “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường

Mỹ trong bối cảnh mới, Cao Quý Long (2012), Đại học Quốc gia Hà Nội”; “Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, ThS.Trần Nguyên Chất (2012), Bộ Giáo dục và đào tạo”; “Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, PGS.TS.Trần Văn Chu (2006), NXB Thế giới”,“Xuất khẩu sang Hoa Kỳ - những điều cần biết, Nguyễn Duy Khiên (2005), NXB Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ”…Tuy nhiên các tác phẩm đó chủ yếu phân tích dựa trên một khía cạnh quan trọng, ít tác phẩm khai thác một cách tổng thể có hệ thống Do vậy, đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” sẽ đóng góp một phần trong quá trình nghiên cứu khoa học một cách tổng thể cho ngành dệt may nói chung cũng như cho các doanh nghiệp dệt may đang hướng tới thị trường Mỹ nói riêng

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, nhận xét thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang

Mỹ thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá tổng quan ngành dệt may Việt Nam và thị trường Mỹ, từ đó nêu rõ tầm quan trọng của xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này

- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường

Mỹ, từ đó dự báo triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ

- Đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ năm 2000 đến nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được sử dụng nhằm thu thập thông tin theo chuỗi giá trị thời gian trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

- Phương pháp thống kê, phân tích: các dữ liệu được thống kê theo thời gian để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đánh giá rõ thực trạng để từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách có hiệu quả

6 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn này làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường

Mỹ trong thời gian qua một cách có hệ thống, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

Trang 6

sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may, cũng như góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt

may vào thị trường Mỹ, vốn là thị trường rộng lớn và hết sức khó khăn

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may

Việt Nam sang thị trường Mỹ

- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường

Mỹ

- Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

Reference

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Lê Văn Bàng (2007), “Tăng cường quan hệ, hợp tác Việt - Mỹ: viễn cảnh mới -

cơ hội mới”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 27, Hà Nội

[2] Lê Xuân Bá (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên cơ sở cắt giảm chi phí, NXB Tài chính, Hà Nội

[3] Bộ Công thương (11/2008), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,

42/2008/QĐ-BCT, Hà Nội

[4] Bộ Công thương (10/2008), Quyết định phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020,

39/2008/QĐ-BCT, Hà Nội

[5] Đỗ Đức Bình, 2002 “Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khi Hiệp định Thương

mại Việt - Mỹ có hiệu lực”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 56, Hà Nội

Trang 7

[6] Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2012), Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế, Nxb

Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

[7] Trần Nguyên Chất (2012), Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội

[8] Công ty Cổ phần Chứng khoán BSC – Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam

(2013), Báo cáo cập nhật ngành dệt may 6 tháng đầu năm 2013, Hà Nội

[9] Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (2011), Hồ sơ Thị trường Hoa Kỳ, Hà Nội [10] Trần Văn Chu (2006), Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế

giới, Hà Nội

[11] Nguyễn Thị Doan (2001) “Chủ động hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế”, Tạp chí Cộng sản, 19, Hà Nội

[12] Hồng Hà (2007), “Chương mới trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ” Tạp chí Châu Á-Thái Bình Dương, 27, Hà Nội

[13] Hà Văn Hội (2012), “Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những bất

lợi, khó khăn và biện pháp đối phó”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,

28, Hà Nội

[14] Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ,

Nnb Thống kê, Hà Nội

[15] Đinh Công Khải, Đặng Thị Tuyết Nhung (2011), Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, Chương trình Giảng trình dạy Kinh tế Fulbright, Hồ Chí Minh

[16] Đỗ Tuyết Khanh (2008), “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị

trường Mỹ và thế giới: viễn cảnh và thử thách”, Tạp chí nghiên cứu và thảo luận - Thời đại mới, 2, Tr 14-17

[17] Cao Quý Long (2012), Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới, Luận văn thạc sỹ Kinh tế đối ngoại, Đại học Kinh

tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội

[18] Chu Viết Luân (2003), Dệt may Việt Nam – Cơ hội và thách thức, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội

[19] Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương,

Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội

Trang 8

[20] Nguyễn Anh Minh (2003) “Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ trong

năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Thương mại song phương”, Tạp chí Kinh tế phát triển, 74, Hà Nội

[21] Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI (2012), Báo cáo Hồ sơ Thị trường Hoa Kỳ, Hà Nội

[22] Trần Sửu (2000), “Một số điều cần biết khi xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ”,

Kỷ yếu Hội nghị khoa học Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương, Hà

Nội

[23] Nguyễn Xuân Thiên (2011), Giáo trình Thương mại Quốc tế, Nxb Trường Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

[24] Lê Bàn Thạch, Trần Thị Trí (2000), Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bải học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội

[25] Thủ tướng Chính phủ (01/2010), Quyết định phê duyệt Chương trình Phát triển cây bông vải đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, 29/QĐ-TTg, Hà Nội [26] Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), Xuất khẩu sang Hoa Kỳ - những điều cần biết, Nxb Hà Nội, Hà Nội

[27] Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm (2010), “Tiếp

cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam”, Tạp chí Khoa học

và công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng, 2, Đà Nẵng

[28] Vũ Thị Thanh Tâm (2005), Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội

Trang 9

Tiếng Anh

[29] ASEAN Economics Bulletin (2005), Institutional Constraints and Private Sector Development: The Textile and Garment Industry in Vietnam, Working

paper Vol 22, No 3

[30] Journal of international Development (2008), Vietnam in the Global Garment and Textile Value Chain: Impacts on firms and workers, US

[31] Linda A.Linkins, Huge M Arce (2006), “Estimating Tariff Equivalent of

Non-Tariff Barriers”, U.S International Trade Commission, Washington, US

Website:

[32] http://www.vietrade.gov.vn

[33] http://vcci.com.vn/

[34] http://vinatexid.com.vn

[35] http://www.baohaiquan.vn

[36] http://www.chinhphu.vn

[37] http://www.covcci.com.vn

[38] http://www.customs.gov.vn

[39] http://www.moit.gov.vn

[40] http://www.oecd.org

[41] http://www.otexa.ita.doc.gov

[42] http://www.tapchithoidai.org

[43] http://www.tapchithuongmai.vn

[44] http://www.textileandgarment.com

[45] http://www.tinkinhte.com

[46] http://www.tinmoi.vn

[47] http://www.tinthuongmai.vn

[48] http://www.vietnamnet.vn

[49] http://www.vietnamtextile.org.vn

[50] http://www.vietnam-ustrade.org

[51] http://www.vinatex.com

[52] http://www.vneconomy.vn

Trang 10

[53] http://www.wto.nciec.gov.vn [54] http://dantri.com.vn

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w