1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

98 683 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG THỊ MAI PHƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội - Năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG THỊ MAI PHƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ Chuyên ngành: Kinh tế thếgiớ i và Quan hệ kinh tế Quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÚC LÊ Hà Nội - Năm 2013 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC BIỂU iii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM 6 1.1. Cơ sở lý luận 6 1.1.1. Lý thuyết lợi thế so sánh của David RicardoError! Bookmark not defined. 6 1.1.2. Mô hình kim cương của Michael Porter 9 1.1.3. Lý thuyết về chuỗi giá trị 14 1.2. Chuỗi giá trị ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam và vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam 17 1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 25 2.1. Thị trường Mỹ và chính sách thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ 25 2.1.1. Khái quát về thị trường Mỹ 25 2.1.2. Chính sách thương mại của Mỹ đối với nhập khẩu hàng dệt may 29 2.1.3. Triển vọng của thị trường Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam 33 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 40 2.2.3. Các phương thức xuất khẩu 43 2.2.4. Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ 44 2.3. Đánh giá chung thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 47 2.3.1. Những thành tựu 47 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 56 3.1. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 56 3.1.1. Mục tiêu chiến lược của ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới 56 3.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ 60 3.1.3. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian tớ i 62 3.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ 65 3.2.1. Về phía Nhà nước 65 3.2.2. Về phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam 70 3.2.3. Về phía các doanh nghiệp 72 3.3. Một số kiến nghị 75 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 75 3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 78 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt 1 Amcham Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam 2 CAT Chủng loại 3 CMT Phương thức gia công xuất khẩu 4 EU Liên minh châu Âu 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 FOB Phương thức xuất khẩu trực tiếp (chủ động nguyên liệu) 7 FTA Hiệp định Thương mại tự do 8 GDP Tổng sản phẩm trong nước 9 OTEXA Văn phòng dệt may Mỹ 10 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 11 OMD Phương thức xuất khẩu tự thiết, sản xuất và bán thành phẩm 12 HTS Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ 13 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 14 MFN Quy chế tối huệ quốc 15 NAFTA Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ 16 NTR Quan hệ thương mại bình thường 17 TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương 18 US Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ 19 USD Đồng Đôla Mỹ 20 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 21 VITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam 22 WB Ngân hàng Thế giới 23 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chi phí sản xuất và lợi thế tuyệt đối 7 Bảng 1.2: Giá tương đối và lợi thế so sánh 8 Bảng 1.3: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 2002-2010Error! Bookmark not deííned. Bảng 2.1: Số liệu xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ giai đoạn 2005-2012Error! Bookmark not Bảng 2.2: Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam 9 tháng 2013 41 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính từ năm 2003 đến nay 45 Bảng 2.4 : Các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Mỹ 46 Bảng 2.5: Nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ từ một số quốc gia trong Quý I năm 2013 50 Bảng 3.1: Cân đối Xuất Nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam 6 tháng năm 2013 . 58 Bảng 3.2: Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam giai đoạn 2015-2020 68 iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 1.1: Mô hình kim cương của Michael Porter 10 Biểu 1.2: Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam 17 Biểu 1.3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoan 2005-2012 18 Biểu 2.1: Thị phần hàng dệt may nhập khẩu tại Mỹ Error! Bookmark not đeíỉneđ. Biểu 2.2: Trị giá nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ giai đoạn 2005 - 2012 34 Biểu 2.3: Kim ngach xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2000 - 2 01 2 37 iv LỜI M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Trong những năm gần đây, Nhà nước đặc biệt coi trọng và thúc đẩy mạnh xuất khẩu với mục tiêu hướng tới quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình hội nhập đất nước, xuất khẩu đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả tăng trưởng ấn tượng, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, đưa nước ta trở thành một trong mười quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới (tham khảo phụ lục). Các sản phẩm dệt may không ngừng được cải thiện, nâng cao về chất lượng, mẫu mã để khẳng định vị trí trên các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Số liệu thống kê hải quan trong nhiều năm qua cho thấy, Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 đã mở ra triển vọng thương mại mới giữa hai nước nói chung và cho ngành dệt may nói riêng. Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đã mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ, cũng như kinh nghiệm quản lý được tốt hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng 1 dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, hiện nay chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này (nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2012). Thị trường Mỹ là một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng. Do vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu để phát triển sản xuất, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho người dân và ổn định xã hội. Mặc dù thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng trên một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm, nhưng thị trường này vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như những rào cản thương mại tại thị trường Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam hay sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các nước sản xuất dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Bangladest, Campuchia và Ân Độ - vốn là những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc, Ân Độ. Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam cần xác định phải đối mặt với rất nhiều áp lực và thách thức về tính cạnh tranh, yêu cầu về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật khi tiếp cận thị trường rộng lớn này. Vấn đề lớn đặt ra với ngành dệt may Việt Nam là phải luôn nỗ lực để tăng trưởng và đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Đó cũng chính là lý do mà đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” được lựa chọn nghiên cứu. 2 2. Tình hình nghiên cứu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ luôn là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không ngừng được tăng cường hỗ trợ phát triển và được cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin về khó khăn, thách thức, nguy cơ rủi ro cũng như các giải pháp vi mô, vĩ mô khi tiếp cận thị trường rộng lớn này. Các thông tin đó được cung cấp và đề cập trong các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học hay sách đã được xuất bản như “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ khi Việt Nam chưa gia nhập W.T.O và còn áp dụng hạn ngạch (quota), Vũ Thị Thanh Tâm (2005), Đại học Ngoại thương”; “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới, Cao Quý Long (2012), Đại học Quốc gia Hà Nội”; “Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, ThS.Trần Nguyên Chất (2012), Bộ Giáo dục và đào tạo”; “Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, PGS.TS.Trần Văn Chu (2006), NXB Thế giới”, “Xuất khẩu sang Hoa Kỳ - những điều cần biết, Nguyễn Duy Khiên (2005), NXB Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ” Tuy nhiên các tác phẩm đó chủ yếu phân tích dựa trên một khía cạnh quan trọng, ít tác phẩm khai thác một cách tổng thể có hệ thống. Do vậy, đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” sẽ đóng góp một phần trong quá trình nghiên cứu khoa học một cách tổng thể cho ngành dệt may nói chung cũng như cho các doanh nghiệp dệt may đang hướng tới thị trường Mỹ nói riêng. 3 [...]... Nam sang thị trường này - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, từ đó dự báo triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tại Mỹ - Đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 4 Đ ối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ - Phạm vi... cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 4 - Phương pháp so sánh, đối chiếu: đánh giá rõ thực trạng để từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách có hiệu quả 6 N hững đóng góp m ới của luận văn Luận văn này làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua... cứu thực trạng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ năm 2000 đến nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ 5 P hương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được sử dụng nhằm thu thập thông tin theo chuỗi giá trị thời gian trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ - Phương pháp. .. đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Phân tích, nhận xét thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong giai đoạn hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá tổng quan ngành dệt may Việt Nam và thị trường Mỹ, từ đó nêu rõ tầm quan trọng của xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị. .. nhuận V Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 19 Hàng dệt may của Việt Nam đang dần chiếm lĩnh các thị trường quốc tế Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua các năm: Đ ơn vị: triệu U SD B iểu 1.3: K im ngạch xuất khẩu dệt m ay của V iệt Nam giai đoạn 2005 - 2012 Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2013 Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may mới chỉ dừng ở... trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản và quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Với một nước phát triển như Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu càng có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng chúng ta có thế mạnh như hàng dệt may Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối... triệu dân, Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, đa sắc tộc nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ rất đa dạng và phong phú Từ các mặt hàng cao cấp đến các mặt hàng thứ cấp, mặt hàng nào cũng có thể tiêu thụ được tại thị trường này Hàng dệt may cũng không phải là ngoại lệ Thị trường Mỹ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới hiện nay Ngành công nghiệp dệt may đứng... có Việt Nam Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy Việt Nam đang là nhà cung cấp hàng dệt may xếp vị trí số 2, với tỷ trọng khoảng 8%, sau Trung Quốc Trong 10 năm, thị phần hàng dệt may của Việt Nam đã tăng từ 3% lên 8% tại thị trường Mỹ Đó là một sự nỗ lực không hề nhỏ đối với ngành công nghiệp dệt may nói chung và xuất khẩu dệt may của nước ta nói riêng 2.1.2 Chính sách thương mại của M ỹ đối với nhập khẩu. .. từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may, cũng như góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ, vốn là thị trường rộng lớn và hết sức khó khăn 7 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn được kết cấu thành 3 chương: - C hương 1: C ơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu hàng dệt m ay... 20 khăn, nhưng ngành dệt may vẫn tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 15092 triệu USD, tăng 7,5% so với năm 2011 Theo Số liệu của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2013 tiếp tục tăng trưởng dù thị trường có nhiều biến động Tính chung cả 10 tháng năm 2013, xuất khẩu dệt may đạt 14,8 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ Như vậy xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm nay hoàn . luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. - Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. - Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất. của xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, từ đó dự báo triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. 4 - Phương pháp so sánh, đối chiếu: đánh giá rõ thực trạng để từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường

Ngày đăng: 14/07/2015, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w