Chính sách thương mại của Mỹ đối với nhập khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 36 - 40)

hướng giảm, thị phần của Trung Quốc đang thu hẹp, tạo cơ hội cho các sản phẩm dệt may đến từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy Việt Nam đang là nhà cung cấp hàng dệt may xếp vị trí số 2, với tỷ trọng khoảng 8%, sau Trung Quốc. Trong 10 năm, thị phần hàng dệt may của Việt Nam đã tăng từ 3% lên 8% tại thị trường Mỹ. Đó là một sự nỗ lực không hề nhỏ đối với ngành công nghiệp dệt may nói chung và xuất khẩu dệt may của nước ta nói riêng.

2.1.2. Chính sách thương mại của M ỹ đối với nhập khẩu hàng dệtmay may

Chính sách thương mại được xác định là thành phần chính có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính sách ngoại giao và kinh tế Mỹ. Mọi quyết định tăng hay giảm thuế quan, áp đặt hạn ngạch nhập khẩu hoặc các quyết định khác của chính sách thương mại đều tác động trực tiếp tới lợi ích của Mỹ. Do nhiều nước xuất khẩu ồ ạt hàng dệt may vào thị trường Mỹ, để bảo vệ ngành công nghiệp dệt may của mình, Chính phủ Mỹ đã đặt ra các chính sách thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ.

Điều tiết nhập khẩu qua tác động tới lượng và giá là hai đặc điểm chính dễ nhận thấy nhất trong chính sách của Mỹ. Chúng sẽ được áp dụng một cách linh hoạt theo từng giai đoạn của quá trình phát triển thương mại dệt may và xu thế phân công lao động quốc tế. Dưới góc độ quan hệ thương mại quốc tế, chính sách cho hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ mang hai nội dung chiến lược:

Thứ nhất: Kiềm chế các nước xuất khẩu thông qua các Hiệp định dệt may song phương hay các thỏa thuận khống chế số lượng.

Trước 1/1/2005, Mỹ có tới 46 Hiệp định khác nhau để khống chế lượng hàng dệt và may mặc mà các đối tác thương mại của Mỹ có thể xuất vào thị trường này. Sau 1/1/2005, thời điểm hạn ngạch được bãi bỏ đối với các nước thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), biện pháp kiềm chế chỉ còn được Mỹ áp dụng đối với Việt Nam (đến năm 2007), Trung Quốc (do Mỹ áp dụng chế độ hạn ngạch tạm thời để kiềm chế sự tăng nhập khẩu hàng dệt từ quốc gia này ở mức 7,5%) và các nước không phải là thành viên WTO.

Thứ hai: Sử dụng những ưu đãi về hàng dệt may để mặc cả trong các thỏa thuận ưu đãi thương mại, các Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu vực. Mỹ chủ trương liên minh với các quốc gia trong khu vực châu Mỹ thông qua các chương trình ưu đãi thương mại và một số đối tác ngoài châu Mỹ thông qua các Hiệp định tự do thương mại (FTA), trong đó có các ưu đãi về hàng dệt may. Theo quan điểm này, ưu đãi của Mỹ đối với sản phẩm dệt may của các quốc gia khác sẽ được đổi lại bằng ưu đãi của các quốc gia đó đối với những sản phẩm xuất khẩu sở trường của Mỹ.

Mỹ là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu dùng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu dệt may là hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp của Mỹ. Các qui định của Mỹ về hàng dệt may nhập khẩu rất nghiêm ngặt nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng cũng như bảo hộ nền sản xuất trong nước. Những qui định này khá chặt chẽ, do đó các nhà xuất khẩu phải chủ động liên hệ với người mua để biết những thông tin cần thiết, tránh những chi phí phát sinh và thiệt hại do hiểu sai và không đầy đủ những qui định của Mỹ về hàng dệt may.

> Quy định về Hạn ngạch nhập khẩu và Visa hàng dệt m ay Hạn ngạch nhập khẩu

Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất hàng sang Mỹ, nhất là các sản phẩm dệt may, một trong những điều cần quan tâm đầu tiên là hàng của mình

có bị hạn chế không cho nhập hay chỉ cho nhập một số lượng giới hạn nào đó mà thôi.

Hạn ngạch nhập khẩu là những quy định của Chính phủ nhằm kiểm soát và giới hạn số lượng hay giá trị một loại hàng hóa nào đó được nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và hạn ngạch thuế quan (tariff - rate quota).

- Hạn ngạch tuyệt đối giới hạn số lượng một loại hàng hóa nhất định được phép nhập khẩu hàng năm. Nếu số lượng nhập đã lên đúng chỉ tiêu cho phép thì số hàng hóa vượt quá chỉ tiêu hạn ngạch sẽ không được phép nhập khẩu vào Mỹ cho đến hết thời hạn của hạn ngạch đó (số hàng này phải chuyển qua kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ đến khi có hạn ngạch trở lại)

- Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng hàng hóa nhất định nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nào đó với một thuế suất thấp. Ở đây không có sự hạn chế về số lượng nhập khẩu như hạn ngạch tuyệt đối nhưng số lượng hàng hóa vượt quá chỉ tiêu trên sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.

• Quy định về Visa

Hàng dệt may cũng cần có “visa” mới được xuất vào Mỹ. Visa là một loại dấu chứng thực xác nhận trên hóa đơn hoặc trên “Giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do cơ quan trực thuộc Chính phủ của nước có sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Mỹ cấp.

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng lớn hơn số lượng hàng hóa ghi trong visa thì hàng sẽ không được phép nhập khẩu.

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng ít hơn số lượng ghi trong visa thì hàng vẫn được phép nhập khẩu và số lượng hàng nhập khẩu thực tế sẽ được trừ và o hạn ngạch áp dụng. Số lượng chênh lệch không được tính cho lô hàng khác.

Hàng hóa sẽ không được nhập khẩu vào thị trường Mỹ nếu: số hiệu visa, chủng loại hàng, số lượng hàng hóa, đơn vị tính, chữ ký, ngày cấp visa không đầy đủ, bị thay đổi, không hợp lệ hoặc thiếu chính xác.

> Quy định về thuế quan

Khi xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, một trong những điều kiện tiên quyết là phải nắm rõ hệ thống thuế nhập khẩu của họ. Các mức thuế áp dụng cho từng loại hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ được quy định trong Danh mục điều hòa thuế quan Mỹ (HTS). HTS quy định chi tiết danh pháp quốc tế về thuế suất và phân chia hàng hóa thành 21 nhóm và 97 chương, bao gồm hơn 8000 mức thuế với mức độ ưu đãi khác nhau. Hàng dệt may được phân loại rất chi tiết và cụ thể trong HTS từ chương 50 đến chương 63.

> Các quy định đối với sản phẩm dệt may:

Quy định về xuất xứ hàng hoá

Hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về kê khai nguồn gốc xuất xứ. Có hai loại tờ khai xuất xứ: tờ khai xuất xứ đơn và tờ khai xuất xứ kép. Tờ khai xuất xứ đơn được dùng khi nhập khẩu hàng dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu sản xuất tại Mỹ hoặc từ quốc gia khác mà nó được sản xuất. Còn tờ khai xuất xứ kép sử dụng khi nhập khẩu hàng dệt may mà được sản xuất hay gia công và/hoặc có chứa các nguyên liệu từ nhiều nước khác.

• Quy định về nhãn mác

Ở Mỹ, luật áp dụng chủ yếu về nhãn mác hàng dệt may là luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật nhãn hiệu sản phẩm bằng len năm 1939. Hầu hết các sản phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn. Nhãn mác phải được ghi rõ ràng, không tẩy xoá và ghi đầy đủ các thông tin theo quy định.

Ngoài ra, từ 5/6/2010, tất cả các hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải có mã số của nhà sản xuất (MID).Theo đó, mã số của nhà sản xuất bao gồm các ký tự thể hiện tên nước, địa chỉ của nhà sản xuất và sẽ là cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp. Hàng dệt may điền sai mã số sản xuất sẽ không hợp lệ và Hải quan Mỹ sẽ từ chối nhập cảng.

• Quy định an toàn sản phẩm tiêu dùng

Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008.

Theo đạo luật này, một số quy định mới và được cải tiến áp dụng cho hàng dệt may, da giầy khi xuất khẩu vào Mỹ là: Quy định về tính bắt cháy của vải; Quy định về lượng chì cho phép trong sơn của giày dép, trong nguyên phụ kiện của các đồ dệt may như phéc-mơ-tuya, khuy, trang sức... và quy định cấm dùng dải rút để bo cổ và bụng áo của trẻ e m . Nếu vi phạm những quy định này hàng hoá sẽ không được phép nhập khẩu vào Mỹ. Đạo luật này vẫn sẽ được Mỹ tiếp tục sửa đổi và bổ sung.Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC - Consume Product Safety Community) công nhận. Giấy chứng nhận này phải kèm theo sản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hải quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)