Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ là rất lớn, điều đó được thể hiện qua thực trạng xuất khẩu dệt may sang Mỹ trong thời gian qua và dự báo sự tác động của nền kinh tế Mỹ cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến ngành dệt may Việt Nam.
Mặc dù năm 2012, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may từ tất cả các nước giảm 0,4% nhưng riêng nhập khẩu dệt may của Việt Nam vẫn tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay đạt 6,43 tỉ USD (tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước), trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đạt gần 3,25 tỉ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Mỹ hiện tại là thị trường nhập khẩu lớn nhất cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.
Kinh tế Mỹ đang dần phục hồi sau khủng hoảng và do đó nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may cũng dần phục hồi. Người tiêu dùng Mỹ tiếp tục chi tiêu hào phóng. Sự trở lại của người tiêu dùng Mỹ cực kỳ quan trọng với cả Châu Âu và Châu Á vì các Công ty ở hai châu lục này sẽ có điều kiện phát triển để xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Người Mỹ đã chi tiêu mạnh mẽ hơn vì họ đã điều chỉnh để cân bằng tài khoản, nhờ
sự trợ giúp của Ngân hàng Trung ương Mỹ với tỉ lệ lãi suất thấp mức kỷ lục (0 - 0,25% đối với hoạt động cho vay thương mại qua đêm) và còn có thể duy trì đến cuối 2014. Theo Quỹ Tiền tệ thế giới, nền kinh tế tiêu dùng của Mỹ lớn nhất thế giới do đó khi việc chi tiêu của người dân Mỹ phục hồi thì kinh tế Mỹ sẽ lại dẫn dắt thế giới. Do đó, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ trong những năm tới là rất lớn. Hiện xu hướng mua hàng dệt may tại Mỹ vẫn đang tăng cao, người Mỹ sẵn sàng chi tiêu tăng thêm cho nhu cầu về quần áo, giày dép thời trang và xu hướng tiêu dùng của người Mỹ đã thay đổi, từ vải cotton chuyển sang vải chất liệu nhân tạo, quan trọng là sản phẩm phải thân thiện với môi trường. Đây là những điều mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam, muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải chú ý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khả năng đáp ứng những đơn hàng nhỏ lẻ, nhất là khả năng sáng tạo theo yêu cầu của khách hàng, bởi khách hàng Mỹ ngày càng quan tâm đến chất lượng và giá cả hàng hóa.
Sản phẩm dệt may của Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu và được Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Ky (USITC) nhận định: Việt Nam là một trong những nước hàng đầu ở châu Á có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may. Hiệp hội Nhập khẩu Dệt may Hoa Ky cũng cho biết Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai của cac nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sau Trung Quốc khi tìm kiếm nguồn cung cấp hàng từ châu Á.
Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam đang chờ cơ hội thâm nhập sâu hơn thị trường Mỹ, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các bên tham gia đàm phán ký kết. Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước
tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế vốn rất nặng nề như hiện nay. Nếu đàm phán thành công, dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế và cơ hội rất lớn ở thị trường Mỹ.
Hiện nay, mức thuế suất trung bình của 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may vào Mỹ của Việt Nam ở khoảng 17%, mức thuế cao trên 30%; nếu được giảm, miễn còn 0% thì dệt may Việt Nam có lợi tranh rất lớn trước các nước xuất khẩu khác trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào Mỹ đạt khoảng 7%/năm, khi Việt Nam đang tiến hành đàm phán thì triển vọng tăng trưởng tăng lên 10%.
Dự kiến, đến năm 2015, TPP có hiệu lực thì mức tăng trưởng sẽ đạt 15% trở lên. Năm 2012, xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Mỹ đạt 7,6 tỷ USD, đến năm 2015 dự kiến tăng lên 13 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ là 22 tỷ USD. Việc này đã tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư FDI vào lĩnh vực dệt, nhuộm, nguyên phụ liệu vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt và có bước chuẩn bị về hợp tác đầu tư, nguồn lực cho cơ hội này.
Tuy nhiên, mọi việc không hẳn đã thuận chiều. Theo những nội dung của TPP đang được bàn thảo và chưa có những kết quả cuối cùng, để đạt được mức thuế suất ưu đãi này, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng không ít điều kiện ràng buộc. Một trong những điều kiện mà doanh nghiệp dệt may ngại nhất là yêu cầu về quy tắc xuất xứ, theo đó, các doanh nghiệp phải dùng vải sợi sản xuất từ các nước thành viên TPP để sản xuất hàng dệt may. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó đáp ứng được quy định này vì thị trường nhập khẩu chính nguyên phụ liệu các sản phẩm dệt may của Việt Nam là Trung Quốc. Lượng
vải, sợi dệt nhập khẩu từ các nước thành viên TPP gần như là không có, ngoại trừ Singapore và Mỹ, nhưng với giá trị không đáng kể. Để tháo gỡ vướng mắc trên, các bên tham gia đàm phán đã đưa ra sáng kiến áp dụng có thời hạn (có thể là 3 năm) giải pháp “nguồn cung thiếu hụt”. Giải pháp này cho phép một số nước như Việt Nam, Malaysia, Mexico được tiếp tục mua nguyên liệu từ bên ngoài khối để sản xuất hàng may mặc xuất vào khối các nước TPP với mức thuế suất bằng 0. Tuy vậy, đoàn đàm phán cũng đang làm rõ tiếp danh mục “nguồn cung thiếu hụt”, số lượng hiện tại, dự kiến áp dụng... Rõ ràng TPP sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội vàng nhưng thách thức cũng rất lớn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.
3.2. C ác giải pháp nhằm đẩy m ạnh xuất khẩu hàn g dệt m ay củaV iệt N am sang th ị trư ờ n g M ỹ