Sau khi gia nhập WTO và ký kết các FTA, dệt may Việt Nam đã có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ, cũng như kinh nghiệm quản lí được tốt hơn. Những năm qua Nhà nước và Chính phủ đã chú trọng và có nhiều chính sách đầu tư để phát triển ngành dệt may nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ nói riêng.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu: Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu cần được nâng cao chất lượng và phải được quan tâm ở cấp Nhà nước: Tổ chức chương trình giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu tại Mỹ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khảo sát thị trường; tổ chức tham gia Hội chợ Triển lãm, tổ chức tiếp xúc với các nhà phân phối hàng dệt may Mỹ; quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản
phẩm thông qua thông tin đại chúng, ấn phẩm, trang web... Công tác xúc tiến thương mại sẽ góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
- Hỗ trợ thông tin và pháp lý: Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng rộng rãi việc thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng internet, rà soát, sửa đổi các quy định, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin về chính sách pháp luật mới, thông tin thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp như phổ biến các văn bản pháp quy trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hải quan; tổ chức tập huấn cung cấp thông tin chuyên sâu về thị trường, các cơ hội, thách thức khi các Hiệp định thương mại được ký kết, các rào cản kỹ thuật...
- Hỗ trợ về vốn: Hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt - may. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt - may được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất ưu đãi theo quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Thu hút đầu tư nước ngoài: Khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia vào quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó, Việt Nam không những thu hút được vốn đầu tư nước ngoài lớn, nhập khẩu công nghệ nguồn mà còn nâng cao và tiêu chuẩn hóa chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng dệt may xuất khẩu. Đây là một trong những phương pháp tối ưu để Việt Nam cải tiến sản xuất, sử dụng công nghệ dệt may đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta rất thiếu vốn và kinh nghiệm còn hạn chế.
- Xây dựng hạ tầng đào tạo: Hỗ trợ kinh phí để xây dựng, nâng cấp các Viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm cũng như các trường đào tạo công nhân, kỹ sư dệt may. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đứng ra tổ chức nhiều buổi hội thảo về công nghệ mới giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được, từ đó có thể đưa ra những chiến lược mới, phù hợp với khả năng của mình.
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực: Nguồn lao động tham gia làm việc trong ngành dệt may là rất lớn. Nhưng số lao động được đào tạo từ hệ trung cấp nghề, cao đẳng đến đại học chiếm tỷ lệ rất thấp. Hầu hết là do các DN tự đào tạo hoặc các trung tâm dạy nghề địa phương đảm nhiệm khâu đào tạo sơ cấp. Trong Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT ngày 23/10/2008 của Bộ Công thương về phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, định hướng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may được đưa ra. Công tác đào tạo cán bộ đã được Nhà nước chú trọng nâng cao chất lượng nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động trình độ cao tại các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may hiện nay như sau:
+ Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực hoạch định và thực hiện chính sách.
+ Đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế.
+ Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ nắm bắt được kịp thời các Hiệp ước quốc tế, các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và vận dụng được những Hiệp ước và kết quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế. Để kinh doanh được với Mỹ, các doanh nghiệp cần hiểu và vận dụng được các luật lệ, chính sách thương mại của Mỹ.
+ Đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.
+ Đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
- Phát triển nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất: Nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước của các doanh nghiệp dệt may là rất lớn và chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong nước là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên đây là bài toán không đơn giản nhằm đẩy mạnh việc cung cấp nguyên liệu bông, xơ sản xuất trong nước, tạo điều kiện để ngành dệt may tăng trưởng và phát triển ổn định. Đứng trước thực trạng đó, ngày 8/1/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-TTG về việc phê duyệt "Chương trình Phát triển cây bông vải đến năm 2015, định hướng đến năm 2020". Theo đó đến năm 2015 sẽ đạt diện tích khoảng 30.000 héc ta, năng suất bình quân đạt 1,5 đến 2 tấn/héc ta, và đến năm 2020 diện tích sẽ tăng lên hơn gấp đôi, với 76.000 héc ta, năng suất cũng tăng lên từ 2 đến 2,5 tấn/héc ta, cụ thể:
B ản g 3.2: C h ư ơng trìn h phát triển cây bôn g vải V iệt N am giai đoạn 2015-2020
C ác chỉ tiêu N ăm 2015 N ăm 2020
Diện tích cây trồng 30.000 ha 76.000 ha
Diện tích có tưới 9.000 ha 40.000 ha
Năng suất bình quân (tấn/ha) 1,5 2
Năng suất bông có tưới bình quân (tấn/ha) 2 2,5
Sản lượng bông xơ (tấn) 20.000 60.000
Số lượng (1,000 kiện) 91,86 275,57
Nguồn: Quyết định s ố 29/Q Đ -TTG ngày 08/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Theo Cục xúc tiến thương mại, sau 2 năm thực hiện quyết định, tình hình phát triển bông xơ đã có chuyển biến tích cực. Chỉ tính niên vụ 2011 - 2012, diện tích đã được 11260 ha, tăng hơn niên vụ trước 70%, sản lượng bông xơ đạt 4.864 tấn. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế so với mục tiêu đã đề ra.
Để bảo đảm cho nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành dệt may, giảm nhập siêu, Chính phủ dự kiến sẽ huy động các thành phần kinh tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh, xây dựng các vùng chuyên canh ở những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp như các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ, vùng núi phía Bắc.
Một quỹ bình ổn giá thu mua bông hạt trong nước sẽ được thành lập từ nguồn trích 2% giá thành sản xuất bông của các đơn vị sản xuất, khi giá thành trong nước thấp hơn giá nhập và các đơn vị này có lãi. Theo đó các đơn vị sản xuất được vay vốn với lãi suất ưu đãi, và các tổ chức, cá nhân cũng sẽ được hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.
- Nhấn mạnh và phát huy vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của hội viên trong thương mại quốc tế nói chung và với Mỹ nói riêng, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp. Hiệp hội Dệt May Việt Nam tham gia tích cực vào công tác xây dựng cơ chế chính sách phát triển dệt may, kiến nghị với Chính phủ các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng dệt may, thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường nhập khẩu để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp.